Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

luận văn thạc sĩ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc chứt và dân tộc vân kiều tại 3 xã miền núi huyện bố trạch tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.93 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

LÊ THỊ THU HÀ

SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT
VÀ DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI 3 XÃ MIỀN NÚI

HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

QUẢNG BÌNH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

LÊ THỊ THU HÀ - C01061

SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT
VÀ DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI 3 XÃ MIỀN NÚI


HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã ngành: 8.72.07.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-TS. PHẠM DUY TƯỜNG

QUẢNG BÌNH – 2019

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Đại học Thăng
Long Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc của nhà trường và các Giáo sư, Tiến
sĩ cùng tồn thể các Thầy cơ giáo đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Phạm
Duy Tường, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bố Trach,Uỷ
ban nhân dân và cán bộ các trạm y tế xã Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch
nơi trực tiếp lấy số liệu nghiên cứu, gia đình, bạn bè đồng nghiệp,những người
thân trong gia đình, đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên cho tơi trong
q trình hồn thiện nghiên cứu khoa học này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Bình, ngày 9 tháng 11 năm
2019

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ nghiên cứu “ Suy dinh dưỡng và một
số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều
tại Huyện Bố Trạch, Quảng Bình năm 2019” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Những số liệu trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết
quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
từ trước đến nay.
Quảng Bình, ngày 9 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hà

Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN...............................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DINH DƯỠNG...............................................3
1.1.1. Định nghĩa dinh dưỡng........................................................................3
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng.........................................................................3
1.1.3. Suy dinh dưỡng................................................................................... 3
1.1.3.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng...................................................... 3
1.1.3.2. Phân loại suy dinh dưỡng.............................................................4
1.2. VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGHIÊN CỨU SUY DINH DƯỠNG................8

1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH
DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI..................................................................9
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM
DƯỚI 5 TUỔI.................................................................................................12
1.5. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI:.................13
1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới...............13
1.5.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam................................. 15
1.5.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Quảng Bình.............................18
1.6. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................. 20
1.6.1. Một số đặc điểm của huyện Bố Trạch-Quảng Bình..........................20
1.6.2 Một số đặc điểm của 3 xã nghiên cứu: - Vị trí địa lý:........................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................23
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:.....................................................................23
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................... 23
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................23
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................23
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:.......................................................................... 23
2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu............................................................................ 24


2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
25
2.5.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu..........................................................25
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu.......................................27
2.5.3. Công cụ và phương pháp thu nhập số liệu:....................................... 27
2.5.3.1. Thu thập số liệu định lượng( Phụ lục 2, phụ lục 5)....................27
2.5.3.2. Thu thập số liệu định tính( Phụ lục 1)........................................29
2.5.4. Phân tích và xử lý số liệu:.................................................................30
2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC................................................. 30

2.6.1. Sai số:................................................................................................30
2.6.2. Biện pháp khăc phục:........................................................................ 30
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU......................................................................31
2.8. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................32
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU..................32
3.2. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TRONG NGHIÊN
CỨU................................................................................................................ 34
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SDD CỦA TRẺ................................38
3.3.1. Các yếu tố liên quan từ phía trẻ.........................................................38
3.3.2. Các yếu tố liên quan về phía người ni dưỡng................................39
3.3.2.1. Trình độ học vấn của mẹ............................................................ 39
3.3.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ.............................................................. 39
3.3.2.3. Kinh tế gia đình của bà mẹ.........................................................40
3.3.2.4. Tuổi của bà mẹ........................................................................... 40
3.3.2.5 . Tổng số lần sinh........................................................................ 40
3.3.2.6. Khoảng cách giữa các lần sinh...................................................41
3.3.2.7 . Tổng số con hiện có trong gia đình........................................... 41
3.3.2.8 . Thứ tự của trẻ............................................................................ 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................................44

Thang Long University Library


4.1. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI
DÂN TỘC CHỨT, DÂN TỘC VÂN KIỀU....................................................44
4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng chung:.................................................... 44
4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo xã (Vị trí địa lý)......................................45
4.1.3. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng theo dân tộc................................................... 46
4.1.4. Suy dinh dưỡng theo giới:.................................................................47

