Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Văn hóa dân gian Việt Nam: Sân khấu dân gian So sánh sự khác nhau giữa nghệ thuật chèo và nghệ thuật tuồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.81 KB, 26 trang )

Văn hóa dân gian Việt Nam
Đề tài: Sân khấu dân gian - So sánh sự khác nhau giữa nghệ
thuật chèo và nghệ thuật tuồng
I. Khái niệm.
- Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát
triển mạnh ở phía bắc Việt Nam mà trọng tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại
hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và
được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa
thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
- Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của Việt Nam được
hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trị diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời
và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
II. Nguồn gốc
1. Chèo:
- Danh xưng chèo do ghi Nôm, dịch chữ Hán ra; hoặc từ chữ Trào (trào lộng)
mà ra; hoặc chữ chèo do phát âm sai mà thành chèo; do phiên Nôm, dịch Hán đồng
dạng những chữ chào (chào mừng), chữ chầu (chầu thần thánh), chữ triều (triều
đình, đọc thành trào đình)...
- Chèo chỉ động tác chèo thuyền, đề nói nguồn gốc chèo xuất phát từ trò tang
lễ và lao động.
- Về thời điểm ra đời, có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng chèo ra đời từ thời
tiền sử, thế kỷ IV đến thế kỷ I trước công nguyên, thể kỷ X (nhà Đinh), thế kỷ XIV
(cuối nhà Trần)....
- Chèo được bắt nguồn từ diễn xướng dân gian, ban đầu chỉ có phần nói và
ngâm dân ca,sau này cùng với sự xuất hiện của Lý Nguyên Cát mà có thêm phần
hát.
- Tương truyền “bà tổ nghề chèo” là Phạm Thị Trân (nhà Đinh).
2. Tuồng.


- Hiện nay chưa xác định được thời điểm ra đời của tuồng. Tuy nhiên, các nhà


nghiên cứu đều khẳng định nghệ thuật tuồng đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam.
- Tuồng có nguồn gốc bản địa từ những tích trị, diễn xướng dân gian. Sau
này, khi Lý Ngun Cát vào Việt Nam dạy cho binh sĩ diễn vở “Vương mẫu hiến
bàn đào”, nghệ thuật tuồng bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của hí kịch Trung Quốc.
Trong tuồng có những đề tài trong tích cổ của Trung Quốc.
- Người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy
Từ (1572-1634).
III. Đề tài
1. Chèo:
- Chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nơng thơn. Nhiều vở chèo
còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người
khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nơm; được
nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng
sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn
đỗ đạt, làm quan cịn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đồn tụ với chồng.
Các tích trị chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nơm; ca vũ nhạc từ dân ca dân
vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười,
những thói xấu của người đời, thể hiện tính nhân đạo.
- Chèo ln gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá
nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình
bạn, tình thương.
2. Tuồng:
- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo
quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về cách ứng xử của con người giữa cái
chung và cái riêng, gia đình và Tổ quốc. Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ
của tuồng. Lực lượng chính nghĩa,trong những tình huống gian khổ hiểm nguy, đã
chiến đấu vô cùng dũng cảm với một tín nhiệm sắt đá, thủy chung với một khát
vọng to lớn. Họ chiến đấu cho một lý tưởng tuyệt đối (phục nghiệp cho dòng vua
cũ) với lòng trung thành vô hạn độ. Cuộc chiến đấu của họ đã diễn ra đầy khí thế



hào hùng, gây xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ. Có thể nói, Tuồng là sân khấu của
những người anh hùng. Trong những hoàn cảnh mâu thuẫn và xung đột bạo liệt bi
ai, các nhân vật chính diện của Tuồng đã vươn lên thốt khỏi sự chế ngự của hồn
cảnh, hành động một cách dũng cảm, anh hùng, trở thành một tấm gương, một bài
học cho người đời ngưỡng mộ noi theo.
- Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà tuồng có những chủ đề khác nhau, nhưng
chủ đề tồn tại khá lâu và chiếm được tình cảm của người xem là “phị vua diệt
ngụy”.
IV. Âm nhạc
1. Chèo
- Có thể nói, âm nhạc là yếu tố rất quan trọng trong việc biểu hiện nội dung

của nghệ thuật Chèo truyền thống. Âm nhạc trong nghệ thuật Chèo thể hiện một
cách sinh động, sáng tạo giá trị của âm nhạc truyền thống Việt Nam thông qua hệ
thống làn điệu trong Hát Chèo (nhạc hát) và Dàn nhạc Chèo (nhạc đàn). Nếu nói
Chèo là môn nghệ thuật tạo nên giá trị âm nhạc rõ nét nhất trong vấn đề sử dụng
điệu thức năm âm Việt Nam có lẽ cũng hợp lý, bởi trong các làn điệu Chèo không
chỉ sử dụng các điệu thức năm âm một cách thuần túy, đơn giản mà còn mang tính
nghệ thuật cao khi các điệu thức này được gắn với giá trị văn hóa dân tộc thơng
qua các tích Chèo, làn điệu Chèo.
- Trong nghệ thuật Chèo truyền thống, mỗi một hệ thống làn điệu chèo thường
gồm nhiều bài hát có âm điệu giống nhau, có cách phổ nhạc, phân câu thơ và tiếng
đệm thống nhất. Cũng có những bài khác nhau về âm điệu nhưng lại được xếp
trong cùng một hệ thống làn điệu nếu giống nhau về tính chất mơ tả hoặc cùng
dành cho một loại nhân vật thể hiện. Ngược lại, có bài mang tên gọi của một hệ
thống, tuy nhiên lại không được xếp trong hệ thống đó bởi cấu trúc, cách phổ thơ,
âm điệu cũng như hoàn cảnh sử dụng hoàn toàn khác nhau.
- Lời ca trong các làn điệu Chèo hầu hết là các thể loại thơ, phổ biến như: lục
bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn... Tuy nhiên thể lục bát và song thất lục

bát là phổ biến hơn cả.


- Do yêu cầu về nội dung và phong cách, những luật thơ thường bị phá thể,
thêm vào đó là những từ như: dẫu mà, thời này, này a, ấy mấy... được bắt nối với
lời hát làm thuận miệng để giai điệu trở nên chuẩn mực. Đặc biệt, ngoài lời hát có
nội dung nhất định ta cịn thấy có nhiều nguyên âm như: a, i, ư, ơ, ô được xuất hiện
sau câu hát, được nhấn đi nhấn lại, luyến lên, vuốt xuống, ngắt, nẩy sinh động, tạo
nên nét độc đáo riêng, mang đậm tính trữ tình, trong sáng của nghệ thuật Chèo.
- Nói đến nhạc Chèo là nói đến cả hai bộ phận nhạc hát và nhạc đàn. Phần
nhạc đàn hay cịn gọi là Dàn nhạc Chèo có vai trị của đệm cho hát, làm nền cho
cảnh diễn, tạo tình huống kịch, mở màn cho vở diễn.
- Dàn nhạc Chèo mang nét đặc trưng trong dàn nhạc truyền thống dân tộc Việt
Nam. Mỗi loại nhạc cụ thể hiện một âm sắc riêng, có lối diễn tấu và sức truyền
cảm riêng, các nhạc cụ được cấu trúc theo xu hướng gần gũi với giọng người tuy
nhiên khi kết hợp với nhau lại tạo thành một thể thống nhất chuyển động nhịp
nhàng theo nội dung vở diễn mang màu sắc riêng, mang đặc trưng riêng của nghệ
thuật Chèo.
- Cấu trúc của dàn nhạc Chèo trước đây gồm:
- Bộ dây
+ Chi kéo: Nhị 1, Nhị 2, Hồ.
+ Chi gẩy: Nguyệt, Tam, Thập lục, Bầu.
+ Chi gõ: Tam thập lục.
- Bộ hơi gồm: Tiêu, Sáo.
- Bộ gõ gồm: trống Đế, trống Ban, trống Chầu, trống Cơm, Thanh la,
Mõ, Não bạt, Sinh tiền, Tiu cảnh, Chiêng...
- Âm nhạc Chèo do phần dàn nhạc thể hiện gắn bó chặt chẽ với nội dung vở
diễn. Thậm chí, âm thanh được vang lên từ khi màn sân khấu chưa mở để thu hút
khán giả, tạo không gian hấp dẫn với người xem. Khi vở diễn bắt đầu, âm thanh
của dàn nhạc đã gắn kết từng màn, từng cảnh với nhau; khái quát không gian, thời

gian của cốt truyện; diễn tả tâm trạng nhân vật; tạo nên khơng khí, tiết tấu, tốc độ
cho vở diễn; làm nền cho diễn viên múa, làm phần nhạc đệm cho diễn viên hát
hoặc thể hiện các động tác sân khấu khi biểu diễn.


