Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước, lệ làng ở làng xã vùng đồng bằng bắc bộ thời nguyễn (1802 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 141 trang )

Mẫu R08

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nhận hồ sơ
(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI HƯƠNG ƯỚC, LỆ LÀNG Ở LÀNG
XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI NGUYỄN (1802-1945)

Tham gia thực hiện
Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại

Email

0907412679

ngocthu7877@gm
ail.com

Thư ký

0983787339



Hathido82@yahoo
.com.vn

1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
TS. Phạm Thị Ngọc Thu

2.

Th.s Đỗ Thị Hà

3.

PGS.TS. Nguyễn Duy
Bính

Tham gia

0903642756

duybinhdhspn@ya
hoo.com

4.

ThS. Huỳnh Bá Lộc


Tham gia

0918255111

Quanvenduong55
@gmail.com

TT

TP.HCM, tháng ... năm …


Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

h
Chí Mi h

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI HƯƠNG ƯỚC, LỆ LÀNG Ở LÀNG
XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI NGUYỄN (1802-1945)

Ngày tháng năm 2013
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ nhiệm

(Họ tên và chữ ký)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ quản

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng 9 năm 2014


TĨM TẮT
Nhìn chung, làng xã ln là một đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu với nhiều
nội dung phong phú đa dạng. Tuy nhiên, khi thực hiện giảng dạy chuyên đề về
làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại, nhìn từ góc độ lịch sử, xem xét thực
thể làng trong mối quan hệ với nước, cũng như vấn đề hương ước lệ làng và mối
quan hệ giữa “luật làng” với “phép nước” trong quản lý làng xã là vấn đề lý thú,
rất cuốn hút chúng tôi. Đây cũng là vấn đề quan trọng ít nhiều đã được các nhà sử
học, luật học, nhà nước học … quan tâm nghiên cứu, nhưng thực sự vẫn chưa có
những tổng kết mang tính hệ thống và đầy đủ về mối quan hệ làng – nước, vấn đề
mối quan hệ giữa luật nước với hương ước lệ làng trong quản lý làng xã, một thực
thể quan trọng của xã hội Việt Nam trong suốt quá trình phát triển đất nước đã
diễn ra như thế nào và Nhà nước phong kiến đã xử lý ra sao mối quan hệ đó?
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi “mọi người đều phải sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật” thì để quản lý làng xã liệu có cần đến hương ước, lệ làng
nữa hay khơng và nếu có thì hương ước mới nên xây dựng như thế nào cho phù
hợp?...
Nhận thức về vai trò quan trọng của hương ước, lệ làng trong lịch sử hình
thành và phát triển của làng xã Việt Nam, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu

khoa học về hương ước, lệ làng của những người đi trước, chúng tôi chọn đề tài:
Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước, lệ làng ở làng xã vùng đồng bằng
Bắc bộ thời Nguyễn (1802 – 1945) để nghiên cứu, nhằm nâng cao hiểu biết về
một vấn đề quan trọng của lịch sử dân tộc, từ đó rút ra những bài học về kinh
nghiệm trong xây dựng và việc xử lý mối quan hệ giữa “luật nước” và “lệ làng”
phục vụ cho việc hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới, một yêu cầu cấp
bách trong xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.


SUMMARY
In general, villages have always been a fascinating issue to researchers with a diverse of
potential topics. However, from historical perspective, we are interested in a topic on
connections between villages and a whole nation as well as village regulations, and the
link between “village rules” and “nation laws”. This issue is also appealing to many
historians and law researchers, but there has not been many comprehensive and systematic
conclusions on mutual impacts between “village rules” and “nation laws”; nor has there
any clear answer to a question of how the Vietnamese feudal state had handled those
impacts. In Vietnamese today’s society, while everybody has to live and work under the
Constitution and laws, are village regulations essential to manage village? and if they are,
how should we establish this kind of regulations?
Recognizing the important role of conventions and local laws in the history of the
formation and development of Vietnamese villages, on the basis of inheriting the results
of scientific research on conventions and local laws of predecessors, we would choose the
topic on: the relationship between the legal conventions and local laws in the North of
delta villages in the Nguyen Dynasty (1802 - 1945) to study, in order to raise awareness
about this important issues, from which we would like to draw conclusions about
experience in building and handling the relationship between "nation" and "village rules",
helping to construct policies of new rural regulations, which is one of the urgent need in
the constructing and developing of our country today.
In the feudal era of Vietnam, particularly in the Nguyen dynasty, village conventions were

an effective tool to manage village communities, and they continues playing their roles in
nowadays villages, which is an undeniable fact. Therefore, we need to conduct research on
how village conventions were made and introduced .


Mẫu R05
Mã số đề tài: B2012-18b-04

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

BÁO CÁO TĨM TẮT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
(Đính kèm trong các báo cáo tồn văn của báo cáo tổng kết)

A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước, lệ làng ở làng xã vùng đồng
bằng Bắc Bộ dưới triều Nguyễn (1802-1945)

A2. Thuộc ngành/nhóm ngành
Khoa học Xã hội
Khoa học Nhân văn
Kinh tế, Luật
Quản lý

Tốn
Vật lý
Hóa học và Cơng nghệ Hóa học
Sinh học và Cơng nghệ Sinh học

Khoa học Sức khỏe
Khoa học Trái đất và Môi trường

Khoa học và Cơng nghệ Vật liệu
Năng lượng
Cơ khí, Tự động hóa, Kỹ thuật Giao thông
Điện – Điện tử
Công nghệ Thông tin và Truyền thơng
Xây dựng
Khác:….

A3. Loại hình nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu triển khai

A4. Thời gian thực hiện

 Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2014.
 Được gia hạn (nếu có): Từ tháng 4/2014đến tháng 10/2014.

