Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 183 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

I

NGUYỄN LƢƠNG LONG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN LƢƠNG LONG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đỗ Đức Định
2. TS. Trần Đức Vui

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, dữ liệu tham khảo được sử dụng trong phân tích có nguồn gốc rõ
ràng, đã được cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án
của tơi do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan. Nội dung luận án chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Ngƣời cam đoan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH NGÀNH CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP ................................................................................................................. 9
1.1 Một số nghiên cứu của thế giới về năng lực cạnh tranh ngành chè ........... 9
1.2 Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành chè tại Việt Nam ....... 14
1.3 Về khoảng trống nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của Luận án ............ 18
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 20
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH
CHÈ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ............................................................... 21
2.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế .......... 21
2.1.1 Khái niệm và phân loại năng lực cạnh tranh .......................................... 21

2.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành ...................................................................... 26
2.1.3 Nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh theo mô hình "Kim
cương" của M. Porter........................................................................................ 28
2.1.4 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất
khẩu Việt Nam .................................................................................................. 36
2.1.5 Hội nhập kinh tế quốc tế với với ngành hàng chè xuất khẩu .................. 36
2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chè trong điều
kiện hội nhập ....................................................................................................... 37
2.2.1 Thị phần sản phẩm chè ............................................................................ 38
2.2.2 Chất lượng nguồn nguyên liệu ................................................................ 38
2.2.3 Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè ............................................. 39
2.2.4 Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè ............................. 40
2.2.5 Năng lực liên kết doanh nghiệp ............................................................... 41
2.2.6 Thương hiệu sản phẩm ............................................................................ 42
2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành chè ................... 43
2.3.1 iều kiện về yếu tố sản xuất.................................................................... 43
2.3.2 C c điều kiện về cầu ................................................................................ 43


2.3.3 iều kiện về quản trị ............................................................................... 44
2.3.4 Vai tr của ch nh phủ .............................................................................. 44
2.3.5 Hoạt động marketing ............................................................................... 44
2.3.6 Văn hóa bản địa ....................................................................................... 45
2.4 Sơ đồ nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu các yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh ngành chè ......................................................................... 54
2.4.1 Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................... 54
2.4.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 55
2.4.3 Thiết kế Bảng hỏi .................................................................................... 56
2.4.4 Thang đo .................................................................................................. 57
2.4.5 Phương ph p thu thập dữ liệu .................................................................. 57

2.4.6 Phương ph p phân t ch dữ liệu ................................................................ 58
2.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành chè và bài học cho ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam .................... 60
2.5.1 Kinh nghiệm và bài học từ Kenya ........................................................... 60
2.5.2 Kinh nghiệm và bài học của Sri Lanka ................................................... 64
2.5.3 Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc................................................ 66
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG
CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ................ 70
3.1 Đặc điểm tình hình phát triển ngành chè Việt Nam .................................. 70
3.1.1 Diện t ch trồng chè .................................................................................. 70
3.1.2 Sản lượng chè .......................................................................................... 71
3.1.3 Năng suất vườn chè ................................................................................. 72
3.1.4 Kim ngạch xuất khẩu ............................................................................... 73
3.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu Việt
Nam ...................................................................................................................... 74
3.2.1 Thực trạng về thị phần sản phẩm chè ...................................................... 74
3.2.2 Chất lượng nguồn nguyên liệu ................................................................ 81
3.2.3 Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè ............................................. 83


3.2.4 Tiếp cận vốn của c c doanh nghiệp thuộc ngành chè ............................. 86
3.2.5 Năng lực liên kết doanh nghiệp ............................................................... 86
3.2.6 Thương hiệu sản phẩm ............................................................................ 87
3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành
hàng chè xuất khẩu Việt Nam............................................................................ 88
3.3.1 Phân tích thơng tin mẫu khảo s t ............................................................. 88
3.3.2 Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành chè .......................................................................................................... 91
3.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu .............. 103

3.4.1 Những kết quả đạt được ........................................................................ 103
3.4.2 Những hạn chế ....................................................................................... 104
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế........................................................... 105
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................. 108
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP...................................................................................................................... 109
4.1. Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức cho ngành hàng chè xuất
khẩu Việt Nam .................................................................................................. 109
4.1.1. Hội nhập quốc tế mang đến c c cơ hội xuất khẩu chè sang nhiều
thị trường khó tính .......................................................................................... 109
4.1.2. Thương mại trực tuyến đang thay đổi bộ mặt của thương mại hàng
hóa truyền thống ............................................................................................. 111
4.1.3. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư – cơ hội và thách thức cho
ngành hàng chè xuất khẩu .............................................................................. 111
4.2 Quan điểm và định hƣớng phát triển xuất khẩu chè giai đoạn 20202030..................................................................................................................... 113
4.2.1 Quan điểm phát triển xuất khẩu chè ...................................................... 113
4.2.2 ịnh hướng phát triển xuất khẩu ngành hàng chè ................................. 114
4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu ............. 116
4.3.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng phát triển sản xuất nâng cao


chất lượng sản phẩm ....................................................................................... 116
4.3.2 Hồn thiện cơng tác quản trị doanh nghiệp ........................................... 121
4.3.3 Hồn thiện hoạt đơng marketing ........................................................... 123
4.3.4 Phát triển thương hiệu chè với văn hóa Việt Nam ................................ 126
4.3.5 Hồn thiện cơng tác xây dựng thị trường gắn với cầu đối với sản
phẩm ............................................................................................................... 127
4.3.6 ào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................... 129
4.3.7 Hồn thiện các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với ngành chè ..... 131

