Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.12 KB, 13 trang )

i

MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại không chỉ
là một trong các hoạt động mang lại lợi nhuận cho bản thân ngân hàng
thương mại mà còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình chu chuyển ngoại
tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Vì vậy, phát triển hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại sẽ góp phần phát huy
vai trị của thị trường ngoại hối đối với phát triển kinh tế trong điều kiện
nền kinh tế mở.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn có
truyền thống trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Việc mở rộng hoạt động
này của Sở khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng, nhằm phát
huy những thế mạnh vốn có cũng như tiếp tục mở rộng, phát triển để duy
trì vị thế trong mơi trường cạnh tranh, mà cịn có ý nghĩa trong việc thúc
đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung, đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế trong xu hướng ngày càng mở rộng các hoạt động kinh
tế đối ngoại.
Kết cấu luận văn: nội dung chính của luận văn gồm 3 Chương
Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của ngân hàng thương mại
Chương 2 Thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương 3 Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.


ii

Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
NHTM là một loại hình tổ chức tài chính. Trong các trung gian tài
chính, NHTM là những tổ chức chủ yếu nhất, thực hiện các chức năng đa
dạng nhất. Nội dung thường xuyên trong hoạt động của NHTM gồm: nhận
tiền gửi, cho vay, cung ứng dịch vụ thanh tốn.
Kinh doanh nói chung là hoạt động tổ chức sản xuất, cung ứng dịch
vụ nhằm mục đích sinh lời. Trong kinh doanh ngoại tệ, ngoại tệ là đối
tượng kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Ngoại
tệ có thể trở thành đối tượng kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho NHTM
thông qua các hoạt động: mua, bán ngoại tệ; nhận gửi, cho vay bằng ngoại
tệ.
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cơ bản của NHTM gồm hoạt
động mua bán ngoại tệ, hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ.
Bản chất hoạt động mua bán ngoại tệ là hoạt động trao đổi các đồng
tiền. Hoạt động mua bán ngoại tệ có đặc điểm là các đồng tiền được mua
bán, trao đổi thông qua tỷ giá và diễn ra trên thị trường ngoại hối. Nội dung
hoạt động mua bán ngoại tệ của NHTM bao gồm xác định tỷ giá, sử dụng
các loại hình nghiệp vụ giao dịch, quản lý trạng thái ngoại tệ.
Hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ của NHTM diễn ra trên thị
trường tiền tệ, và bản chất đây là hoạt động vay trả ngoại tệ, khác với hoạt


iii

động mua bán ngoại tệ diễn ra trên thị trường ngoại hối và là quan hệ mua
bán, chịu tác động trực tiếp của yếu tố lãi suất ngoại tệ, vì vậy chịu ảnh
hưởng của chính sách lãi suất.

1.1.3 Vai trị hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Đối với nền kinh tế, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM có
vai trị thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ, khớp nối cung cầu ngoại tệ, đáp ứng
nhu cầu của các chủ thể sử dụng ngoại tệ; Tạo điều kiện cho các chủ thể sử
dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá và là một kênh quan trọng trong
việc thực thi chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước.
Đối với bản thân NHTM, kinh doanh ngoại tệ là một trong các hoạt
động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho NHTM. Thông qua hoạt động
kinh doanh ngoại tệ, hoạt động của NHTM tiếp cận với thị trường tài chính
quốc tế.
1.2 Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
1.2.1 Khái niệm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
NHTM
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM là làm tăng
phạm vi, quy mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM, có thể được
phản ánh qua sự mở rộng mạng lưới giao dịch, sự gia tăng doanh số mua
bán, huy động, cho vay ngoại tệ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại
tệ, sự đa dạng hóa về đối tượng khách hàng, các loại đồng tiền kinh doanh,
các nghiệp vụ giao dịch mua bán ngoại tệ, các hình thức huy động, cho vay
ngoại tệ.


iv

1.2.2 Sự cần thiết mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
NHTM
Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ là cơ sở để các NHTM phát
triển hoạt động này, tạo cơ hội cho NHTM tiếp cận nhiều khách hàng hơn,
cũng như đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng hơn và là xu hướng tất
yếu đối với nền kinh tế.