A5. Kinh phí
Tổng kinh phí: 50 (triệu đồng), gồm
 Kinh phí từ ĐHQG-HCM: 50 triệu đồng
Kinh phí cấp đợt 1: 25.000.000 theo QĐ số 191/QĐ-ĐHQG-KHCN ngày 20/4/2012
Kinh phí cấp đợt 2: 25.000.000 theo QĐ số 29/QĐ-ĐHQG-KHCN ngày 11/01/2013
 Kinh phí từ nguồn huy động (vốn tự có và vốn khác): …….. triệu đồng

A6. Chủ nhiệm
Học hàm, học vị, họ và tên: TS. Phạm Thị Ngọc Thu

Ngày, tháng, năm sinh: Nam/ Nữ: Nữ
Cơ quan: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
Điện thoại: 0967357980 Email:

A7. Cơ quan chủ trì
Tên cơ quan: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
Họ và tên thủ trưởng: PGS.TS Võ Văn Sen
Điện thoại: 0838293828 Fax: 0838221903
E-mail:

A8. Danh sách tham gia thực hiện
TT
Họ và tên
1 TS. Phạm Thị Ngọc Thu

Đơn vị công tác
Nội dung công việc
Khoa Lịch sử, Trường Đại Viết mở đầu, chương II và
học Khoa học Xã hội và III, kết luận
Nhân văn Tp.HCM
2


2
3

PGS.TS Nguyễn Duy Bính
Th.S Đỗ Thị Hà

4


Th.S Huỳnh Bá Lộc

Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa Lịch sử, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp.HCM
Khoa Lịch sử, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp.HCM

Viết chương I và III
Viết chương I
Viết chương II

B. BÁO CÁO
B1. Nội dung công việc
B1.1 Nội dung hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT

Nội dung đăng ký

Kết quả đạt được

Mức độ hoàn
thành nội dung
đăng ký

1


Phần mở đầu:

Tốt

100%

2

Chương 1: Quá trình hình thành và phát
triển của hương ước lệ làng ở làng xã vùng
đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ trước năm 1802

Tốt

100%

3

Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật với
hương ước lệ làng ở làng xã vùng đồng
bằng Bắc Bộ dưới triều Nguyễn (1802 –
1945)

Tốt

100%

4

Chương 3: Những vấn đề rút ra từ việc

nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với
hương ước lệ làng ở làng xã Việt Nam

Tốt

100%

Nguyên nhân

Biện pháp khắc
phục

B1.2 Nội dung chưa hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT

Nội dung chưa hoàn thành

B2. Sản phẩm nghiên cứu (kèm minh chứng)
B2.1 Ấn phẩm khoa học
- 1 bài báo đăng trong tạp chí Đơng Nam Á số 9 (162)/2013: “Hương ước cải lương huyện Từ Sơn”
- 1 bài báo đăng trong tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử số 6 (458) 2014: “Quan hệ giữa pháp luật với
hương ước trong quản lý làng xã dưới triều Nguyễn (1802 – 1884)”.

B2.2 Đăng ký sở hữu trí tuệ
Mô tả sản phẩm/kết quả nghiên cứu (căn cứ đề cương được phê duyệt)
Cơng nghệ/ giải pháp hữu ích đã chuyển giao công nghệ (kèm minh chứng)
TT

Tên công nghệ/ giải pháp hữu ích
đã chuyển giao (sản phẩm chuyển


Năm
chuyển

3

Đối tác ký
hợp đồng

Ngày ký Doanh thu
hợp đồng
từ hợp

Quy



giao- Thông số kỹ thuật của sản
phẩm)

giao

đồng

1
2

B2.3 Kết quả đào tạo (kèm minh chứng)
Hướng dẫn 01 luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử của Trần Thị Chung:
 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam,

 Mã số: 60.22.03.13
 Tên đề tài “Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước làng xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ dưới
thời Nguyễn (1802-1945)”.
B3. Hội nghi, hội thảo trong và ngoài nước đã được tổ chức, tham gia
TT

Thời gian

Tên hội thảo, hội nghị (chủ đề)

Địa điểm

Kết quả

Cán bộ được cử đi trao đổi HTQT về KH&CN (Hội nghị, hội thảo, tập huấn ngắn hạn) thông qua đề
tài/dự án
TT

Tên người
được cử đi

Thời gian

Nội dung
trao đổi

Địa điểm

Kết quả thu được


B4. Tình hình sử dụng kinh phí
Số tiền
(triệu đồng)

Kinh phí
Kinh phí đề tài đề nghị ĐHQG-HCM cấp

50.000.000

Kinh phí cấp đến thời điểm báo cáo

50.000.000

Kinh phí sử dụng đến thời điểm báo cáo (Ghi rõ từng nội dung cụ 40.000.000
thể như th khốn chun mơn, mua sắm trang thiết bị, photo, in
ấn,…)
TT
1
2
3

Tên nội dung đã quyết toán
Thuê khoán chuyên môn
Tọa đàm khoa học
Nghiệm thu: (photocopy báo cáo, thù lao hội đồng, phụ cấp
chủ nhiệm, thư ký ….)
Kinh phí đề nghị cấp tiếp

4


36.000.000
4.000.000
10.000.000

Ghi chú


B5. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu
B5.1 Về nội dung:
Hoàn thành tốt nội dung đề tài: phần dẫn nhập, nội dung, kết luận.
B5.2 Về sản phẩm: đạt chất lượng- tốt.
B5.3 Về tiến độ: Cơ bản đạt tiến độ, tuy nhiên có xin gia hạn 1 lần (6 tháng) để có thời gian đăng bài
trên tạp chí khoa học Lịch sử năm 2014.
B5.4 Kiến nghị: Đề tài thực hiện với kinh phí quá thấp, xin được cấp thêm kinh phí để hồn chỉnh cho
xuất bản cơng trình thành tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập đạt
hiệu quả cao hơn