2. Tuồng.
- Âm nhạc nói chung và âm nhạc trong sân khấu Tuồng nói riêng đều bắt
nguồn từ cuộc sống lao động, các tập tục tôn giáo như: ma chay, tế lễ, diễn xướng
dân gian. Cộng với âm nhạc cung đình được chắt lọc, nâng cao cho phù hợp và đáp
ứng được những yêu cầu, đặc trưng của nghệ thuật sân khấu mà hình thành nên.
Đặc biệt là sân khấu Tuồng truyền thống.
- Vai trò âm nhạc trong sân khấu Tuồng:
Là sân khấu ca kịch có nhiều yếu tố nghệ thuật tham gia, trong đó âm nhạc
giữ một vai trị hết sức quan trọng. Ngoài việc đệm cho hát, cho múa, cho các hiệu
quả sân khấu như : phong ba bão tố, chiến trận sa trường, đăng đàn bái tướng vv.
Âm nhạc trong sân khấu Tuồng cịn thể hiện tình cảm nhân vật trong các lớp diễn
khơng lời và cịn làm cầu nối của thế giới nội tâm nhân vật tới khán giả.
­ Trước hết ta phải nói đến sự mẫu mực của âm nhạc sân khấu Tuồng trong
phối hợp biểu diễn. Tuy là phục vụ cho các vai diễn, lớp diễn nhưng dàn nhạc cũng
như diễn viên đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc chung đó là “lề lối”. Một
nguyên tắc do nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo, chắt lọc và được tồn tại đến ngày
nay đã trở thành truyền thống. Cũng chính từ “lề lối” đó mà âm nhạc trong sân
khấu Tuồng không giống với âm nhạc của các loại hình sân khấu khác.
­ Nhạc cụ trống luôn luôn làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu cho mọi tình huống
sân khấu. Từ “điểm” cho nhân vật ra, vào hay khởi đầu cho câu nói, điệu hát của
vai diễn đều phải theo trình tự là: Trống, tiếp đến dàn nhạc diễn tấu rồi mới đến
diễn viên nói hoặc hát tuỳ theo nhân vật. Nguyên tắc này được vận dụng cho tất cả
các

vai


diễn,

vở

diễn

của

Tuồng

truyền

thống.

- Nói đến sân khấu Tuồng ta đều biết đó là loại hình sân khấu “bi hùng”. Tức là
“cái bi” tới mức tột cùng của sự đau thương mất mát. “Cái hùng” phải đạt đến đỉnh
điểm của sự hoành tráng hào hùng.
Để đáp ứng được những yêu cầu đó cũng là do cơ cấu cho một dàn nhạc
trong sân khấu Tuồng truyền thống là không thể thiếu được các nhạc cụ như: Kèn
và Trống. Tiếng Trống thúc quân, tiếng Kèn xung trận, hoà cùng tiếng quân reo để
tạo nên cảnh chiến trường ác liệt khiến người xem đơi khi phải nín thở, tim đập rộn


ràng… rồi những lớp chia li, tang tóc thì tiếng kèn như tiếng gào thét ốn than.
Những âm sắc đó, những hiệu quả đó chỉ có âm nhạc sân khấu Tuồng mới thể hiện
nổi, mới đạt tới cái giá trị thẩm mỹ của môn nghệ thuật “bác học” mà ta thường
gọi.
Âm nhạc trong sân khấu Tuồng có ba hình thức diễn tấu:
a) Rao, Dạo: là đánh những câu nhạc mang tính “ứng diễn” nhưng phải phù

hợp với hồn cảnh, tâm lí nhân vật nhằm gợi cảm, hỗ trợ cho diễn viên biểu hiện
vai diễn, lớp diễn đó. Mặt khác là làm điểm tựa cho cho diễn viên không bị chênh
hơi, lạc giọng.
b) Tòng đệm cho hát: là trên cơ sở giai điệu và tiết tấu của bài hát người nhạc
công đệm theo. Nhưng không hẳn phải giống nguyên si từng lời, từng chữ của câu
hát mà trong đó có sự sáng tạo mang tính “ngẫu hứng”, riêng biệt mà khơng tách
rời. Cách đệm này tuỳ theo khả năng nhạc công và tính năng của từng loại nhạc cụ.
c) Các bài nhạc đệm cho nói và hát: khác với các loại hình sân khấu khác, âm
nhạc trong sân khấu Tuồng có một số bài nhạc đệm cho nói và hát. Mặc dù giữa
giai điệu nói và hát khơng giống giai điệu bài nhạc đệm. Nhưng nó vẫn hồ quyện
nhau, hỗ trợ nhau để biểu đạt được lời văn, ý thơ của nhân vật một cách ngọt ngào
và hiệu quả. Mặt khác cũng nói lên mối quan hệ giữa âm nhạc với vai diễn hết sức
chặt chẽ.
V. Đạo cụ
1. Chèo
Đạo cụ trong chèo là một bộ phận khơng thể bỏ qua, vì nó đã góp phần làm
nên đặc trưng riêng cho nghệ thuật diễn chèo. Trong nghệ thuật sân khấu chèo
truyền thống, cách xử lý, diễn xuất của các diễn viên đều bằng các động tác hư,
nên các đạo cụ xuất hiện trên sân khấu rất ít. Nổi lên là một số đạo cụ mà trong
nghề gọi là đạo cụ tuỳ thân. Tuy ít ỏi nhưng việc xử lý các đạo cụ này lại mang
một phong cách đặc biệt, lại có những giá trị nghệ thuật độc đáo và thú vị.
Đạo cụ tuỳ thân trong chèo bao gồm:
Cái quạt của các vai Sinh, Đào
Cái gậy của các vai Hề, Lão, Mụ


