Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi sống tại chung cư ở thành phố hồ chí minh (trường hợp nghiên cứu chung cư 109 nguyễn biểu, phường 1, quận 5, thành phố hồ chí minh) công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: ĐÔ THỊ HỌC.

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO
NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG TẠI CHUNG CƯ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Trường hợp nghiên cứu: Chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1,
Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Dư Thị Mỹ Loan

(ĐTH04, 2011-2015).

Thành viên:

Lương Thị Hoài An

(ĐTH04, 2011-2015).

Huỳnh Lê Phương Trâm

(ĐTH04, 2011-2015).

Lê Uyên Phương



(ĐTH04, 2011-2015).

Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Ngọc Nhờ.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GTVT

Bộ Giao Thông Vận Tải

B.C

Trước cơng ngun

BĐS

Bất động sản

GS

Giáo sư

KP

Khu phố


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NCT

Người cao tuổi

PL-UBTVQH

Pháp luật – Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội

PL-UBTVQH10

Pháp luật – Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội 10

P1, Q5

Phường 1. Quận 5

TP

Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TĐTDS-NƠ


Tổng điều tra dân số và nhà ở

Th.S

Thạc sĩ

T.S

Tiến sĩ

TS.KTS

Thạc sĩ – Kiến trúc sư

QCXDVN 01: 2008/BXD

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01: 2008/ Bộ
Xây dựng

UBND TP

Uỷ ban Nhân dân Thành phố


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Biểu đồ lượng xe máy trong cả nước tăng từ năm 1993 - 2007 ........... 28
Bảng 2. Biểu đồ thể hiện mức độ ra ngoài chơi của người cao tuổi ................. 39
Bảng 3. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa những người giao tiếp thường
xuyên với gia đình và những người thường xuyên tham gia sinh hoạt tại không

gian sinh hoạt cộng đồng. ............................................................................... 40
Bảng 4. Những nơi người cao tuổi thường đi vào thời gian rảnh ..................... 43
Bảng 5. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về an ninh trong chung cư ............. 45
Bảng 6. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về cảnh quan ................................. 47
Bảng 7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng theo đánh giá của người cao tuổi về
sự yên tĩnh trong không gian sinh hoạt chung. ................................................ 50
Bảng 8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về cơ sở vật chất không gian sinh
hoạt chung theo đánh giá của người cao tuổi. ................................................. 51
Bảng 9. Biểu đồ thể hiện sự thuận tiện đi lại để tiếp cận không gian sinh hoạt
chung ............................................................................................................. 52
Bảng 10. Biểu đồ tròn thể hiện phần trăm lý do người cao tuổi khơng ra ngồi
tham gia các hoạt động ................................................................................... 53
Bảng 11. Biểu đồ thể hiện mức độ về sự kết hợp các hoạt động trong không
gian sinh hoạt chung theo đánh giá của người cao tuổi. .................................. 54
Bảng 12. Mức độ ủng hộ việc xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng dành
cho người cao tuổi trong chung cư.................................................................. 55
Bảng 13. Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia thường xuyên các hoạt động của
người cao tuổi ................................................................................................ 57
Bảng 14. Biểu đồ thể hiện sự quan trọng của thiết bị thể dục theo đánh giá của
người cao tuổi. ............................................................................................... 59
Bảng 15. Thể hiện những nơi thường xuyên lui tới của người cao tuổi có giao
tiếp tốt với hàng xóm...................................................................................... 59


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ tổng thể P1, Q5, TPHCM ......................................................... 36
Hình 2. Trường mầm non trong chung cư ........................................................ 41
Hình 3. Lấn chiếm khơng gian sinh hoạt chung do phương tiện giao thơng (góc
nhìn từ nhà giữ trẻ) ......................................................................................... 41
Hình 4. Phương tiện giao thơng đi vào khu sinh hoạt chung. ........................... 46

Hình 5. Mảng xanh khơng đồng nhất .............................................................. 47
Hình 6. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng theo đánh giá của người cao tuổi về
chất lượng vệ sinh trong chung cư ................................................................... 48
Hình 7. Mất vệ sinh tại lối đi dọc các lô nhà ................................................... 49
Hình 8. Bãi rác tự phát tại các khơng gian bỏ trống ........................................ 49
Hình 9. Người cao tuổi vừa trị chuyện vừa trơng cháu ................................... 54
Hình 10. Thực trạng phân khu chức năng khu sinh hoạt cộng đồng dành cho
người cao tuổi trong chung cư ......................................................................... 69
Hình 11. Thiết kế phân khu chức năng khu sinh hoạt cộng đồng dành cho người
cao tuổi trong chung cư................................................................................... 70
Hình 12. Thiết kế khu chơi cờ, ngồi nghỉ ........................................................ 70
Hình 13. Khu ngồi nghỉ tại sân sau chung cư .................................................. 70
Hình 14. Thiết kế khu tập thể dục cho người cao tuổi...................................... 71
Hình 15. Thiết kế khu vui chơi trẻ em ............................................................ 72
Hình 16. Lối đi bộ sau lơ A chung cư.............................................................. 72
Hình 17. Phối cảnh khu sinh hoạt cộng đồng chung cư 109 Nguyễn Biểu ....... 73


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................2
1. LÝ DO CHọN Đề TÀI ..............................................................................2
2. MụC TIÊU CủA Đề TÀI ............................................................................3
3. LịCH Sử VấN Đề NGHIÊN CứU..................................................................4
3.1. Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng......4
3.2. Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng cho
người cao tuổi .......................................................................................9
4. HƯớNG ứNG DụNG, ĐịA CHỉ ÁP DụNG VÀ ĐIểM MớI CủA Đề TÀI.................10
4.1. Hướng ứng dụng ........................................................................10
4.2. Địa chỉ ứng dụng ........................................................................10