4.1.5. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:............................................... 48
4.1.6.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi:................................................50
4.1.7.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm:...............................................52
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ.....54
4.2.1.Các yếu tố từ phía trẻ......................................................................... 54
4.2.2. Các yếu tố từ phía người nuôi dưỡng................................................58
4.2.2.1. Yếu tố liên quan đến bà mẹ........................................................58
4.2.2.2. Mối liên quan các yếu tố của bà mẹ đến SDD...........................60
4.2.3. Liên quan giữa kiến thức, thực hành của mẹ về nơi dưỡng và chăm
sóc trẻ với SDD của trẻ............................................................................... 61
KẾT LUẬN........................................................................................................ 64
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................
PHỤ LỤC ..............................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi............................12
Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi 13
Bảng 1.3. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển.....15
Bảng 1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm
2007 – 2017,........................................................................................................16
Bảng 1.5. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi

ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền

Trung năm 2017[37]........................................................................................... 17
Bảng 1.6. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Quảng Bình.....................................18
Bảng 1.7. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Bố Trạch- Quảng Bình...................20
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu..............................................................25

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng bà mẹ trong nghiên cứu (n= 375).....32
Bảng 3.2. Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi trong nghiên cứu (n= 375)...............33
Bảng 3.3. Giới tính của trẻ..................................................................................33
Bảng 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo các thể.............................. 34
Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng của trẻ theo xã..........................................................34
Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng của Trẻ em theo dân tộc........................................... 35
Bảng 3.7. Suy dinh dưỡng của trẻ em theo giới..................................................35
Bảng 3.8. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân( CN/T)...................................................36
Bảng 3.9. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (CC/T).................................................. 37
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa bệnh tật của trẻ với SDD...................................38
Bảng 3.11.Liên quan giữa trình độ của mẹ với SDD của trẻ.............................. 39
Bảng 3.12. Liên quan giữa Nghề nghiệp của mẹ với SDD của trẻ..................... 39
Bảng 3.13.Liên quan giữa kinh tế của mẹ với SDD của trẻ................................40
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi của mẹ với SDD của trẻ................................... 40
Bảng 3.15. Liên quan giữa tổng số lần sinh của mẹ với SDD của trẻ................40
Bảng 3.16. Liên quan giữa khoảng cách các lần sinh của mẹ với SDD của trẻ..41
Bảng 3.17. Liên quan giữa tổng số con hiện có với SDD của trẻ.......................41
Bảng 3.18. Liên quan giữa thứ tự của trẻ với SDD của trẻ.................................42

Thang Long University Library


Bảng 3.19. Liên quan giữa kiến thức và thực hành của mẹ về ni dưỡng và
chăm sóc trẻ với SDD của trẻ............................................................................. 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm
2008 – 2017,........................................................................................................17
Biểu đồ 3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi(n=375).....................36

Biểu đồ 3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp cịi theo nhóm tuổi(n=375).....................37
Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa địa bàn cư trú của trẻ với SDD của trẻ:.................43

Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh duỡng ở trẻ em đang là một vấn đề quan trọng trong sức khoẻ
cộng đồng, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong đó bao gồm các nước
Đông Nam châu Á và châu Phi [32] [42].
Suy dinh dưỡng thường xảy ra sớm ở trẻ em 6 tháng đến 2 tuổi và liên
quan đến ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm, chế độ ăn nghèo protein, thường xuyên
mắc các bệnh nhiễm trùng [39], [41].
Mức độ và phân bố của suy dinh duỡng và thiếu vi chất ở trong một quần
thể phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng kinh tế, chính trị, trình độ học vấn,
điều kiện vệ sinh, điều kiện thời tiết và mùa, sản xuất thực phẩm, phong tục văn
hố, tín ngưỡng về thực phẩm, thói quen ni con bằng sữa mẹ, tỷ lệ mắc các
bệnh nhiễm trùng, sự tồn tại và hiệu quả của các chương trình dinh dưỡng, sự
sẵn có và chất lượng của các dịch vụ sức khoẻ [43], [44].
Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm ảnh hưởng đến
sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh
dưỡng họp tại Roma tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tun bố quyết
tâm thanh tốn nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh duỡng . Nhận thức được
tầm quan trọng của việc nâng cao sức khoẻ của trẻ em, giảm tỷ lệ bệnh tật tử
vong; hướng tới mục tiêu lâu dài là cải thiện chất lượng cuộc sống, các chương
trình chiến lược về sức khoẻ trẻ em trên thế giới đã đặt vấn đề ưu tiên phát hiện
và can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong trong

việc giảm suy dinh dưỡng và các thể thiếu dinh dưỡng khác như thiếu vi chất
dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh duỡng nhẹ cân đã giảm nhanh từ 33.8% (năm
2000) xuống còn 14.1% (năm 2015) nhưng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế
giới tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao về suy dinh dưỡng
thấp còi.
Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2018, Quảng Bình có
tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi 19.8% chiều cao/tuổi 30.8% và cân


