Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.72 KB, 10 trang )

i

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của
các quốc gia, với nhiệm vụ trung gian tài chính luân chuyển vốn giữa những người có
vốn và những người cần vốn. Nếu như ngân hàng thương mại hoạt động tốt, vốn được
lưu chuyển hợp lý, liên tục sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
Nguồn vốn huy động hiệu quả khơng chỉ có vai trị quan trọng trong cơng cuộc
xây dựng đất nước mà nó cịn là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng thương mại
(NHTM), giúp các NHTM hoạt động bền vững và chống chọi với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt với những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Đơng Hà Nội cũng
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đóng góp cho sự phát
triển chung của hệ thống. Thực tế cho thấy, giữa huy động vốn và sử dụng vốn chưa đạt
được hiệu quả tối ưu. Vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nhưng
nhu cầu sử dụng vốn dài hạn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của các chủ thể
trong nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân
hàng. Nhận thức được vai trò nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn đối với kết
quả kinh doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Đông Hà Nội. Bởi
vậy trong bối cảnh hiện nay, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
NHNo&PTNT Đơng Hà Nội” đang rất cấp thiết.
Ngồi phần lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT
Đông Hà Nội.


Lê Thị Huyền Lương – CH16F


ii

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU
QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những lý luận cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM được hình thành từ Từ 3500 tr.CN,
ban đầu nó ở cấp độ rất sơ khai cho đến nay nó phát triển hồn thiện đa dạng về
nghiệp vụ kinh doanh: Nhận tiền gửi, cho vay; Phát hành tiền giấy có khả năng
đổi ra vàng; Chiết khấu thương phiếu; Chuyển tiền, thanh toán bù trừ và bảo
lãnh...
1.1.2. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất
trong nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại
đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn;
chức năng trung gian thanh tốn và chức năng tạo tiền.

2.1.

Vốn huy động và cơng tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm và vai trò của huy động vốn
Có rất nhiều khái niệm về huy động vốn của NHTM. Song chúng ta có thể hiểu
một cách đơn giản như sau: Huy động vốn là một hoạt động của NHTM nhằm

mục đích vay, mượn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, các tổ chức để cho vay
lại với lãi suất cao hơn theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi khách hàng có
nhu cầu rút khoản tiền vốn của mình.
Việc huy động vốn đối với NHTM có các vai trị đặc biệt quan trọng sau:
Một là: huy động vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động kinh doanh..
Hai là: huy động vốn quyết định đến hoạt động sử dụng vốn.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


iii

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Ba là: huy động vốn quyết định đến uy tín của ngân hàng sự an tồn và thị phần
của NHTM.
Bốn là: huy động vốn là điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
1.2.2. Phân loại nguồn vốn huy động của NHTM
Theo đối tượng khách hàng, bao gồm: Huy động vốn từ cá nhân; Huy động vốn
từ các doanh nghiệp; Huy động từ các tổ chức tín dụng khác.
Theo kỳ hạn, phân thành: Nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn.
Theo loại tiền, gồm có: nguồn vốn nội tệ và nguồn vốn ngoại tệ.
1.2.3. Các phương thức huy động vốn
Các NHTM hiện nay có rất nhiều phương thức huy động vốn, song chung quy lại
có thể huy động vốn bằng các phương thức sau đây: Nhận tiền gửi: Gồm có tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và của các cá
nhân; Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá: Phát hành giấy tờ có giá
như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; Huy động vốn từ vốn đi vay: Vay từ
NHTW, vay các NHTM và các TCTD khác.

1.3.


Hiệu quả của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi ngân hàng Nguồn vốn huy động của ngân hàng được xem là có hiệu quả
khi nó mang lại kết qủa kinh doanh tốt cho ngân hàng và nó được đánh giá dựa trên tiêu chí
sau: Nguồn vốn có chi phí hợp lý; Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt
kỳ hạn; Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


iv

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Trong khuôn khổ luân văn này, tác giả đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa vào
2 tiêu chí: Chí phí nguồn vốn huy động thơng qua phương pháp tính Chi phí
bình qn gia quyền (Historical average cost method); Huy động có phù hợp với
sử dụng vốn về mặt kỳ hạn dựa vào việc đánh giá tỷ trọng tổng dư nợ trên tổng
vốn huy động (chỉ tiêu thời kỳ).
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa huy động vốn của NHTM
Nhân tố chủ quan, bao gồm: chính sách lãi suất và khả năng đáp ứng nhu cầu của
ngân hàng, nhân tố uy tín, chính sách marketing, chiến lược kinh doanh của ngân
hàng và trình độ cơng nghệ.
Nhân tố khách quan, gồm có: chính sách của nhà nước, sự phát triển của nền kinh
tế, sự ổn định về chính trị xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ và tâm lý
người gửi tiền.