4.4 Kiến nghị ...................................................................................................... 132
Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................. 138
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các nước Đơng

Nam Á
ATTP

An tồn thực phẩm

CFA

Confirmatory Factor Analysis

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

CSP


Cầu sản phẩm

DN

Doanh nghiệp

EVFTA

European - Vietnam Free Trade Agreement

Phân tích yếu tố khẳng định

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FDI

Foreign Direct Investment

FII

Foreign Indirect Investment

FTA

Free Trade Agreement


HDM

Hoạt động Marketing

IMF

International Monetary Fund

KTDA

Kenya Tea Development Agency Cơ quan phát triển chè Kenya

NLCT

Năng lực cạnh tranh

NTSX

Nhân tố sản xuất

QT

Yếu tố quản trị

SEM

Structural Equation Modeling

TBK


Tea Board of Kenya

TBT

Tấn búp tươi

VBCSD

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam

VHBD

Văn hóa bản địa

VINATEA

Tổng cơng ty chè Việt Nam

VTCP

Vai trị chính phủ

WEF

World Economic Forum

WTO

World Trade Organization


Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Hiệp định thương mại tự do
Quỹ tiền tệ quốc tế

Mơ hình phương trình cấu trúc

Ủy ban chè Kenya

Diễn đàn kinh tế thế giới
Tổ chức thương mại quốc tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhóm nhân tố x c định năng lực cạnh tranh quốc gia .............................. 22
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp c c nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành chè ........................................................................................................ 47
Bảng 2.3 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 55
Bảng 3.1 Diện t ch và sản lượng chè khô trên cả nước............................................. 71
Bảng 3.2 Tỷ trọng sản lượng của một số nước sản xuất chè năm 2014-2017 .......... 71
Bảng 3.3 Năng suất chè của Việt Nam và một số nước trên thế giới ....................... 72
Bảng 3.4 Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam ................... 73
Bảng 3.5 Tổng lượng tiêu thụ chè khô của Việt Nam từ năm 2013-2017 ................ 74
Bảng 3.7 C c thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2018 ............... 77
Bảng 3.8 Cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam ......................................... 79
Bảng 3.9

nh gi của doanh nghiệp ngành chè về công nghệ đang sử dụng ......... 83


so với trình độ thế giới (%) ....................................................................................... 83
Bảng 3.10

nh gi của doanh nghiệp về công nghệ đang sử dụng so với c c

doanh nghiệp trong nước (%) ......................................................................... 84
Bảng 3.11

nh gi của doanh nghiệp ngành chè về tiếp cận cơng nghệ mới

nước ngồi (%) ............................................................................................... 84
Bảng 3.13

nh gi của doanh nghiệp về tiếp cận vốn từ c c nguồn ch nh thức (%) ..... 86

Bảng 3.14

ịa bàn doanh nghiệp mua/b n nguyên liệu thô (nguyên liệu chưa

qua chế biến để sản xuất sản phẩm) ............................................................... 87
Bảng 3.15 Thống kê mô tả cho biến định t nh .......................................................... 89
Bảng 3.16 Kết quả phân t ch nhân tố độc lập ........................................................... 92
Bảng 3.17 Hệ số tương quan ..................................................................................... 93
Bảng 3.18 C c hệ số x c định độ tin cậy của dữ liệu phân t ch ................................ 95
Bảng 3.19 Kết quả phân t ch mơ hình phản nh ....................................................... 96
Bảng 3.20 Kết quả phân t ch Gi trị phân biệt mơ hình............................................ 97
Bảng 3.21 Tổng kết c c gi trị R2 và f2 của dữ liệu mơ hình .................................... 97
Bảng 3.22 Kết quả x c định mức độ ý nghĩa của c c liên kết (sử dụng
Bootrapping)................................................................................................... 98
Bảng 3.23 Gi trị chỉ số mơ hình phù hợp (model fit) .............................................. 99



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Khung nghiên cứu của luận n ..................................................................... 8
Hình 2.1. Hệ thống c c yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh .................................... 29
Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 54
Hình 2.3 Quy trình tiến hành nghiên cứu .................................................................. 56
Hình 3.1 Quy trình phân t ch c c chỉ số .................................................................... 94
Hình 3.2 Kết quả kiểm định mơ hình ...................................................................... 100


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được xem là cái nôi của cây chè thế giới. Chúng ta đã sản xuất chè
từ thời xa xưa, nhưng chè của chúng ta vẫn chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 130.000 tấn chè, đứng thứ 5 trên thế giới về
sản xuất và xuất khẩu chè.
Hiện nay xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn tập trung vào những thị trường
lớn như Pakistan,

ài Loan, Nga, Afganistan, Trung Quốc. 10 nước có kim ngạch

nhập khẩu chè lớn nhất từ Việt Nam năm 2018 đạt 183 triệu USD, chiếm 84,01%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè. Cụ thể, năm 2018, Pakistan là thị trường xuất
khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, đạt 81,63 triệu USD, chiếm 37,47% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Thứ hai là

ài Loan, kim ngạch xuất khẩu

chè của Việt Nam sang ài Loan đạt 28,75 triệu USD, chiếm 13,2% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu chè sang
hai thị trường này đã chiếm đến 50,67% kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam.
Hơn nữa nếu đối chiếu 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm giữ khoảng 90% kim
ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào những năm đầu thập niên 2000 so với hiện nay
là khoảng 84,01%, có thể cho thấy cơng t c đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường
của các doanh nghiệp xuất khẩu chè còn hạn chế và sự mở rộng thị trường của các
doanh nghiệp xuất khẩu chè của chúng ta chưa được đa dạng hóa theo chiều sâu.
Chè là mặt hàng đóng góp đ ng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu nơng, lâm,
thủy sản của ngành nơng nghiệp Việt Nam, góp phần không nhỏ vào cân bằng cán
cân thương mại, kiềm chế nhập siêu của nền kinh tế cả nước. Sản phẩm chè xuất
khẩu của Việt Nam hiện đã được xuất sang hơn 100 nước trên thế giới.

