Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Đề thi HSG năm 201-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.58 KB, 7 trang )

PHÒNG GD – ĐT ĐỒNG PHÚ
Buổi thi thứ nhất
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2010 – 2011
Môn: Sinh – Lớp: 9
Thời gian: 150 phút
Bài 1: (1,5 điểm)
Nhiểm sắc thể giới tính là gì? Cho biết những đặc điểm khác nhau giữa nhiễm
sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
Bài 2: (2 điểm)
Giao phối gần là gì? Ảnh hưởng của giao phối gần tới kiểu gen và kiểu hình? Ý
nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
Bài 3: (1,5 điểm)
Thể đa bội là gì? Giải thích nguyên nhân và cơ chế tạo thành thể đa bội.
Bài 4: (2 điểm)
Hai gen dài bằng nhau và bằng 4080 Å. Gen thứ nhất có hiệu số A với G bằng
5% số nuclêôtit của gen. Gen thứ hai có số nuclêôtit loại A ít hơn so với loại A của
gen thứ nhất là 180 nuclêôtit. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
Bài 5: (2,25 điểm)
Ở người, tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng. Trong một gia đình, mẹ có
tóc thẳng sinh được con gái có tóc xoăn.
a. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
b. Nếu người con gái trên ( tóc xoăn) lấy chồng có tóc xoăn thì xác suất sinh
con có tóc thẳng là bao nhiêu?
Bài 6: (0,75 điểm)
Vi rút HIV khi xâm nhập vào cơ thể người nó sẽ tấn công vào tế bào nào trong hệ
miễn dịch? Tại sao?
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Bài 1: (1,5 điểm)
NST giới tính là cặp NST đặc biệt mang gen quy định tính đực, cái các
tính trạng liên quan với giới tính và các tính trạng thường kèm theo.


Những điểm khác nhau:
NST thường NST giới tính
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn
1, trong tế bào lưỡng bội, các cặp
thường giống nhau ở cá thể đực, cái.
- Luôn tồ tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng
thường của cơ thể.
- Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội và
khác nhau ở các thể đực và cái trong
mỗi loài.
- Tồn tại thành cạp tương đồng hoặc
không tương đồng.
- Mang gen quy định giới tính và
gen quy định tính trạng thường.
Bài 2: (2 điểm)
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
* Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần
như giữa các anh chị em cùng bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái của
chúng.
* Ảnh hưởng:
- Kiểu gen: Khi giao phối gần qua nhiều thế hệ tính dị hợp tử giảm, đồng
hợp tử tăng, các gen lặn bất lợi quay nhanh lại trạng thái đồng hợp làm
giảm sức sống, gây chết.
- Kiểu hình: Giao phối gần sinh ra hiện tượng thoái hóa dẫn đến sức sống
kém, sinh trưởng và phát triển kém; năng suất và phẩm chất giảm, tính
chống chịu với điều kiện bất lợi kém. Ở động vật thường xuất hiện quái

thai, dị hình.
* Ý nghĩa: - Tạo ra các dòng thuần chủng ở cây giao phấn, làm nguyên
liệu để tạo ưu thế lai, tạo giống mới.
- Củng cố một số tính trạng mong muốn do xuất hiện các gen ở trạng thái
đồng hợp tử.
- Có thể kiểm tra, đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện gen xấu để
loại bỏ, xác định dòng ưu việt nhất.
- Là cơ sở khoa học của chọn giống hàng đầu và tạo giống tốt thuần
chủng.
Bài 3: (1,5 điểm)
Thể đa bội là cơ thể đột biến số lượng NST, tế bào sinh dưỡng của các thể
này có bộ NST là bội số của n và lớn hơn 2n.
* Nguyên nhân: Đột biến đa bội hóa tạo ra thể đa bội phát sinh từ các tác
nhân lý, hóa của môi trường bên ngoài hoặc những rối loạn của quá trình
trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể gây ra.
* Cơ chế: Các nguyên nhân trên dẫn đến không hình thành thoi vô sắc
trong quá trình phân bào làm cho toàn bộ NST không phân li được.
- Trong nguyên phân: Nếu không hình thành thoi vô sắc dẫn đến tạo ra tế
bào con 4n từ tế bào mẹ 2n.
- Trong giảm phân: Sự không hình thành thoi vô sắc ở một trong hai lần
phân bào dẫn đến tạo ra giao tử lưỡng bội 2n. Giao tử đột biến 2n này kết
hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 3n. Nếu giao tử đực và cái đều bị
đột biến 2n kết hợp tạo thành hợp tử 4 n....
Bài 4: (2 điểm)
Chiều dài của mỗi gen là:
2.4080
3,4
Å
Å
= 2400 nuclêôtit.