4.3. Điểm mới của đề tài ...................................................................11
5. PHạM VI NGHIÊN CứU..........................................................................11
5.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................11
5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................11
5.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................12
6. CÂU HỏI NGHIÊN CứU VÀ GIả THUYếT NGHIÊN CứU ...............................13
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................13
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................14
7. KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................14
8. KếT QUả CầN ĐạT ................................................................................14
CHƯƠNG 1: .............................................................................................15
1.1. MộT Số KHÁI NIệM LIÊN QUAN .........................................................15
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi ........................................................15
1.1.2. Khái niệm không gian..............................................................15
1.1.3. Khái niệm không gian mở........................................................15
1.1.4. Khái niệm không gian sinh hoạt công cộng .............................16
1.1.5. Khái niệm chung cư.................................................................17
1.1.6. Phân loại chung cư .................................................................18
1.1.7. Khái niệm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cho người
cao tuổi................................................................................................19
1.2. LÝ THUYếT ÁP DụNG TRONG BÀI NGHIÊN CứU ...................................20
1.2.1. Nhu cầu, thuyết nhu cầu ..........................................................20
1.2.2. Thuyết chức năng ....................................................................22
1.2.3. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi ....................23
1.3. TIÊU CHUẩN CĨ THể ÁP DụNG Tổ CHứC NHữNG KHOảNG KHƠNG GIAN
SINH HOạT CộNG ĐồNG CủA CHUNG CƯ DÀNH CHO NGƯờI CAO TUổI. ..............23
1.3.1. An ninh, bảo vệ........................................................................23


1.3.2. Tiện nghi .................................................................................24

1.3.3. Hưởng thụ ...............................................................................24
1.3.4. Các tiêu chí khác .....................................................................24
1.4. VAI TRỊ VÀ Sự CầN THIếT CủA KHƠNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG ở
CHUNG CƯ ĐốI VớI NGƯờI CAO TUổI. ............................................................25
1.5. CÁC YếU Tố KHÁCH QUAN TÁC ĐộNG ĐếN KHÔNG SINH HOạT CộNG
ĐồNG CủA NGƯờI CAO TUổI TạI CHUNG CƯ ...................................................26
1.5.1. Q trình đơ thị hóa ................................................................26
1.5.2. Chính sách quản lý sử dụng đất...............................................30
1.5.3. Tổ chức cấu trúc - khơng gian .................................................32
1.5.4. Điều kiện gia đình ...................................................................33
1.5.5. Mối liên hệ với cộng đồng xung quanh ....................................34
CHƯƠNG 2...............................................................................................36
2.1. SƠ LƯợC PHƯờNG 1, QUậN 5 .............................................................36
2.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................36
2.1.2. Không gian sinh hoạt cộng đồng ...........................................37
2.2. THựC TRạNG Sử DụNG KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG CủA NGƯờI
CAO TUổI ở CHUNG CƯ 109 NGUYễN BIểU, PHƯờNG 1, QUậN 5. ....................37
2.2.1. Thực trạng không gian sinh hoạt cộng đồng tại địa bàn nghiên
cứu
...................................................................................................
................................................................................................37
2.2.2. Thực trạng sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng của người
cao tuổi sống trong chung cư...............................................................38
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất và cảnh quan tại khơng gian sinh
hoạt chung ...........................................................................................42
2.2.4. Mức độ hài lịng về không gian sinh hoạt cộng đồng theo đánh
giá của người cao tuổi .........................................................................43
2.3. NHU CầU CủA NGƯờI CAO TUổI Về KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG
TạI CHUNG CƯ ..............................................................................................
55

2.3.1. Nhu cầu có một khơng gian sinh hoạt cộng đồng trong chung
................................................................................................55
2.3.2. Nhu cầu thư giãn, giải trí ........................................................56
CHƯƠNG 3...............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................63
3.1. KếT LUậN........................................................................................63
3.1.1 Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong
chung cư vẫn còn thiếu, chưa được quan tâm, đầu tư. .........................63
3.1.2. Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong
chung cư chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể chất, tăng khả năng
cố kết cộng đồng. .................................................................................64
3.1.3. Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong
chung cư cần có sự kết hợp nhiều hoạt động, nhóm tuổi khác nhau. ....65


3.2. KHUYếN NGHị .................................................................................66
3.2.1. Tạo ra sự thoải mái cho người cao tuổi sống trong khu chung
cư (họ có thể vui chơi sinh hoạt, học tập, giải trí…) ............................66
3.2.2. Tạo sự tương tác giữa những người cao tuổi sống trong chung .
................................................................................................68
3.2.3. Giải quyết được vấn đề khó khăn khi mà các không gian công
cộng không đáp ứng được nhu cầu của họ. ..........................................68
3.3. Đề XUấT Ý TƯởNG ............................................................................70
3.3.1. Phân khu chức năng cho phù hợp theo địa hình, quy mơ, đặc
điểm kiến trúc, diện tích của chung cư. ................................................70
3.3.2. Khu sinh hoạt nhằm cố kết cộng đồng của những người
cao tuổi ...............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................74
PHỤ LỤC .................................................................................................77



1

TĨM TẮT NỘI DUNG
Đề tài “Khơng gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi sống
tại chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh” (Trường hợp nghiên cứu: Chung cư
109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5) nói về nhu cầu có được một khơng gian
sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi sống tại chung cư trong thành phố.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc
nhằm tạo được sự thoải mái, dễ tiếp cận để thu thập thông tin từ người cao tuổi
sống tại chung cư 109 Nguyễn Biểu. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn, thu thập
dữ liệu cần thiết tại Ban quản lý, để có những thơng tin thực tiễn chính xác liên
quan đến đề tài. Ngoài ra, kết hợp khảo sát bằng bảng hỏi đối với người cao
tuổi với các tiêu chí khác nhau, sử dụng công cụ quan sát để giúp đánh giá vấn
đề từ nhiều khía cạnh, góc nhìn để hiểu rõ được thực trạng, nhu cầu và các yếu
tố tác động đến việc sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng. Nhằm đề ra mơ
hình sinh hoạt cộng đồng phù hợp dành cho người cao tuổi tại địa bàn nghiên
cứu.
Thơng qua q trình nghiên cứu, nhận thấy khơng gian sinh hoạt cộng
đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư vẫn còn thiếu và chưa được quan
tâm. Việc mong muốn tiếp cận không gian sinh hoạt cộng đồng bị tác động bởi
mối quan hệ giữa người cao tuổi với gia đình và hàng xóm, sự an tồn cũng
như tránh được sự ảnh hưởng của các phương tiện giao thông. Người cao tuổi
mong muốn có được một khơng gian sinh hoạt đa chức năng, kết hợp được
nhiều hoạt động (tập thể dục, ngồi nghỉ, trị chuyện, trơng cháu...), tăng khả
năng giao tiếp cộng đồng. Qua đó, có được mơ hình sinh hoạt cộng đồng ngoài
trời tại địa bàn nghiên cứu, với tiêu chí đảm bảo được sự tiện nghi, an toàn,
hưởng thụ và đặc biệt là tăng sự cố kết cộng đồng.