Ngày 18 tháng 9 năm 2014
Chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Phạm Thị Ngọc Thu

5


NỘI DUNG SỬA CHỮA THEO YÊU CẦU HỘI ĐỒNG
Căn cứ vào ý kiến địng góp của các thành viên hội đồng và kết luận của
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài, nhóm tác giả đã tiếp thu và sửa chữa các nội
dung sau:

STT Nội dung chưa Nội dung đã chỉnh sửa theo yêu
chỉnh sửa
cầu của Hội đồng
1
Sửa “thời Nguyễn” thành “triều
Nguyễn” trong tên đề tài.
2
Tên chương 1, bỏ chữ “Tổng
quan”
3
Đính chính lại năm 1934 thành
năm 1934
4
Sửa lại tên Chương 3: Những vấn

Số trang
Trang bìa, trang 4, và

Trang 1, 15
Trang 91
Trang 1, 104

đề rút ra từ việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa pháp luật với hương
ước lệ làng ở làng xã Việt Nam
5

- Chỉnh sửa các lỗi chính tả
- Bổ sung thêm mục “3.4. Vai
trò của hương ước trong

quản lý, xây dựng nông thôn
mới” trong Chương 3

Trang 111


 
 

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cám ơn BGĐ Đại học Quốc gia, Ban khoa học
công nghệ Đại học Quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí cho
chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu.
Chúng tơi trân trọng cám ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Phòng Quản lý Khoa học và dự án đã tạo điều kiện và tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ chúng tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài từ các thủ tục cần
thiết trong việc thẩm định đề cương đến việc thành lập Hội đồng nghiệm thu.
Chúng tôi đặc biệt cám ơn các GS, PGS,TS các nhà khoa học đã hướng
dẫn, đóng góp những ý kiến vơ cùng q báu cho chúng tơi hồn thiện đề tài
của mình.
Nhóm tác giả



 

MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................ 5

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 13
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu............................................ 13
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................... 14
7. Nội dung của đề tài ............................................................................ 14
Nội dung
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của hương ước lệ làng ở
làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ trước năm 1802 .......................... 15
1.1. Thuật ngữ, nguồn gốc và điều kiện xuất hiện ương ước ở làng Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ thời kì trước năm 1802 ....................................................... 15
1.1.1. Thuật ngữ ..................................................................................... 15
1.1.2. Nguồn gốc của hương ước ........................................................... 19
1.1.3. Điều kiện xuất hiện ...................................................................... 26
1.2. Khái quát về quá trình phát triển hương ước ở đồng bằng Bắc bộ trước
1802 .................................................................................................................. 29
1.3. Hình thức và nội dung chủ yếu của hương ước ........................................ 35
1.3.1 Hình thức ...................................................................................... 35
1.3.2. Nội dung hương ước .................................................................... 36
1.4. Vai trò và mối quan hệ giữa pháp luật của Nhà nước phong kiến Đại Việt
với hương ước làng của xã từ thế kỉ XV- XVIII .............................................. 49
1.4.1. Vai trò của hương ước, lệ làng đối vớiquản lý nhà nước ở các thế



 

kỷ XV-XVIII .......................................................................................... 49
1.4.2. Mối quan hệ giữa hương ước, lệ làng với pháp luật của nhà nước
phong kiến Đại Việt từ thế kỷ XV-XVIII .............................................. 52
Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước lệ làng ở làng xã

vùng đồng bằng Bắc Bộ dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) ......................... 58
2.1. Chính sách quản lý làng xã của triều Nguyễn thông qua hương ước ở làng
xã vùng đồng bằng Bắc Bộ .............................................................................. 58
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý làng xã .................................................. 58
2.1.2. Nhà nước sử dụng bộ máy quản lý làng xã để can thiệp và điều
chỉnh hương ước lệ làng ........................................................................ 67
2.2. Mối quan hệ giữa hương ước làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ với pháp
luật của triều Nguyễn ....................................................................................... 71
2.2.1. Luật nước dựa vào hương ước lệ làng để đi vào đời sống
xã hội ...................................................................................................... 71
2.2.2. Hương ước không chỉ bị quy định bởi luật nước mà còn là nguồn
bổ sung cho luật nước ............................................................................ 76
2.2.3. Pháp luật và hương ước đều là công cụ quản lý, điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi của con người trong phạm vi thẩm quyền của
mình…………………………………………………………………...79
2.2.4. Tính cưỡng chế của hương ước phải dựa vào tính cưỡng chế của
luật pháp để tăng hiệu lực quản lý làng xã……………………………79
2.2.5. Luật nước và hương ước làng xã khơng chỉ thống nhất, tác động
lẫn nhau mà cịn mâu thuẫn với nhau…………………………………83



 

2.3. Thực dân Pháp tiến hành chính sách cải cách hương chính (1921) can
thiệp sâu vào hương ước của 1àng xã Việt ...................................................... 91
2.3.1. Nguyên nhân chính quyền thực dân tiến hành cuộc cải lương
hương chính năm 1921 .......................................................................... 91
2.3.2 Nội dung của chính sách Cải lương hương chính ........................ 93
2.3.3. Kết quả của chính sách cải lương hương chính

của thực dân Pháp ................................................................................ 101
Chương 3: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp
luật với hương ước lệ làng ở làng xã Việt Nam ............................................. 104
3.1. Vai trò quan trọng của hương ước đối với quản lý làng xã ở nông thôn
Việt Nam ........................................................................................................ 105
3.2. Bài học về xây dựng hương ước hiện nay............................................... 106
3.3. Xử lý mối quan hệ giữa pháp luật Nhà nước với hương ước, lệ làng ở làng
xã Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 111
3.4.