ến nay,

Việt Nam đã thuộc vào 5 nước xuất chè lớn nhất, sau các nước Kenya, Trung Quốc,
Sri Lanka và Ấn

ộ. Theo số liệu của Hiệp hội Chè Việt Nam, t nh riêng đến năm

2017, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 139,8 ngàn tấn, kim ngạch đạt 228
triệu USD, tăng 6,8% về khối lượng và 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Năm 2018 xuất khẩu chè của cả nước đạt 127,34 tấn, trị giá 217,83 triệu USD, giảm
8, 9% về lượng và 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù trung bình

1


trong cả năm 2018 gi đạt mức 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với năm 2017 nhưng
Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có giá xuất khẩu chè thấp trên thế giới.
T nh đến năm 2018, diện tích chè cả nước là 130.600 ha, trong đó chè kinh

doanh là 116.300 ha, năng suất chè búp tươi bình quân là 8,88 tấn/ha, tổng sản
lượng chè búp tươi 1.032,744 nghìn tấn tương đương hơn 200 nghìn tấn chè khơ. Cả
nước có hơn 500 cơ sở chế biến chè có quy mơ công suất từ 1.000kg chè búp
tươi/ngày trở lên, tổng công suất thiết kế là 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần
1,5 triệu tấn búp tươi/năm (TBT/năm), nhưng công suất thực tế chỉ đạt 600 ngàn
TBT/năm (khoảng 40% công suất thiết kế). iều đó phản ánh việc sản xuất chè của
Việt Nam còn nhiều hạn chế và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Việc nghiên cứu sức cạnh tranh chè xuất khẩu của Việt Nam, chỉ ra được
những điểm mạnh và những điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh để có những giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh là một việc làm hết sức cần thiết, rất có
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
ến nay, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết gần 12 nghìn điều ước quốc tế,
thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, có quan hệ thương mại với trên 220 nước
và vùng lãnh thổ, đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương, 7 Hiệp định
thiết lập khu vực thương mại tự do (FTA) với 15 nước, 54 Hiệp định tr nh đ nh
thuế 2 lần và 61 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương. Trong giai
đoạn 2001 – 2010, cùng với việc ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ
(BTA), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã tiếp tục hội
nhập thương mại khu vực sâu rộng hơn trong khung khổ 6 FTA khu vực. Tỷ trọng
thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với 15 nước đối t c đã có FTA chiếm gần 60%
tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó, chiếm gần 50% kim ngạch
xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu. Hàng hoá của Việt Nam đã mở rộng
được thị phần sang các thị trường lớn. Từ sau 2007 khi gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), lòng tin của c c nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam được cải
thiện, dịng chảy FDI và FII vào Việt Nam tăng mạnh, góp phần quan trọng vào
tăng trưởng GDP. Thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng hơn, thúc đẩy đa dạng hoá
mặt hàng xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường
trọng điểm, xuất khẩu tăng trên hầu hết các thị trường.

2



Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ đem lại nhiều cơ hội, và cùng với
đó là những thách thức vô cùng to lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
nói chung và đối với chè xuất khẩu nói riêng, khi ngày càng nhiều c c đối thủ cạnh
tranh mạnh hơn cả về thương hiệu, chất lượng, tham gia vào thị trường toàn cầu.
ặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định CPTPP. Là một quốc
gia nông nghiệp nên đề tài về các mặt hàng nông sản luôn thu hút được sự chú ý và
quan tâm của các học giả trong và ngồi nước. Các khía cạnh liên quan đến sự phát
triển của ngành chè được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao
năng lực sản xuất và giá trị sản phẩm.
Nhìn chung thương hiệu chè Việt Nam còn khá mờ nhạt so với các thương
hiệu chè trên thế giới. Thị phần xuất khẩu của mặt hàng chè vẫn cịn nhỏ bé, khơng
ổn định, thiếu các bạn hàng lớn và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Mặt hàng chè
xuất khẩu tuy đang trong nhóm hàng đứng đầu thế giới nhưng vẫn bị phụ thuộc vào
sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới, không quyết định được giá xuất
khẩu của thị trường thế giới.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng
chè xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” làm luận án tiến sĩ khơng chỉ có
ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết thực tiễn đang
đặt ra đối với việc nâng cao năng lực xuất khẩu và phát triển hàng chè xuất khẩu
của Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đ ch hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến năng lực
cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng chè Việt Nam, từ đó góp
phần bổ sung lý luận về ngành chè Việt Nam.