Cái mồi lửa của lính hầu cung đình
Cái bộ trống của phù thuỷ
Cái mái chèo của ngư ông v.v…
Trong số các đạo cụ tuỳ thân ấy, ta thấy nổi bật hơn cả là cái quạt, cái gậy và

cái mái chèo. Cái tính chung của đạo cụ tuỳ thân là ở chỗ tuy nó là một vật cụ thể
nhưng lại trở thành một vật trung gian để qua diễn xuất ước lệ của nhân vật mà nó
có thể trở thành vật thể, đồ dùng khác với sự tưởng tượng, bổ xung của khán giả
chèo.
- Cái quạt trong chèo: biểu hiện nhiều hình thức khác nhau. Cái quạt trong tay
người diễn viên khi thì là phong thư, lúc lại là quyển sach, có khi là cây bút, có lúc
lại là mái chèo. Cái quạt trong chèo được xử lý vô cùng linh hoạt, khơng gị ép vào
bất kỳ một hình thức nào cụ thể thể hiện tính linh hoạt trong nghệ thuật sấn khấu
chèo.
- Cái gậy trong chèo: là một đạo cụ tuỳ thân gắn bó với các vai Hề, Lão, Mụ.
Cái gậy gỗ trong tay anh Hề, cái gậy tre trong tay lão say, lão mốc, trong tay bà ăn
xin, trong tay thày bói. Cái gậy trúc đầu rồng trong tay thần núi, tiên ông… mỗi
người một vẻ song cái gậy cũng góp phần diễn tả trạng thái tính cách như một bộ
phận khơng thể thiếu trong hình tượng nhân vật. Cái gậy trong tay anh Hề khi theo
hầu cậu, khi thì dùng để quẩy túi hành trang, hoặc cắp nách, cầm tay, khi lại trở
thành vũ khí tự vệ, lúc lại dùng để múa gậy mua vui đua nghịch.
Bằng tài năng sáng tạo của mình các nghệ sĩ chèo xưa đã làm cho cái gậy có
thần. Nó là vật vơ tri mà chứa đầy sức sông mang được cả tiếng cười sảng khoái và
niềm vui nỗi buồn.
2. Tuồng
- Mặt nạ tuồng:
Nghệ thuật Tuồng, với cách hoá trang tạo diện mạo cho nhân vật, khơng có gì
là tả chân, mà hồn toàn tượng trưng. Người diễn viên, ngoài khả năng ca xướng,
vũ đạo, diễn xuất, cịn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Phẩm liệu hoá
trang gồm có son, phấn, lọ, ngân (một loại bột màu đỏ pha vàng), bột màu xanh,
vàng, với các dụng cụ tăm, móng (bằng ngón tay cái móc sâu vào như một cái


muỗng, đầu kia bào dẹp như mái dầm, dùng để trát phấn, ngân làm nền da mặt và
vẽ các nét lọ), cùng một số cọ nhỏ, hoặc bút lông. Bằng cả hai bàn tay điêu luyện,

người diễn viên sử dụng các dụng cụ hết sức khéo léo để tạo những đường nét sắc
sảo trên mặt mình, như những hoạ sĩ tài ba. Nhờ những gương mặt được hoá trang,
khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật, khi mới vừa thấy
diễn viên bước ra sân khấu.
Trước tiên là màu nền da mặt, nói lên các tính khí, tính chất xã hội, sắc thái
tâm lý của nhân vật.
Màu đỏ son hay đỏ ngân: người anh hùng, trung trinh tiết liệt (Quan Cơng,
Cao Hồi Đức, Địch Thanh...).
Màu trắng mốc: kẻ gian thần dua nịnh (Bàng Hồng, Đổng Trác, Tào Tháo...)
Màu đen: người chất phác, bộc trực, nóng nảy, nhưng ngay thẳng và chân
thực (Trương Phi, Trịnh Ân, Uất Trì Cung...).
Màu xám dợt: người tuổi tác, kẻ bần dân (lão chài, lão tiều...).
Màu xanh: người mưu mô xảo quyệt, lũ yêu ma (Ngô Tôn Quyền, Cáp Tô
Văn...).
Màu xanh chàm: tướng núi, người miền biển (Vương Bá Đường, Đơn Hùng
Tín...).
Vẽ vịng quanh mắt cũng có nhiều loại:
Mắt trịng xéo: kép võ còn trẻ (con nhà tướng).
Tròng trứng: võ tướng.
Tròng táo: tướng đứng tuổi.
Tròng lõa: lão tướng.
Mặt vẽ nhiều nét rằn ri: người hung ác, tướng cướp, yêu đạo.
Trên trán có vẽ thêm 1 con mắt: người có huệ nhãn, nhìn xa biết rộng, thơng
thiên đạt địa (Thái sư Vân Trọng).
Trên trán vẽ vịng trịn trắng đỏ chia đơi là âm dương (nhật nguyệt): người
sáng suốt, thông giao trời đất, soi rọi những oan ức của mọi người (Bao Công).
Về y trang:
Võ tướng khi ra trận mặc võ giáp có cắm cờ lịnh sau lưng.
Vua mặc áo thêu rồng
Hậu phi mặc áo thêu phượng.

Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các
Lụa đỏ dành cho cô dâu, v.v...
- Đạo cụ có tính ước lệ như roi ngựa. Các loại vũ khí dùng tùy tính cách nhân
vật và phải hài hòa với trang phục, giúp cho động tác mua thêm phần thẩm mỹ. Vai


nữ tướng thường dùng song kiếm. Vai kép thì dùng trường thương. Kép núi dùng
Độc phủ, Kép con dùng Song chày. Vai tướng phiên hay dùng đại đao còn các
tướng khác hay dùng Kích. Kim giản vua ban thì Thái sư, đại thần mới có, mới
dùng. Ngồi ra cịn theo gợi ý của các pho sử chuyện.
VI. Vũ đạo
1. Chèo
Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại
hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể
chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với
công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn
giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèocũng phát khởi từ đó.
Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự,
phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngơn ngữ
chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca
dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khống về câu chữ.
Chèo khơng có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu Châu
Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài
hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả.
Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo
nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện
cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200.
2. TuồngLối diễn xuất thường được khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán
giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần
tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để

biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng,
không thể diễn bộ "Trung" cho vai đứa "Hèn" hay đứa "Nịnh". Thậm chí lên
ngựa xuống ngựa còn phân biệt Bộ của trung tướng khác bộ dạng nịnh thần. Mọi
động tác đã thành thông lệ hay ước lệ. Nhất là vào thời trước khi kỹ thuật âm thanh
và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chưa
thể kéo lại nhìn gần, không thể "trung cảnh", "cận cảnh", làm tăng cường độ các


động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân
Khấu) đều nhìn thấy.
Lối múa, đi và đứng có những động tác cách điệu, trong nghề gọi là bê, xiên,
lỉa và lăn.
Diễn viên nào ra sân khấu từ cánh gà tay mặt (sinh môn) đều sống tới cuối
tuồng, dẫu có bị kẻ gian hãm hại cũng không chết. Ngược lại, diễn viên nào ra sân
khấu từ cánh gà bên trái (tử môn) cũng phải chết, dẫu làm tới Hoàng đế.
Hành động của các nhân vật trên sân khấu trước hết phải để cho khán giả thấy
được, nghe được. Người diễn viên Tuồng sử dụng vũ đạo( múa), hệ thống nói lối,
bài bản, làn điệu( hát) là hai phương tiện chính để lột tả tính cách, tâm trạng của
nhân vật.
Múa Tuồng được hình thành từ những động tác sinh hoạt và hành động tâm lý
trong cuộc sống xã hội của con người. Các thế hệ diễn viên đã chắt lọc những đông
tác trong sinh hoạt, lao động hàng ngày: tiếp thu những tinh hoa của những hình
thái múa dân gian, múa tín ngưỡng, tơn giáo, trong tế lễ, hội hè: trong múa cung
đình và trong võ thuật dân tộc để xây dựng vũ đạo Tuồng theo một hệ thống động
tác từ đơn giản đến phức tạp.
Múa Tuồng có những nguyên tắc nghiêm ngặt: Nội ngoại tương quan; tả hữu
tương ứng; phì sấu tương chế; thượng hạ tương phù. Nghĩa là hành động bên trong,
bên ngoài của nhân vật phải tương ứng; phải trái phải cân đối; tuỳ theo tính cách,
tâm trạng của nhân vật để sử dụng liều lượng vũ đạo cho đúng; trên, dưới theo quy
luật âm dương, phù hợp trong hoàn cảnh quy định

Múa Tuồng có các chức năng: Chức năng minh hoạ, chức năng biểu hiện,
chức năng trang trí, chức năng bài cảnh, chức năng giới thiệu loại hình.
Múa Tuồng có vai trị rất quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn, nó khơng chỉ
kích thích tình cảm trong diễn xuất, minh hoạ lời văn, thể hiện tâm trạng, tính cách
nhân vật, diễn tả khơng gian sân khấu, mà múa Tuồng cịn có khả năng độc lập
biểu hiện nhân vật như các lớp diễn: "Liêm Cương tắm ngựa", "Châu Sương cấy
râu"...


