Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat -1A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.12 MB, 181 trang )

-1A

– 2018


-1A


9.52.05.03

– 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tơi. Các số liệu trình bày trong luận án được phản ánh hồn toàn trung
thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa có ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào.
Hà Nội ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận án

Đinh Thị Thu Hiền


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Những điểm mới của luận án ..................................................................... 5
7. Luận điểm bảo vệ....................................................................................... 5
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................ 5
9. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án ................................................................. 6
10. Cấu trúc luận án ....................................................................................... 6
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 8
1.1 Tổng quan về tài nguyên nước mặt Việt Nam......................................... 8
1.2 Các nguyên nhân gây ơ nhiễm nước mặt............................................... 12
1.2.1 Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt ...................................................... 12
1.2.2 Ô nhiễm do nước thải cơng nghiệp ................................................. 13
1.2.3 Ơ nhiễm do nước thải y tế ............................................................... 15
1.2.4 Ơ nhiễm do nước thải nơng nghiệp, làng nghề ............................... 15
1.3 Các thông số chất lượng môi trường nước mặt ..................................... 16
1.4 Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thámgiám sát chất
lượng nước mặt ............................................................................................ 20



iii

1.4.1 Khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu chất
lượng nước mặt......................................................................................... 20
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 25
1.4.3 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 34
1.5 Đặc điểm dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSAT-1A .................................... 41
1.6 Kết luận chương 1.................................................................................. 44
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG QUY TRÌNH ............... 46
CƠNG NGHỆ GIÁM SÁT NƯỚC MẶT TỪ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH
VNREDSAT-1A............................................................................................. 46
2.1 Cơ sở khoa học phương pháp ứng dụng dữ liệu viễn thám trong đánh
giá chất lượng nước ..................................................................................... 46
2.1.1 Bức xạ trực tiếp đối tượng nước và tính chất quang học bất biến của nó 46
2.1.2 Bức xạ gián tiếp đối tượng nước quan trắc bằng dữ liệu viễn thám48
2.1.3 Phương pháp xác định hàm lượng thông số chất lượng nước từ dữ
liệu viễn thám ........................................................................................... 49
2.1.4 Cơ sở khoa học phân tích hồi quy ................................................... 51
2.2 Đặc trưng phổ phản xạ của nước ........................................................... 53
2.3 Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh VNREDSAT - 1A ............................... 59
2.3.1 Phương pháp hiệu chỉnh khí quyển ảnh vệ tinh VNREDSat - 1A.. 59
2.3.2 Phương pháp hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ...... 65
2.4 Phương pháp đo phổ hiện trường .......................................................... 73
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả xác định hàm lượng các
thông số chất lượng nước............................................................................. 75
2.6 Phương pháp lấy mẫu chất lượng nước ................................................. 79
2.7 Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ giám sát nước mặt từ dữ liệu
ảnh vệ tinh VNREDSAT-1A ....................................................................... 80
2.8 Kết luận chương 2.................................................................................. 84



iv

CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ
THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KHU VỰC HÀ NỘI TỪ DỮ
LIỆU ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1A ...................................................... 85
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu và dữ liệu sử dụng ................................ 85
3.1.1 Khu vực nghiên cứu ........................................................................ 85
3.1.2 Dữ liệu sử dụng ............................................................................... 89
3.1.2.1 Dữ liệu viễn thám ..................................................................... 89
3.1.2.2 Số liệu quan trắc ...................................................................... 93
3.1.2.3 Số liệu đo phổ hiện trường ...................................................... 100
3.2 Kết quả xử lý ảnh vệ tinh VNREDSAT-1A ........................................ 104
3.3 Xác định chất lượng nước mặt khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh
VNREDSAT-1A ........................................................................................ 108
3.3.1 Xây dựng hàm quan hệ giữa chất lượng nước và phổ phản xạ ảnh vệ
tinh VNREDSAT-1A ............................................................................. 108
3.3.1.1 Khu vực hồ, đầm ..................................................................... 108
3.3.1.2 Khu vực sông Hồng ................................................................ 124
3.3.2 Đánh giá độ chính xác kết quả hồi quy ......................................... 126
3.4 Đánh giá chất lượng nước mặt khu vực Hà Nội từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A .......................................................................................... 128
3.5 Kết luận chương 3................................................................................ 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 136
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ tiếng anh
Geographical