2
nặng/chiều cao là 6,5% [8] là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất miền Trung.
Đã có những đề tài nhiên cứu tình hình dinh dưỡng ở Quảng Bình, tuy nhiên
chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng cho huyện Bố Trạch,
đặc biệt là dân tộc Chứt (Arem), Vân Kiều (Makoong) thuộc 3 xã Sơn Trạch,
Tân trạch và Thượng Trạch Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Huyện Bố Trạch có 3 xã miền núi, dân tộc Chứt (Arem), Vân Kiều
(Makoong) sinh sống ở đây và chiếm 98% dân số của 2 xã. Địa bàn phức tạp,
khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong những
năm qua cơng tác phịng chống suy dinh duỡng trẻ em của huyện đã được chú
trọng và đạt những kết quả đáng kể, năm 2018 là 11,0% giảm 37.8 % so với năm
2012( 17.7%). Nhưng tỷ lệ suy dinh duỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 03 xã Sơn
Trạch, Tân Trạch và Thượng Trạch cao nhất toàn huyện. Để tìm hiểu thực trạng
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chức và dân tộc Vân kiều tại
03 xã trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người
dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi huyện Bố Trạch - tỉnh
Quảng Bình năm 2019.
Mục tiêu:
1.


Mơ tả thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi người dân

tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi Sơn Trạch, Tân Trạch và
Thượng Trạch huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019.
2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em

dưới 5 tuổi tại 3 xã nghiên cứu.

Thang Long University Library


3

CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DINH DƯỠNG
1.1.1. Định nghĩa dinh dưỡng
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành
phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để
đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã
hội 4 , 15 .
1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và
hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như:
Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi
trường, công tác chăm sóc trẻ em, cơng việc lao động của bà mẹ...
Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn, ăn vào và
tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt (thiếu hoặc

thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
1.1.3. Suy dinh dưỡng
1.1.3.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là trình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường
của cơ thể không đáp ứng được, hậu quả là thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng trẻ em gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng là một rối loạn dinh
dưỡng thường gặp ở trẻ em do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, chứ không phải
thiếu protetin - năng lượng đơn thuần [31], [34].
Suy dinh dưỡng là biểu hiện của sự chậm lớn, chậm tăng trưởng chủ yếu
là yếu tố nuôi dưỡng, bệnh tật hơn là nguyên nhân do di truyền, trẻ em dưới 5
tuổi nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, mọi trẻ em có thể phát triển như nhau.
Suy dinh dưỡng thứ phát nếu thực phẩm cung cấp đủ về số lượng chất
lượng nhưng do trẻ không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng chuyển hoá bất


4
thường, do sai lạc chuyển hoá hoặc sự bất thường khiến cho nhu cầu bên trong
cơ thể bị thiếu hụt [31].
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ
khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần
và vận động của trẻ 2 , 32 .
1.1.3.2. Phân loại suy dinh dưỡng
Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện
các thể, các hình thái khác nhau.
-

Phân loại theo lâm sàng
+ Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng.
Thiếu protein, năng lượng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế


độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các
bệnh nhiễm khuẩn.
Về hình thái: Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất. Đó
là hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein hoặc do cai sữa quá
sớm hoặc do trẻ ăn bổ sung không hợp lý.
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là
do chế độ ăn quá nghèo protin nhưng tạm đủ các chất gluxit.
Ngồi ra có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor khi trẻ có biểu
hiện gầy đét nhưng có phù.
+ Thiếu vi chất dinh dưỡng:
Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ
cộng đồng trong thập kỷ này, đựơc gọi là “ nạn đói tiềm ẩn” vì khác với nạn đói
thơng thường. Thiếu vi chất dinh dưỡng khơng gây nên cảm giác đói khát,
nhưng hậu quả của nó vơ cùng lớn lao đối với sức khoẻ. Vì vậy, phòng chống
thiếu vi chất dinh dưỡng còn mang một ý nghĩa lớn cả về sản xuất, năng lực học
hành, là một chiến lược vì sức khoẻ và phát triển 32 , 35 . Các nghiên cứu gần