Lê Thị Huyền Lương – CH16F


v

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI
2.1.

Khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nộilà một chi nhánh cấp I trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 02/07/2003 của Chủ tịch Hội
đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Được tiếp quản toà nhà 23B Quang
Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ Tổng Công ty Vàng bạc đá quý làm trụ sở
hoạt động.
Trải qua gần 8 năm hoạt động, Chi nhánh đã trở thành một NHTM hiện đại, hoạt
động đa năng, đa lĩnh vực, mạng lưới giao dịch không ngừng mở rộng gồm 5
phòng giao dịch trực thuộc và 7 phòng ban nghiệp vụ với số lượng 113 CBCNV
được trang bị khá bài bản kiến thức về nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.

2.2.

Thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Hà Nội
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông
Hà Nội thời gian qua
Được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Hội sở Trung ương cũng như các chi
nhánh trong cùng hệ thống, trong những năm qua tập thể lãnh đạo, nhân viên của

chi nhánh đã tích cực trong cơng tác, vượt qua những khó khăn đảm bảo kinh
doanh có lãi. Trong năm 2009 do sự lo ngại về lạm phát dẫn tới chính sách tiền tệ
thắt chặt đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên sang qúy
2 năm 2010 Đông Hà Nội đã dần lấy lại đà phục hồi và có kết quả kinh doanh khá
ấn tượng, có được kết quả trên do sự quan tâm của ban lãnh đạo về vai trò quan
trọng của công tác huy động vốn.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


vi

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội
2.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà
Việc đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của chi nhánh dựa chí phí trả lãi
bình quân gia quền và mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Trong năm 2009, chi phí lãi bình quân huy động vốn bằng nội tệ cao hơn lãi suất
điều vốn tác động xấu tới kết quả kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên sang quý
2 năm 2010, mức chí phí lãi suất bình qn huy động đã giảm rõ rệt và thấp hơn
nhiều so với lãi suất điều vốn.
Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh luôn được cải thiện trong
những năm gần đây. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động ln ở mức
cao bình qn khoảng 80% mà vẫn đảm bảo an toàn vốn.

2.3.

Những kết quả đạt được và những nhân tố tác động đến hiệu quả huy
động vốn tại Đông Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư của chi nhánh tăng lên qua các

năm.
Thứ hai, Chi nhánh đã cố gắng để giữ vững hình ảnh và thị phần trong lịng
khách hàng
Thứ ba, quy trình nghiệp vụ ngày càng đa dạng hóa các hình thức gửi tiền nhằm thu
hút được nhiều khách hàng.
Thứ tư, được đánh giá là ngân hàng đem lại sự hài lòng cho khách hàng về phong cách
phục vụ, đội ngũ nhân viên và lãnh đạo nhiệt tình, thân thiện với khách hàng.
Thứ năm, sự đồn kết thống nhất, đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


vii

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.
Thứ hai, sản phẩm mang tính truyền thống, kém đa dạng.
Thứ ba, chính sách lãi suất huy động chưa hấp dẫn.
Thứ tư, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, điều kiện trang thiết bị cơng
nghệ cịn chưa đáp ứng.
Thứ năm, chưa có các chiến lược Marketing hiệu quả.
2.3.3. Nguyên nhân
Sở dĩ trong thời gian qua Đông Hà Nội công tác huy động vốn chưa thực sự phát
huy được hiệu quả là do: Chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhưng NHTM hoạt động
lâu đời trên địa bàn; Chính sách huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng
cịn chưa hợp lý; Đa dạng hóa các hình thức huy động chưa triệt để, chưa triển
khai các hình thức Ngân hàng thương mại trên thế giới đã áp dụng; Đội ngũ nhân
viên của chi nhánh còn khá trẻ chủ yếu là tuyển dụng từ các sinh viên, thiếu kinh
nghiệm và trình độ chun mơn thực tế; Bộ phận quản lý còn chưa hiệu quả.