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của NHTM
Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh sự mở rộng kinh doanh ngoại tệ của
NHTM gồm mức độ mở rộng mạng lưới hoạt động, đối tượng khách hàng,
doanh số mua bán, huy động, cho vay, mức độ đa dạng hóa các loại ngoại
tệ, các loại nghiệp vụ mua bán.
Mức độ mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thể
hiện qua sự gia tăng số lượng các phòng, điểm giao dịch và sự tăng thêm
địa bàn giao dịch.
Mức độ mở rộng đối tượng khách hàng thể hiện qua sự đa dạng hố
loại hình khách hàng mà NHTM phục vụ, tạo điều kiện cho NHTM tiếp
cận với thị trường khách hàng rộng hơn.
Số lượng giao dịch phản ánh tổng thể, sơ bộ quy mô hoạt động kinh
doanh ngoại tệ. Mức độ gia tăng doanh số mua bán, huy động, cho vay
ngoại tệ thể hiện kết quả mở rộng, sự gia tăng tỷ trọng so với tổng lợi
nhuận phản ánh đóng góp của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với kết
quả hoạt động chung của NHTM.


v

Mức độ đa dạng hoá các loại ngoại tệ phản ánh sự mở rộng về phạm
vi kinh doanh của NHTM. Việc đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh
doanh ngoại tệ của NHTM tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế
đa dạng hoá các đồng tiền trong cơ cấu thanh toán, đầu tư để giảm thiểu rủi
ro.
Việc đa dạng hố các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các
hình thức huy động, cho vay ngoại tệ tạo điều kiện cho NHTM đáp ứng
được nhu cầu của đa dạng đối tượng khách hàng, từ đó tăng về số lượng
giao dịch cũng như doanh số hoạt động.

1.3 Các nhân tố tác động đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của NHTM
Xét từ góc độ NHTM, các yếu tố tác động đến việc mở rộng hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của NHTM bao gồm các nhân tố khách quan tác
động từ bên ngoài NHTM và các nhân tố thuộc về chủ quan của NHTM.
Các nhân tố khách quan bao gồm môi trường pháp lý, hoạt động kinh
tế đối ngoại của quốc gia, quy mô và sự phát triển của thị trường ngoại hối.
Các nhân tố chủ quan bao gồm định hướng của NHTM đối với hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ ngân hàng liên quan, nhân lực và cơ
sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM.
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt
Nam


vi

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động của SGD
SGD thành lập ngày 01/4/1991 theo Quyết định số 34/TTCB ngày
25/3/1991 của Tổng Giám đốc NHNT. Từ năm 2006, SGD có vai trị như
một chi nhánh cấp I, trực thuộc hội sở chính, bao gồm các phịng ban trong
khối kinh doanh của NHNT trung ương.
SGD được tổ chức thành 20 phòng ban nghiệp vụ và thiết lập mạng
lưới gồm 19 phòng giao dịch trên khắp địa bàn của Hà Nội.
2.1.2 Thực trạng hoạt động chủ yếu của SGD
Nguồn vốn của SGD tăng trưởng đều đặn và gia tăng đáng kể qua
các năm. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn quy VND của SGD đạt trên
42,6 nghìn tỷ VND, tăng 18,2% so với năm 2006. Trong đó, nguồn vốn

huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó nguồn vốn bằng ngoại tệ chiếm
ưu thế về tỷ trọng trên tổng nguồn.
SGD thực hiện cho vay với khoảng 100 khách hàng doanh nghiệp.
Dư nợ cho vay thường chiếm khoảng 8% so với tổng nguồn vốn. Dư nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, thường trên 80% tổng dư nợ. Trong đó,
dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn.
Trong hệ thống NHNT, SGD là một trong các đơn vị chiếm tỷ trọng
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất. Hoạt động thanh toán trong
nước của SGD không ngừng tăng.
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của SGD năm 2007


vii

Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu

Năm 2007
2.685,2

Kết quả kinh doanh trước thuế

966,8

Kết quả kinh doanh sau thuế

270,7

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Ngoại thƣơng
SGD đã tổ chức mạng lưới hoạt động với 19 phòng giao dịch trên
khắp địa bàn Hà Nội. Số lượng các phòng giao dịch trong mạng lưới hoạt
động có xu hướng tăng dần qua các năm.
Đối tượng giao dịch mua bán ngoại tệ gồm tổ chức kinh tế, tổ chức
khác và cá nhân; Hội sở chính,chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tại, bảng tỷ giá giao dịch hàng ngày của SGD được xây dựng
với cho 14 loại ngoại tệ. Tỷ trọng doanh số giao dịch đồng đô la Mỹ trong
tổng doanh số mua bán ngoại tệ thường lên tới trên 80%.
SGD thực hiện giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. Giao dịch giao
ngay chiếm tới trên 90% tổng doanh số mua bán ngoại tệ.
Nguồn huy động vốn ngoại tệ của SGD chủ yếu từ các tổ chức kinh
tế và dân cư, bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn), tiều gửi tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu. Bên cạnh đó là nguồn huy động từ tiền gửi của NHNN, Kho bạc
Nhà nước, của các TCTD khác và nguồn vay từ NHNN và các TCTD.