Thang Long University Library


5
đây về ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi,
đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu iốt.
Thiếu vitamin A là một trong những bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất ở
trẻ em vì nó gây ra những tổn thương ở mắt mà hậu quả có thể dẫn tới mù, đồng
thời thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong.
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng
Hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu vì bất cứ lý do gì. Thiếu máu là

một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng phổ biến nhất ở các
nước đang phát triển. Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất là phụ nữ
có thai và trẻ em. Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng,
giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, ngày nay người ta đã biết cơ thể của trẻ em và người lớn của
nhiều nước trên thế giới bị thiếu iốt, kẽm có thể coi là vấn đề sức khỏe cộng
đồng quan trọng, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thai nghén, cân nặng sơ sinh
giảm, làm cơ thể trẻ kém phát triển, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dễ gây
các bệnh nhiễm khuẩn.
Có thể nói SDD bao gồm nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, nhưng tình
trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng là thường gặp nhất. Do đó,
nghiên cứu của chúng tơi sẽ tập trung vào tình trạng suy dinh dưỡng ở dạng này.
-

Phân loại trên cộng đồng
Trên cộng đồng, suy dinh dưỡng thể vừa và nhẹ thường gặp và có ý nghĩa

sức khoẻ quan trọng nhất, vì ngay cả suy dinh dưỡng nhẹ cũng là tăng gấp đôi
nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Người ta nhận thấy, hậu quả do suy dinh
dưỡng lúc nhỏ còn ảnh hưởng lâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực cũng
như một số bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành.
Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, chủ yếu người ta dựa vào các chỉ
số nhân trắc (cân nặng theo tuổi = CN/T, chiều cao theo tuổi = CC/T, cân nặng
theo chiều cao = CN/CC).


6
-

Một số cách phân loại trước đây


Cách phân loại của Gomez: Năm 1956, một bác sỹ người Mexico tên là
Gomez đã đề ra cách phân loại như sau: Quy cân nặng của đối tượng theo phần
trăm so với cân nặng được coi là chuẩn của quần thể tham khảo Harvard. Theo
đó suy dinh dưỡng độ I tương ứng với 75 - 90% của cân nặng chuẩn, SDD độ II
tương ứng 60-75% cân nặng, SDD độ III khi dưới 60% cân nặng chuẩn. Trong
một thời gian dài, cách phân loại Gomez đã được sử dụng như là cách phân loại
suy dinh dưỡng duy nhất trên cộng đồng. Năm 1966 Jelliffe đã đưa ra cách phân
loại suy dinh dưỡng và cũng dựa vào quần thể tham khảo Harvard. Năm 1977
Waterlow và cộng sự đã đề nghị sử dụng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi để đánh giá
suy dinh dưỡng.
-

Cách phân loại của Tổ chức y tế thế giới 4 , 39
Các cách phân loại của Gomez và Jelliffe ở trên khá đơn giản và dễ

hiểu. Tuy nhiên, các ngưỡng phần trăm đề ra, chưa tính đến các phân phối bình
thường (đơi khi còn gọi là phân bố chuẩn hay phân phối Gaussian) trong cộng
đồng và cách phân loại này không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra
hay đã lâu. Hầu hết các số đo nhân trắc cơ thể người của tất cả các nhóm dân tộc
khác nhau đều tuân theo quy luật phân phối bình thường. Giới hạn thường được
sử dụng nhất là khoảng giới hạn từ -2SD đến +2SD, độ lệch chuẩn (SD), tương
đương với bách phân vị thứ 97 đến bách phân vị thứ 3.
Năm 1981, Tổ chức y tế thế giới chính thức khuyến khích sử dụng khoảng
giới hạn từ - 2SD đến + 2SD để phân loại suy dinh dưỡng trẻ em. Quần thể tham
khảo được sử dụng là NCHS (national center for health statistics). Cho tới nay,
đây là thang phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Thang phân
loại dựa vào cân nặng và chiều cao theo các chỉ số như sau:
Cân nặng/tuổi: Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng nhẹ cân, là chỉ số
đánh giá suy dinh dưỡng thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này được dùng để

đánh giá suy dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc tính
chung của suy dinh dưỡng, nhưng khơng cho biết đặc điểm cụ thể, đó là loại suy