GIS

Information

System

Tên đầy đủ tiếng việt
Hệ thống thông tin địa lý
Chỉ số chất lượng nước

WQI

Water Quality Index

TSS

Total Suspended Sediment

BOD
COD

Biochemical Oxygen Demand


Nhu cầu oxy sinh hóa

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

Tổng hàm lượng chất lơ
lửng

Vietnam Natural Resources, Vệ tinh Việt Nam quan sát
VNREDSAT- Environment and Disaster tài nguyên thiên nhiên, môi
1A
monitoring Satellite-1A
trường và thiên tai
TM

Thematic Mapper

ETM+

Enhanced Thematic Mapper Pl

OLI

Operational Land Imager
Satellites Pour l'Observation de

SPOT

la Terre or Earth-observing

Satellites

Cảm biến tài nguyên mặt đất
đa phổ
Cảm biến tài nguyên mặt đất
đa phổ độ phân giải cao
Bộ chụp ảnh bề mặt trái đất
Vệ tinh quan sát trái đất của
Pháp

Moderate Resolution Imaging Bộ chụp ảnh phổ kế bức xạ
MODIS

Spectroradiometer

độ phân giải trung bình


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sơng chính ở Việt Nam .. 8
Bảng 1.2.Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng .................................... 11
Bảng 1.3. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các khu công nghiệp [5] ....................................................................... 14
Bảng 1.4. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt (theo QCVN 08MT:2015/BTNMT)[7]..................................................................................... 17
Bảng 1.5. Các bộ cảm viễn thám sử dụng phổ biến trong đánh giá chất lượng
nước [38] ......................................................................................................... 21
Bảng 1.6. Đặc điểm một số bộ cảm siêu phổ sử dụng trong đánh giá chất
lượng nước [38] ............................................................................................... 22

Bảng 1.7. Đặc điểm một số bộ cảm siêu cao tần sử dụng trong hải dương học
và đánh giá chất lượng nước [38] ................................................................... 24
Bảng 1.8. Tổng quan các thông số của vệ tinh VNREDSat-1A (nguồn VAST)
......................................................................................................................... 42
Bảng 1.9. Một số thông số ảnh vệ tinh VNREDSat-1A (nguồn VAST) ........ 43
Bảng 2.1. Độ thấu quang của nước phụ thuộc bước sóng [22]....................... 59
Bảng 2.2. Giá trị Gian và Bias đối với các kênh phổ ảnh VNREDSat-1A
(nguồn VAST) ................................................................................................. 64
Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng hiệu chỉnh hình học ảnh VNREDSat-1A ...... 73
Bảng 2.4. Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ một số chỉ tiêu chất
lượng nước ...................................................................................................... 77
Bảng 2.5. So sánh độ chính xác kết quả xây dựng hàm hồi quy giữa phổ phản
xạ xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 (trước và sau
hiệu chỉnh khí quyển) và hàm lượng các thông số chất lượng nước khu vực
Sông Hồng ....................................................................................................... 78
Bảng 2.6. So sánh độ chính xác kết quả xây dựng hàm hồi quy giữa phổ phản
xạ xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 (trước và sau
hiệu chỉnh khí quyển) và hàm lượng các thơng số chất lượng nước khu vực
Sông Hồng ....................................................................................................... 78


vii

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt sử dụng trong luận án ............... 80
Bảng 3.1. Một số hồ nội thành Hà Nội [13]................................................... 87
Bảng 3.2.Tọa độ các điểm lấy mẫu chất lượng nước đợt 1 ............................ 94
Bảng 3.3. Tọa độ các điểm lấy mẫu chất lượng nước đợt 2 ........................... 96
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu đợt 1 ..... 97
Bảng 3.5.Kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu đợt 2 ...... 98
Bảng 3.6. Chênh lệch giữa phổ phản xạ hiện trường và phổ phản xạ xác định

từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A (đợt 1 năm 2016).......................................... 101
Bảng 3.7. Chênh lệch giữa phổ phản xạ hiện trường và phổ phản xạ xác định
từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A (đợt 2 năm 2017).......................................... 103
Bảng 3.8. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh vệ
tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng độ đục ....................... 110
Bảng 3.9. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh vệ
tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng TSS ........................... 110
Bảng 3.10. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng COD ..................... 111
Bảng 3.11. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng BOD5.................... 111
Bảng 3.12. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng độ đục .................. 112
Bảng 3.13. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng TSS ...................... 112
Bảng 3.14. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng COD ..................... 113
Bảng 3.15. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại các kênh ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng BOD5.................... 113
Bảng 3.16. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 2 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 114


