Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tin học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.64 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
 TÊN ĐỀ TÀI
Tạo hứng thú học lập trình pascal cho học sinh
 TÁC GIẢ
Đỗ Thị Xuân
 ĐỐI TƯỢNG
Học sinh Khối 8 (8/2 8/4 8/6 8/8 8/10) – Trường THCS Phú Thọ
 THỜI GIAN
Năm học 2012-2013
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm ra những phương pháp phù hợp nhất với học sinh nhằm giúp các em yêu thích, say mê
học tập.
Trên cơ sở nghiên cứu tính say mê, u thích của học sinh trong giờ học mơn Tin học 8, đề
xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã qua rồi cái thời "Thầy đọc - trò ghi" của những năm về trước. Giáo dục hiện đại không chỉ
phải đi sâu nghiên cứu cập nhật nội dung kiến thức mới mà cịn phải đầu tư tìm ra những phương
pháp giảng dạy mới khoa học và hiệu quả hơn. Phương pháp hiện đại đòi hỏi sự dung hoa giữa 3
yếu tố đó là: dụng cụ học tập, nội dung và phương pháp giảng dạy của thầy và tính tích cực của của
học sinh. Mỗi yếu tố đều giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong dạy học.
Từ nhiều năm học nay, môn Tin học đã được nhà trường đưa vào giảng dạy. Không như
những mơn học khác, Tin học 8 là bộ mơn khó bởi nội dung của nó chủ yếu là lập trình Pascal. Mặc
dù chủ yếu chỉ mang tính giới thiệu và hướng dẫn các em từng bước tiếp cận với thế giới lập trình
nhưng với khả năng tiếp thu cịn nhiều hạn chế của học sinh trường ta thì việc giảng dạy mơn này
của thầy và trị gặp khơng ít khó khăn.



GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

"Làm thế nào để học sinh có hưng thú học lập trình từ đó dẫn tới việc say mê và phát huy tối
đa khả năng học của các em?" đây là một câu hỏi mà mỗi giáo viên dù ở bộ môn nào cũng cần phải
đi sâu, nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Vì thế việc tạo nên sự hứng thú và yêu thích học tập của học
sinh phải đặt lên hàng đầu nhất là mơn Tin học 8. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh Khối 8 (8/2 8/4 8/6 8/8 8/10) – Trường THCS Phú Thọ
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm mục đích thu thập thơng tin tri thức lý luận có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở để phân tích các kết quả thu được.
Phương pháp thực nghiệm (qua giờ học, qua các bài kiểm tra…)
Phương pháp trao đổi ý kiến với đồng nghiệp (dự giờ, quan sát...)
II. NỘI DUNG
 Thực trạng
Tin học là một bộ mơn khó và thực tế đã thấy như vậy. Trước khi bước vào năm học 2011 2012, năm đầu học đầu tiên giảng dạy môn Tin học 8 tơi đã biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn cho cả
thầy và trị.
Đối với học sinh, khó khăn lớn nhất là nền tảng kiến thức toán của các em đa phần còn hạn
chế. Chẳng hạn với những bài tốn đơn giản như tính diện tích hình vng, hình tam giác... nhiều
em vẫn không biết cách giải. Kiến thức cơ bản toán học là điều kiện tiên quyết giúp các em học tốt
môn học này. Do vậy các em dễ chán nản và đâm ra thụ động trong giờ học.
Đối với giáo viên, khó khăn lớn nhất chính là kinh nghiệm giảng dạy. Bởi đây mới chỉ là năm
thứ 2 giảng dạy môn Tin học 8 nên chưa nhuần nhuyễn trong phương pháp truyền đạt, chưa hệ
thống được từng đơn vị kiến thức và những vấn đề cốt lõi...

 Một số phương pháp nhằm tạo hứng thú học cho học sinh
Phương pháp soạn giáo án:
Là giáo viên, giáo án là một thứ vũ khí vơ cùng quan trọng. Vậy vì sao phải soạn giáo án?
Soạn giáo án như như thế nào và ứng dụng vào tiết dạy ra sao?
Qua gần 4 năm công tác, tôi càng thấy được vai trị của việc soạn giáo án. Tơi cho rằng giáo
án chính là kế hoạch hồn chỉnh cho một tiết dạy và thể hiện nó trên văn bản cụ thể. Một giáo án
khoa học cần phải thể hiện được nội dung cụ thể sau:

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

Tuần: ........ Tiết: ......... Ngày dạy: .................. Ngày soạn: ..................
TÊN BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kiến thức cần đạt được
2. Kỹ năng
- Kỹ năng cần đạt được
3. Thái độ
- Qua bài học sinh cần có thái độ gì
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo viên cần chuẩn bị những gì cho tiết dạy
2. Học sinh
- Học sinh cần chuẩn bị gì phục vụ cho bài học
III. PHƯƠNG PHÁP