Thang Long University Library


7
dinh dưỡng mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Chỉ số này nhạy cảm và có thể
quan sát nó trong một thời gian ngắn, tuy vậy chỉ số này khơng nhạy đối với trẻ
em bị cịi thấp, vì với những trẻ này có thể phát triển cân nặng thấp nhưng chỉ
song song với phía dưới của đường phát triển bình thường, hoặc có những trẻ
q cao, nên cân nặng theo tuổi có thể bình thường, nhưng thực ra trẻ bị suy
dinh dưỡng. Chỉ số này liên quan đến tuổi và đó cũng là vấn đề khó khăn khi thu
thập số liệu để tính tốn, đặc biệt ở những nơi có trình độ dân trí thấp, bà mẹ
đơng con, những nơi các bà mẹ nhớ ngày sinh tháng đẻ của trẻ theo cách riêng
của họ. Thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, theo dõi cân
nặng là việc tương đối dễ thực hiên ở cộng đồng hơn cả, do đó tỷ lệ thiếu cân
theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỷ lệ chung của suy dinh dưỡng [4].
-

Chiều cao/tuổi: Chiều cao/tuổi thấp được gọi là thấp còi (stunting), biểu

hiện suy dinh dưỡng trong quá khứ. Thấp còi được xem là hậu quả của tình trạng
thiếu ăn hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn tái diễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh
đó là hậu quả của vệ sinh môi trường kém và suy dinh dưỡng sớm. Chỉ số này
được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng trong quá khứ với các trang thiết bị rẻ
tiền và dễ vận chuyển. Tuy nhiên, chỉ số này khơng nhạy, vì sự phát triển chiều
cao là từ từ. Như vậy, khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỷ lệ trẻ
em thấp còi được xem là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo.
Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội. Thông

thường ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi,
đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định, sau đó chiều cao trung bình đi song song với chiều
cao tương ứng ở các quần thể tham khảo.
-

Cân nặng/chiều cao: Cân nặng theo chiều cao thấp được gọi là suy dinh

dưỡng thể gầy còm (wasting), là chỉ số đánh giá suy dinh dưỡng hiện tại, hay nói
cách khác nó biểu hiện suy dinh dưỡng cấp tính, do vậy cần phải ưu tiên can
thiệp. Cân nặng/chiều cao thấp, chính là thiếu hụt cơ thể ( khối nạc, khối mỡ,
xương) khi so sánh tổng số cần có của đứa trẻ có cùng chiều cao (hay chiều dài).
Cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh sự không tăng cân hay mất cân nếu so


8
sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó cịn phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm
khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Tỷ lệ cân nặng/chiều
cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ 12 - 24 tháng tuổi, do đây là thời kỳ trẻ
hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc. Suy dinh dưỡng cấp tính tiến triển
rất nhanh ở trẻ em bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ số cân nặng/chiều cao có
ưu điểm là khơng cần biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể tránh được một dữ liệu (tính
tuổi) đơi khi rất khó thu thập hoặc khơng chính xác. Đồng thời chỉ số này cịn có
một ưu điểm là khơng phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, vì trẻ dưới 5 tuổi cơ thể
phát triển như nhau trên toàn cầu.
1.2. VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGHIÊN CỨU SUY DINH DƯỠNG
Từ lâu suy dinh dưỡng trẻ em đã được đề cập tới do tình trạng thiếu lương
thực hoặc cung cấp thức ăn khơng đủ dẫn đến gầy cịm, sút cân và chậm phát
triển về thể lực và giảm sút trí tuệ hậu quả đến tử vong [26].
Năm 1908, Cotrea gọi suy dinh dưỡng là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc
bệnh cơ thể nhỏ bé, da lại có lằn sẫm nâu nhạt như da rắn. Năm 1926, Normet

bác sỹ người Pháp đã mô tả căn bệnh này với tên gọi là bouffissure, bệnh sưng
phù Annam gặp nhiều ở Trung Nam Bộ Việt Nam. Năm 1927, tác giả Keller gọi
là bệnh suy thoái của trẻ ăn bột. Các tác giả Autret và Behar gọi suy dinh dưỡng
là hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em, vì thấy rằng đứa bé bị thiếu nhiều chất
dinh dưỡng. Năm 1930 Cicely Williams đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” nghĩa
là bệnh của những đứa bé bị bỏ rơi”
Năm 1959, một số tác giả dùng thuật ngữ “Suy dinh dưỡng protein - calo”
để chỉ những đứa trẻ vừa đói protein, vừa đói năng lượng. Năm 1962, trong bảng
phúc trình tại khóa họp thứ sáu, tiểu ban dinh dưỡng FAO/WHO đã chọn từ
“Suy dinh dưỡng protein - calo”. Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi “Suy dinh
dưỡng protetin - năng lượng (protein energy malnutrion = PEM)” để chỉ suy
dinh dưỡng ở mức độ nặng hơn. Thuật ngữ này được dùng cho đến ngày nay.