viii

Bảng 3.17. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 114
Bảng 3.18. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 4 ảnh

vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 115
Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 2 và 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 115
Bảng 3.20. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phản xạ phổ kênh 2 và 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 115
Bảng 3.21. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 3 và 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 116
Bảng 3.22. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 2 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 116
Bảng 3.23. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 117
Bảng 3.24. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1 và 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 117
Bảng 3.25. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 2 và 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 117
Bảng 3.26. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 2 và 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 118


ix


Bảng 3.27. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 3 và 4 ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất lượng nước .. 118
Bảng 3.28. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 119
Bảng 3.29. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 119
Bảng 3.30. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 3, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 120
Bảng 3.31. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 2, 3, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 120
Bảng 3.32. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 121
Bảng 3.33. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 121
Bảng 3.34. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 3, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 122
Bảng 3.35. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 2, 3, 4 ảnh
vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước .................................................................................................... 122
Bảng 3.36. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3, 4
ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước khu vực hồ, đầm ........................................................................ 123



x

Bảng 3.37. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3, 4
ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước khu vực hồ, đầm ........................................................................ 124
Bảng 3.38. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3, 4
ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước khu vực sông Hồng .................................................................... 125
Bảng 3.39. Kết quả xác định hàm hồi quy giữa phổ phản xạ kênh 1, 2, 3, 4
ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng các thông số chất
lượng nước khu vực sông Hồng .................................................................... 125
Bảng 3.40. Kết quả đánh giá độ chính xác đối với ảnh vệ tinh VNREDSat-1A
ngày 20/10/2016 ............................................................................................ 126
Bảng 3.41. Kết quả đánh giá độ chính xác đối với ảnh vệ tinh VNREDSat-1A
ngày 21/12/2017 ............................................................................................ 127


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.Bản đồ ranh giới các lưu vực sơng nước ta........................................ 9
Hình 1.2.Tỉ lệ phân bố tài nguyên nước mặt Việt Nam theo các lưu vực sông
......................................................................................................................... 10
Hình 1.3. Tỉ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ơ nhiễm trong nước thải
sinh hoạt [5]..................................................................................................... 13
Hình 1.4.Ô nhiễm nước mặt ở các hồ ở Hà Nội (nguồn: internet) ................. 13
Hình 1.5. Ơ nhiễm nước mặt ở làng nghề Sơn Đồng (Hồi Đức, Hà Nội)
(nguồn: Internet).............................................................................................. 16
Hình 1.6. Quan hệ giữa thông số độ đục và phổ phản xạ chiết xuất từ dữ liệu

viễn thám [61] ................................................................................................. 26
Hình 1.7. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng nước trong nghiên cứu của
Weipi He [70] .................................................................................................. 27
Hình 1.8. Kết quả xác định phân bố hàm lượng NO3-N và NH3-N từ dữ liệu
viễn thám [70] ................................................................................................. 28
Hình 1.9. Kết quả xác định hàm lượng chất lơ lửng (SPM) vùng Gironde (Pháp)
trên ảnh SPOT HRV (a, 14-06-1996) và Landsat ETM+ (b, 04-03-2000) [31] . 29
Hình 1.10.Phân bố hàm lượng SPM khu vực German Bight từ ảnh vệ tinh
SPOT ............................................................................................................... 29
Hình 1.11. Bản đồ phân bố độ đục của nước khu vực sông Gomti Lucknow từ
ảnh vệ tinh QuickBird [59] ............................................................................. 32
Hình 1.12. Phân bố hàm lượng tổng nitơ (TN) và tổng photpho (TP) khu vực
hồ Cihu từ ảnh vệ tinh Ikonos [45] ................................................................. 32
Hình 1.13. Kết quả xác định hàm lượng chất lơ lửng (SS) trong nước mặt hồ
Buyukcekmece (Thổ Nhĩ Kỳ) từ dữ liệu ảnh vệ tinh IKONOS [65] .............. 33
Hình 1.14. Bản đồ phân bố các trạm quan trắc chất lượng nước khu vực cửa
Quảng Ninh - Hải Phịng[8]. ........................................................................... 35
Hình 1.15. Bản đồ phân bố hàm lượng chất ô nhiễm BOD5 và COD khu vực
Quảng Ninh - Hải Phòng ................................................................................. 36