Lê Thị Huyền Lương – CH16F


viii

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI
3.1.

Định hướng phát triển nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Hà Nội trong thời gian tới
Mục tiêu tổng quát của công tác huy động vốn tại Đông Hà Nội trong thời gian
tới là thực hiện mở rộng, đa dạng hố các hình thức huy động vốn. Với phương
châm “ đi vay để cho vay”, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rôi trong nền
kinh tế: huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn khu vực dân cư, vốn ngắn hạn khu
vực doanh nghiệp và vốn tạm thời nhàn rỗi, vốn tiền gửi thanh toán của các tổ
chức.
Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn
Thứ nhất, hoàn thiện các chiến lược kinh doanh
Thứ hai, mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, tăng cường hợp tác chiến lược.
Thứ tư, nâng cao trình độ nhân viên.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, sử dụng vốn.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa huy động vốn tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Đơng Hà Nội trong thời gian tới
Để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác huy động vốn tại
Đông Hà Nội, những giải pháp chủ yếu như sau:

Nhóm giải pháp tăng cường cơng tác quản lý giảm chi phí để nâng cao hiệu
quả huy động vốn:
Thứ nhất, đẩy mạnh chính sách khách hàng.
Thứ hai, mở rộng, đa dạng và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn.
Thứ ba, tăng cường hoạt động kinh doanh theo hướng đa dạng hoá và nâng cao
các loại hình dịch vụ.
Thứ tư, gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn.
Thứ năm, ngân hàng cần sử dụng lãi suất linh hoạt đáp ứng với sự biến động của
thị trường.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


ix

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Thứ sáu, đưa ra các chương trình quảng cáo hấp dẫn.
Thứ bẩy, phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Thứ tám, ứng dụng hoạt động Marketing vào công tác huy động vốn.
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai, đổi mới phương thức quản lý và điều hành.

3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị Nhà nước
Thứ nhất, ổn định mơi trường kinh tế.
Thứ hai, hồn thiện mơi trường pháp lý, chính sách liên quan đến hoạt động ngân
hàng.
Thứ ba, ổn định thị trường tài chính tiền tê.
Thứ tư, chính sách kinh tế hợp lý, khuyến khích các hoạt động ngân hàng

3.3.2. Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng
Thứ hai, tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
Thứ ba, xây dựng hành lang pháp lý thơng thống, tạo điều kiện cho các ngân
hàng phát triển dịch vụ, đa dạng hóa các hình thức huy động thu hút khách
hàng cá nhân.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Nghiên cứu, soạn thảo và đưa ra những qui định mới cho việc triển khai ứng
dụng các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi mới cũng như hàng loạt các sản
phẩm dịch vụ hiện đại khác để có thể đáp ứng được sự địi hỏi ngày càng cao từ
phía khách hàng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bộ phận tin học nên nghiên cứu và triển khai những phần mềm kế toán mới, phù
hợp hơn với hoạt động tác nghiệp hàng ngày.

Lê Thị Huyền Lương – CH16F


x

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

KẾT LUẬN

Trên đây là quá trình nghiên cứu của tôi về việc nâng cao hiệu quả công tác huy
động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. Luận văn đã đi vào phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn và đã làm sáng tỏ
vấn đề trong cơng tác huy động vốn, tìm ra nguyên nhân và những hạn chế ảnh
hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua nhằm
đưa ra những giải pháp khắc phục để công tác huy động vốn hiệu hơn trong
những năm kế tiếp.

Với mong muốn đóng một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hoạt động thực tế
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Đông Hà Nội.
Tác giả mong muốn những ý kiến, giải pháp của mình trong luận văn này sẽ có
cơ hội thử nghiệm tại Chi nhánh Đông Hà Nội. Tuy nhiên với những đặc điểm
phức tạp và thường xuyên thay đổi của thị trường tiền tệ trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng, hoạt động huy động vốn cần phải được nghiên cứu sâu hơn kết
hợp cùng với hoạt động sử dụng vốn để có thể đạt được hiệu quả. Trong khn
khổ luận văn thạc sỹ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và những người quan
tâm để có thể hồn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Huyền Lương – CH16F



×