* Gen thứ nhất: A – G = 5%
A + G = 50%
2A = 55%

A = 27,5%
Vậy: A = T = 27,5% x 2400 = 660 nuclêôtit.
G = X = 22,5% x 2400 = 540nuclêôtit.
* Gen thứ hai: A = A
Gen 1
– 180 nuclêôtit.
= 660 = 180 = 480 nuclêôtit.
G = X =
2400
2
- A
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm

0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
= 1200 – 480 = 720 nuclêôtit.
Bài 5: (2,25 điểm)
a. Mẹ tóc thẳng có kiểu gen aa tạo giao tử a. Con gái tóc xoăn nhận giao
tử A từ bố. Vậy bố có kiểu gen AA hoặc Aa và tóc xoăn
Sơ đồ lai:
* Trường hợp 1: Bố có kiểu gen AA.
P: AA (xoăn) x aa (thẳng)
G
P
: A a
F1: Aa (xoăn)
* Trường hợp 2: Bố có kiểu gen Aa.
P: Aa (xoăn) x aa (thẳng)
G
P
: A, a a
F1: 1Aa (xoăn) : 1aa (thẳng)
Kiểu gen của người con gái tóc xoăn là Aa.
b. Xác suất sinh con tóc thẳng:
Người con gái tóc xoăn (Aa) lấy chồng tóc xoăn ( AA hoặc Aa)
* Trường hợp 1: Chồng tóc xoăn có kiểu gen AA.
P: AA (xoăn) x Aa (xoăn)
G
P
: A A, a
F1: 1AA (xoăn) : 1Aa (xoăn)

Xác suất sinh con tóc thẳng là 0%
* Trường hợp 2: Chồng tóc xoăn có kiểu genAa.
P: Aa (xoăn) x Aa (xoăn)
G
P
: A, a A, a
F1: 1AA (xoăn) : 2Aa (xoăn) : 1aa (thẳng)
Xác suất sinh con tóc thẳng là 25%
Bài 6: (0,75 điểm)
- Tấn công vào tế bào Limphô T trong hệ miễn dịch của cơ thể.
Vì đây là tế bào cuối cùng trong hệ thống miễn dịch nó có vai trò phá hủy
các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rút (nhiễm bệnh) do đó khi tế bào này bị
tấn công thì vi rút HIV sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch này, làm cơ thể
mất khả năng chống bệnh.
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,5điểm
PHÒNG GD – ĐT ĐỒNG PHÚ
Buổi thi thứ hai
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2010 – 2011
Môn: Sinh – Lớp: 9
Thời gian: 150 phút
Bài 1: (0,5 điểm)
Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: Trời nóng và trời