xii

Hình 1.16. Hàm hồi quy giữa giá trị hàm lượng chất lơ lửng và tỉ lệ ảnh
kênh4/kênh2 ảnh Landsat 7 ETM+ khu vực hồ Trị An [64] .......................... 37
Hình 1.17. Sơ đồ phân bố hàm lượng chlorophyll-a trong nước Hồ Tây tính
tốn từ ảnh Sentinel-2A chụp ngày 18/6/2016 [10] ........................................ 38
Hình 1.18. Bản đồ hiện trạng phân bố hàm lượng chất lơ lửng (SPM) khu vực
ven bờ sông Hồng (ngày 25/09/2014) từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A [19].... 40
Hình 1.19. Bản đồ phân bố hàm lượng Chl-a trung bình vùng biển Việt Nam

vào tháng 8 năm 2008 và 2011[19]................................................................. 41
Hình 1.20.Vệ tinh VNREDSat – 1A và một số thành phần chính (nguồn: STIVAST) ............................................................................................................. 41
Hình 1.21.Một số ảnh vệ tinh VNREDSat-1A: khu vưc Hà Nội (a),
Melbourne (Australia, b) (nguồn: VAST)....................................................... 44
Hình 2.1. Các thành phần của bức xạ Mặt Trời đi tới nguồn nước được bộ
cảm biến ghi nhận ........................................................................................... 46
Hình 2.2. Các thành phần bức xạ thu nhận từ đầu thu[48] ............................. 47
Hình 2.3. Mối quan hệ giữa hàm lượng chất lơ lửng và ảnh tỉ lệ giữa kênh
đỏ/kênh xanh lục ảnh SPOT (a) và Landsat (b) [31] ...................................... 50
Hình 2.4.Đặc trưng phổ phản xạ của nước và một số đối tượng khác (nguồn
Internet) ........................................................................................................... 54
Hình 2.5. Đối tượng nước tương phản rõ rệt với đất liền ở kênh cận hồng
ngoại ảnh vệ tinh VNREDSat-1Anăm 2016 khu vực Hà Nội ........................ 55
Hình 2.6. Tổ hợp màu RGB=MIR:NIR:RED ảnh Landsat 5 TM năm 2009
khu vực ven biển Cà Mau giúp thể hiện rõ đường bờ nước ........................... 55
Hình 2.7. Phổ phản xạ của nước trong và nước đục [43] ............................... 56
Hình 2.8. Chỉ số độ đục xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà
Nội năm 2016 .................................................................................................. 56
Hình 2.9. Phổ phản xạ của nước chứa hàm lượng chất lơ lửng khác nhau
(nguồn Internet) ............................................................................................... 57


xiii

Hình 2.10. Ảnh hưởng của hàm lượng chlorophyll-a đến phổ phản xạ của
nước [39] ......................................................................................................... 58
Hình 2.11. Chỉ số chất diệp lục xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu
vực Hà Nội năm 2016 [36].............................................................................. 58
Hình 2.12. Ví dụ về các ”đối tượng tối” trên ảnh vệ tinh Landsat (nguồn
gisapmaps.com) ............................................................................................... 61