Như vậy, múa Tuồng là một thành tố quan trọng khơng thể thiếu trong nghệ
thuật biểu diễn Tuồng. Nó nằm trong quy luật cấu trúc nghệ thuật sân khấu truyền
thống Tuồng. Nó đã trở thành hệ thống động tác, hệ thống ngôn ngữ để nghệ sỹ
Tuồng lột tả tâm trạng, tính cách nhân vật.
VII.

Trang phục

1. Chèo
- Trong điều kiện nghèo nàn về vật chất của các gánh chèo xưa cùng với điều
kiện vận chuyển chỉ là đôi chân đi bộ, lại thường biểu diễn trên sân đình, sân nhà
quan nên các gánh chèo xưa đều khơng có cảnh trí cho vở diễn. cả trang phục cũng
đơn gian, mộc mạc.
- Trang phục trong chèo: Trang phục trong nghệ thuật chèo truyền thống
khơng phức tạp vì nó được khai thác dựa trên quần áo đời thường.
- Đặc điểm: mộc mạc, giản dị, thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của người
diễn chèo và người xem chèo truyền thống.
Họ coi trọng ý nghĩa cao đẹp của tích trị hơn sự lộng lẫy của trang trí, phục
trang vở diễn. Họ coi trọng tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ hơn là nhưng thứ
phù trợ hoa hịe hoa sói. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của nghệ thuật chèo truyền
thống, điều đó mang lại cho cả diễn viên và khán giả một cảm giác thân quen gần

gũi, người diễn và người xem hòa quyện vào nhau như khơng hề có khoảng cách.
- Trang phục trong chèo thường là trang phục đời thường của người dân lao
động như: áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy hay các bộ áo cánh, quần nâu sòng, quần lã
tọa. Và chính hình ảnh ấy đã đi vào văn chương bình dân lẫn văn chương bác học.
Các thi sĩ như Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp cũng yêu cái xống áo đa tình ấy
của chèo cổ trong những thi phẩm nổi tiếng như: Chân quê, Em đi chùa Hương...
Nhân vật Thị Màu, đẹp cả xống áo cháy đỏ, lẫn tâm hồn nổi loạn khát khao đòi yêu
thương trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Nhân vật này trước hết đã thật bắt
mắt về trang phục. Phải nói rằng áo xống của Thị Màu tích tụ rất rõ ràng cách sử
dụng màu của nghệ nhân truyền thống Việt Nam trong điêu khắc đình chùa và


tranh dân gian làng Hồ với nguyên tắc tối hậu: Dùng màu nguyên thuỷ, không
dùng màu pha trộn. Xống áo của Thị Màu rất chói chang: áo tứ thân đỏ màu xác
pháo, yếu đỏ màu hoa râm bụt, áo cánh vàng chanh, thắt lưng hai màu xanh lục và
hoa thiên lý, bông hoa cài đầu trắng tươi.
- Nhân vật quan lại, quý tộc thì quần cũng giản dị cách tân từ các bộ áo dài
đúng như trang phục vua chúa ngày xưa .
2. Tuồng
- Phục trang của các nhân vật Tuồng dựa theo kiểu phục trang của vua quan
trong triều nếu là các vai vua quan hoặc theo kiểu phục trang của dân dã nếu là
người bình thường. Nói chung loại nào cũng được tỉa tót cách điệu cho thêm phần
thẩm mỹ. Vua, mặc long bào màu vàng có thêu hình rồng năm móng. Các quan tứ
trụ triều đình thì mặc “mãng”. Mãng màu đỏ nếu là quan võ già, trung chính. Mãng
màu tía nếu là Thái sư. Riêng mãng màu vàng vua cũng thừng mặc. Nịnh thần thì
thường mặc mãng màu đen. Áo bố tử màu tía là áo của Thái giám, trước ngực có
miếng bố tử hình vng. Quan văn, quan võ mặc Long chấn, tay chẽn có thêu hình
rồng hoặc hổ báo trên ngực, nửa thân trước bên dưới xẻ giữa thường thêu đường
vân gợn sóng hoặc hình dãy núi, hình cỏ hoa, tuy từng nhân vật. Áo giáp là áo của
các tướng ra trận, tay chẽn, hai vai có hai miếng chắn, trước ngực và từ thắt lưng

trở xuống là những tấm vải dày để bảo vệ cơ thể, thường có thêu hình đầu thú ở
ngực và thêu hình con hổ ở miếng vải bên dưới. Màu sắc của áo giúp khác nhau
tùy từng nhân vật võ tướng nhưng mặc áo giáp thì phải giắt cờ lệnh tiễn phía sau
lưng ló lên hai vai. Áo sỹ thì tay áo rộng màu đen hay lam, khơng thêu. Áo sỹ dùng
cho học trị và cả những ơng quan về hưu trong cảnh nghèo. Cung trang là áo của
các cung tần trong triều. Còn “đai” thị dùng để đeo quanh bụng bên ngoài mãng,
bào. Vua dùng đai màu vàng, quan dùng đai màu đỏ hoặc xanh.
- Mão – mũ hay nói rộng ra những vật dụng đội đầu thì trong hát bội, nhân vật
nào cũng dùng, từ vua chúa, quan lại, hoàng hậu, tiểu thư đến nho sinh, nhà sư, lão


nơng, thiếu nữ, trẻ em… Mỗi loại nhân vật có một kiểu mão riêng. Vua thì đội mão
Cửu long, đính 9 con chim phụng. Mũ cửu phụng có khi nữ chúa, công chúa cũng
dùng. Mão kim khôi là của những vai tướng ra trận. Nếu tướng phản diện thì kim
khơi là màu đen như Tạ Ơn Đình hoặc màu đỏ như Võ Tam Tư. Nếu tướng chính
diện thì kim khối màu xanh như Triệu Tử Long hoặc màu trắng như Lã Bố. Quan
văn quan võ dùng cùng một kiểu mão. Mão quan văn màu đỏ gọi là Văn đường cân
như Kim Lân, Đào Phi Phụng. Mão quan võ màu đen gọi là Võ đường cân như
Khương Linh Tá, Địch Thanh. Mão bình thiên màu đỏ, đỉnh mão bằng và vng
thương dùng cho Thái sư cả chính diện như Thái sư Văn Trọng lẫn phản diện như
Thái sư Triệu Văn Hoán, Tạ Thiên Lãng. Riêng Tạ Ơn Đình khơng phải là Thái sư
cũng đội mũ bình thiên nhưng màu đen.
- Mão thẻ ngang (vì ở hai bên tai có hai cái thẻ ngang) thì dùng cho các quan
văn già, trung thần như Bao Công, Lý Khắc Minh. Bao đảnh dùng để bao búi tóc
trên đầu của các cơng tử. Người ta cịn có thêm mão thiết mạo mão của nhà sư,
mão Gia lễ của nho sinh. Lại cịn Khăn đầu rìu của nơng phu, khăn xéo – khăn chít
buộc tóc đi gà của thiếu nữ.
- Râu ria – Trong hát bội, nhân vật tuổi từ trung niên trở nên thường mang râu
khơng kể chính diện nay phải diện. Nhưng nhân vật nào mang loại râu gì thì phụ
thuộc vào tính cách của nó. Nhân vật chính diện nói chung mang râu đen đài, già

thì mang dâu bạc dài. Võ tướng già mang râu liên tu bạc. Râu ba chòm đen dài
cũng dùng cho một số võ tướng có cốt cách văn thần như Đổng Kim Lân, Đào Phi
Phụng. Râu ba chòm bạc dài dùng cho những văn thần già như Vương Dỗn, Đào
Cơng (cha của Đào Phi Phụng). Râu ba chịm ngắn dùng cho lão tiều. Râu quăn
dùng cho những nhân vật nóng nảy như Trương Phi, Châu Thương. Râu ria đen
dùng cho những tên loạn thần như Triệu Văn Hoán, Tạ Thiên Lăng. Râu ria bạc trái
lại dùng cho những trung thần khí khái như Tạ Ngọc Lân, Thái sư Văn Trọng. Râu
ria đỏ chỉ thấy dùng cho mỗi nhân vật Ngô Tôn Quyền.