Vai trò của hương ước trong quản lý, xây dựng nông thôn

mới………………………………………………………………………….111
Kết luận ......................................................................................................... 115
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 121



 

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng Việt cổ ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ cơng xã
ngun thuỷ và hình thành xã hội có giai cấp, có Nhà nước. Trong tiến trình
phát triển của lịch sử Việt Nam, làng xã bao giờ cũng đóng vai trị quan trọng,
“Làng là cái gốc của nước”, “làng có trước, nước có sau”, “cịn làng thì cịn
nước”,…. Từ nhận thức đó, làng xã đã trở thành một đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử. Nghiên cứu về làng
Việt nơi chứa đựng tinh hoa của đất nước và con người Việt Nam, nơi cội
nguồn của sức mạnh dân tộc được bồi đắp, duy trì phát triển qua nhiều thế hệ.

Tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển và vai trị của làng xã trong lịch sử sẽ làm
cho chúng ta không những hiểu sâu sắc hơn những vấn đề cốt lõi của lịch sử
dân tộc mà cịn góp phần làm sáng tỏ cả những vấn đề của hiện tại và tương
lai trong xây dựng, phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về làng xã trong mấy chục năm gần đây đã đạt
được những thành tựu đáng kể, các cơng trình nghiên cứu về mọi mặt đời
sống của làng xã Việt Nam. Qua các cơng trình đã được công bố, chúng tôi
thấy các đề tài thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Vấn đề về kinh tế làng xã, nông dân với ruộng đất, khai hoang,
thương nghiệp, thủ công nghiệp;
- Vấn đề về thiết chế làng xã, tổ chức quản lý xã thơn, phường hội,
xóm, giáp;
- Vấn đề làng xã với an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc;
- Vấn đề văn hoá làng xã, tôn giáo và lễ hội;
- Và vấn đề hương ước ở làng xã nông thôn Việt Nam cũng là mảng đề
tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, những công trình khảo cứu, sưu tập
về hương ước lệ làng ở đồng bằng Bắc và Trung bộ liên tiếp ra đời đem lại
cho chúng ta cái nhìn sống động về làng xã trong lịch sử dân tộc. Hương ước
là một sản phẩm pháp lý do dân làng sáng tạo ra, được dân làng sử dụng làm
chuẩn mực trong các quan hệ ứng xử, nhìn từ góc pháp luật, hương ước có giá



 

trị như “bộ luật” của làng, biểu hiện tính “tự trị” làng xã và là sự dung hoà
quyền lợi giữa Nhà nước phong kiến và làng xã…
Nhìn chung, vấn đề làng xã luôn là một đề tài hấp dẫn các nhà nghiên
cứu với nhiều nội dung phong phú đa dạng. Tuy nhiên, khi thực hiện giảng
dạy chuyên đề về làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại, nhìn từ góc độ

lịch sử, xem xét thực thể làng trong mối quan hệ với nước, cũng như vấn đề
hương ước lệ làng và mối quan hệ giữa “luật làng” với “phép nước” đối với
quản lý làng xã là vấn đề lý thú, luôn cuốn hút chúng tôi. Đây cũng là vấn đề
ít nhiều đã được các nhà sử học, luật học và quản lý Nhà nước… quan tâm
nghiên cứu, tìm cách lý giải, nhưng vẫn chưa có được những phân tích, đánh
giá, tổng kết mang tính hệ thống, đầy đủ và thỏa đáng các vấn đề mà chúng
tôi quan tâm như: Làm rõ các mối quan hệ giữa làng với nước, quan hệ giữa
luật nước với hương ước lệ làng, mối quan hệ đó đã diễn ra như thế nào và
Nhà nước phong kiến với tư cách là nhà quản lý đã xử lý ra sao mối quan hệ
đó? Và ở Việt Nam hiện nay, khi “mọi người đều phải sống làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật”, để quản lý làng xã liệu có cần đến hương ước lệ làng
nữa hay khơng, nếu cần có thì hương ước mới nên xây dựng như thế nào cho
phù hợp?...
Nhận thức về vai trò quan trọng của hương ước, lệ làng trong lịch sử
hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam, trên cơ sở kế thừa kết quả
nghiên cứu khoa học về hương ước, lệ làng của những nhà khoa học đi trước,
chúng tôi chọn đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước lệ làng ở
làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn (1802 – 1945) để nghiên
cứu, nhằm nâng cao hiểu biết về một vấn đề quan trọng của lịch sử dân tộc, từ
đó rút ra những bài học về kinh nghiệm trong xây dựng và việc xử lý mối
quan hệ giữa “luật nước” và “lệ làng” góp phần phục vụ cho việc hoạch định
chính sách xây dựng nông thôn mới, một yêu cầu cấp bách trong xây dựng và
phát triển đất nước ta hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đây là đề tài hướng tới việc xây dựng một chuyên đề mới phục vụ trực
tiếp cho việc giảng dạy và học tập ở chương trình đại học và sau đại học