2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đang trong q trình phát triển
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tốc độ đang phát triển nhanh, làm cho thành
phố ngày càng trở nên đông đúc về mặt dân số, quỹ đất ngày càng hạn hẹp,
nhiều nhà cao tầng mọc lên, nhiều dịch vụ tiện ích hơn. Có thể nói q trình đơ
thị hóa có đem lại nhiều mặt tích cực, làm cho cuộc sống của con người ngày
càng tốt hơn nhờ các dịch vụ và các tiện ích, thế nhưng quỹ đất hạn hẹp làm
cho không gian sống của con người cũng bị thu hẹp. Trước thực tế đó, chung
cư là giải pháp tất yếu đối với các đô thị đang phát triển. Tuy nhiên, hàng loạt
các chung cư cao tầng mọc lên chỉ đáp ứng chỗ ở nhưng chưa thực sự đáp ứng
được chất lượng sống của con người, các chung cư chỉ mới đáp ứng nhu cầu ở
chứ chưa thực sự có một khoảng không gian công cộng để con người sống
trong bốn bức tường có thể có một nơi để giải trí, giao lưu hay đơn giản là cảm
thấy bớt cơ độc trong chính nơi mình sống. Đặc biệt là những người cao tuổi
sống trong chung cư, đây là nhóm đối tượng rất cần đến một nơi để có thể giao
tiếp trò chuyện hay đơn giản là để gặp gỡ những người cùng độ tuổi, sở thích,
những người dân cư trong khu. Nhưng không gian công cộng dành cho người
cao tuổi sống trong các chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự
được quan tâm.
“Có lý khi nói rằng phần lớn đời sống của người dân đô thị diễn ra
trong những cái hộp và xê dịch từ cái hộp này tới cái hộp khác. Thêm vào nữa,
con người của các đô thị hiện đại dường như là chuyển động lướt qua nhau
nhiều hơn đứng bên nhau để thân thiện chia sẻ. Xã hội càng hiện đại con người
ta càng trở nên cô độc và nhỏ bé.
Trước một xã hội như thế, khơng gian giao tiếp cơng cộng chính là
phần mềm trong một đô thị quá cứng”.1. Xét trong xã hội nói chung, con người
cần hướng tới một xã hội công nghiệp là điều tất yếu, các dịch vụ khoa học kỹ


1

PGS.TS Nguyễn Minh Hịa, “Đơ Thị Học - Những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn” xuất bản năm 2012, trang 294


3

thuật tốt, sống hay làm việc trong các tòa cao ốc hiện đại, đầy đủ tiện nghi luôn
thu hút con người. Nhưng khi con người về già, họ thường muốn một cuộc
sống yên bình bên con cháu, gần gũi với gia đình, hàng xóm và tránh sự ồn ào
của cuộc sống bên ngồi.
Sống trong chung cư khơng chỉ có những người cao tuổi, cịn có người
con người cháu của họ, bất cứ lứa tuổi nào cũng cần đến một khoảng không
gian công cộng. Tuy nhiên, các hoạt động của người cao tuổi ngày càng giảm
dần theo thời gian do khả năng về sức khỏe, điều kiện đi lại, giao lưu với cộng
đồng nên họ thường bị ngăn cách trong chính khơng gian ở của họ. Bên cạnh
đó, khơng gian cơng cộng dành cho giải trí, sinh hoạt chung của những người
cao tuổi trong các chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh lại thiếu và hầu như
khơng có.
Chung cư được xây dựng ngày càng nhiều nhưng các chung cư đáp
ứng được khoảng không gian dành cho người già vẫn chưa đủ. Có thể thấy một
đơ thị đang trong q trình phát triển không những chỉ quan tâm đến cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ cơng cộng… mà cịn cần phải chú trọng phát triển các không
gian sống chất lượng cho cộng đồng, và cần đặc biệt quan tâm đến những
người cao tuổi sống trong chung cư, đối tượng đặc biệt cần khoảng không gian
trong lành để gặp gỡ và giao tiếp.
Tất cả những lý do và thực trạng trên, vấn đề về người cao tuổi cần
được quan tâm hơn nữa song song với bối cảnh đơ thị hóa nhanh tại Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay. Đề tài “Khơng gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao
tuổi sống tại chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh” của chúng tơi mong muốn
đóng góp thêm vào cơng tác tạo lập, phát triển một không gian sống ngày một
tốt hơn cho người cao tuổi sống tại các khu chung cư Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu của đề tài
Hiện nay, số người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng do tỷ suất sinh
và tỷ suất tử giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng
lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Theo dự báo dân số
của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở
Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính


4

thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Đồng thời mật độ dân cư ngày
càng đông, số lượng người sống trong chung cư ngày càng nhiều nên việc đáp
ứng các nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt, cố kết cộng đồng của những người cao
tuổi sống trong chung cư cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc thiết kế không
gian sinh hoạt cho người cao tuổi là việc vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đề ra những mục tiêu
sau:
1.

Tìm hiểu và phân tích thực trạng của khơng

gian sinh hoạt cộng

đồng dành cho người cao tuổi sống trong chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay.
2.


Tìm hiểu và phân tích nhu cầu của người cao tuổi về không gian

sinh hoạt cộng đồng trong khu chung cư hiện nay.
3.

Đề xuất ý tưởng thiết kế không gian sinh hoạt cộng đồng dành

riêng cho người cao tuổi dựa trên những nhu cầu của họ.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1.

Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng

3.1.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Trong khoảng từ 1947-1952, đã có các dự án chú trọng đến việc tổ
chức phần không gian công cộng để phục vụ cho nhu cầu sống của người dân
trong khu chung cư như dự án chung cư “United Habitation de Marseille” do
KTS. Le Corbusier thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã nêu lên được
thực trạng sử dụng các không gian công cộng tại các chung cư hiện nay, nhấn
mạnh đến việc thiếu hụt các không gian sinh hoạt cộng đồng cũng như các
không gian này chưa được quan tâm đến từ trong quá trình thiết kế, xây dựng
các dự án khu ở, chung cư. Từ kết quả nghiên cứu của mình, KTS. Le
Corbusier đã tiến hành xây dựng một mơ hình chung cư kiểu mới, trong đó, các
khơng gian được và quan tâm song song với chất lượng, không gian của các
khu ở trong chung cư. Dự án này đã đặt nền móng cho những kiến trúc sư cần
chú trọng đến việc sử dụng khơng gian cơng cộng nói chung trong các thiết kế

chung cư của mình.


5

Sau khi nền móng về việc thiết kế, xây dựng không gian công cộng cho
chung cư được đề ra, tiếp sau đó, J.Torres và M. Lessard (J.Torres BA, MuP
and M. Lessard BA, Mphil; 2006) đã khảo sát về không gian sống tại hai dự án
thiết kế cộng đồng được triển khai năm 2004 – 2006 tại Montreal, Canada và
Guadalajara, Mexico với các nghiên cứu để thiết kế và xây dựng không gian
công cộng dành cho trẻ em. Qua dự án “Community design with children in
Montreal and Guadalajara (muen. 2007)” đã đưa tính khả thi của việc trẻ em
tham gia vào q trình thiết kế khơng gian cộng đồng, khơng gian sống từ lý
thuyết đến phương pháp. Thông qua các phương pháp bao gồm phỏng vấn sâu
kết hợp quan sát đồng thời kết hợp các hoạt động như vẽ tranh, viết lịch hoạt
động hằng ngày, sắm vai, hướng dẫn viên du lịch, chụp hình… Qua đó, phát
hiện ra khơng gian ngồi trời là nơi mà trẻ em yêu thích dành nhiều thời gian
cho hoạt động giải trí - vui chơi. Nghiên cứu giúp hiểu thêm tâm lý, nhận thức
của trẻ em và cách sử dụng không gian sống cho hoạt động vui chơi - giải trí
của mình.
Trong dự án "Design Of Public Space In The City Of The Elderly" đã
điều tra và đánh giá chiến lược không gian công cộng dành cho người cao tuổi
Bên cạnh đó, tác giả đã điều tra nhu cầu của người cao tuổi ở hai trường hợp
Lugano (TI) và Uster (ZH) để từ đó có thể thiết kế không gian công cộng cho
người cao tuổi trong thành phố, cụ thể:
Dự án đã xác định được mười tiêu chí có liên quan đến ba quy mơ khác
nhau: quản lý, nền tảng cơ bản, chất lượng không gian. Về mặt quản lý, dự án
đã xác định được ba tiêu chí: quản trị, tham gia và quản lý theo chiều ngang, về
mặt nền tảng bao gồm các tiêu chí tiếp cận, kết nối và cường độ. Về mặt chất
lượng khơng gian bao gồm các tiêu chí an ninh, thuận tiện, linh hoạt và thú vị

nhằm đưa ra các thiết kế cụ thể. Đường 1, Uster, dọc theo con sông Aabach với
thực trạng các đường đi bộ dọc theo sông Aabach thiếu sự liên tục. Và giải
pháp được đưa ra bằng cách xây dựng một cây cầu nằm bắt ngang qua sơng.
Qua đó, tạo nơi để dừng lại với đài phun nước, ghế ngồi nghỉ; xây dựng rào
chắn và tay vịn khi cần thiết, để nhằm đảm bảo an toàn hơn cho người đi bộ.


6

Thực trạng hiện nay của Đường 2 - Lugano, dọc theo con sông
Cassarate - cầu trong “Qua Ferri”: các con đường dọc theo sông Cassarate,
được định hướng Bắc - Nam và đi qua thành phố từ ngoại vi vào trung tâm,
nhưng nó khá hẹp, cơ lập và khó tiếp cận với các khu vực xung quanh nên tình
hình an ninh luôn là vấn đề cần phải quan tâm. Hệ thống chiếu sáng, nhà vệ
sinh công cộng không được đáp ứng đầy đủ và được lắp đặt khá thưa thớt. Qua
thực trạng trên, giải pháp đã được đề ra bao gồm: các đường dốc trên cầu liên
kết bên trái với các ngân hàng, loại bỏ các rào cản kiến trúc. Mở rộng không
gian cho người đi bộ; cải thiện và nâng cao khả năng chiếu sáng (phục vụ nhà
vệ sinh, nơi để dừng chân, đài phun nước, băng ghế). Ngoài ra, trồng nhiều loại
cây để tạo bóng mát và nơi nghỉ ngơi cho những người đi qua khu vực này.
3.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Bên cạnh với việc học hỏi các nghiên cứu nước ngồi, hiện nay, khơng
gian cơng cộng đã và đang dần được quan tâm, nghiên cứu và triển khai thực
hiện. Điển hình với các nghiên cứu:
“Ý tưởng hình thành và phát triển các không gian vui chơi giải trí cho
sinh viên trong khu đơ thi Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” do Phan
Đình Bích Vân chủ nhiệm đã nghiên cứu tâm lý và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi

của sinh viên hiện nay, đề ra giải pháp. Trong đó, 85% sinh viên trong cuộc
nghiên cứu trả lời từng bị stress, 24,8% thường xuyên bị căng thẳng nhưng thực
trạng không gian vui chơi cho sinh viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu, các không gian vui chơi - giải trí thường là một phần của những cơng trình
trường học, khu ở của sinh viên và các dịch vụ tự phát. Ngồi ra, các khơng
gian vui chơi - giải trí được quy hoạch sẵn như: sân vận động các trường, sân
chơi thể thao trong ký túc xá, không gian cây xanh ở khu vực giữa nhà điều
hành và thư viện trung tâm thì ít thu hút sinh viên. Bên cạnh đó, các khơng gian
vui chơi tự phát, nằm ngồi quy hoạch thì khơng đáp ứng cơ sở vật chất, an
ninh không đảm bảo khi sinh viên sinh hoạt tại đây. Qua đó nhóm nghiên cứu
đã đưa ra ý tưởng sắp xếp lại không gian dịch vụ công cộng hiện tại để khai thác
tốt hơn cơ sở hạ tầng hiện có. Đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ yếu là
quy nạp, trong đó kết hợp các phương pháp khác như: diễn dịch, so