rét?
Bài 2: (1,5 điểm)
Tại sao nói AND là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Cho biết tính đặc
trưng và đa dạng của AND.
Bài 3: (2 điểm)
Giải thích quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
Bài 4: (2 điểm)
Thế nào là thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm? Giải thích cơ chế tạo ra thể 1 nhiễm và
thể 3 nhiễm? Lập sơ đồ minh họa?
Bài 5: (1 điểm)
Bộ NST lưỡng bội của loài Lúa nước có 2n = 24. Một hợp tử của loài trải qua
một số lần nguyên phân. Tại một lần nguyên phân, người ta đếm được trong các tế
bào có 576 NST đơn đang phân li về hai cực.
a. Các tế bào đang ở kỳ nào?
b. Số tế bào đang thực hiện nguyên phân?
c. Cuối quá trình sẽ tạo bao nhiêu tế bào con?
Bài 6: (3 điểm)
Đem lai giữa hai giống đậu Hà Lan thân cao, quả dài với thân thấp, quả ngắn.
F1 thu được đồng loạt thân cao, quả dài. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4
loại kiểu hình theo số liệu sau:
1618 cây thân cao, quả dài:
546 cây thân cao, quả ngắn:
536 thân thấp, quả dài:
178 thân thấp, quả ngắn.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
b. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Sử dụng F1 lai với cây I thu được kết quả: 75% thân cao, quả dài, 25% thân
cao, quả ngắn. Biện luận xác định kiểu gen cây I và lập sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Bài 1: (0,5 điểm)
-Trời nóng các mạch máu dưới da dãn, các cơ chân lông dãn và cơ thể
tiết mồ hôi
- Trời rét các mạch máu dưới da co lại, các cơ chân lông co.
Bài 2: (1,5 điểm)
*Vì: - AND là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà NST là cơ
sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy AND là cơ sở vật chất di
truyền ở cấp độ phân tử.
- AND chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài bởi số lượng,
thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit.
- AND có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình
nguyên phân, giảm phân xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài
được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- AND chứa các gen, mối gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau
thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã.
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
- AND có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, đảo, thay thế
nuclêôtit tạo nên những alen mới.
* Tính đặc trưng và đa dạng:
Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit. Vì
vậy từ 4 loại nuclêôtit đã tạo nên vô số các phân tử AND khác nhau từ đó
quy định tính đặc trưng và tính đa dạng của AND.
Đặc trưng bởi tỉ lệ:
A T
G X

+
+
cho mỗi loài.
Bài 3: (2 điểm)
* Quá trình phát sinh giao tử đực:
Xảy ra trong tuyến sinh dục đực là các tinh hoàn, các tế bào mầm ở cơ
thể đực nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều tế bào con được gọi
là tinh nguyên bào.
Các tinh nguyên bào phát triền thành các tinh bào bậc I. Mỗi tinh bào bậc
I sau đó giảm phân bằng 2 lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra 2 tinh bào
bậc 2 và lần thứ hai tạo 4 tinh tử. Cả 4 tinh tử đều phát triển thành 4 tinh
trùng.
* Quá trình phát sinh giao tử cái:
Xảy ra trong tuyến sinh dục cái là buồng trứng, các tế bào mầm ở cơ thể
cái nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều tế bào con được gọi là
noãn nguyên bào. Các noàn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I.
Mỗi noãn bào bậc I giảm phân qua 2 lần phân bào, lần thứ nhất tạo ra 1
tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 và 1 tế bào có kích thước
nhỏ gọi là thể cực thứ nhất. Ở lần phân bào thứ hai, 2 tế bào tạo ra ở lần
thứ nhất tiếp tục tạo ra tổng số 4 tế bào, trong đó có 1 tế bào có kích
thước lớn trở thành trứng có khả năng thụ tinh và 3 tế bào có kích thước
nhỏ gọi là thể cực không có khả năng thụ tinh và bị thoái hóa.
Bài 4: (2 điểm)
- Thể 1 nhiễm là cơ thể mà trong tế bào thiếu 1 NST ở một cặp nào đó, kí
hiệu NST là 2n – 1.
- Thể 3 nhiễm là cơ thể mà trong tế bào thừa NST ở một cặp nào đó, kí
hiệu NST là 2n + 1.
* Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử, có một cặp NST của tế bào
sinh giao tử không phân li (các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo
ra 2 loại giao tử: loại chứa cả 2 NST của cặp đó ( giao tử n + 1) và 2 loại

giao tử không chứa NST của cặp đó (giao tử n - 1) hai loại giao tử này
kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm
(2n + 1) và hợp tử 1 nhiễm (2n – 1)
* Sơ đồ minh họa:
Tế bào sinh giao tử II II
Giao tử I I II n + 1 0 n-1
n
III (2n+1) I (2n – 1)
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,75điểm
0,75điểm

×