- Xác định phương pháp chủ đạo.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (thời gian?)
- Ổn định chỗ ngồi, kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (thời gian?)
3. Bài mới
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung bài dạy

Hoạt động 1: Tên hoạt động
- Nêu hoạt động của giáo - Nêu hoạt động của học Nêu nội dung bài học
viên và nội dung chính của sinh cũng như câu trả lời
bài.
của các em.
Hoạt động 2: Tên hoạt động
- Nêu hoạt động của giáo - Nêu hoạt động của học Nội dung bài học
viên và nội dung chính của sinh cũng như câu trả lời
bài.
của các em.
4. Củng cố (thời gian?)
5. Dặn dò (thời gian?)

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ


TỔ TOÁN - TIN

Một giáo án khoa học, đòi người giáo viên phải nghiêm túc tuân thủ những trình tự sau:
1. Căn cứ vào đâu để soạn giáo án?
 Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham
khảo.
 Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
 Đặc điểm nội dung bài học, tiết học.
 Trình độ tiếp thu của học sinh.
2. Các bước quan trọng khi soạn giáo án:

Xác định mục tiêu

Kiến thức

Kỹ năng

Thái độ

- Dựa vào chuẩn kiến
thức kỹ năng của Bộ
GD&ĐT.
- Đúng trọng tâm,
không đi sai hướng.
- Không rơi vào quá tải
nội dung.

Xác định phương pháp chủ đạo


- Tùy theo từng hoàn
cảnh, cơ sở vật chất của
địa phương.
- Tùy theo khả năng của
học sinh.
- Tùy vào nội dung của
tiết học.

Trình bày từng hoạt động cụ thể

- Các hoạt động được
xây dựng dựa trên mục
tiêu của bài học.
- Kết thúc các hoạt động
là hoàn thành mục tiêu.

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

3. Các bước cụ thể khi soạn giáo án:
 Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
 Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo.
 Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học.
 Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học.
 Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá...
Sử dụng các trò chơi trong tiết dạy

Thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ, củng cố bài thành các trị chơi nhằm ơn lại cũng củng cố
lại các kiến thức của học sinh. Có thể áp dụng các trị chơi như: giải ơ chữ, kim tự tháp, trúc xanh,

Ví dụ:
Bai 1: MÁY TÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Bài 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGƠN NGỮ LẬP TRÌNH
Có thể sử dụng trị chơi “Kim tự tháp”
- Giáo viên đưa cho 1 HS (HS-gợi ý) 1 tờ giấy trên đó gồm 3 từ, HS-gợi ý giải thích (khơng
được sử dụng những từ có trong tờ giấy), những HS cịn lại đốn xem từ trong tờ giấy là những từ
gì? (lần lượt thay đổi HS gợi ý).
- Các từ:
1. câu lệnh: Để chỉ dẫn máy tính thực hiện một cơng việc nào đó, con người đưa cho máy
tính một hoặc nhiều cái gì?
2. chương trình: cái gì là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được?
3. Ngơn ngữ lập trình: cái gì là ngơn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính?
4. Chương trình dịch: chuyển đổi ngơn ngữ lập trình thành ngơn ngữ máy người ta gọi là
chương trình gì?
5.khoảng trắng: tên chương trình khơng có cái gì ở giữa các kí tự?
6. chữ hoa chữ thường: tên trong Pascal khơng biệt cái gì với cái gì?
7.127: tên trong Pascal hơng dài quá bao nhiêu kí tự?

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

8. Phần khai báo: một chương trình gồm có 2 phần: phần thân và phần gì?
9. Phần thân: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện. Đây là phần bắt buộc có.

10. Alt + F9: tổ hợp phím dùng để dịch chương trình?
11. Ctrl + F9: tổ hợp phím dùng để chạy chương trình?
12. Alt + F5: tổ hợp phím dùng để xem kết quả chương trình?
13. Program: từ khóa khai báo tên chương trình
14. Begin: từ khóa khai báo bắt đầu phần thân chương trình
15. End: từ khóa khai báo kết thúc phần thân chương trình

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

Bài 5: TỪ BÀI TỐN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Phần củng cố: sử dụng trị chơi giải ô chữ

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Hàng ngang:
1. Đây là lệnh dùng để xuất thơng tin ra màn hình?  WRITE
2. Đây là tên kiểu dữ liệu: 1 kí tự?  CHAR

3. Đây là từ khóa dùng để khai báo thư viện?  USES
4. Đây là lệnh tạm dừng chương trình để xem kết quả đến khi nhấn Enter?  READLN
5. Thông tin ra được gọi là . . .  OUTPUT
6. Thông tin vào được gọi là . . .  INPUT
7. Đây là từ khóa dùng để khai báo tên chương trình?  PROGRAM
8. Đây là từ khóa dùng để khai báo biến?  VAR
9. Đây là từ khóa dùng để khai báo kết thúc phần thân chương trình?  END
Hàng dọc:
Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài tốn được gọi là gì?
 THUATTOAN

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

Thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy bằng phần mêm Vmind 2.0
-

Học sinh tự kiểm tra kiến thức bằng cách làm các bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy.