Hình 2.13. Sơ đồ các bước thực hiện hiệu chỉnh khỉ quyển ảnh vệ tinh ........ 63
Hình 2.14. Đo giá trị bức xạ của khí quyển dựa trên đồ thị histogram của kênh
ảnh ................................................................................................................... 65
Hình 2.15. So sánh phổ phản xạ của nước trước và sau khi hiệu chỉnh khí
quyển (nguồn gisapmaps.com)........................................................................ 65
Hình 2.16. Hệ tọa độ ảnh và các điểm khống chế [77] ................................... 66
Hình 2.17. Ảnh hưởng độ chênh cao địa hình và góc nghiêng trục quang..... 68
Hình 2.18. Sơ đồ các bước hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh VNREDSat-1A 70
Hình 2.19. Máy đo phổ hiện trường GER 1500 .............................................. 74
Hình 2.20. Sơ đồ quy trình giám sát và đánh giá chất lượng nước mặt từ dữ
liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A ...................................................................... 81
Hình 3.1.Phân tích mạng lưới sông hồ và các dự kiến mở rộng mặt nước, tạo
hồ trữ nước ngọt (theo Báo cáo quy hoạch chung thủ đơ lần 3) ..................... 86
Hình 3.2. Dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội ngày
20/10/2016 ở tổ hợp màu tự nhiên .................................................................. 90
Hình 3.3. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội ngày 20/10/2016, kênh
1 ....................................................................................................................... 90
Hình 3.4. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội ngày 20/10/2016, kênh
2 ....................................................................................................................... 91
Hình 3.5. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội ngày 20/10/2016, kênh
3 ....................................................................................................................... 91
Hình 3.6. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội ngày 20/10/2016, kênh
4 ....................................................................................................................... 91


xiv

Hình 3.7. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội, ngày 21/12/2017, tổ
hợp màu tự nhiên ............................................................................................. 92
Hình 3.8. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội, ngày 21/12/2017,

kênh 1 .............................................................................................................. 92
Hình 3.9. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội, ngày 21/12/2017,
kênh 2 .............................................................................................................. 92
Hình 3.10. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội, ngày 21/12/2017,
kênh 3 .............................................................................................................. 93
Hình 3.11. Ảnh vệ tinh VNREDSat-1A khu vực Hà Nội, ngày 21/12/2017,
kênh 4 .............................................................................................................. 93
Hình 3.12. Sơ đồ các điểm lấy mẫu chất lượng nước trong đợt quan trắc 1 .. 95
Hình 3.13. Sơ đồ các điểm lấy mẫu chất lượng nước trong đợt quan trắc 2 .. 95
Hình 3.14. Kết quả chồng ghép ảnh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 khu vực
Hà Nội trước và sau khi hiệu chỉnh hình học................................................ 105
Hình 3.15. Ảnh phản xạ đỉnh khí quyển (TOA, a) và phản xạ bề mặt (b) xác
định từ ảnh VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 .............................................. 105
Hình 3.16. Ảnh phản xạ đỉnh khí quyển (TOA, a) và phản xạ bề mặt (b) xác
định từ ảnh VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 .............................................. 106
Hình 3.17. Sự khác nhau giữa phổ phản xạ của thực vật trên ảnh VNREDSat1A sau khi hiệu chỉnh khí quyển ................................................................... 106
Hình 3.18. Sự khác nhau giữa phổ phản xạ của nước trên ảnh VNREDSat-1A
sau khi hiệu chỉnh khí quyển ......................................................................... 107
Hình 3.19. Sự khác nhau giữa phổ phản xạ của đất trên ảnh VNREDSat-1A
trước và sau khi hiệu chỉnh khí quyển .......................................................... 107
Hình 3.20. Ví dụ các hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại kênh 1 ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A ngày 20/10/2016 và hàm lượng độ đục khu vực hồ, đầm... 110
Hình 3.21. Ví dụ các hàm hồi quy giữa phổ phản xạ tại kênh 1 ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A ngày 21/12/2017 và hàm lượng TSS khu vực hồ, đầm ...... 112


xv

Hình 3.22. Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng độ đục từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 20/10/2016 khu vực hồ, đầm (Hà Nội) ............. 129

Hình 3.23. Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng TSS từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 20/10/2016 khu vực hồ, đầm (Hà Nội) ............. 130
Hình 3.24 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng độ đục từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 20/10/2016 khu vực sơng Hồng (Hà Nội) ......... 131
Hình 3.25 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng TSS từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 20/10/2016 khu vực sông Hồng (Hà Nội) ......... 131
Hình 3.26 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng độ đục từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 21/12/2017 khu vực hồ, đầm (Hà Nội) ............. 132
Hình 3.27 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng TSS từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 21/12/2017 khu vực hồ, đầm (Hà Nội) ............. 133
Hình 3.28 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng độ đục từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 21/12/2017 khu vực sơng Hồng (Hà Nội) ......... 134
Hình 3.29 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng TSS từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A chụp ngày 21/12/2017 khu vực sông Hồng (Hà Nội) ......... 135