ánh giá thực trạng năng lực cạnh


tranh của ngành chè xuất khẩu thông qua c c tiêu ch đ nh gi năng lực cạnh tranh,
phát hiện và xây dựng mơ hình các nhân tố t c động đến năng lực cạnh tranh ngành
chè từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

3


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh ngành chè và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè
- Nghiên cứu thực trạng về xuất khẩu ngành chè, thực trạng năng lực cạnh tranh của
ngành chè xuất khẩu và nguyên nhân của tình hình. Xây dựng mơ hình đ nh gi c c
nhân tố t c động đến năng lực cạnh tranh ngành chè
-

ề xuất các giải ph p nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu của Việt

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tê quốc tế sâu rộng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tư ng nghi n cứu của lu n án: là nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT)
ngành chè xuất khẩu Việt Nam, c c nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngành chè và
giải ph p nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Phạm vi không gian nghi n cứu nghiên cứu được thực hiện đối với c c
doanh nghiệp xuất khẩu ngành chè trong phạm vi cả nước
Phạm vi th i gian nghi n cứu số liệu thứ cấp sử dụng trong luận n được thu
thập trong giai đoạn 2010-2018. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2018.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

ối với dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ c c cơ quan quản lý nhà nước về ngành
chè như: Bộ Công thương, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội ngành
chè…, c c tổ chức nước ngoài như: FAO, IMF…
ối với dữ liệu sơ cấp
Bảng khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành chè
xuất khẩu sẽ được gửi đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu chè thuộc ba
miền Bắc, Trung, Nam thông qua địa chỉ được thống kê trong Niên giám thống kê
năm 2018 – Tổng cục thống kê. Phương ph p gửi bảng hỏi bằng E-Mail (thư điện
tử) hoặc gặp trực tiếp.

4


4.2 Phương pháp phân tích
Luận án sử dụng c c phương ph p phân t ch sau:
Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng phương ph p phân t ch thống kê kinh tế lượng phương
pháp tổng hợp so sánh, ngoài ra phương ph p phân t ch dự báo số liệu định hướng
đầu vào (DEA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả cạnh tranh ngành nhằm phân
tích hiệu quả cạnh tranh của ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện
hội nhập.
Mơ hình kinh tế lư ng để phân tích các kết quả khảo s t được thu thập bao gồm:
- Phân t ch độ tin cậy thang đo
ộ tin cậy của thang đo được đ nh gi bằng phương ph p nhất quán nội tại
qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương ph p hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này
có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn ình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Phân tích nhân tố
Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đ nh gi độ tin cậy và

giá trị của thang đo. Phương ph p Cronbach Alpha dùng để đ nh gi độ tin cậy của
thang đo. C n phương ph p phân t ch nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis, gọi tắt là phương ph p EFA) giúp chúng ta đ nh gi hai loại giá trị quan
trọng của thang đo là gi trị hội tụ và giá trị phân biệt.
- Phân tích hồi quy đa biến bằng phương ph p cấu trúc tuyến tính
(Structural Equation Modeling, SEM)
PLS-SEM; c n được gọi là mơ hình đường dẫn PLS được sử dụng trong các
tình huống nghiên cứu phục vụ mục tiêu chính của việc áp dụng mơ hình hóa cấu
trúc là dự đo n và giải thích các cấu trúc đ ch (Rigdon, 2012) .
Trong các tình huống nghiên cứu mà việc tìm cơ sở lý thuyết gặp khó khăn,
có ý nghiên cứu về vấn đề này trước đây, c c nhà nghiên cứu nên xem xét việc sử
dụng PLS-SEM như một phương ph p thay thế cho CB-SEM. iều này đặc biệt
đúng nếu mục tiêu chính của việc áp dụng mơ hình hóa cấu trúc là dự đo n và giải
thích các cấu trúc đ ch (Rigdon, 2012).

5


PLS-SEM dựa vào variances thay vì covariances để tính tốn giải pháp tối
ưu, c c chỉ số độ phù hợp mơ hình covariance-based goodness-of-fit khơng có đầy
đủ trong ngữ cảnh của PLS-SEM. Các chỉ số model fit trong PLS-SEM dựa vào
phương sai variance và tập trung vào sự khác biệt giữa giá trị quan s t được ( trong
trường hợp biến quan sát trực tiếp được) hoặc giá trị xấp xỉ (trong trường hợp latent
variables biến tiềm ẩn) của biến phụ thuộc và giá trị dự đốn bởi mơ hình.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
5.1 Về mặt học thuật, lý luận
Thơng qua hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là ngành hàng chè trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế. ề tài sẽ đưa ra khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, giả thuyết về bộ
tiêu ch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất khẩu và các nhân tố tác

động đến năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất khẩu.
X c định bộ tiêu ch cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngành
hàng chè xuất khẩu bao gồm:
-

Thị phần sản phẩm chè

-

Chất lượng nguồn nguyên liệu

-

Năng lực công nghệ của doanh nghiệp chè

-

Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp thuộc ngành chè

-

Năng lực liên kết

-

Thương hiệu sản phẩm
óng góp vào việc phát triển mơ hình về năng lực cạnh tranh dựa trên mơ

hình kim cương của M.Porter (1958) trong điều kiện cụ thể của ngành chè xuất
khẩu Việt Nam. Cụ thể tác giả đề xuất đề xuất khung nghiên cứu gồm 6 yếu tố tác

động đến năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất khẩu gồm:
-

iều kiện nhân tố sản xuất

-

iều kiện về cầu đối với sản phẩm

-

iều kiện về quản trị

-

iều kiện về marketing

-

Vai trị của chính phủ

6


-

Văn hóa bản địa

Qua đó sẽ là tài liệu quý giá cho việc tham khảo của các học giả trong nghiên
cứu và giảng dạy.