Thang Long University Library


9
Suy dinh dưỡng tại Việt Nam đã được nghiên cứu từ thập niên 90, lúc đó
là một quốc gia, nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ
SDD xếp vào trong những nước đứng hàng đầu trên thế giới, khoảng 60% trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, theo nghiên cứu của Đàm Khải Hồn, Nguyễn
Thị Hương Nga 10 . Tình trạng suy dinh dưỡng của nước ta kéo dài sau hơn một
thập kỷ chúng ta vẫn đứng đầu các nước về suy dinh dưỡng.Tỷ lệ suy dinh
dưỡng giảm mạnh cùng với nền kinh tế thị trường phát triển, những năm cuối
của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, từ gần 60% giảm xuống còn
37,5% năm 2003, 7 . Và giảm nhiều với các năm sau đó.Với một nền kinh tế
phát triển tình hình suy dinh dưỡng càng được sự quan tâm của Chính phủ, các
tổ chức xã hội, nên tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm một cách đáng kể và có xung
hướng giảm chậm mỗi năm từ 0,1-0,3% , 37 .
1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG

CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI.
Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếu
protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó thực phẩm, sức khoẻ và chăm
sóc là bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng


trẻ em.Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng cịn có rất nhiều trong đó như:

Tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của bà
thai làm trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai, kinh tế gia đình, trình độ
văn hóa, các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy...
Những nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng trẻ em gồm ăn uống
không hợp lý và bệnh tật.
-

Khẩu phần ăn:

Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người lớn và trẻ em cho
thấy chế độ ăn đóng vai trị quan trọng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt
Nam. Nhìn chung, khẩu phần ăn ở cả người lớn và trẻ em nước ta còn ở mức
thấp so với các nước trong khu vực, 31 . Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì hầu hết
các gia đình cho trẻ ăn cơm cùng bữa cơm với gia đình, nhưng số bữa ăn hàng


10
ngày thấp (trung bình 3 bữa/ngày). Trẻ khơng được bú mẹ đầy đủ, đúng thời
gian, không được bú sữa mẹ hoặc cai sữa sớm và cai sữa không đúng là những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
-


Bệnh tật:
Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh

hưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài. Ở các nước đang phát
triển, sự lưu hành của các bệnh nhiễm trùng,nhiễm HIV, thiếu dinh dưỡng và tử
vong ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển. Thiếu máu có thể do nguyên nhân
thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng và do mất máu. Thiếu sắt là nguyên
nhân chính của 50% các trường hợp thiếu máu. Thiếu một số các vi chất dinh
dưỡng khác như vitamin nhóm B (B6, B12, riboflavin) và axit folic cũng có thể
gây thiếu máu 31 , Theo nghiên cứu của Nguyễn Tất Cương (2015) Tình trạng
dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi
trung ương, Hà Nội năm 2015, thì tình trạng nhiễm HIV của trẻ dưới 5 tuổi ảnh
hưởng trầm trong đến thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng nhẹ cân lên tới 22,1%, trong khi đó thời điểm năm 2015 suy dinh dưỡng
nhẹ cân chung toàn quốc theo thống kê Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2014
là 14,5%, điều đó nhiễm trùng có liên quan ảnh trực tiếp đến suy dinh dưỡng của
trẻ dưới 5 tuổi.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra
SDD, thiếu máu ở trẻ em. Một số nghiên cứu về nhiễm giun ở trẻ em cho thấy tỷ
lệ nhiễm giun rất cao (khoảng 60%) với các loại giun chủ yếu là giun đũa và
giun móc. Nhiễm các loại giun cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra các
giải pháp phù hợp. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khoẻ cộng
đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm
bảo. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng, thiếu
máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng
đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh
dưỡng như thấp còi, nhẹ cân và ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Thang Long University Library