 


thuộc các ngành lịch sử, pháp luật và quản lý nhà nước… nhằm nâng cao hiểu
biết về lịch sử và pháp luật Việt Nam thơng qua tìm hiểu một vấn đề quan
trọng của lịch sử dân tộc. Từ đó rút ra những bài học bổ ích góp phần giúp các
nhà quản lý hoạch định các chính sách cơng trong quản lý cấp làng xã và
trong định hướng xây dựng hương ước mới ở địa phương nhằm phát huy hiệu
quả quản lý của nhà nước đối đơn vị cơ sở ở địa phương.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề hương ước, lệ làng ở làng xã Việt Nam đã nhận được sự quan
tâm của một số các học giả nước ngoài ở các mức độ khác nhau. Các tác giả
với cái nhìn tổng quan về Việt Nam Landes H: La commune Annamite,
Paris, 1880; Nguyễn Văn Huyên: Recherche sur la commune Annamite,
Taupin, 1938; Ory P: La commune Annamite du Tokin, Edition Augustin
challamel, Paris, 1899
Sâu hơn về nông dân và nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ
có một số tác giả nước ngoài quan tâm, như: Pierre Gourou (Nguyễn Khắc
Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch, Đào Thế Tuấn hiệu đính): Người
nơng dân châu thổ Bắc Kỳ, NXB Trẻ, Tp HCM, 2003, hay Philippe Papin,
Olivier Tessier (chủ biên) với : Làng ở vùng châu thổ sơng Hồng – vấn đề
cịn bỏ ngỏ, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, HN 2002. Đặc
biệt tác giả ShiMao Minoru với:Sử liệu có liên quan đến việc tái biên hương
ước ở Bắc bộ Việt Nam thời Lê, Tạp chí Hán Nôm, 2/2002, thể hiện một sự
quan tâm sâu sắc đến lịch sử hình thành hương ước ở vùng Bắc bộ, một điểm
đặc sắc của làng xã Việt Nam thời phong kiến…
Nhìn chung, tuy số lượng các chun gia nước ngồi nghiên cứu về
hương ước, lệ làng ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam chưa nhiều và việc
nghiên cứu về nơng thơn và nơng dân Việt Nam có thể bắt nguồn từ mục đích,
lý do khác nhau, kết quả của việc nghiên cứu chưa thể đúng, đầy đủ bằng
người Việt Nam nghiên cứu. Nhưng rõ ràng là những vấn đề mà các nhà
nghiên cứu nước ngoài quan tâm đã đụng đến những vấn đề rất cơ bản của

lịch sử Việt Nam, của xã hội Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu đó có thể



 

là những nhắc nhở cho chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc nghiên cứu về làng
xã để phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Về tình hình nghiên cứu trong nước
Trước hết xin điểm qua những cơng trình nghiên cứu mang tính chất
khái quát, tạo nền tảng lý luận chung về quá trình hình thành và phát triển của
làng xã Việt Nam trong lịch sử như: Viện Sử học với Nông thôn Việt Nam
trong lịch sử, NXB KHXH – HN 1977-1978 và Nông dân và nông thông
Việt Nam thời cận đại, NXB KHXH, HN 1990-1992, tập I, II; các tác giả
Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông (Chủ biên) với Cộng đồng làng xã Việt
Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, H. 2001; tác giả Nguyễn Hồng
Phong với: Xã thôn Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, HN, 1959; GS. Trần Quốc
Vượng (Chủ biên) với Cơ sở văn hoá Việt Nam - Nxb. Giáo dục – Hà Nội –
2003; Mấy vấn đề về phương pháp tiếp cận và xử lý các thiết chế chính trị,
xã hội nơng thơn hiện nay– Tạp chí Thơng tin lý luận, số 2, 1992; Diệp Đình
Hoa (chủ biên): Tìm hiểu làng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1990; GS. Phan
Đại Doãn với: Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, 2004 và Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn
hóa, xã hội (2010);GS. Nguyễn Quang Ngọc với Một số vấn đề làng xã Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2009)… Các cơng trình nêu trên đều đề
cập những nét khái quát về quá trình hình thành phát triển làng xã Việt Nam
từ khi ra đời đến nay, cũng như đề cập đến hương ước lệ làng, so sánh về sự
khác biệt giữa hương ước làng xã Việt Nam với hương ước của làng xã ở
Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản… đưa ra những nhận định về quá trình hình
thành và phát triển của hương ước ở Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng

Tám, đánh giá hương ước là công cụ hữu hiệu mà Nhà nước dùng để quản lý
làng xã.
Đã có khơng ít các nhà văn hố học, dân tộc học, luât học, sử học…
quan tâm khảo cứu về khốn ước, hương ước, lệ làng, chúng tơi xin nêu ra
đây một số tác giả với các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề
tài:



 

GS. Phan Đại Doãn, một trong những chuyên gia dành nhiều thời gian
và công sức để nghiên cứu về làng xã của Việt Nam, với cơng trình, như:
Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (GS. Phan Đại Dỗn
và GS.Bùi Xn Đính); GS.Bùi Xn Đính với những cơng trình nghiên cứu
về hương ước, lệ làng và vai trò của hương ước trong quản lý làng xã: Lệ
làng phép nước (NXB Pháp lý, HN 1985), Hương ước và quản lý làng xã
(NXB KHXH, Hà Nội 1998) và Hương ước làng ven đơ (Bùi Xn Đính Đinh Khắc Thn, Tạp chí Hán Nơm, 1/1991); PGS.TS. Vũ Huy Mền với:
Vài nét về hình thức văn bản hương ước làng Việt cổ truyền, (Tạp chí Hán
Nơm số 1/2000) và Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ (NXB Chính
trị Quốc gia, HN 2010).
Tác giả Nguyễn Hữu Thơng nhìn từ góc độ văn hố với Mạch Sống
Của Hương Ước Trong Làng Việt Trung Bộ, NXB Thuận Hóa (2007), cho
rằng hương ước lưu giữ một cách vững chắc những giá trị văn hoá dân tộc
trước mọi hiểm hoạ đồng hoá của ngoại bang. Mối tương tác trên nhiều lĩnh
vực của đời sống văn hoá làng biểu hiện trên quan hệ của phe, giáp, xóm,
ngõ, phường, hội, dịng họ, chi tộc, gia đình, láng giềng... nhiều hơn là quan
hệ giữa làng này với làng khác, hay giữa làng với nước.
PGS.TS Lê Minh Thơng ở góc độ luật học đã nghiên cứu q trình hình
thành và phát triển văn hố pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử với