Bên cạnh đó c c phương ph p phân t ch được sử dụng trong luận n cũng là
tài liệu đóng góp vào hệ thống lý thuyết về phương ph p nghiên cứu được kết hợp
giữa c c phương ph p phân t ch định lượng thông qua sử dụng hai loại dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp với các phương ph p thông kê như DEA đối với thứ cấp và SEM đối
với sơ cấp là c c phương ph p đang được sử dụng phổ biến và chứng minh đươc độ
tin cậy cao trong nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam.
5.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT cho hàng hàng chè xuất
khẩu của Việt Nam tại một số quốc gia có lượng xuất khẩu chè lớn nhất trên thế
giới trong việc nâng cao NLCT cho hàng chè xuất khẩu và từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Kết quả phân t ch c c tiêu ch đ nh gi năng lực cạnh tranh đã đ nh gi rõ
nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và những khó khăn cản trở việc cạnh
tranh của sản phẩm chè Việt Nam. Luận án cũng đã làm rõ luận cứ khoa học định
hướng hình thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xuất khẩu Việt
Nam. Dựa trên kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu, t c giả đề xuất c c yếu tố t c
động đến năng lực cạnh tranh ngành hàng chè xuất khẩu Việt Nam gồm: (1) nhân tố
sản xuất có mối quan hệ t ch cực đến năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu; (2)
cầu đối với sản phẩm có t c động t ch cực đến năng lực cạnh tranh của ngành chè;
(3) yếu tố quản trị có t c động t ch cực đến năng lực cạnh tranh ngành chè xuất
khẩu; (4) ch nh s ch của ch nh phủ có t c động đến năng lực cạnh tranh ngành chè
xuất khẩu; (5) hoạt động marketing có t c động mạnh đến năng lực cạnh tranh
ngành chè; (6) văn ho bản địa khơng có t c động đến nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành chè.
Thông qua việc phân t ch thực trạng năng lực cạnh tranh dựa trên c c chỉ tiêu
đ nh gi năng lực cạnh tranh đồng thời kiểm định c c nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh ngành chè, đề tài là một tài liệu tham khảo quý gi cho c c cấp quản

7



lý nhà nước, c c nhà quản trị, đặc biệt là c c nhà quản trị c c doanh nghiệp xuất
khẩu chè trong qu trình quản trị doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp mình.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài có kết cấu 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập
Chương II: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập
Chương III: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành chè xuất khẩu Việt Nam
trong điều kiện hội nhập
Chương IV: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tranh của ngành chè xuất khẩu
Việt Nam trong điều kiện hội nhập
7. Khung nghiên cứu của Luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Lý luận về năng lực cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh ngành hàng chè
xuất khẩu

- Thực trạng năng
lực cạnh tranh
ngành hàng chè xuất
khẩu Việt Nam

- Các chỉ tiêu đ nh gia
năng lực cạnh tranh
ngành hàng chè
- Các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh
ngành hàng chè


- Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng
lực cạnh tranh ngành hàng chè từ các
quốc gia khác

Hình 1.1 Khung nghiên cứu của luận án

8

- Phương hướng, giải
pháp chủ yếu nâng
cao năng lực cạnh
tranh ngành hàng chè


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ
XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1 Một số nghiên cứu của thế giới về năng lực cạnh tranh ngành chè
Tác giả, Alastair Hicks (2001), trong nghiên cứu “Review of global tea
production and the impact on industry of the Asian economic situation” được xuất
bản tại Bangkok: Food and Agricultural Organization Regional Office for Asia and
the Pacific. Nghiên cứu cho thấy chè là thức uống phổ biến nhất và giá rẻ nhất trên
thế giới bên cạnh nước. Nó được tiêu thụ bởi hầu hết c c nhóm tuổi ở tất cả các cấp
của xã hội. Kết quả khảo s t của nghiên cứu cho thấy năm 2000 có đến ba tỷ tách
trà được tiêu thụ hàng ngày trên tồn thế giới. Trong khi đó chi phi lao động chiếm
tỷ trọng khoảng 50-60% tổng chi phí sản xuất, t c giả kết luận ngành cơng nghiệp
chè đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước tham gia sản
xuất. Các nước sản xuất chè lớn chủ yếu là các nước đang ph t triển với chi phí lao
động thấp. Tuy nhiên trong nghiên cứu của t c giả chủ yếu đi vào nghiên cứu về chi

ph sản xuất đối với ngành chè cũng như đóng góp của nó về gi trị tạo cơng ăn việc
làm cho người lao động tại c c quốc gia xuất khẩu chè mà chưa quan tâm đến việc
nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xuất khẩu
đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Van Der Wal, Sanne (2008) trong một nghiên cứu về “Sustainability issues
in the tea sector: A comparative analysis of six leading producing countries” cho
thấy điều kiện làm việc cho người hái chè thường là rất thấp, với mức lương thấp,
công việc thấp và bảo đảm thu nhập, phân biệt đối xử theo sắc tộc và giới tính, thiếu
thiết bị bảo vệ và phương tiện cơ bản khơng đầy đủ như nhà.