viii

Doanh số mua bán ngoại tệ tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng
có xu hướng chậm lại, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường nhưng
tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ trong khoảng 3 năm trở lại đây.
Huy động vốn ngoại tệ của SGD chiếm thị phần lớn trên thị trường
Hà Nội, doanh số có xu hướng tăng. Doanh số cho vay ngoại tệ cũng liên
tục tăng với tốc độ tăng vừa và đều đặn qua các năm.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2005 giảm so với
năm 2004, sau đó có xu hướng tăng trở lại. Tỷ trọng lợi nhuận từ kinh
doanh ngoại tệ trong tổng lợi nhuận biến động không đáng kể, thường ở

mức khoảng 16-17% tổng lợi nhuận của SGD.
2.3 Đánh giá thực trạng việc mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Sở Giao dịch
2.3.1 Kết quả
- Xây dựng được mạng lưới giao dịch tại nhiều điểm trên địa bàn
hoạt động. Số lượng phòng giao dịch tăng dần qua các năm.
- Hướng tới đáp ứng hầu hết các đối tượng được trao đổi, mua bán
ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.
- Doanh số mua bán, huy động, cho vay ngoại tệ tăng qua các năm
và chiếm thị phần lớn trên thị trường.
- Thị phần huy động vốn bằng ngoại tệ được duy trì ở mức chiếm ưu
thế trên thị trường (trên 40%) và có sự tăng trưởng.
- Niêm yết tỷ giá mua bán tương đối đa dạng các loại ngoại tệ.
- Tổ chức và có quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xây
dựng trong hệ thống NHNT nói chung


ix

- Góp phần duy trì thế mạnh của NHNT trên thị trường ngoại hối.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
- Mạng lưới các phịng giao dịch chưa bao phủ tồn bộ địa bàn Hà
Nội mới mở rộng.
- Thực tế cơ cấu đồng tiền giao dịch trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ chưa đa dạng, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là đồng đơ la Mỹ.
- Các loại hình giao dịch cịn chưa đa dạng, phong phú.
- Số giao dịch cũng như doanh số giao dịch giao ngay chiếm tỷ trọng
chủ yếu, các giao dịch khác trong thực tế vẫn còn hạn chế.
- Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ trong tồn thị trường có xu
hướng giảm trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân:
- Việc tìm, khảo sát địa điểm đặt điểm giao dịch chưa kịp thời.
- Do thói quen sử dụng đồng đô la Mỹ của dân cư, doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thiếu thông tin về các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ
phịng rủi ro, có tâm lý lo ngại đối với các khoản phí phát sinh.
- Hệ thống quy định về các loại hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ
chưa hoàn chỉnh.
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Ngoại thƣơng


x

NHNT đã xác định mục tiêu nỗ lực duy trì thị phần trong các mảng
thị trường truyền thống của ngân hàng, trong đó hoạt động kinh doanh
ngoại tệ có vai trị quan trọng. SGD có vị trí quan trọng trong hệ thống
NHNT, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SGD đóng góp
đáng kể đối với hoạt động của NHNT.
Chính sách quản lý ngoại hối ngày càng có những bước tiến trong
việc tự do hóa các giao dịch vãng lai, thực hiện kiểm sốt có lựa chọn các
giao dịch vay trả nợ nước ngoài, đầu tư vào Việt Nam và đầu tư từ Việt
Nam ra nước ngoài. Việc sử dụng ngoại tệ trong nước được quy định chặt
chẽ hơn. NHNN chú trọng việc phát triển thị trường ngoại hối.
Các quan hệ đối ngoại, hoạt động thương mại, đầu tư với các đối tác
quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng, nhu cầu trao đổi ngoại tệ
gia tăng, tạo ra tiềm năng để các NHTM có thể mở rộng hoạt động hoạt
động kinh doanh ngoại tệ.