bài Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý của cộng đồng
làng xã Việt Nam cho thấy luật nước và luật làng (hương ước) luôn là hành
trang pháp lý cho sự tồn tại của các thế hệ người Việt giúp họ tồn tại và phát
triển qua mọi thăng trầm của lịch sử. Tác giả cho rằng: “hương ước lệ làng là
mơi trường văn hố đặc thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nước, vừa để
hạn chế luật nước…, phép nước và hương ước, lệ làng là hai mặt của một thể
chế chính trị pháp lý lưỡng tính phản ánh mối tương quan của sự thống nhất
quốc gia và quyền tự quản của các cộng đồng, làm quân bình sự phát triển
mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả quốc gia”.
Trên cơ sở phân tích vai trị của hương ước lệ làng tạo ra một cơ chế pháp lý
cho làng xã việt, tác giả đề cập khái quát đến quan hệ giữa luật nước với



 

hương ước, lệ làng. Tuy nhiên, bài viết PGS.TS Lê Minh Thông mới chỉ dừng
ở mức khái quát, nêu vấn đề, cần được mở rộng và đi sâu hơn nữa những nội
dung quan trọng nêu trên.
PGS.TS Bùi Xuân Đức, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật bàn về
Hương ước mới: Những vấn đề điều chỉnh pháp luật, đăng trong Tạp chí
Khoa học pháp lý – số 4/2003, phân tích vai trị, chức năng của hương ước
như một cơng cụ quản lý của Nhà nước, qui định trong hương ước cịn có thể
bổ sung, cụ thể hóa pháp luật của Nhà nước trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể,
đáp ứng nhu cầu và cách thức quản lý mới ở thôn- bản ngày nay. Hương ước
xuất hiện trở lại khi vai trò của làng xã truyền thống được tái lập với quy mô
lớn, trong điều kiện đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu cũng như hệ thống pháp
luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể, khó áp dụng dẫn đến việc gặp rất nhiều khó
khăn trong quản lý cấp cơ sở, cịn ở các làng xã thì lại thiếu cơng cụ để quản
lý. Trước tình hình đó, sự phục hồi của hương ước đáp ứng phù hợp với yêu

cầu quản lý, hương ước xuất hiện lúc đầu cịn mang tính tự phát, nhiều làng ở
đồng bằng Bắc Bộ đã tự soạn thảo ra các “quy ước làng” để làm cơ sở pháp lý
cho việc quản lý, điều chỉnh các sinh hoạt của cộng đồng làng, thôn. Những
nơi sớm làm việc này là Hà Bắc, Hà Tây, Thái Bình… từ đó phát triển sang
các địa phương khác. Hương ước mới tự phát ra đời với nhiều tên gọi khác
nhau như “Quy ước làng văn hóa”, “Quy ước làng”, “Quy ước nơng thơn”,
“Quy ước xây dựng nếp sống văn minh, lập lại kỷ cương xã hội”… Tác giả
cho rằng, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng sự ra đời của hương ước, quy ước
đã đóng góp đắc lực cho việc quản lý thơn xóm. Từ những năm 90 của thế kỷ
XX trở đi, thấy rõ vai trị tích cực của hương ước mới trong việc quản lý làng
xã và thực hiện dân chủ ở nông thôn, Đảng và Nhà nước đã dành một sự quan
tâm, đầu tư thích đáng cho ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật nhằm
qui định, hướng dẫn việc ban hành hương ước. Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn
cịn có những hạn chế, sai sót và cả những vướng mắc trong việc ban hành và
thực hiện hương ước cần được tháo gỡ…
Những tác giả khác nghiên cứu về hương ước, như: Vũ Hạnh Hiên với
bài Hương ước xưa, quy ước nay –– Báo Xưa Nay - Số 5 – 1999; bài


10 
 

Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính Nxb KHXH, 1998; tác
giả Nguyễn Hữu Mùi: Nghiên cứu văn bia khuyến học Việt Nam từ thế kỷ
XV đến những năm đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, HN 2005;
Nguyễn Tá Nhí: Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam: những
suy ngẫm, H.Tư pháp, 2005; Tuyển tập hương ước, tục lệ, NXB Hà Nội,
2010; Nguyễn Ngọc Quỳnh: Tục cúng hậu và lập bia hậu ở nước ta trong
lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 (330)- 2003; các tác giả Phan Đăng
Thanh, Trương Thị Hịa với: Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền

Việt Nam, tập I, NXB Chính trị Quốc gia, HN 1995; Phan Đăng Thanh: Mấy
vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam,
Tập II, H. CTQG, 1998; Trương Thìn: Hương ước xưa và quy ước làng văn
hoá ngày nay, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, 2005; Ngô Đức Thịnh: Tìm
hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, NXB KHXH; Lê Đức Tiết, Về
Hương ước lệ làng Nxb; Học viện chính trị quốc gia – Hà Nội – 1998: Văn
hóa pháp lý Việt Nam, H. Tư pháp, 2005; Hồ Đức Thọ: Lệ làng Việt Nam
trong tâm thức dân gian, NXB Văn hố thơng tin, 2003; Nguyễn Anh Thư:
Lệ làng, NXB Văn hoá dân tộc, 2003;
Đặc biệt liên quan đến đề tài là các cơng trình nghiên cứu mang tính
điền dã dân tộc học lấy đối tượng là bia ký, hương ước, lệ làng ở làng xã Bắc
Bộ như: Về một số hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ (Bùi Xn
Đính Luận án Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, HN 1996.); Lệ làng Thăng LongĐỗ Thị Hảo; tư liệu điền dã ở một số làng như làng Bích Tràng, xã Tiền
Phong, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; làng Nam Lạng, xã Trực Tuấn, huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định;Trần Thị Kim Anh: Bia hậu ở Việt Nam, Tạp chí
Hán Nơm, số 3 (64) 2004; Trương Sỹ Hùng (chủ biên): Hương ước Hà Nội,
NXB Từ điển Bách khoa – Viện văn hoá; Hương ước cổ Hà Tây, Bảo tàng
tổng hợp Sở Văn hóa thơng tin & Thể thao Hà Tây xuất bản, 1993; Nguyễn
Thế Long: Hà Nội xưa qua hương ước, NXB Hà Nội, 2000; Lê Thị Luyến:
Hương ước cải lương huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (1922-1942), Luận
văn Thạc sỹ khoa học Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 2008; Nguyễn
Tá Nhí: Hương ước cổ Hà Tây, Bảo tàng Tổng hợp Sở Văn hóa Thơng tin