7

sánh, mơ tả, phân tích, giải thích, sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu đối tượng
nghiên cứu.
Bài viết “Khơng gian cơng cộng dành cho trẻ em trong q trình đơ thị
hoá” của ThS. Trần Thị Ngọc Nhờ đã nêu lên thực trạng không gian công cộng
trong đô thị hiện nay đặc biệt là không gian công cộng dành cho trẻ em. Cụ thể,
về vấn đề thực trạng khu vui chơi cơng cộng dành cho trẻ em hiện nay. Đó là
việc thiếu không gian công cộng do dành đất cho xây dựng cơng trình, tình
trạng xuống cấp - khơng an tồn của các khu vực dành cho trẻ em, dịch vụ vui
chơi cho trẻ em bị thương mại hóa trong trường hợp được đầu tư, không gian
công cộng trong trường bị hạn hẹp để có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ
em. Trẻ em thường sinh hoạt tại con hẻm xen kẽ trong khu dân cư, gây ồn ào,
ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những lợi
ích của việc vui chơi đối với trẻ em, đó là nền móng cho sự phát triển của trẻ, là

một cách bảo vệ, ngăn chặn bạo lực và tội phạm cũng như tôn vinh và tái hiện
văn hóa và cộng đồng. Qua đó, tác giả đã đưa ra sự cần thiết của các không
gian công cộng, khu vui chơi dành cho trẻ em, không gian thư giãn làm tăng
hiệu quả cho quá trình học tập, cho trẻ một mơi trường nhân văn. Ngồi ra,
khơng gian vui chơi cho thiếu nhi còn tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể
làm quen với nhau tạo ra một khơng gian giao tiếp nhân ái hịa nhã cho con
người.
Trong khóa luận “Tổ chức khơng gian cơng cộng của chung cư dành
cho người thu nhập thấp: thực trạng và giải pháp (trường hợp khu B chung cư
Thiên Hậu Tự, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh)” của
Nguyễn Đào Hữu Hồng, Cử nhân Khoa Đơ thị học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát
khoảng không gian công cộng dành cho người thu nhập thấp tại chung cư,
phỏng vấn cá nhân (phỏng vấn tự do) với người quản lí chung cư, cán bộ trong
tổ quy hoạch, người thu nhập thấp sống trong chung cư. Tác giả đã nghiên cứu
về cách thức tổ chức không gian công cộng của chung cư với khách thể là
những người có thu nhập thấp, đưa ra thực trạng khơng gian cơng cộng hiện
nay của chung cư, chưa có một quy định rõ ràng về xây dựng chung cư cho


8

người có thu nhập thấp, khơng gian bán cơng cộng lấn chiếm sử dụng sai mục
đích. Ngồi ra, nhận thấy nhu cầu sử dụng không gian sinh hoạt chung cho
người dân thu nhập thấp và đề xuất mơ hình tổ chức không gian công cộng
dành cho người thu nhập thấp nhằm góp phần tổ chức khơng gian một cách tốt
nhất, đáp ứng nhu cầu cho họ. Bài nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng qt về
tổ chức khơng gian công cộng tại chung cư đặc biệt là không gian sinh hoạt
cộng đồng.
Trong tác phẩm “Hệ thống không gian công cộng trong các chung cư

cũ. Thực trạng và giải pháp” của ThS. KTS Trần Phương Hảo giảng viên Khoa
quy hoạch Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã bàn về không gian
công cộng trong đô thị tháng 08/2005 đã nêu lên một số phương pháp cải tạo hệ
thống không gian công cộng trong các khu chung cư cũ trong các khu nhà ở các
chung cư cũ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tạo hệ thống không gian
công cộng là nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu
vực, đảm bảo vệ sinh mơi trường và góp phần tạo nên cảnh quan của đơ thị.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số thực trạng mà các chung cư cũ đang
gặp phải. Cụ thể, đó là việc hệ thống dịch vụ cơng cộng được thiết kế, phân bố
theo nền kinh tế bao cấp đã khiến người dân sử dụng không gian công cộng
phục vụ cho mục đích riêng của mình, việc xuống cấp cũng như sự cơi nới của
các khu nhà ở đã làm ảnh hưởng đến giá trị của các không gian cơng cộng, hệ
thống cây xanh và những tiện ích dành cho trẻ em không đảm bảo đồng thời sự
phát triển của hệ thống giao thơng chưa tính đến nên thiếu những bãi đỗ xe dẫn
đến việc chiếm đến không gian công cộng làm chỗ gửi xe... Mặt khác, tác phẩm
cũng nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiến hành cải tạo
không gian công cộng dành cho các khu chung cư cũ. Đa số người dân trong
khu vực cũng như các vùng lân cận vì việc cải tạo này góp phần cải thiện cuộc
sống của họ. Đồng thời nhận được sự ủng hộ của các thành phố để phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt khó khăn, chưa có cơ chế chính sách cụ
thể nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư nên vấn đề nan giải hiện nay
chính là vấn đề về vốn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá, quá nhiều giai đoạn
nên việc nâng cấp trở nên khó khăn hơn trong điều kiện vừa nâng cấp, vừa


9

cung cấp dịch vụ cho người dân. Qua đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp và
kiến nghị của mình để cải tạo hệ thống khơng gian cơng cộng trong các khu
chung cư cũ.

3.2.

Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng

cho người cao tuổi
Trong nghiên cứu “Không gian công cộng dành cho người cao tuổi tại
TPHCM hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Th.S Trần Thị Ngọc Nhờ đã nêu
lên vai trị của khơng gian cơng cộng đối với con người nói chung, người cao
tuổi nói riêng. Đồng thời nêu lên những lý do cần phải xây dựng không gian
công cộng dành cho người cao tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh
thần, giảm ngân sách nhà nước trong phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi,
đồng thời hướng tới tương lai do “tương lai của chúng ta là tuổi già và đơ thị”,
đồng thời là tiêu chí đánh giá một thành phố thân thiện nhân văn. Bên cạnh đó,
nêu lên thực trạng không gian công cộng dành cho người cao tuổi vẫn chưa
thực sự xem trọng, các không gian dành cho công cộng thường là các không
gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng như công viên nên thường ồn ào, khơng
an tồn, bị chiếm dụng làm nơi bn bán, xe cộ qua lại khá nhiều. Qua đó, nêu
lên một số giải pháp về không gian công cộng dành cho người cao tuổi tại
Thành phố Hồ Chí Minh như nâng cấp các không gian công cộng hiện hữu
trong thành phố; thiết kế, nâng cấp không gian công cộng đơn vị nơi ở; thiết kế
vườn trồng rau, vườn cộng đồng; đồng thời huy động sự tham gia của người
dân, đặc biệt là người cao tuổi trong quá trình thiết kế xây dựng khơng gian
cơng cộng.
Ngồi ra, trong nghiên cứu khoa học của sinh viên, đã bắt đầu có
những nghiên cứu về khơng gian cơng cộng. Điển hình với bài nghiên cứu “Tổ
chức không gian công cộng cho người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực trạng và giải pháp” được thực hiện bởi nhóm sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ nhiệm là sinh
viên Đào Hữu Hoàng. Đề tài nghiên cứu cụ thể về không gian công cộng dành
cho người cao tuổi và nhấn mạnh cách tổ chức không gian công cộng sao cho

phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi. Với phương pháp nghiên cứu tài liệu,


10

phương pháp quan sát giúp nhóm tác giả ghi nhận một cách trực quan về thực
trạng không gian công cộng dành cho người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng và địa bàn nghiên cứu nói chung. Ngồi ra cịn có cơng cụ trị chuyện
và khảo sát bằng bảng hỏi những người cao tuổi và những người sống xung
quanh người cao tuổi nhằm xác định nhu cầu của người cao tuổi, để từ đó
nghiên cứu tìm hiểu cần có những yếu tố nào trong khơng gian cơng cộng dành
cho người cao tuổi. Nhóm tác giả có nêu lên được thực trạng không gian công
cộng tại địa bàn nghiên cứu là chưa đáp ứng được yêu cầu người sử dụng nhất
là đối với những người cao tuổi nhằm đưa ra đề xuất khuyến nghị tạo nên
khoảng không gian công cộng phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi là cần
thiết đối với từng địa phương, từng khu vực. Từ đó, nhận biết được thực trạng
và nhu cầu của người cao tuổi đối với không gian công cộng, phát triển nghiên
cứu của mình.
Nhận xét: Nhìn chung các khơng gian sinh hoạt công cộng dành cho
người cao tuổi đã được tham khảo và nghiên cứu nhưng không gian sinh hoạt
cộng đồng cho người cao tuổi sống tại khu chung cư vẫn chưa có hoặc ít được
thực hiện nghiên cứu.
Tóm lại, những nghiên cứu về không gian sinh hoạt cộng đồng trong
nước hướng đến các đối tượng người nghèo, trẻ em, người khuyết tật là chủ
yếu. Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi chỉ mới tập
trung vào những không gian công cộng với quy mô lớn, chưa hướng đến không
gian sinh hoạt cộng đồng dành cho những người cao tuổi sống trong khu chung
cư. Do đó, nhóm chúng tôi sẽ tập trung khai thác sâu về đề tài này.
4. Hướng ứng dụng, địa chỉ áp dụng và điểm mới của đề tài
4.1.


Hướng ứng dụng

Do đề tài mang tính chất cộng đồng nên sẽ có thể đem lại những
khoảng không gian phù hợp với nhu cầu và sở thích của người cao tuổi tại khu
chung cư. Ứng dụng thí điểm tại một khu chung cư, điều chỉnh cho phù hợp để
áp dụng cho các khu chung cư khác ở TPHCM.
4.2.

Địa chỉ ứng dụng


11

Chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, và một số chung cư có
cùng đặc điểm.
4.3.

Điểm mới của đề tài

Xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi
trong chung cư - xu thế phát triển nhà ở hiện nay. Ngồi ra, thiết kế khơng gian
từ chính nhu cầu và nguyện vọng của họ. Tránh kiểu quy hoạch, xây dựng áp
đặt như hiện nay. Đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động từ gia đình, bên
ngoài, đi kèm trong sinh hoạt của người cao tuổi để tạo ra môi trường phù hợp,
thuận lợi nhất cho việc tham gia vào cộng đồng của người cao tuổi.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1.

Nội dung nghiên cứu


Tìm hiểu nhu cầu cũng như tình hình sử dụng các khơng gian cơng
cộng nói chung và khơng gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi tại
các khu chung cư trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Qua đó,
nắm được thực trạng chung cũng như tính cấp thiết để thực hiện nghiên cứu
Tiến hành khảo sát để nắm được nhu cầu thực của người cao tuổi về
không gian sinh hoạt cộng đồng tại chung cư 109 Nguyễn Biểu.
Từ các nhu cầu thực, các vấn đề, thực trạng sử dụng không gian công
cộng tại chung cư 109 Nguyễn Biểu. Tiến hành đưa ra mơ hình khơng gian sinh
hoạt cộng đồng cho người cao tuổi sống tại đây.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi đô thị, quy hoạch đơ thị và cộng đồng.
Thơng qua đó, nghiên cứu việc sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng dành
cho người cao tuổi tại chung cư hiện nay.
5.2.1.