ồng thời khơng có

khả năng cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trồng chè vì cơng đồn khơng
hiệu quả hoặc khơng có và / hoặc khơng đại diện được cho họ bởi vì hầu hết trong
số họ là người lao động tạm thời. Trong khi sản lượng chè của hộ gia đình đang
tăng trưởng trên toàn thế giới tuy nhiên vấn đề gặp phải của họ là sự ép gi của c c
thương l i bên cạnh đó t c động mơi trường của ngành là đ ng kể đối với việc giảm

9


đa dạng sinh học và chuyển đổi môi trường sống, tiêu thụ năng lượng cao (chủ yếu
sử dụng gỗ ngấm nước) và hàm lượng thuốc trừ sâu cao ở một số quốc gia. C c kết
quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân t ch c c yếu tố liên quan đến ph t triển bền
vững đối với ngành chè bằng việc phân t ch so s ch c c số liệu của c c quốc gia
xuất khẩu lớn nhất (6 quốc gia) tuy nhiên đối với nghiên cứu này, c c lý thuyết về
năng lực cạnh tranh thường không được đề cập và chủ yếu so s nh dựa trên gi trị
chi ph cũng như c c yếu tố về mơi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm đối với sản
phẩm chè mà không đề cập nhiều đến vấn đề thương mại cũng như gia tăng hàm
lượng gi trị gia tăng trong c c khâu của sản phẩm.

Các t c giả Nguyen Dang Viet và Fiordaliza (2011), với đề tài “Vertical
integration of tea markets in Vietnam.), Journal of ISSAAS [International Society
for Southeast Asian Agricultural Sciences] (Philippines). Kết quả cho thấy chè là
một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Sản phẩm
này được tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên tại khu vực phía Nam của
đất nước. Những người tham gia trong ngành chè bao gồm nông dân trồng chè,
người chế biến, người xuất khẩu và các nhà bán lẻ. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp dữ liệu chuỗi thời gian về giá ở các cấp độ kh c nhau / c c giai đoạn của các
kênh tiếp thị chè, hội nhập theo chiều dọc của thị trường chè để phân tích. C c kết
quả cho thấy đối với các kênh phân phối sản phẩm trà đen, hiện tượng ép gi của
thương l i đối với người trồng chè. Qua đó c c t c giả cho rằng đó là kết quả tất yếu
của mơ hình thiếu sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa người trồng chè và người chế
biến chè. Các t c giả cho rằng các nhà bán lẻ đóng một vai trị quan trọng trong việc
hình thành giá và kênh thông tin về giá, trong khi chế biến chè đã khơng đóng một
vai trị trung tâm trong việc truyền tải giá trên thị trường chè. Hơn nữa, giá xuất
khẩu chè sang Nga đã được tích hợp cao với chè thế giới, trong khi đó chỉ số giá
hàng hóa (TCPI) tại

ài Loan và Ba Lan đã khơng khơng được tích hợp đầy đủ với

giá trên thị trường thế giới.

ể tăng cường sự hội nhập của thị trường chè, cần

khuyến khích thiết lập một trung tâm điều phối giá chè, cải thiện hoạt động mua bán
chè tại thị trường trong nước, và tăng cường sức mạnh thị trường của người trồng và
chế biến chè. Nghiên cứu này chủ yếu đi vào nghiên cứu ph t triển hệ thống kênh

10



phân phối cũng như thực hiện việc điều chỉnh gi cả xuất khẩu chè mà chưa tập
trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành chè trên c c lĩnh vực liên quan đến
hệ thống khoa học quản lý kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành chè.
Trong khi đó Wenner, Robert (2011), trong nghiên cứu " Lịch sử lâu đ i của
trà Việt Nam Văn hóa, sản xuất và triển vọng phát triển." Independent Study
Project (ISP) Collection. Paper 1159. Cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn quan
trọng trong sự phát triển. Nếu chính sách quản lý đúng đắn thì tương lai của đất
nước là vô cùng tươi sáng.

iều này thể hiện ở các tầng lớp trung lưu phát triển và

mức sống tiếp tục tăng trong cả nước. Nông nghiệp sẽ đóng một vai trị quan trọng
trong sự phát triển trong tương lai khi gần 70% dân số tham gia trực tiếp vào công
việc nông nghiệp. Mỗi cây trồng được sản xuất và xuất khẩu tại Việt Nam sẽ đóng
một vai trị khác nhau và khơng thể tách rời trong sự phát triển cũng như sự thay đổi
nền nông nghiệp với việc gia tăng sự hiện diện toàn cầu của Việt Nam. Nghiên cứu
này xem xét cụ thể trong lĩnh vực sản xuất chè ở Việt Nam qua ống kính của phát
triển nông nghiệp. Chè không chỉ là sản phẩm xuất khẩu mạnh mẽ ở Việt Nam, nó
có mối quan hệ lịch sử và văn hóa. Bài viết này đi sâu vào xem xét kh a cạnh văn
hóa và tồn cầu hóa gặp nhau như thế nào, và tương lai gì cho chè ở Việt Nam.
Nghiên cứu cho rằng gần đây khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã mang lại vị trí tuyệt vời để gia tăng thương mại quốc tế với c c đối tác
mới, giữ tiềm năng lớn cho sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp chè. Tuy nhiên
khi ngành công nghiệp phát triển, những gì xảy ra với nền văn hóa truyền thống
cũng như ảnh hưởng quốc tế đóng một vai trị ngày càng tăng trong cuộc sống Việt.
Nghiên cứu này tìm cách trả lời 3 câu hỏi này cũng như cung cấp một cái nhìn tổng
thể về nơi mà các ngành cơng nghiệp chè đã đến từ đâu và tương lai có thể giữ. Các
yêu tố về năng lực cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu c c vấn đề liên quan

đến lịch sử, truyền thống và văn ho chè ở Việt Nam qua đó thể hiện cơng nghệ
trồng và chế biến theo c ch truyền thống và ý nghĩa của việc truyền tải thông điệp
về văn ho chè của Việt Nam ra thế giới c c lý luận mang t nh quản lý đối với
ngành công nghiệp này t được đề cập trong nghiên cứu này.