11 
 

Thể thao xuất bản, 1993 và Nguyễn Tá Nhí dịch: Mộ Trạch xã cựu khoán,
Bản dịch từ văn bản chữ Hán, Viện Nghiên cứu Hán Nơm, kí hiệu VHv. 121
hay tác giả Nguyễn Thanh với Hương ước Thái Bình, NXB Văn hóa dân tộc,

HN 2000; Lê Cảnh Cư (dịch): Khốn ước làng Cổ Ninh…
* Cịn các bài viết và cơng trình nghiên cứu khác, như: Tác giả Văn
Tạo với bài Chúng ta kế thừa di sản nào ? : trong khoa học và kỹ thuật
pháp luật và hương ước nông thơn và nơng nghiệp, NXB Lý luận chính trị,
2007; Trương Thìn: Hương ước xưa và quy ước làng văn hố ngày nay,
NXB Lao động – xã hội, Hà Nội, 2005; Nguyễn Huỳnh Huyện với Tình hình
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở tỉnh ta (Bình Định – Thư viện
Bình Định); Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật:Hương ước mới:Những
vấn đề điều chỉnh pháp luật.– Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2003; Ths. Hà
Công Tuấn , Sử dụng luật tục, Hương ước- một chiến lược quản lý rừng –Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng quốc hội - Số 3/2006…
* Các cuộc hội thảo
Năm 1995, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức tại
Hải Dương Hội thảo Khoa học về Hương ước, có khá nhiều bài viết về
hương ước, lệ làng nhìn từ góc độ pháp lý. Hội thảo đã đưa ra những ý kiến
đánh giá vai trò của hương ước lệ làng đối với đời sống của cộng đồng cư dân
ở làng xã. Đối với Pháp luật Việt Nam thời phong kiến thì hương ước, khốn
ước và lệ làng có thể xem là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp 1uật
của Nhà nước. Hương ước đề cập tới những nội dung cụ thể gắn với hoàn
cảnh phong tục, tập quán lâu đời của từng làng, là những nội dung mà các bộ
luật của Nhà nước chưa hoặc khó đề cập đến. Xét trên bình diện quản lý xã
hội thì hương ước, khốn ước, lệ làng ở làng xã Việt Nam cịn là cơng cụ để
thực thi pháp luật và cụ thể hóa pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam,
góp phần vào việc củng cố, xây dựng và bảo vệ đất nước…
Tháng 4/2005, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đã phối hợp với Khoa
Luật học, trường Đại học Đà Lạt tiến hành một Hội thảo về chủ đề “Luật tục
với thi hành pháp luật” tổ chức tại trường Đại học Đà Lạt. Hội thảo này


12 
 


nghiên cứu vai trị và vị trí của luật tục trong tổ chức, thi hành pháp luật ở
Việt Nam qua góc độ văn hóa nghiên cứu về luật tục. Hội thảo trao đổi về kết
quả nghiên cứu, khảo sát của Đại học Luật Đà Lạt tại một số cộng đồng dân
tộc thiểu số ở trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng về quan hệ giữa luật tục với pháp
luật, vai trò của luật tục trong quản lý địa phương. Hội thảo thảo luận về các
vấn đề: về luật tục, vị trí và vai trò của Luật tục trong mối quan hệ với pháp
luật, quản lý xã hội vĩ mô và vi mơ. Hội thảo này đánh giá vai trị của “luật
tục” với thi hành pháp luật và quản lý địa phương; coi luật tục như một bộ
phận những quy phạm điều chỉnh hành vi của những cộng đồng dân cư có kết
cấu chặt chẽ thơng qua các yếu tố văn hố, truyền thống, bản sắc, sắc tộc,
lòng tin. Những quy phạm này có thể dưới dạng thành văn hay khơng thành
văn, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang tính bền vững và duy trì hiệu lực
qua những thiết chế tổ chức được cộng đồng mặc nhiên thừa nhận (già làng,
trùm đạo, người có chức sắc tơn giáo ở một số dân tộc ít người) trong cộng
đồng. Những quy phạm này có thể được nhà nước thừa nhận thơng qua hoạt
động lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp. Hội thảo cũng đề cập tới hương ước
(cũ và mới) từ góc độ văn hóa như đối tượng luật tục với những thay đổi về tổ
chức và cấu kết của cộng đồng dân cư phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ,
Trung bộ, cũng như tình trạng “đồng phục hố” của Hương ước mới…
* Văn bản của Nhà nước về xây dựng và phát triển hương ước mới ở
làng xã. Hiện nay Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách qui
định về xây dựng nông thôn mới, như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7,
Khóa X – 7/2008 về Nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số
29/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện
dân chủ ở xã; Chỉ thị Số: 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư; Thông tư liên
tịch số 03/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của
Liên Bộ Tư pháp, Văn hóa – Thơng tin, Ban Thường trực Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: V/v hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện

hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư….