- Hia – là một thức giày dùng cho các nhân vật nam của nghệ thuật Tuồng.
Hia cổ đứng có đế cong hình bán nguyệt. Phần chạm đất của hia nhiều khi chỉ vài
phân. Đi hia cong đi trên quả cầu trịn, khó đi, phải luyện tập nhiều mới thoải mái
được. Nhưng khi đã dùng thành thạo đôi hia rồi thì nó lại giúp diễn viên biểu diễn
rất linh hoạt. Trong tuồng nhân vật rơi vào tình huống bi kịch thì thường dùng chân
hia để bê, xiết thể hiện nội tâm như trường hợp Hoàng Phi Hổ lăn trướng, Đổng
Kim Lân biệt mẹ, Kim Lân thượng thành, Triệu Đình Long thả con xuống sông.
VIII. Đặc trưng, đặc điểm nghệ thuật của Tuồng và Chèo.
1. Tuồng
1.1 Phương pháp nghệ thuật biểu diễn.
1.1.1 Nghệ thuật mô tả.
- Phương pháp: những quy ước mô tả nhận thức, biểu hiện hiện thực, người
diễn viên thể hiện trên sân khấu Tuồng. Phương pháp nghệ thuật nghiên cứu quy
luật cấu trúc, phản ánh hiện thực, những chuyển động, hình thái mơ tả hệ thống
động tác diễn. Phương pháp nghệ thuật mang tính lịch đại, đặc tính cảm xúc, mơ tả
nội dung, hình thức tác phẩm sân khấu. Những sáng tạo nghệ thuật biểu diễn ấy,
tạo sự thống nhất phong cách, thể loại tác phẩm sân khấu: Tuồng-Chèo-Cải lương,
Kịch nói, Ca múa nhạc... từng bài riêng lẻ.
- Nghệ nhân Tuồng chia nghệ thuật biểu diễn thành hai bộ: Bộ bê, Bộ lỉa. Mỗi
bộ đặc trưng, mô tả cảm xúc nhân vật riêng.

1.1.2 Nghệ thuật ước lệ.
- Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn Tuồng, là hệ thống động tác, biểu cảm
nội tâm con người nhân vật, thành nghệ thuật kinh điển thông qua ước lệ động tác
diễn tả từng loại người trong xã hội.


- Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn Tuồng nằm trong ba bộ biểu diễn
thuộc hệ thống động tác diễn nội tâm, ngoại hình nhân vật, cả hệ thống đạo cụ.
- Nghệ thuật Tuồng hồn chỉnh hệ thống ngơn ngữ ước lệ, diễn tả các hình
mẫu, tính cách nhân vật trên tổng thể sân khấu nghệ thuật biểu trưng. Từ lâu, nhiều
nhà nghiên cứu viết nghệ thuật diễn Tuồng, đọc xong độc giả vô cùng thất vọng,
bởi họ là người diễn Tuồng, sống với Tuồng mà khơng nói nổi cái cụ thể tả thần,
biểu ý từng động tác trong ba bộ biểu diễn Tuồng. Khơng ít nhà nghiên cứu “lỗi
lạc” viết dơng dài, trích dẫn các bậc tiền nhân nói về Tuồng, nhưng cái bản thân tác
giả muốn lột tả nghệ thuật biểu diễn lại khơng nói tới. Là người ngoại đạo nghiên
cứu Tuồng, xin phân loại ba bộ nghệ thuật biểu diễn Tuồng cùng bạn đọc chiêm
nghiệm, hiểu thêm nghệ thuật sân khấu kinh điển Việt Nam.
1.1.3 Nghệ thuật tượng trưng Tuồng.
- Nghệ thuật tượng trưng Tuồng, phản ánh nhận thức hiện thực cuộc sống
thành phương pháp nghệ thuật mô tả hệ thống tượng trưng. Hệ thống nghệ thuật
tượng trưng Tuồng, bao gồm tổng thể quy phạm sân khấu Tuồng.
- Mỗi hình mẫu tượng trưng, mơ tả những nét điển hình, khắc hoạ đậm hình
ảnh ấn tượng một đặc tính, hiện tượng, sự vật mơ tả. Năm quy phạm tượng trưng là
năm quy ước nghệ thuật mô tả Tuồng.
- Hành động tượng trưng, hệ thống hành động trình thức các nhân vật, quy
phạm thành ba bộ nghệ thuật biểu diễn: Bộ tay- Bộ chân- Bộ hình. Hát múa vũ đạo
đi theo trình thức trụ bộ nghệ thuật Tuồng.
- Tính cách tượng trưng, thơng qua nghệ thuật ngơn ngữ ước lệ trình thức
động tác mơ tả tính cách nhân vật: quan võ, đào võ... đi chữ đinh khít, người nóng
tính động tác nhanh gẫy gọn. Trương Phi vuốt râu cào cào ba lần, động tác nhanh,



dứt khốt, đi đứng mạnh mẽ, nói to, nói nhanh... Mỗi nhân vật, tượng trưng bằng
ngôn ngữ nghệ thuật ước lệ Tuồng.
- Đạo cụ tượng trưng, hệ thống đạo cụ: roi ngựa, cung thương kiếm kích,
gậy... sử dụng riêng từng loại nhân vật mang tính bất biến, là quy phạm nhân vật
Tuồng.
- Màu sắc tượng trưng, quy phạm tính cách, hình mẫu, phục trang, hố trang
từng nhân vật Tuồng: Màu đỏ son tươi thường vẽ mặt nhân vật trung thực, thẳng
ngay, anh hùng, trung quân ái quốc. Bọn gian thần, màu lạnh: mặt xám... Màu đen.
Người trung thực, nóng tính thường các tướng võ. Tuồng sử dụng ba gam màu chủ
đạo: Đỏ-đen-trắng, thể hiện các hình mẫu nhân vật, phục trang, hoá trang, sân khấu
Tuồng.
- Những quy phạm nghệ thuật Tuồng, tạo thành năm phương pháp nghệ thuật
biểu diễn. Năm phương pháp nghệ thuật ấy, quy phạm tổng thể sân khấu: Mô tả Cường điệu - Ước lệ - Tượng trưng Tuồng. Nghệ thuật Tuồng, sân khấu kinh điển,
bởi hoàn thiện hệ thống trình thức: Ngơn ngữ biểu diễn - phương pháp nghệ thuật
-Quy phạm bất biến nội dung, hình mẫu nhân vật. Nhìn sang Chèo, Cải lương chưa
thể hồn chỉnh quy phạm, niêm luật trình thức như sân khấu Tuồng.
1.1.4 Nghệ thuật cường điệu.
A. Cường điệu giọng nói.
- Quy phạm từng nhân vật nói theo ngữ điệu, ngữ khí riêng, giúp cơng chúng
nhận diện các hình mẫu nhân vật: vua, quan văn, quan võ, nơng phu, lính lệ, đào
kép, hồng hậu, cơng chúa... Mỗi nhân vật một phương thức nói ngữ điệu, ngữ khí
khác biệt, mang đặc tính văn hố giai tầng xã hội.
- Nói ngữ khí, phương pháp nói đặc sắc Tuồng, khác Chèo Cải lương. Nói
ngữ khí: Nói lấy hơi bụng, vận khí tạo cột hơi trong cổ họng, phát âm vang trong