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước nói chung và nước mặt nói riêng là yếu tố khơng thể thiếu trong
tồn bộ sự sống và các q trình xảy ra trên Trái Đất. Nước là môi trường cho
các phản ứng chuyển dịch nhiều loại vật chất, góp phần điều tiết và điều hịa
khí hậu. Nước cịn có vai trị quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời
sống văn hóa tinh thần của lồi người [18].
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế
- xã hội, những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động này đến nguồn nước
khiến tình trạng ô nhiễm nước mặt diễn ra nghiêm trọng.Quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến
sông, hồ trong các khu vực đơ thị dần bị thu hẹp, thậm chí có nơi cịn bị lấp

hồn tồn để lấy đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư. Bên cạnh
đó, việc phát triển các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp cũng là một nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt ở nhiều thành phố.
Nguồn nước mặt ở nhiều địa phương bị ô nhiễm nặng bởi nước thải và chất
thải rắn. Nhiều kết quả quan trắc cho thấy, nước mặt ở các khu vực đô thị ở
nước ta bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ, phenon, kim loại nặng, chất hữu cơ...Hầu
hết nước mặt trong các thành phố lớn đều bị ô nhiễm, đặc biệt các sông, hồ
trở thành nơi chứa đựng rác thải, nước thải từ các hoạt động của con người.
Theo báo cáo của Bộ Tài ngun và Mơi trường năm 2012, ngun nhân
chính gây ra ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam là từ các nguồn nước thải sinh
hoạt, nước thải y tế, nước thải cơng nghiệp và nước thải nơng nghiệp. Ơ
nhiễm môi trường nước mặt đã gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh
thái, môi trường sống và sức khỏe của người dân. Ô nhiễm nước là nguyên
nhân quan trọng gây ra nhiều bệnh về da, mắt, gan, đường ruột...cũng như làm
suy giảm tính đa dạng sinh học trong các thủy vực [5].


2

Các phương pháp nghiên cứu truyền thống sử dụng kết quả phân tích
các mẫu nước thử nghiệm chỉ đánh giá được chất lượng nước một cách cục bộ
xung quan điểm đo. Hơn nữa, cũng không thể lấy quá nhiều mẫu thử nghiệm
hay thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước dày đặc do tốn kém về thời
gian và chi phí. Những hạn chế này đã được khắc phục khi sử dụng tư liệu
viễn thám, với ưu điểm diện tích phủ trùm rộng, tiết kiệm thời gian, dải phổ
và số lượng kênh phổ đa dạng, chi phí thấp...
Cho đến nay, công nghệ viễn thám được sử dụng rộng rãi trên thế giới
cũng như ở Việt Nam để ước lượng và theo dõi các thông số chất lượng nước
mặt ở các vùng ven biển, cửa sông và hồ. Các nghiên cứu này cho thấy có sự
liên quan chặt chẽ giữa giá trị các thông số chất lượng nước như tổng chất rắn

lơ lửng (TSS), chất diệp lục (Chlorophyll), chất hữu cơ hòa tan, nhu cầu oxy
sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD).... Nhiều thuật tốn, mơ hình
được phát triển dựa trên dữ liệu ảnh viễn thám và dữ liệu đo thực địa giúp xác
định các thành phần trong nước. Sự phát triển các thuật toán này bản chất là
thiết lập hàm quan hệ giữa giá trị phản xạ phổ của ảnh vệ tinh và các giá trị
thu nhận được trong các phép đo thực địa trên cơ sở sự phụ thuộc khả năng
phản xạ phổ của nước với thành phần các chất có trong nước.
Tháng 5 năm 2013, vệ tinh viễn thám đầu tiên của nước ta mang tên
VNREDSat-1A đã được phóng thành cơng lên quỹ đạo. Hiện nay,
VNREDSat-1A đã hoạt động ổn định và cung cấp nguồn dữ liệu ảnh viễn
thám phong phú phục vụ nghiên cứu, giám sát tài ngun, mơi trường và đảm
bảo quốc phịng, an ninh cũng như chứng minh tính đúng đắn trong việc chú
trọng đầu tư cho công nghệ viễn thám của Việt Nam. Dữ liệu ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A đã được sử dụng trong thành lập bản đồ lớp phủ, giám sát
biến động khu vực lục địa, hải đảo và xuyên biên giới, đảm bảo mục đích
quốc phịng – an ninh… Mặc dù vậy, cho đến nay mới chỉ có Cục viễn thám