13 
 

Điểm qua tình hình nghiên cứu về hương ước, lệ làng ở làng xã Việt
Nam nói chung và ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng của các tác giả trong và
ngoài nước cho thấy, vấn đề hương ước, lệ làng được rất nhiều các nhà khoa
học trong nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu, đã có những đánh giá khá sâu
sắc về vai trò của hương ước, lệ làng của làng xã đối với việc quản lý và phát
triển của cộng đồng dân cư nông nghiệp. Những tài liệu trên đều là nguồn tư
liệu q giá giúp chúng tơi có được cái nhìn khách quan, xác thực về hương
ước lệ làng ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ thời kỳ đã qua. Trên cơ sở kế thừa
những thành tựu nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tơi cố gắng bổ khuyết những vấn đề cịn để ngỏ nhằm tìm hiểu một
cách đầy đủ và khách quan về: “Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước,
lệ làng ở làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn (1802 – 1945)”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các
học giả đi trước về vấn đề làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại, đặc biệt
là thơng qua những cơng trình khảo cứu về hương ước lệ làng ở các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ, chúng tôi cố gắng lý giải và làm rõ “Mối quan hệ giữa pháp luật
với hương ước, lệ làng ở làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn
(1802 – 1945)”.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa pháp luật
của nhà nước (luật nước) với hương ước, lệ làng (luật làng) ở vùng đồng bằng
Bắc bộ, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của triều Nguyễn (1802 -1945) để
hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc, đây là một nội dung của lịch sử còn nhiều vấn đề
cần phải được làm rõ. Nhưng do điều kiện thời gian, khả năng thực hiện của

nhóm nghiên cứu, cũng như kinh phí có hạn đề tài sẽ tập trung điển cứu ở một
số tỉnh tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình làm cơ sở để giải
quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Với đề tài này, cách tiếp cận theo phương pháp nghiên
cứu của khoa học lịch sử sẽ là chủ đạo. Bên cạnh đó cần thiết áp dụng các


14 
 

phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành được vận dụng nhằm giải quyết
các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ
bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương logic, kết hợp
phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu của pháp
luật học, dân tộc học, xã hội học… giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra,
chú trọng phương pháp đối chiếu, so sánh để tìm ra ý nghĩa, đặc điểm, vai trò
và quan hệ của hương ước đối với nhà nước và pháp luật.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài hệ thống khái quát lại quá trình hình thành và phát
triển của hương ước làng xã ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nêu lên chính sách quản lý
của triều Nguyễn trong việc xử lý mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với
đơn vị cơ sở là làng xã.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước
làng xã ở vùng đồng bằng Bắc bộ dưới triều Nguyễn, đề tài làm rõ vai trò của
hương ước trong quản lý làng xã và mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thời Nguyễn từ đó rút ra những bài học nhằm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước làng xã trong giai đoạn hiện
nay.

7. Nội dung của đề tài
Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển hương ước,
lệ làng ở làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ thời kỳ trước năm 1802
Chương 2: Mối quan hệ giữa pháp luật với hương ước - lệ làng ở làng
xã vùng đồng bằng bắc bộ thời nhà nguyễn (1802-1945)
Chương 3: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
pháp luật với hương ước lệ làng ở làng xã Việt Nam  
Kết luận


15 
 

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HƯƠNG
ƯỚC, LỆ LÀNG Ở LÀNG XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1802
1.1. Thuật ngữ, nguồn gốc và điều kiện xuất hiện ương ước ở làng Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ thời kì trước năm 1802.
1.1.1. Thuật ngữ
*Làng là từ thuần Việt chỉ một đơn vị quần cư gồm nhiều gia đình cùng làm
nghề nơng cịn có tên gọi khác là kẻ, chiềng, chạ… là một tổ chức tự quản về kinh
tế, văn hóa và qn sự khá hồn chỉnh. Làng Việt có từ rất sớm (trước khi có Nhà
nước), hình thành trên cơ sở cơng xã nơng thơn, khi Nhà nước ra đời, làng là một
yếu tố của đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước.
Có thể nêu ra mấy tiêu chí để nhận diện một làng truyền thống: thứ nhất,
mỗi làng có một địa vực, một không gian sinh tồn nhất định, như: khu cư trú,
ruộng đất, gị đồi, núi sơng, ao đầm… do cộng đồng làng hay các thành viên của
cộng đồng làng sử dụng; thứ hai, cư dân trong làng là thành viên của cộng đồng
gắn bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ như: láng giềng, (làng, xóm, ngõ…),

quan hệ huyết thống (gia đình, dịng họ), quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín
ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (phường, hội,…); thứ ba, về mặt văn
hóa mỗi làng thường có đình làng thờ thành hồng làng, có chùa, miếu, am, qn,
có cơ sở sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội chung; thứ tư, về mặt quản lý thời
kỳ đầu có thể chỉ là hội đồng già làng, chủ yếu tổ chức quản lý theo tục lệ sau đó
có hội đồng kỳ mục rồi Hội đồng dân biểu… quản lý chủ yếu thông qua hương
ước, lệ làng.
Làng -Xã là một từ Hán-Việt xuất hiện ở Việt Nam khoảng đầu thế kỷ thứ
VII (thời Bắc thuộc), nhưng đến thế kỷ thứ X dưới thời họ Khúc, tên gọi xã mới
chính thức hoá sử dụng là tên gọi đơn vị hành chính của Nhà nước, vai trị của cấp
xã thời kỳ này chưa rõ do có rất ít tư liệu đề cập. Xã là đơn vị cấp cơ sở ở nông
thôn hình thành trên cơ sở từ một làng thành một xã, hoặc vài làng tập hợp thành


×