cổ khơng gào như hát rock, phát âm ngồi khoang miệng. Nói ngữ khí, âm thanh
sang sảng, dày đậm, cường điệu ngôn ngữ mà người diễn viên không bao giờ mất

tiếng như gào ngồi cổ họng. Nói ngữ khí, là tinh hoa, ngữ điệu, ngôn ngữ Tuồng.
B. Cường điệu hiện thực.
- Phương pháp mô tả đặc sắc Tuồng: Muốn diễn tả hành trình xa xơi, diễn
viên đi ba bước, nói đã qua trăm núi, ngàn sông. Một nét khắc hoạ không gian khái
quát, ngắn gọn. Vở Tuồng Sơn hậu, diễn tả lòng trung quân ái quốc, Khương Linh
Tá bị chặt đầu, lại hoá thành ngọn lửa soi đường giết giặc, một hiện tượng cường
điệu nghệ thuật đỉnh cao.
- Nghệ thuật cường điệu, phương pháp mô tả độc đáo Tuồng. Nghệ thuật
cường điệu Tuồng, phong phú hình thức, nội dung, khơng chỉ nói ngữ điệu ngữ
khí, cịn là phương pháp nghệ thuật: Cường điệu giọng hát, cường điệu tính cách
nhân vật, cường điệu hiện thực... mô tả biểu diễn Tuồng.
- Sân khấu Tuồng như các thể loai sân khấu toàn nhân loại, hình thành từ một
trị diễn xướng dân gian, ra đời nghệ thuật sân khấu Tuồng. Quá trình tồn tại từng
bước hoàn chỉnh nghệ thuật, từ dân gian lên chuyên nghiệp trở thành quốc mẫu
Tuồng. Tuồng một hình thức sân khấu kinh viện, quy phạm, trình thức nghệ thuật
chuyên nghiệp cao. Dù còn yếu tố dân gian, cấu trúc mở, chắp nối tích trị, nói,
diễn cường điệu, ngoa ngơn... Nhưng Tuồng trở thành thể loại nghệ thuật cổ điển,
kinh viện, là quốc khấu xã hội phong kiến Việt Nam.
2. Chèo
2.1. Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến
đã có phần nhân dân – hóa)
- Chèo chủ yếu đi vào các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơi thơn dã, hoặc
trong nhà "quan", để nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ


con chồng, vợ chồng bè bạn, anh em tớ thày... Các tích chèo (cổ) thường là những
câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời có tác dụng quyết định số phận
nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng) giữ vai trò chủ
chốt, cầm cân nẩy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối,
lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ (số nhiều là

vợ con, cịn thì là bạn, là con, là mẹ) phải lo nuôi nấng chăm sõc chồng, con,"sẽ
phải gặp" những biến cố xã hội xẩy đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu
hiệu khả dĩ vượt qua cơn khó khăn, làm sao nổi lên những khía cạnh đạo đức, đúng
với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức này cũng nằm
trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiếu, nghĩa, tiết, giúp chồng con
họ gắng đạt tới tốt chữ trung quân.
- Chiếu chèo xưa được đưa ra trước bà con nông dân những" mẫu" thư sinh lý
tưởng, cố công học tập để tiến thân, thi đỗ xuất chính và khi là "quan" thì xả thân
"phục vụ đấng quân vương", cùng với những người vợ hiền thục, người dâu hiếu
nghĩa, dám hy sinh tất cả cho chồng con yên tâm mà dùi mài kinh sử chiếm bảng
khôi khoa làm rạng rỡ tông môn, cả những kẻ thất đức bất nhân ngãng trở đường đi
của họ, hoặc chịu ở vị trí "đối tỷ" cốt làm bật nổi các vai chủ chốt chính diện,
nhằm treo gương cho ngườpi đời, hoặc khêu gợi kích thích ngưỡng mộ cố gắng nói
theo, hoặc đem kết cục nhãn tiền chẳng ra gì để họ răn ngừa, né tránh.
- Vì cần đề cao những nhân vật mẫu mực về phẩm chất đạo đức đủ sức quyết
định số phận con người, các tích chèo, đúng ra các bản trị, đều có đầu có đi,
trong đó sự cố biến đưa ra phải làm sao chứng minh chân lý, rằng người tốt, tức là
người giữ đúng lễ nghĩa thánh hiền, người có đạo đức, dầu trước mắt có chịu bao
cực khổ đắng cay, rốt cuộc cũng sẽ đạt tột đỉnh hạnh phúc (vợ chồng con cái sống
thuận hồ trong một gia đình quan lại khá giả ); kẻ xấu sống không đúng hoặc trái
với quy phạm tam cương ngũ thường, tam tịng tứ đức, dẫu có lúc thoả thuê no đầy,
sau cùng tất bị trừng phạt, sa đoạ, nghèo hèn.


2.2 Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa-nhạc - kịch
mang tính nguyên hợp với sắc thái độc đáo
- Với chèo, trên cơ sở bản trò (viết bằng thơ văn vần và nói thường) nghệ
nhân sẽ kết hợp khôn khéo hát múa với động tác cách điệu tương ứng, để "kể lại"
tích chuyện và thể hiện phẩm cách nhân vật, sao cho hiệu quả và sống động. Việc
đòi hỏi bản trò phải viết theo niên luật thơ ca cũng là điều tất nhiên, bởi tiếng nói

con người vốn đã là hình thức cổ nhất, đơn giản nhất của âm nhạc và chỉ riêng nói
với ngữ điệu riêng biệt từng cộng đồng người, mới có thể biểu đạt cảm xúc suy
nghĩ vô cùng phong phú của mỗi cá nhân sống trong đó.
- Tiếng nói dân tộc Việt vốn đang mang ngữ điệu đặc biệt (6 thanh chưa kể
giọng nói có sắc thái "riêng" ở một số vùng) lại khuôn vào niêm luật thơ ca mỗi từ
đều mang ý nghĩa cơ đọng xúc tích, nay vừa kết hợp với nhạc có cách vận động âm
thanh cao thấp độc đáo, theo tiết nhịp sắp xếp thật tinh tế, vừa kết hợp với múa,
loại nghệ thuật của động tác và điệu bộ cũng cách điệu; tức là cả ba loại thơ, hát,
múa cùng chầu tuần vào sở trường của mình, là biểu lộ sáng rõ và mạnh mẽ những
cảm nghĩ, những tâm tư mn hình mn vẻ của con người, thơng qua diễn kỹ
cách điệu tương hợp thì mới phối kết được với nhau và tác động tới khán thính giả
sẽ càng sâu sắc, càng truyền cảm. Nói cách khác, âm nhạc cũng là loại "ngôn ngữ
thơ ca đặc biệt" phát lên bằng giọng nói con người, hoặc bằng những cơng cụ đặc
biệt nhiều ít phù hợp với âm thanh của tiếng người, làm cho những cảm nghĩ nội
tâm nhân vật được phát lộ, trở nên nghe được (giúp mọi người xung quanh cảm
thông) và trông thấy được (qua động tác thể hiện). Thành ra, chèo nhờ kết hợp 3
thành tố đó, thơng qua diễn xuất của nghệ nhân, mà có khả năng phản ánh thế giới
nội tâm, chẳng những của từng cá nhân, mà có khả năng phản ánh thế giới nội tâm,
đóng, mà cịn có thể "nói lên" bối cảnh xã hội với nội dung tinh thần cả khía cạnh
tâm linh của cộng đồng dân tộc.