11
-

Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em có thể là nghèo đói, chế

dộ ăn khơng hợp lý và thiếu kiến thức, có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội
tiếp xúc với thơng tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, phần lớn
các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nơng thơn lại thường sinh nhiều con. Vì gia
đình đơng con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm
bảo. Chính điều này lại tạo nên vịng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết.
Nghèo đói thật sự là vấn nạn của đất nước trong những thập kỷ 80 và những năm
đầu của thập kỷ 90, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần
của trẻ, thời điểm những năm đó tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân lên tối gần 40%
và suy dinh dưỡng thấp cịi chiếm tới 60%. Sự đói nghèo là vịng luẩn quẩn dẫn
đến bệnh tật,suy dinh dưỡng.
-

Bên cạnh đó cịn có một số ngun nhân cơ bản tác động đến tình trạng

dinh dưỡng của trẻ em như tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội, đường
lối chính sách của mỗi quốc gia. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ trẻ em có những nét riêng biệt trên mỗi vùng miền, mỗi địa
phương, mỗi nước. Chính sách xã hội cũng là một trong những yếu tố liên quan
tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, ở các vùng miền khác nhau sự quan
tâm cúng khác nhau, những vùng núi, vùng nơng thơn xa thành thị cơng tác
chăm sóc sưucs khỏe cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi cũng chưa được
quan tâm nhiều, theo nghiên cứu của Lê Danh Tuyên ( 2012), 35 , thì liên quan
giữa cơ cấu chính sách xã hội đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi,
không được quan tâm nhiều, khơng có những chương trình phổ biến kiến thức,

bữa ăn dinh dưỡng, cách nuôi con..nên tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 33,4%,
suy dinh dưỡng nhẹ cân là 18,3% cao hơn nhiều với con so suy dinh dưỡng của
cả nước theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2012 là SDD thấp
còi 26,9%, SDD nhẹ cân là 16,2%.
-

Trẻ em bị suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc tốt sẽ có thể dẫn

đến tử vong. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 4,3 triệu trường
hợp từ vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển thì 1,4


12
triệu (34%) có liên quan đến thiếu dinh dưỡng 44 ,. Trong đó tỷ lệ tử vong do
suy dinh dưỡng chủ yếu năm ở các nước Nam Á, trong đó tỷ lệ cao nhất là Băng
la đét 834 ngàn trẻ mỗi năm 35 , còn Ấn Độ khoảng gần 1 triệu trẻ SDD tỷ vong
hàng năm chủ yếu là do đói nghèo, chăm sóc y tế, sự chăm sóc của cộng đồng
chủ yếu tập chung ở vùng núi, vùng có thu nhập thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của
Viêt Nam cũng khá cao trong những năm của thập kỷ 90 ( SDD nhẹ cân là
32,1%), hàng năm có trên 1300 trẻ tử vong do suy dinh dưỡng kết hợp với các
bệnh nhiễm trùng khác.
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM
DƯỚI 5 TUỔI
Trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ
sinh thì khả năng phát triển khơng khác nhau giữa các chủng tộc. Theo khuyến
nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá
tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A),
cân nặng theo chiều cao (W/H). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu
nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (dưới - 2SD) so với quần thể tham khảo
NCHS (National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ.

Bảng 1.1. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi
Chỉ tiêu
Phân loại
Bình thường
Suy dinh dưỡng
Độ I
Độ II
Độ III

+

Đánh giá kết quả:
Cân nặng theo tuổi thấp dưới -2SD: Phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng

thể nhẹ cân (Underweight). Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ biến nhất và

Thang Long University Library


13
tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, song có nhược
điểm là khơng phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu.
+

Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới -2SD phản ánh tình trạng thiếu

dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (thể thấp
còi - Stunting).
+


Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới -2SD theo quần

thể, phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên
cân, tụt cân, trở nên gày còm (Wasting).
Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5
tuổi
Chỉ tiêu
Thấp còi (Stunting)
Nhẹ cân (Underweight)
Gầy cịm (Wasting)
1.5. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI:
1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
Suy dinh dưỡng là một bệnh phổ biến của toàn cầu, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Theo tổ chức y tế thế giới, năm 1990 ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em
bị suy dinh dưỡng trên phạm vi tồn cầu, trong đó khoảng 150 triệu ở các nước
Châu Á chiếm khoảng 44% [31]. Tại hội nghị quốc tế về dinh dưỡng họp tại Roma
năm 1992 cho thấy khoảng 20% dân số các nước đang phát triển lâm vào cảnh đói
thiếu, 192 triệu người suy dinh dưỡng. Phần lớn người dân ở các nước đang phát
triển thiếu các vi chất dinh dưỡng. Khoảng 40 triệu người thiếu vitamin A, 200 triệu
người thiếu máu do thiếu sắt. Theo kết quả điều tra của 72 nước đang phát triển từ
năm 1980 - 1992 cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 35,8%, tỷ lệ
trẻ còi cọc 42,7% tỷ lệ gầy cịm là 92%. Trong đó Châu Á có tỷ lệ cao nhất là 42%
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân,