-

Phần mềm này giúp học sinh có các lựa chọn:
+ Số câu hỏi
+ Mức độ
+ Thời gian làm bài
+ Đánh giá

+ Xem đáp án

Giới thiệu phần mềm Vmind 2.0
- Miễn phí
- Dễ cài đặt và sử dụng
- Dung lượng thấp-ít tốn bộ nhớ
- Dễ soạn, sửa câu hỏi
- Hỗ trợ xuất file *.html
Hướng dẫn sử dụng
A. Cài đặt
Bước 1: Giải nén
Bước 2: Chạy file setup

Bước 3: Nháy nút Next để cài đặt

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

Bước 4: Nháy nút Finish, cài đặt xong

B. Sử dụng
1. Giao diện chính

2. Làm bài tập trắc nghiệm
B1 : Từ giao diện chính bạn chọn Làm bài tập trắc nghiệm . Một hộp thoại mới mở ra , bạn
nhập tên, lớp, mã số (không bắt buộc) vào.


GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

B2 : Bạn nhấn nút ... rồi chọn file đề bạn muốn làm. Nhấn Mở.

B3 : Tùy chỉnh các thông số làm bài bạn muốn : thời gian ( 1 - 120 phút) , số câu hỏi , ngẫu
nhiên câu hỏi .
B4 : Nhấn nút Làm bài và đợi trong khoảng vài giây để chương trình xử lý.
B5 : Bạn bắt đầu làm bài.

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

B6 : Sau khi đã làm xong (bạn nên kiểm tra lại bài làm của mình thật cẩn thận). Bạn nhấn
Chấm điểm .

B7 : Coi lại thành quả bài làm của mình . Chúc các bạn làm bài tốt !
3. Tạo và sửa bài tập trắc nghiệm
TẠO ĐỀ TRẮC NGHIỆM
B1 : Tại giao diện chính của chương trình , bạn chọn Tạo và sửa bài tập trắc nghiệm .
Một hộp thoại mới sẽ hiện ra .

B2 : Bạn chọn menu File / New rồi chọn đường dẫn và tên file đề . Nhấn Lưu .
B3 : Bạn mở file vừa tạo. Lúc đầu file sẽ khơng có câu hỏi nào nên bạn sẽ bắt đầu nhập
thêm câu hỏi cho đề.
B4 : Để thêm câu hỏi bạn vào menu Edit Question > Add ( Ctrl + T ). Một hộp thoại sẽ
hiện ra.
B5 : Bạn nhập đầy đủ các dữ liệu cho câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất. Ở đây sẽ có nhiều
cơng cụ giúp bạn soạn thảo như Format, Insert, Tool. Bạn sẽ làm quen với chúng vì chúng rất đơn
giản.
- Format : Bạn tô chọn vùng cần được Format và chọn menu Format > định dạng muốn
format
- Insert : Bạn chọn vùng cần chèn và chọn menu Insert > loại cần chèn.
B6 : Bạn nhấn Cập nhật
B7 : Bạn chọn menu File > Save nếu muốn lưu lại đề trắc nghiệm.
SỬA ĐỀ TRẮC NGHIỆM
B1 : Tại giao diện chính của chương trình , bạn chọn Tạo và sửa bài tập trắc nghiệm .
Một hộp thoại mới sẽ hiện ra .
B2 : Chọn chọn menu File > Open ( Ctrl + O ) rồi chọn file đề cần sửa. Nhấn Mở .
B3 : Bạn sẽ thấy một giao diện tương tự như sau.