11


Nguyen Van Phu và Nguyen The To (2014), “Agricultural extension and
technical efficiency of tea production in northeastern Vietnam”. Bureau d'Economie
Théorique et Appliquée, UDS, Strasbourg. Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất
biến ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả kỹ thuật của sản xuất chè ở vùng

ông Bắc

Việt Nam. Nghiên cứu ước tính rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình của sản xuất chè
là rất thấp, chỉ khoảng 32%. Hiệu quả kỹ thuật có thể được cải thiện bằng việc có
một trung tâm huấn luyện về kỹ năng b n hàng trong khi nó có thể bị ảnh hưởng
xấu bởi tiếp cận thông tin về thị trường chè. Kết quả cho thấy rằng có một tiềm
năng lớn cho việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè bằng cách sử dụng
các yếu tố đầu vào và công nghệ có sẵn.

ối với mục đ ch nâng cao hiệu quả, cần

được thực hiện trên phần mở rộng nông nghiệp (giữ các hình thức hiện tại của đào
tạo về kỹ năng b n hàng, sửa chữa cung cấp thông tin về thị trường chè). Các nhà
sản xuất cũng được khuyến cáo phải cẩn thận hơn về việc áp dụng các giống chè
trồng của họ.
Ha Tuan Minh (2014), "Establishing a Transformative Learning Framework
for Promoting Organic Farming in Northern Vietnam: A Case Study on Organic

Tea Production in Thai Nguyen Province." Asian Journal of Business and
Management chỉ ra rằng chè là một trong những cây công nghiệp quan trọng cho
nông dân sản xuất nhỏ ở Thái Nguyên, một tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Các nhu
cầu ngày càng tăng đối với an toàn thực phẩm và môi trường bền vững đã dẫn đến
sự phát triển của nông nghiệp chè hữu cơ trong khu vực. Tuy nhiên, do một số thách
thức như nhận thức không phù hợp và tầm nhìn giữa người trồng chè, sản xuất quy
mô nhỏ, tài nguyên nghèo, hạn chế thông tin thị trường và các mối liên kết, và
chứng nhận của bên thứ ba đắt giá của các sản phẩm hữu cơ, ... chỉ là một vài nông
dân theo đuổi thực hành sản xuất hữu cơ. Bài viết này cung cấp một chiều sâu phân
tích bối cảnh sử dụng SWOT cơng cụ lập bản đồ và cơng thức hố một khn khổ
học tập chuyển hóa với các bước quy trình chi tiết để hướng dẫn cho các nhà phát
triển và các học viên để tạo điều kiện chuyển đổi thành công của suy nghĩ và hành
động như vậy, thích hợp cho người nông dân thường và/hoặc phi hữu cơ hướng
thực hành với mơi trường. Phản ánh quan trọng, tầm nhìn chung và tăng cường giao

12


tiếp giữa các bên liên quan là cần thiết. Tương tự như vậy, bài b o cũng nhấn mạnh
cách tiếp cận tồn diện và có sự tham gia trong việc tìm hiểu bối cảnh, x c định các
vấn đề thực tế, sự tham gia của các bên liên quan và tầm quan trọng của sự tham gia
thực sự và hợp tác nhiều bên liên quan cho kết quả bền vững. Bên cạnh đó, nâng
cao nhận thức và tạo điều kiện sẵn sàng cho sự thay đổi giữa người trồng chè
nonorganic không nên được tách ra từ các can thiệp khác của chính phủ và các bên
liên quan khác.
Mbui, Charles Kirimi (2016), “Effect of Strategic Management Practices on
Export Value. Addition in the Tea Subsector in Kenya”, đã nghiên cứu sự ảnh
hưởng của quản trị chiến lược đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu tại
Kenya. Nghiên cứu đã đo lường mối quan hệ giữa c c biến (ph t triển thị
trường/xúc tiến thương mại, thiết lập quan hệ đối t c bạn hàng, đa dạng hóa sản

phẩm, quản trị chi ph và cải tiến công nghệ) tới nâng cao GTGT cho hàng chè xuất
khẩu. C c sản phẩm có thương hiệu thì có gi trị cao hơn nhiều so với c c sản phẩm
chè dời và điều này tạo lợi nhuận cho c c doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho
nền kinh tế.

iều đó cũng góp phần làm hiện thực tầm nhìn của Kenya về nền kinh

tế tới năm 2030 rằng nâng cao GTGT thơng qua chế biến, đóng gói và gắn thương
hiệu cho c c sản phẩm nơng nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế, dự kiến đạt mức
10%/năm. Theo kết quả nghiên cứu thì tại Kenya, thì hiện nay c c doanh nghiệp
chú trọng vào xúc tiến thương mại nhiều nhất (90% người được hỏi trả lời có). Việc
càng chú trọng vào xúc tiến thương hiệu thì GTGT đạt được càng cao, đặc biệt là
quảng c o sản phẩm qua tivi và đài có ảnh hưởng lớn nhất trong c c hoạt động xúc
tiến thương mại. Việc thiết lập quan hệ đối t c của c c doanh nghiệp sản xuất, chế
biến và xuất khẩu chè c n thấp tại Kenya là thấy nhất, chiếm khoảng hơn 50%
người được hỏi trả lời có).
Nguyen Viet Khoi, Chu Huong Lan, To Linh Huong (2015), “Vietnam tea
industry an analysis from value chain approach”, đề tài nghiên cứu tại tỉnh Mộc
Châu và Sơn La với đối tượng là người nông dân trồng chè.