Số lượng tổ chức tín dụng tham gia thị trường ngoại hối trong các
năm gần đây có xu hướng tăng, cho thấy xu hướng gia tăng về quy mô
cũng như mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối trong nước.
Chu chuyển các luồng vốn quốc tế diễn ra mạnh hơn, khiến cho tỷ
giá, cung cầu trên thị trường ngoại hối ngày càng biến động phức tạp khiến
cho nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá ngày càng gia tăng
Trong bối cảnh những yếu tố nêu trên, định hướng mở rộng hoạt
động kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới là duy trì thị phần hoạt động
huy động và cho vay ngoại tệ, chú trọng mở rộng hoạt động mua bán ngoại
tệ.


xi

3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở
Giao dịch Ngân hàng Ngoại thƣơng
Mở rộng mạng lưới hoạt động: với sự mở rộng của địa bàn Hà Nội,
SGD cần khai thác tối đa phạm vi thị trường hoạt động thông qua việc phát
triển mạng lưới trên địa bàn.
Hồn thiện chính sách khách hàng: Hồn thiện chính sách khách
hàng thông qua nghiên cứu nhu cầu khách hàng, xác định đối tượng khách
hàng chủ lực và nâng cao hiệu quả việc thu hút khách hàng.
Mở rộng đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ giao dịch mua bán
ngoại tệ. Thúc đẩy triển khai nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi, đề xuất NHNT
cho triển khai nghiệp vụ quyền chọn, phát triển nghiệp vụ mới.
Mở rộng đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh: thúc đẩy đa dạng
hoá các đồng tiền trong thực tế giao dịch, phù hợp với u cầu đa dạng hóa
cơ cấu thanh tốn của các doanh nghiệp.
Tăng cường các hoạt động thông tin về sản phẩm dịch vụ đối với

khách hàng: phát triển dịch vụ tư vấn cho khách hàng, triển khai tổ chức
các hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu về các nghiệp vụ, sản phẩm.
Tăng cường công tác quản lý rủi ro. Tăng cường củng cố công tác
quản lý rủi ro để bảo đảm an toàn và hiệu quả khi mở rộng các yếu tố trong
kinh doanh ngoại tệ.
Tăng cường phát triển hệ thống thu thập và phân tích thơng tin: tăng
cường phát triển hệ thống thu thập và phân tích thơng tin thông qua thường
xuyên nâng cao về mặt trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức công tác thu thập, xử
lý thông tin, đào tạo cán bộ.
3.3 Kiến nghị


xii

Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam :tạo điều kiện cho SGD
chủ động xây dựng phát triển mạng lưới ; mở rộng các loại hình nghiệp vụ
giao dịch SGD được thực hiện, trước hết là nghiệp vụ quyền chọn ; tăng
cường công tác đào tạo cán bộ và phát triển hệ thống thu thập, xử lý thông
tin.
Đối với NHNN: tiếp tục nhanh chóng xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý ngoại hối, mở rộng các loại hình giao dịch ngoại
tệ được phép, phát triển thị trường liên ngân hàng.
Đối với Bộ Tài chính: xác định cơ chế hạch tốn phí quyền chọn,
cho phép doanh nghiệp hạch tốn phí quyền chọn là một khoản phí hợp lý,
hợp lệ được tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với Bộ Công thương: Bộ Công thương nên hỗ trợ, phối hợp với
các NHTM giới thiệu, tuyên truyền cho các doanh nghiệp lợi ích của việc
ứng dụng các nghiệp vụ giao dịch có khả năng phịng chống rủi ro.



xiii

KẾT LUẬN
Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay đã tạo
tiềm năng cũng như đặt ra nhu cầu cho các ngân hàng thương mại mở rộng
hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đối với Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ có vai trị
quan trọng nhằm góp phần đáng kể vào việc mở rộng hoạt động của Ngân
hàng Ngoại thương nói chung, phát huy thế mạnh vốn có của Ngân hàng,
duy trì vị thế trong môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển thị
trường ngoại hối Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh
hội nhập.
Với mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung được
đề cập giải quyết trong luận văn là:
1. Phân tích các vấn đề cơ bản về mở rộng hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng thương mại.
2. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở Giao
dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ tại đây.
3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Luận văn đã đề xuất hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai mở
rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam.




×