3

quốc gia thực hiện dự án sản xuất bằng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A,
dự án đã thông qua nhiều lần hội thảo khoa học, bảo vệ sản phẩm niên độ qua
các thời kỳ trong đánh giá và giám sát chất lượng nước mặt. Các nghiên cứu
ứng dụng tư liệu viễn thám đánh giá chất lượng môi trường nước mặt chủ yếu
sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh quang học độ phân giải trung bình như Landsat,
SPOT,…hoặc độ phân giải thấp (MODIS). Với những lý do trên, đề tài
“Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ giám sát mơi trường nước mặt
khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A” được lựa chọn xuất
phát từ nhu cầu thực tế, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những kết quả đạt
được trong đề tài cũng góp phần chứng minh tính đúng đắn trong việc đưa vệ

tinh viễn thám đầu tiên của nước ta (vệ tinh VNREDSat-1A) vào hoạt động
phục vụ công tác nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, giám sát mơi trường và
đảm bảo mục đích quốc phịng - an ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xây dựng được quy trình giám
sát chất lượng nước mặt một số sông, hồ khu vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ
tinh VNREDSat - 1A.
3. Nội dung nghiên cứu
• Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: tài nguyên nước mặt, các nguyên
nhân gây ô nhiễm mơi trường nước mặt, tình hình nghiên cứu trong và
ngồi nước liên quan đến ứng dụng dữ liệu viễn thám đánh giá chất
lượng nước mặt;
• Cơ sở khoa học của phương pháp ứng dụng dữ liệu viễn thám trong
giám sát và đánh giá chất lượng nước mặt;
• Đặc trưng phổ phản xạ của nước từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A;
• Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá, giám sát chất lượng nước mặt
từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A;


4

• Thu thập, phân tích một số mẫu chất lượng nước mặt ở một số sơng, hồ
khu vực Hà Nội;
• Xây dựng hàm quan hệ giữa giá trị các thông số chất lượng nước mặt
và giá trị phổ phản xạ xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A;
• Thành lập bản đồ phân bố các thông số chất lượng nước mặt ở một số
sông, hồ, đầm khu vực Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận án là chất
lượng nước mặt ở một số sông, hồ, đầm khu vực Hà Nội.

• Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khơng gian: Giới hạn trong một số sông, hồ khu vực Hà Nội.
+ Phạm vi thời gian: trong nghiên cứu sử dụng 02 cảnh ảnh VNREDSat1A, chụp ngày 20 tháng 10 năm 2016 và ngày 21 tháng 12 năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp, phân tích và đánh giá
các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ứng dụng viễn thám đánh
giá chất lượng nước mặt; phân tích mẫu chất lượng mước mặt của một số
sông, hồ khu vực Hà Nội.
Phương pháp viễn thám: Xử lý ảnh vệ tinh VNREDSat-1A nhằm xác
định phổ phản xạ bề mặt phục vụ đánh giá và giám sát chất lượng nước mặt
khu vực Hà Nội;
Phương pháp GIS: sử dụng phân tích, thống kê khơng gian nhằm
thành lập bản đồ chất lượng nước mặt ở một số sông, hồ khu vực Hà Nội;
Phương pháp hồi quy: sử dụng trong xây dựng hàm quan hệ giữa giá
trị các thông số chất lượng nước (xác định bằng lấy mẫu thực địa) và giá trị
phổ phản xạ từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A.


5

6. Những điểm mới của luận án
• Xây dựng được quy trình cơng nghệ, giám sát mơi trường nước mặt
thơng qua các thông số chất lượng nước mặt từ dữ liệu ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A.
• Xây dựng được hàm quan hệ giữa hàm lượng các thông số chất lượng
nước xác định từ các mẫu thực địa và giá trị phổ phản xạ từ ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A sau khi đã hiệu chỉnh khí quyển.
7. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Có mối quan hệ chặt chẽ giữa phổ phản xạ của nước mặt
được xác định từ ảnh vệ tinh VNREDSat-1A sau khi hiệu chỉnh khí quyển với