- Nhìn chung, các tính cách (đạo đức) nhân vật chèo thường được nghệ nhân
kể lại hoặc miêu tả bằng những thủ pháp hát, múa, động tác cách điệu tạo hình,
liều lượng tùy theo yêu cầu thực tế gọi chung là ngôn ngữ nghệ thuật chèo. Mấy bộ
môn mặc dầu khi đứng độc lập, có những nét đặc tính miêu tả cuộc sống và con
người không thể lẫn lộn, không cái nào thay thế nổi cái nào (như nhạc thì đặc trưng
là âm thanh, tiết nhịp; múa là động tác, điệu bộ, họa là đường nét, màu sắc;...
nhưng khi đã trở nên một trong mấy thủ pháp thể hiện cấu thành ngôn ngữ nghệ
thuật chèo, chúng sẽ phải tự hạn chế nhiều mặt, thông qua nghệ thuật biểu diễn của

người nghề mà khn mình vào phong cách của kịch chủng, của tiết mục. Tất
nhiên, nghệ nhân sẽ lợi dụng triệt để sở trường mỗi loại, rồi điều tiết các phương
diện khi vận dụng tạo dựng hình ảnh và phẩm cách nhân vật.
2.3 Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài hay là sự kết hợp giữa cái bi và cái
hài hầu thành nguyên tắc kịch thuật của chèo (cổ)
- Phần lớn nhân vật chính yếu, trước hết là những nhân vật nữ của chèo (cổ)
đều có quãng đời hết sức khổ cực (người nghiêng về khổ cực vật chất, kẻ nghiêng
về khổ cực tinh thần) ở đủ dạng, đủ vẻ, mang tính bi rõ dệt, như những Thị
Phương, Cúc Hoa, Thị Kính, Châu Long, Phương Hoa, Kiều Liên, Mẫu Thoải,
Chúa

Ba,...

- Có điều, những con người đó khi lên chiếu chèo, qua diễn xuất tài tình và nhiều
khi tinh tế của nghệ nhân, kết hợp với địi hỏi những hình thức quen thuộc của
đông đảo bà con, rất nhiều cái cười đủ kiểu, đủ mức "pha" vào suốt thời gian diễn
trò từ đầu đến cuối, chiếm tỷ lệ hàng 1/2 tới 2/3 buổi hát. Ðiều "quá đáng" lại được
cái có hậu của tất cả các tích chèo hậu thuẫn, nên càng làm gia tăng tính lạc quan
và góp phần quan trọng tạo sự thoải mái cho bà con khi thưởng thức. Vì thế nhiều
nhà khảo cứu sân khấu dân tộc từng "duy danh" mà cắt nghĩa chèo xuất phát từ chữ
trào (trào lộng) mà ra.


- Chèo cũng có số nhân vật chuyên làm hề và khơng ít nhân vật "'đá" vào pha
trị đây đó, dùng kể chuyện hoặc hát múa gây cười, lấy ứng tác ứng diễn là chính
và dẫu chiếm thời gian dài của đêm hát, song những đoạn trị cười đó cịn rời rạc, ít
ăn nhập với tích trị (thường mang tính bi).
- Tuy đã có sự tiến triển từ câu lẻ, trò lẻ đến từng lớp, từng mảng, nhưng những cái
cười pha trị ấy vẫn phải bám vào tích diễn mới đứng nổi. Có nghĩa là cái hài
khơng làm nên câu chuyện do nghệ nhân kể lại trên chiếu chèo, mà chính là cái bi

tốt ra từ bản trị do nho sỹ viết.
- Chèo dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích; chê trách những hiện tượng
chướng tai gai mắt, những hành động "vô đạo đức" của các bề trên, cả những thói
hợm hĩnh kệch kỡm trong bà con xóm giềng (như vô số lớp hề theo Bác, Hề Mồi
đồ đá, Mụ Mối - Xã Dốt, vợ Mõ - Xã trưởng ) khi "cố tình" vượt khối tích trị, cốt
kéo dài đêm diễn khi hát "đếm hương"hoặc theo yêu cầu của địa phương thích
nghe và xem riễu (như lớp hề theo Bác đi kiếm củi vở Chu Mãi Thần, lớp Phù thủy
- Cô Ðồng vở Kim Nhan, những lớp hề kể chuyện làm vui cho Bác, cho Quan...)
đơi khi có những lớp gây cười dài cốt làm loãng hoặc "phá rối"chủ đề tiết mục
(như lớp hề tiểu, lớp xem tướng Tiên ở vở Từ Thức...) hoặc cố ý xố nhồ hay
xoay chuyển chủ đề bản trò (như lớp đánh ghen của vở Chu Mãi Thần mà khơng ít
gánh hát thời thuộc Pháp đã chuyển thành vở "riêng" Tuần Ty đào Huế.
- Kết cấu của mỗi tiết mục chèo (cổ) thường gồm 2 bộ phận khơng tách rời:
tích diễn cũng gọi là bản trị (của nho sỹ) mang tính định hình hay dùng thủ pháp
ước lệ, và diễn xuất của nghệ nhân. Bộ phận diễn lại gồm 2 phần: những gì diễn ra
do yêu cầu thể hiện bản trò (kể lại câu chuyện, sáng tạo hình tượng vai sắm) thì
định hình tương đối và thường dùng động tác ước lệ hoặc cách điệu tương hợp;
cịn những gì ứng tác diễn tại chỗ kịp đáp ứng ngay đối tượng ngồi xem thì thường
phóng túng tùy nghi và nhiều khi là câu cú động tác tả thực dung tục, thậm chí tự
nhiên chủ nghĩa.


- Bộ phận ứng tác diễn thường làm cười, bất chấp chèo đã có khơng ít vai hề như
hề áo ngắn (Hề gậy, Hề mồi, Hề đồng...) hề áo chùng (Phù thủy, Thày Ðồ, Thày
Bói...). Ðừng qn, cũng chính các vai hề chun đó là "chủ nhân" của những gì
ứng tác, ứng diễn tùy tiện trên phần nhiều, đồng thời cũng ghi nhận nhiều câu hát
câu hề ngồi tích có giá trị. Chúng sẽ giảm theo đà tiến sân khấu hồn chỉnh (bác
học) của chèo. Thì đấy thời kỳ chèo văn minh rồi chèo cải lương, song song với
việc xuất hiện trên sách báo quảng cáo tên nghệ nhân tài năng đang được khán giả
mến mộ, rồi tới tên soạn giả, thì cũng có ngay u cầu nghệ thuật phải diễn thuộc:

thuộc lời trò và thuộc diễn kỹ đối với từng vai, từng vở cụ thể.
2.4. Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam, hay nói rõ hơn là loại
sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc
- Nghệ nhân vừa bước vào chiếu chèo đã nói rõ là sẽ kể lại câu chuyện (đã
xảy ra) bằng trò diễn, để khán giả qua đấy mà khách quan nhận xét những sự hay
dở, phải trái trong suy nghĩ và ứng phó của nhân vật. Họ vừa thưởng thức tài nghệ
người đóng vai, từng lúc thơng cảm hay xúc động trước tình huống hoặc sự biến
mà nhân vật nhận chịu, đang thể hiện trên chiếu, vừa nhắc nhau phẩm bình diễn kỹ
của nghệ nhân hoặc tự rút ra bài học thiết thân trong cuộc sống thường ngày.
- Vì phải kể lại câu chuyện bằng diễn xuất chèo, nghệ nhân khơng có ý gây
cho người xem tưởng nhầm những sự biến đang "xảy ra" trên chiếu diễn là cuộc
đời thật, đến mức tê liệt tính năng động chủ quan mà đi tới hồ nhập, tự nguyện
làm "tù binh" cho tác giả và đạo diễn (như kịch dram). Trái lại, nghệ nhân chèo nói
rõ và đúng mọi cách để khán giả giữ nguyên trí sáng suốt, bám chắc vào cương vị
khách quan, mà cùng họ khảo sát, đánh giá tích hát, đánh giá hành động của nhân
vật. Khơng ít khi, khán giả cịn giúp đỡ nghệ nhân thể hiện tốt hơn vai đóng (qua
tiếng đế, tiếng trống khẩu, trống chầu...) góp phần thúc đẩy buổi diễn tiến triển một
cách phóng khống, thích thú sinh động.


- Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện dân tộc trong đó, nghệ nhân sử dụng linh
hoạt sáng tạo các yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, phối hợp trong một kết cấu kịch
hát độc đáo. Ðánh ngang bằng thể loại kịch hát kể chuyện dân tộc (Việt Nam) với
yếu tố tự sự cũng như yếu tố trữ tình, yếu tố hài ước là khơng thỏa đáng. Vì q
trình phát triển của các loại hình nghệ thuật Tự sự, Trữ tình đến Kịch đã coi là
những bước tiến mang tính quyết định thể loại. Chèo là loại kịch hát nhưng vẫn rất
coi trọng và sử dụng hiệu quả những yếu tố tự sự, trữ tình, hài ước, ngay khi biết
kết hợp các hình thức nghệ thuật khác (như giáo, chèo đò, trò diễn dân gian, bao
gồm cả những trò trình mặt, trị trình nghề...) để tạo thành một loại kịch hát và từng
bước chuyển hóa sáng tạo mà "tiến lên". Cái lõi kịch bộc lộ qua số vở có truyền

thống, thấy có mức gia tăng rõ dệt, như từ sự nhận chịu thụ động của mẹ con Thị
Phương trước những lục lượng hắc ám thiên nhiên, của xã hội, của Thị Kính chịu
"nhẫn" trước thái độ lấp trùm của mụ Sùng, trước sự trơ trẽn của Thị Màu, đến
"đụng độ" âm thầm nhưng không kém kịch liệt giữa Cúc Hoa và Trưởng Giử, giữa
Châu Long và Lưu Bình... hoặc đụng độ công khai gay gắt vẫn ở mức "nhẹ nhàng"
giữa Thị Màu với Thị Kính qua tiếng mõ, giữa Súy Vân với Kim Nham qua lời lẽ
diễn... đến cuộc đối mặt quyết liệt "nảy lửa" giữa Ðào Huế với Tuần Ty và nhân
tình...
2.5 Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ - cách điệu
- Với chèo sàn diễn không đơn thuần chỉ là đơi chiếu trải, mà tùy thuộc vào
hình thái miêu tả của nghệ nhân, nó có thể là đường đi, cảnh nhà hoặc đò giang,
rừng núi; là liền kề gang tấc hay xa xơi cách trở. Nó kết hợp sát sao với thời gian
để cùng mang tính giả định co giãn khơng chừng, giúp ích chèo bao qt nhiều
nhiều loại vai, từ nhân vật chủ đề đến nhân vật tình tiết, theo sát câu chuyện mở
dần từ đầu đến cuối. Trong đó, nhân vật được thể hiện bằng hành động bên trong
và bên ngoài, bằng suy tư tâm trạng với ước vọng cuộc sống hạnh phúc, theo bản


năng sinh tồn hoặc ngưỡng tín về một quyền phép siêu giới huyền hoặc mà còn rất
chú trọng các mặt cấu thành mơi trường sống của mỗi con người.
- Vì thế chèo hết sức quan tâm đến tính nhất lưỡng của mỗi sự vật, mỗi con người,
để thành quả đưa ra được tồn diện chân thật. Nó địi nghệ nhân khi đóng vai phải
tùy lúc tùy nơi mà khi thì thốt, đem thân mình làm cơng cụ thể hiện với thái độ
phẩm bình, định giá trở lại nhân vật; khi thì nhập, vươn lên đóng "giống như lột",
gia tăng sức truyền cảm để khán giả ngấm trò mà tiêu nhuyễn nhẹ nhàng chủ đề
câu chuyện. Nó vừa phải yêu cầu diễn xuất phải ước lệ thoả đáng.

Đặc trưng của nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng:
1. Nghệ thuật diễn xuất là sự tập trung đậm đặc đặc trưng nghệ thuật sân
khấu truyền thống Việt Nam.

- Mang tính chất chung của nghệ thuật sân khấu, chèo và tuồng phản ánh cuộc
sống bằng hành động sân khấu; song hành động trong chèo, tuồng không ở dạng tự
nhiên của đời sống, mà thể hiện qua hình thức: hát, múa, nói lối và động tác vũ đạo
đã được tiết tấu hóa.
- Tính tổng thể trong ngơn ngữ thể hiện, trình thức, mơ hình v.v. là đặc
trưng phương tiện của nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng.
Quan hệ diễn xuất của chèo và tuồng với cuộc sống được thể hiện qua lối tả
thần, tả ý, qua nghệ thuật ước lệ, cách điệu và cách nhìn nhận theo tư duy biểu
trưng, biểu cảm. Tái tạo hiện thực theo lối "vẽ rồng trong mây" là đặc trưng quan
hệ cuộc sống và nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng.


Quan hệ diễn xuất với nhân vật trên sân khấu chèo và tuồng mang tính chất
"hịa cảm" kiểu Stanixlawski vừa "gián cách" kiểu Brecht. Diễn viên có thể lúc
"nhập", lúc "thoát". Trên sân khấu họ vừa là họ - người diễn, vừa là nhân vật.
- Lối phân loại nhân vật theo kiểu vai mẫu cũng thể hiện một đặc tính của mối
quan hệ diễn xuất và nhân vật chèo và tuồng.
-Quan hệ diễn xuất và khán giả vừa mang tính gián tiếp, vừa mang tính trực
tiếp.
-Nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng, nhìn nhận từ mọi góc độ: phương tiện
nghệ thuật, quan hệ với cuộc sống, nhân vật, với khán giả v.v. mang nét đặc trưng
của một nghệ thuật linh hoạt, biểu cảm, mang vẻ đẹp hài hòa đậm chất dân tộc Việt
Nam và nét phương Đông truyền thống.
2. Giá trị cảnh sắc của nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng là một trong
những nét đẹp đặc trưng cần giữ gìn và phát huy.
Những đặc trưng biểu đạt củachèo và tuồng đã tạo nên cho nó một giá trị đặc
biệt cho nghệ thuật biểu diễn: giá trị cảnh sắc. Kịch nói tả thực khơng có được nét
đẹp cảnh sắc ấy.Giá trị ấy là biểu hiện tập trung và cụ thể nhất của một nền văn hóa
khơng gian.
3. Nghệ thuật diễn xuất chèo và tuồng là sự tích tụ "tập đại thành" tinh

hoa bao thế hệ nghệ sĩ.
Những yếu tố nghệ thuật được tích tụ, hình thành qua thời gian ấy vốn gắn bó
với nhau, chi phối nhau, qui định lẫn nhau, yếu tố này dẫn tới yếu tố kia, theo qui
luật phát triển nội tại của bản thân nó, trong điều kiện xã hội nông nghiệp phong
kiến cổ xưa.


×