ề tài chỉ rõ sự yếu thế

của người trồng chè trong toàn chuỗi gi trị, đ i hỏi người trồng chè cải tiến phương
thức canh t c, nâng cao năng suất và chất lượng chè để có vị thế mặc cả cao hơn.

13


Khuyến kh ch c c công ty tư nhân, c c nhà khoa học hỗ trợ người trồng chè nâng cao
kỹ thuật, thúc đẩy tiếp cận thông tin nhằm tạo ra vị thế tốt hơn trong toàn bộ chuỗi.

1.2 Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành chè tại Việt Nam
Dự n nghiên cứu “ ác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành
hàng nơng nghiệp Việt Nam

úa gạo, cà ph , ch , đư ng” của Chương trình hỗ trợ

quốc tế, Bộ NN&PTNT (International Support Group - Ministry of Agriculture and
Rural Development - ISGMARD) đã sử dụng mơ hình cân bằng bộ phận nhằm đ nh
gi những t c động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) tới việc xuất
khẩu c c mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè và m a đường. B o c o đã chỉ ra
t c dụng của AFTA là giúp tăng xuất khẩu nông sản cả về số lượng và gi xuất
khẩu. Tuy nhiên, b o c o đã sử dụng c c số liệu điều tra nông hộ thuần túy với gi
lao động rẻ và điều đó khơng phản nh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành chè
của Việt Nam cũng như chưa đề cập đến chuỗi và biện ph p nâng cấp chuỗi ngành
hàng nơng sản nói chung, hàng chè nói riêng.
Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA (2005) “Khả năng cạnh tranh nông sản
Việt Nam trong hội nh p AF A” TOR số MISPA A/2003/06. B o c o đã nghiên
cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt
Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên thị trường nội địa trong bối
cảnh hội nhập AFTA.

ồng thời báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của việc Việt Nam

gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản trên đến năm 2004.
Mai Thị Thanh Xuân, Ngô

ăng Thành (2006), “Phát triển công nghiệp chế

biến nơng sản ở Việt Nam”, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.


nh gi thực trạng

công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, định hướng mục tiêu phát triển công
nghiệp chế biến nông sản đến năm 2010. C c giải ph p đề ra gồm có: quy hoạch
ph t triển, hiện đại hóa cơng nghệ, đổi mới cơ cấu đầu tư trong xây dựng c c cơ sở
công nghiệp chế biến đến việc tạo nguồn nguyên liệu chủ động và có chất lượng cao
đi đơi với tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung cơ
chế, ch nh s ch cùng với t ch cực nghiên cứu và dự b o thị trường, cung cấp thông
tin kịp thời và đầy đủ, tạo cơ hội và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho cả
người trồng và kinh doanh xuất khẩu .

14


Lê Thị Bình (2010), “Năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nh p kinh tế quốc tế”. Trường
học Kinh tế-

ại

ại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực

cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hố nơng sản
xuất khẩu của Việt nam trong bối cảnh hội nhập KTQT. Chỉ rõ những điểm mạnh,
điểm yếu và nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu của Việt nam so với các mặt hàng của c c đối thủ cạnh tranh.

ưa ra

các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt nam

trên thị trường quốc tế.
Phạm Thị Xuân Thọ (2014), "Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong th i kì hội
nh p: thực trạng và giải pháp phát triển." Tạp chí Khoa học. Trong quá trình hội
nhập nền kinh tế thế giới, nơng sản xuất khẩu của Việt Nam đã được đẩy mạnh với
tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng hiệu quả, tính cạnh tranh cịn thấp, thậm chí nhiều
mặt hàng chưa có thương hiệu, phải xuất khẩu thông qua một nước trung gian, gây
thiệt thịi về giá và uy tín. Bởi vậy, việc phân tích thuận lợi, khó khăn và đưa ra một
số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội và môi
trường cho nông sản xuất khẩu Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết.
Nguyễn Xuân Minh (2013), "Vư t qua rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt
Nam năm 2011-2012." Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Trong điều kiện hội nhập
kinh tế, c c quốc gia hay từng doanh nghiệp đều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu. Với
các quốc gia, đó là một trong những phương c ch để tham gia sâu vào phân công
lao động quốc tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ. Với các doanh
nghiệp, xuất khẩu giúp họ thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài, khai thác
tốt lợi thế so s nh và v ng đời sản phẩm để tăng doanh số. Dù tồn cầu hóa và tự do
hóa thương mại là khuynh hướng chủ đạo nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và
kinh tế trong nước trì trệ, các quốc gia luôn đưa ra nhiều rào cản thương mại đối với
hàng hóa nước ngồi. Bài viết này trình bày khái qu t về tình hình xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2010, một số rào cản phát sinh khi tiếp cận một số thị trường
xuất khẩu tiềm năng và một số giải ph p để đẩy mạnh xuất khẩu của VN trong các
năm 2011- 2012

15


×