hàm lượng các thơng số chất lượng nước mặt khu vực Hà Nội.
Luận điểm 2: Quy trình cơng nghệ giám sát nước mặt được đề xuất
góp phần nâng cao hiệu quả và độ chính xác xác định hàm lượng các thông số
chất lượng nước mặt từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a) Ý nghĩa khoa học:
• Kết quả nghiên cứu đã minh chứng tính hiệu quả và độ tin cậy của công
nghệ viễn thám trong đánh giá và giám sát chất lượng nước mặt so với
các phương pháp nghiên cứu truyền thống.
• Góp phần minh chứng tính hiệu quả của dữ liệu ảnh vệ tinh quang học
VNREDSat-1A trong xác định phân bố hàm lượng các thông số chất
lượng nước mặt, phục vụ công tác giám sát, đánh giá và thành lập bản
đồ chất lượng nước mặt.
b) Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần cung cấp thơng tin để các nhà quản lý đưa ra
các biện pháp trong giám sát và ứng phó với ơ nhiễm mơi trường nước mặt ở
khu vực Hà Nội. Bên cạnh đó, kết quả nhận được trong đề tài cũng có thể sử
dụng, tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các trường
đại học, viện nghiên cứu.


6

9. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án
Dữ liệu sử dụng trong luận án bao gồm dữ liệu viễn thám (ảnh vệ tinh
VNREDSat-1A khu vực Hà Nội), các bản đồ chuyên đề và số liệu quan trắc,
phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm lấy mẫu.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm: phần mở đầu, kết luận- kiến nghị và tài liệu tham khảo,
luận án được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi
trường nước mặt từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A
Chương 3. Thực nghiệmxác định hàm lượng chất lượng nước mặt khu
vực Hà Nội từ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1A.


7

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến hai thầy hướng
dẫn khoa học là PGS.TS Trần Xuân Trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
và TS. Lê Quốc Hưng, Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Các thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên trong suốt q
trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận án này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Bộ môn Đo
ảnh và Viễn thám, Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai; Phòng Đào tạo
Sau đại học; Ban lãnh đạo Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Viện KHCN cơ
khí, Tự động hóa và Mơi trường, Trường Đại học Điện Lực đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận án cũng như các đóng góp q
báu về luận án.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu của Cục viễn
thám, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi làm thực nghiệm của luận án.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bố, mẹ,
chồng, con, anh, chị, em và các bạn đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi về vật chất và tinh thần trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án.


8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tài nguyên nước mặt Việt Nam
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước mặt tồn tại dưới
dạng nước trong sông, hồ, nước trong vùng đất ngập nước hay băng, tuyết...Nước
mặt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia và là yếu tố khơng thể
thiếu trong tồn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái Đất [4].
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung
bình hàng năm tương đối lớn (1.940 mm/năm), tuy nhiên do địa hình đồi núi
nên trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam khơng đồng đều [4].
Việt Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên, trong
đó có 109 sơng chính. Cả nước có 16 lưu vực sơng với diện tích lưu vực lớn
hơn 2.500 km2, trong đó 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng
diện tích các lưu vực sơng trên cả nước lên đến 1.167.000 km2, trong đó phần
lưu vực nằm ngồi diện tích lãnh thổ chiếm đến 72% [4].
Bảng 1.1.Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sơng chính ở Việt Nam
TT

Hệ thống
sơng

Diện tích lưu vực (km2)
Ngồi
nước

Trong
nước

Tổng

Tổng lượng dịng chảy năm

(tỷ m3)
Ngồi
Trong
Tổng
nước
nước

Bằng Giang 1.980
11.280 13.260
1,7
7,7
9,4
Kỳ Cùng
Hồng - Thái
2
86.660 82.340 169.000
51,8
83,2
135
Bình
3

10.680 17.720 28.400
3,9
14,1
18
4
Cả
9.470
17.730 27.200

4
19,5
23,5
5
Thu Bồn
10.350 10.350
20,1
20,1
6
Ba
13.900 13.900
9,5
9,5
7
Sê San
11.620
12,9
8
Srê Pôk
18.265
13,5
9
Đồng Nai
6.700
33.300 40.000
3,5
33,5
37
19
Mê Kông

756.000 39.000 795.000
400
75
475
Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003;
Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý, khai thác, sử
dụng nước, Bộ TN&MT, 2009.
1


×