Mẫu nghiên cứu

Tổng mẫu nghiên cứu là 55 người, bao gồm:


50 người cao tuổi tại chung cư để tiến hành khảo sát bảng hỏi.



3 người cao tuổi tại chung cư 109 Nguyễn Biểu để tiến hành


phỏng vấn sâu phi cấu trúc.


2 người thuộc ban quản lý người cao tuổi tại chung cư.
5.2.2.

Đối tượng, khách thể, địa bàn nghiên cứu


12

-

Địa bàn nghiên cứu: Chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1,

Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đối tượng nghiên cứu: Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho

người cao tuổi sống tại chung cư.
-

Khách thể nghiên cứu: người cao tuổi sống tại chung cư.
5.2.3.

Thời gian nghiên cứu

Tháng 3/2013 đến hết tháng 3/2014
5.3.


Phương pháp nghiên cứu

5.3.1.

Phương pháp định lượng

5.3.1.1.

Công cụ nghiên cứu

-

Khảo sát bằng bảng hỏi.

-

Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
5.3.1.2.

-

Nội dung khảo sát

Thu thập thông tin về mức độ thường xun ra ngồi, đến các

khơng gian sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi trong chung cư 109 Nguyễn
Biểu vào thời gian rảnh.
-


Mức độ hài lòng của người cao tuổi về thực trạng (an toàn, an

ninh, cảnh quan, vệ sinh, cơ sở vật chất, thuận lợi cho việc đi lại, tiếp cận
không gian, sự đa dạng các hoạt động sinh hoạt) tại khơng gian sinh hoạt chung
hiện có trong chung cư.
-

Sự tương quan giữa việc các mức độ người cao tuổi trong chung

cư giao tiếp với các thành viên trong gia đình, hàng xóm và mức độ thường
xun lui tới và có sở thích đến các khơng gian sinh hoạt cộng đồng.
-

Sự ủng hộ của người cao tuổi nếu có khơng gian sinh hoạt cộng

đồng dành cho họ tại chung cư.
-

Các nhu cầu, yếu tố mà người cao tuổi mong muốn được đáp ứng

tại không gian sinh hoạt cộng đồng.
5.3.2.

Phân tích tài liệu sẵn có

Dựa trên các nghiên cứu, bài viết liên quan đến không gian công cộng
hiện nay nói chung cũng như dành cho người cao tuổi nói riêng để nắm được
thực trạng chung cũng như tình hình nghiên cứu hiện nay. Qua đó, học hỏi



13

những kinh nghiệm đã đạt được từ các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện,
đồng thời tránh và cố gắng cải thiện những mặt cịn hạn chế.
5.3.3.

Phương pháp định tính

Dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu: phi cấu trúc (trò chuyện), dự kiến trò
chuyện với 3 người cao tuổi và 2 người thuộc Ban quản lý chung cư 109
Nguyễn Biểu (dùng phương pháp trò chuyện do khoảng cách về tuổi giữa hai
thế hệ khá lớn nên có thể gây khó khăn trong việc phỏng vấn sâu. Bên cạnh đó,
phương pháp phỏng vấn sâu sẽ tạo sự không thoải mái cho người được phỏng
vấn nên nhóm sẽ chọn cách nói chuyện để tìm hiểu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng
của người cao tuổi về việc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho
người cao tuổi ở các khu chung cư).
Sử dụng công cụ quan sát nhằm quan sát thực tế khu chung cư (quan
sát không gian vật thể dành cho người cao tuổi và không gian sinh hoạt của
những người sống trong chung cư) để có cái nhìn tổng quát, khách thể việc sử
dụng không gian công cộng, không gian sinh hoạt dành cho người cao tuổi tại
khu chung cư 109 Nguyễn Biểu.
5.3.4.

Mô tả mẫu nghiên cứu

Đề tài tiến hành thu thập thông tin định lượng với số lượng mẫu là 50
tương ứng với 50 bảng hỏi. Mẫu là những người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên)
sống tại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí
Minh.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1.
1.

Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi

hiện nay như thế nào?
2.

Người cao tuổi có nhu cầu sử dụng khơng gian sinh hoạt cộng

đồng trong chung cư hay không?
3.

Không gian sinh hoạt cộng đồng trong chung cư phải đáp ứng

những nhu cầu nào của người cao tuổi?
4.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ sử dụng không gian sinh hoạt

của người cao tuổi?


14

6.2.

Giả
ả thuyết nghi

nghiên cứu

Người
ời cao tuổi trong chung cư
c có nhu cầu
ầu về không gian sinh hoạt
cộng đồng. Tuy nhiên,
ên, không gian sinh hoạt
hoạt cộng đồng hiện nay tại chung ccư
dành cho người cao tuổi vẫn
ẫn chưa được quan tâm, đầu tư xây dựng. Nếu
N không
gian sinh hoạt
ạt cộng đồng đ
được chú trọng đầu tư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sẽ tạo
được
ợc sức hút, sự tham gia của người
ng ời cao tuổi đồng thời tạo điều kiện cố kết
cộng đồng trong khu chung cư.
7. Khung phân tích

8. Kết quả cần đạt
-

Xác định được
ợc nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng
cộng đồng dành
d

cho người cao tuổi sống tại

ại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Quận 5.
-

Thiết
ết kế một không gian sinh hoạt cộng đồng đáp ứng nhu cầu

chung của số đông người cao tuổi sống tại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Qu
Quận 5.
-

Áp dụng thí điểm
đi tại một khu chung cư có cùng đặc điểm
ểm để hồn

thiện
ện khơng gian sinh hoạt cộng đồng dành
d
cho người
ời cao tuổi. Đồng thời, dựa
theo đặc điểm, sở thích vàà nhu cầu
c của người
ời cao tuổi tại từng khu chung ccư cụ
thể.


15

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.


Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
-

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), người cao tuổi

phải từ 70 tuổi trở lên.
-

Theo pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-

UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "Người cao tuổi có cơng sinh
thành, ni dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trị quan trọng trong
gia đình và xã hội".
-

Tại Việt Nam quy định công dân nào 60 tuổi trở lên được gọi là

người cao tuổi. Một số nước độ tuổi về già được quy định khi người đó có cống
hiến gì cho xã hội và gia đình hay khơng.
-

Hiểu được khái niệm này, giúp giới hạn đối tượng mà bảng hỏi,

khảo sát, việc phân tích cần phải hướng tới, là những người trên 60 tuổi. Ngoài
ra, xác định được các yếu tố ảnh hưởng (tâm lý, sức khoẻ, sở thích, gia đình…)
đến nhu cầu, khả năng tiếp cận các khơng gian sinh hoạt cộng đồng dành cho
người cao tuổi hiện nay.

1.1.2. Khái niệm không gian
-

Theo triết học Mac-Lenin: không gian chỉ hình thức tồn tại của

khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước nhất định và ở một khung cảnh
nhất định trong tương quan với những khách thể khác.
-

Mặt khác, theo Gottfried Leibniz (1646-1716) quan niệm không

gian là tập hợp các mối quan hệ về nơi, chỗ giữa các vật.
-

Việc đưa ra khái niệm không gian nhằm tạo tiền đề cho việc thiết

kế mơ hình khơng gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong
chung cư. Tạo nên sự hài hòa trong việc liên kết, phối hợp các yếu tố cùng tồn
tại trong một không gian.
1.1.3. Khái niệm không gian mở


16

Không gian mở là khoảng trống không sử dụng vào mục đích xây dựng
các cơng trình bất động sản, liền kề với không gian ở trong khu ở với nhiều cấp
độ khác nhau trong khu ở, nó kết hợp với một hệ thống đường nội bộ có thiết
kế hợp lý tạo ra được một khu vực có tính cơng cộng ở mọi cấp độ đô thị, từ
cấp vùng cho đến cấp khu. Không gian mở được tạo nên thông qua ngơn ngữ
biểu hiện của các cơng trình kiến trúc và cách tổ chức cảnh quan quy hoạch đô

thị. Không gian mở đồng thời cũng thể hiện các yếu tố như: con người, các mối
quan hệ xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật, thể chế chính trị của xã hội.2
Khái niệm này được áp dụng trong việc thiết kế một khơng gian sinh
hoạt cộng đồng ngồi trời dành cho người cao tuổi. Thông qua việc kết hợp các
yếu tố về vật chất, cơng trình, con người, cảnh quan theo những tiêu chuẩn nhất
định. Nhằm xây dựng và phát huy được các mối quan hệ giữa người cao tuổi và
môi trường sống xung quanh bên trong chung cư.
1.1.4. Khái niệm không gian sinh hoạt công cộng
Không gian công cộng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của
nhiều người. Có hai thể loại khơng gian cơng cộng chính:
-

Khơng gian "vật thể" ví dụ như quảng trường, đường phố, cơng

-

Khơng gian "phi vật thể" ví dụ như các diễn đàn trên Internet, hay

viên…

các cuộc đối thoại tranh luận trên báo chí, tivi…
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ
thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống
nhau giữa các nền văn hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.
Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, lại
vừa là người tham gia các hoạt động chung. Hình thức hay hoạt động của mỗi
người trong không gian công cộng thường gây ảnh hưởng tới những người

2


Theo bách khoa tòan thư Wikipedia


17

khác. Vì thế, khơng gian cơng cộng được coi là nơi diễn ra các xung đột xã hội
cũng như là nơi của các hòa giải xã hội giữa các tổ chức cá nhân.3
Thơng qua khái niệm này, sẽ góp phần làm tiền đề, cơ sở cho việc phân
biệt các loại khơng gian, tìm hiểu và xác định được vai trị của không gian sinh
hoạt cộng đồng đối với mọi người, đặc biệt đối với người cao tuổi trong bối
cảnh đô thị hoá hiện nay
1.1.5. Khái niệm chung cư
Định nghĩa “chung cư” theo Encyclopedia Britanica 2006: Trong tiếng
Anh hiện đại, từ “condominium” (được viết tắt là “condo”), là từ được sử dụng
phổ biến để chỉ một cơng trình chung cư thay thế cho từ “apartment”. Khái
niệm “chung cư” (condominium) là một khái niệm cổ đã được người La Mã cổ
đại sử dụng từ thế kỷ thứ 6 trước CN, trong tiếng Latin “con” có nghĩa là “của
chung” và “dominium” là “quyền sở hữu” hay “sử dụng”. Ngày nay,
condominium là một hình thức quyền sở hữu chứ khơng phải là hình thức tài
sản nguyên vẹn.
Theo Điều 70 của Luật Nhà ở 2005:
Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ
thống cơng trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà
chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu
chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
-

Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:


a)

Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban cơng,

lơ gia gắn liền với căn hộ đó.
b)

Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu

riêng theo quy định của pháp luật.
c)

Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ,

phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
3

Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:

Theo bách khoa tòan thư Wikipedia


18

a)

Phần diện tích nhà cịn lại của nhà chung cư ngồi phần diện tích

thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 điều này.
b)


Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật

dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao
ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu
thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ
thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thốt nước,
bể phốt, thu lơi, cứu hoả và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ
nào.
c)

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà

chung cư đó.
Qua việc nắm rõ khái niệm chung cư cũng như xác định các không
gian sở hữu chung, riêng để có thể nhận thấy được thực trạng sử dụng, tình
hình sử dụng các khoảng khơng gian dành cho sinh hoạt chung, sự tác động của
các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Từ thực trạng đó, có được cái nhìn tổng thể,
nắm rõ quy định nhằm đề ra phương án xây dựng một không gian sinh hoạt
cộng đồng dành cho người cao tuổi trong từng trường hợp cụ thể tại chung cư
tiến hành nghiên cứu.
1.1.6. Phân loại chung cư
-

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm

2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng.
-


Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006

của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
-

Căn cứ Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm

2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh
bất động sản.
-

Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng

(QCXDVN 01:2008/BXD) và Tiêu chuẩn thiết kế (TCXDVN 323: 2004).
-

Căn cứ vào nhu cầu thực tế và góp phần tạo điều kiện để các cơ

quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có cơ sở phân hạng nhà chung cư


×