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

B4 : Bắt đầu chỉnh sửa :
- Nếu bạn muốn chỉnh sửa câu hỏi bạn cần di chuyển đến câu hỏi đó. Sau đó chọn menu
Edit Question > Edit và chọn thành phần muốn chỉnh sửa. (Đáp án được chỉnh sửa trực tiếp bằng
cách Click vào lựa chọn ngay trên giao diện chính ) . Sau khi chọn thành phần cần sửa. Một hộp

thoại mở ra. Bạn chỉnh lại câu hỏi và nhấn Cập nhật. (Bạn có thể định dạng lại và chèn thêm các tư
liệu nếu muốn ).
- Nếu bạn muốn xóa bớt câu hỏi bạn di chuyển đến câu cần xóa và chọn menu Edit
Question > Delete ( Ctrl + R ).
- Nếu bạn muốn thêm câu hỏi thì vào menu Edit Question > Add ( Ctrl + T ) và làm theo
từ bước 5 phần TẠO ĐỀ TRẮC NGHIỆM.
B5 : Bạn cần lưu lại file đề bằng cách vào menu File > Save ( Ctrl + S ).
4. Biên dịch bài tập trắc nghiệm
B1 : Tại giao diện chính của chương trình bạn chọn Biên dịch đề trắc nghiệm . Một hộp
thoại mới sẽ hiện ra.
B2 : Bạn chọn file đề cần biên dịch. Sau khi chọn chương trình sẽ tự động tìm các file đính
kèm với đề trắc nghiệm.

B3 : Tùy chọn biên dịch file . Có 2 kiểu biên dịch đề :
- Copy to a folder (sao chép tất cả vào một folder) : Ở lựa chọn này bạn cần chọn đường
dẫn và nhập tên file đề ( không gõ dấu ). Nếu bạn chọn HTML thì chương trình sẽ tạo ra một folder
để bạn upload lên host để chạy trên Web.
- Package to 1 file : Chương trình sẽ đóng gói tất cả file thành 1 file duy nhất (gọn nhẹ).
Bạn chọn đường dẫn cho file Output.

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

B4 : Bạn nhấn Biên dịch và đợi trong vài giây ( tùy thuộc vào file đề ).
5. Thiết lập chương trình
Giúp việc sử dụng chương trình dễ dàng hơn , bạn cần chỉnh các thơng số sau (khơng bắt

buộc):

III. HIỆU QUẢ
Tích cực
Đa số HS bước đầu u thích và có hưng thú học tập, chủ động xây dựng bài. Qua các bài
kiểm tra, đa số học sinh nắm vững kiến thức. Trong giờ học, lớp học sơi động, học sinh tích cực
hơn.
Hạn chế
Giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư vào việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Vẫn còn một bộ phận HS chưa có ý thức học dẫn đến việc mất căn bản ảnh hưởng đến chất
lượng học tập.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC
Giáo viên cần đầu tư vào việc soạn, chuẩn bị bài trước khi lên lớp một cách tích cực, liên tục
và có những thay đổi phù hợp với từng lớp.

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TỐN - TIN

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thơng qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, học sinh ngày càng
hứng thú học tập hơn và kết quả ……………………………………….. Cụ thể như sau:

SỐ
LỚP

HỌC

SINH

8/2

41

8/4

40

8/6

40

8/8

39

8/10

39

TỔNG

199

GIỎI

TRUNG


KHÁ

BÌNH

YẾU

KÉM

SỐ

TỈ

SỐ

TỈ

SỐ

TỈ

SỐ

TỈ

SỐ

TỈ

HS


LỆ

HS

LỆ

HS

LỆ

HS

LỆ

HS

LỆ

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

V. KẾT LUẬN
Việc hứng thú học tập cho học sinh thật sự là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác
đổi mới phương pháp giáo dục. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi
giáo viên phải biết cách vận dụng một cách sáng tạo đồng thời kết hợp các phương pháp với nhau
để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết quả trên cho thấy, việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này tỏ ra ngày càng hiệu quả. Tơi
cho rằng, sáng kiến kinh nghiệm này ngồi việc áp dụng đối với mơn Tin học 8 thì hồn tồn có thể
áp dụng đối với các bộ mơn khác. Bởi đề tài được nghiên cứu trên là rất cần thiết đối với ngành.
Là giáo viên trẻ nên dù đã trải qua 4 năm công tác ở trường nhưng với tôi vẫn còn rất nhiều
điều bỡ ngỡ chưa hiểu. Mặc dù vậy, bản thân tôi luôn cố gắng phấn đấu, học tập và làm việc hiệu
quả hơn. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu – những người đã dạy và hướng dẫn tôi trong chuyên môn
cũng như trong nghiệp vụ sư phạm. Xin cám ơn tất cả đồng nghiệp thân yêu đã luôn ủng hộ và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đó là động lực lớn giúp tơi vững tin hơn trong công việc và cuộc
sống.
Dù đã rất cố gắng thu thập thơng tin, tìm hiểu tư liệu và tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm
qua. Nhưng chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót, kính mong lãnh đạo nhà trường, các thầy cơ đồng
nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

GV: ĐỖ THỊ XUÂN


TRƯỜNG THCS PHÚ THỌ

TỔ TOÁN - TIN

................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................

GV: ĐỖ THỊ XUÂN



×