14
47,1% thể còi cọc và 10,8% thể gầy còm. Châu Úc có 29% trẻ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân, 38,6% thể còi cọc và 7,2% thể gầy còm. Mỹ La tinh có 11 % trẻ suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân, 22,2% thể còi cọc và 2,7% thể gầy còm [1].
Những năm gần đây suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng

giảm trên phạm vi tồn thế giới. Theo số liệu điều tra của 61 quốc gia năm 1998
thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trong 15 năm qua giảm 0,54% /năm. Trong đó các
nước Đơng Nam Á có tỷ lệ giảm nhanh nhất khoảng 0,9% [7]. Theo thống kê
của UNICEF cho thấy năm 1998 tỷ lệ suy dinh dưỡng của các nước Đông Nam
Á như: Lào 40%, Indonesia 34 %, Mianma 43% [31].
Theo báo cáo của UNICEF công bố năm 2016 cho biết hơn 1/4 trẻ em
dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe doạ.
Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử
vong là trẻ em, khoảng 4,3 triệu trẻ em mỗi năm. Theo báo cáo, kể từ năm đầu
thế kỷ 21 đến nay tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân chỉ giảm nhẹ, đây là bằng
chứng cho thấy thế giới đã khơng làm trịn nhiệm vụ với trẻ em. Mặc dù đã có
tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát
triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em thiếu cân. Hiện tại, 27% trẻ em


các nước đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ em). Gần 3/4 trẻ em

thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia, trong đó Ấn Độ 48 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi SDD bằng số trẻ SDD của các nước Nigeria, Pakista, Trung
Quốc và Công Gơ cộng lại chiếm khoảng 30% tỷ lệ SDD tồn cầu 35 .
Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi
đúng hướng đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm đựơc tỷ lệ trẻ
em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribê và Đơng Á và Thái Bình Dương,
với tỷ lệ thiếu cân tương ứng là 7% và 15%. Tiến bộ ở Động Á phần lớn do tiến
bộ vượt bậc của Trung Quốc trong việc giảm được tỷ lệ trẻ em thiếu cân trung
bình là 6,7% mỗi năm kể từ năm 1990 đến ănm 2008 và giảm trung bình 1,5 %
từ 2010 đến nay. Những quốc gia khác trong khu vực đang bị tụt lùi đằng sau
như Nam Á, Bănglađét, Ấn Độ và Pakixtan 35 , 37 .

Thang Long University Library



15
Bảng 1.3. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển
Khu vực
Nam Á
Cận sa mạc Châu Phi
Khu vực Đông Nam Á
Đông và Nam Phi
Mỹ La tinh/ Caribê
Chung các nước đang
phát triển

1.5.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam.
Suy dinh dưỡng là gánh nặng của mỗi quốc gia, Việt Nam những năm đầu
của thập kỷ 90, tỷ lệ SDD ở mức khá cao, xếp trong hàng những nước có tỷ lệ
SDD cao nhất tại các nước Châu á, với tỷ lệ SDD nhẹ cân là 34,3%, SDD thấp
còi là 24,6% theo nghiên cứu của Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn 16 .
Suy dinh dưỡng trẻ em trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn
đề phổ biến. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm
2007 đến năm 2017 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng
đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy
dinh dưỡng cộng đồng ở cả 2 thể: thể nhẹ cân và thể thấp còi. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng nhẹ cân năm 2007 là 21,2%, đến năm 2017 là 13,8%, suy dinh dưỡng
thấp còi từ 33,9% năm 2007, đến năm 2017 còn 24,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả
hai thể nhẹ cân và thấp còi đều giảm theo từng năm, những năm gần đây theo kết
quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tỷ lệ SDD giảm rất chậm với thể nhẹ cân
năm 2017 giảm so với năm 2016 là 0,1%, còn tỷ lệ SDD thấp còi năm 2017
giảm so với 2016 là 0,2% theo bảng 1.6



×