Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Su phan bo cua sinh vat va dat tren Trai Dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.1 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT</b>



Trong tự nhiên, trên cùng một diện tích có tính đồng nhất nhất định, các lồi thực vật thường
sống chung với nhau. Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là
thảm thực vật.


Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế
độ nhiệt, ẩm), chế độ nhiệt lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao do đó các thảm thực vật cũng thay đổi
theo vĩ độ và độ cao địa hình. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên sự phân bố
đất trên lục địa cũng tuân theo quy luật này.


<i><b>I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ:</b></i>


Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu. Vì
thế, tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính sau đây:


<i><b>1. Đới nóng:</b></i>


<i>1.1. Kiểu khí hậu xích đạo ẩm (từ 5o<sub>B đến 5</sub>o<sub>N)</sub></i>


Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Biên độ dao động nhiệt trong năm rất nhỏ khoảng 3o<sub>C.</sub>
Lượng mưa trung bình năm lớn, dao động từ 1500 - 2500 mm, mưa quanh năm, càng gần xích đạo
mưa càng nhiều.


Thảm thực vật chính là rừng rậm xanh quanh năm. Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng từ
mặt đất lên đến độ cao 40 - 50m.


Nhóm đất chính là đỏ vàng (Fe-ra-lít).


<i>1.2. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (điển hình là ở Đơng Nam Á và Nam Á)</i>



Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm cơ bản: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa
gió và thời tiết diễn biến thất thường.


Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.
Nhóm đất chính là đất đỏ vàng.


<i>1.3. Kiểu khí hậu nhiệt đới</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ cao nhiệt đới (xa-van).
Nhóm đất chính là đất có màu đỏ vàng.


<i><b>2. Đới ơn hồ:</b> (khoảng từ chí tuyến đến hai vịng cực ở hai bán cầu)</i>
Có các kiểu khí hậu chính:


<i>2.1.Kiểu khí hậu ơn đới lục địa</i>


Lượng mưa ít, thường không quá 1000 mm. Mưa tập trung vào mùa hạ. Mùa đơng lạnh và
tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.


Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá kim.
Nhóm đất chính là đất pơtdơn.


<i>2.2.Kiểu khí hậu ơn đới hải dương</i>


Mưa nhiều và mưa quanh năm. Mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.


Nhóm đất chính là đất nâu và xám.
<i>2.3. Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải</i>



Nhìn chung mưa ít, mưa tập trung vào mùa thu và đông. Mùa đông không lạnh, mùa hạ nóng
khơ.


Thảm thực vật chủ yếu là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Nhóm đất chính là đất đỏ vàng.


<i><b>3. Đới lạnh:</b> (nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến cực)</i>
<i>3.1. Kiểu khí hậu chính là cận cực lục địa </i>


Đây là kiểu khí hậu vơ cùng khắc nghiệt. Mùa đơng rất dài, hiếm khi thấy Mặt trời và thường
có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình ln dưới -10o<sub>C, thậm chí xuống</sub>
đến – 50o<sub>C.</sub>


Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, có
nơi đến sáu tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng ít khi vượt quá 10o<sub>C.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>3.2. Kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên</i>


Ở vùng đài nguyên phương bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào
mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp, lùn mọc xen lẫn với rêu,
địa y…


Nhóm đất chính là đài ngun


<i><b>II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao:</b></i>


<i>Hình 1.17 Các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cap-ca</i>


Ơ vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất khơng khí càng giảm, cịn độ ẩm khơng khí lại
tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này đã tạo nên sự


thay đổi của thực vật và đất theo độ cao.


SÁCH THAM KHẢO


</div>

<!--links-->

×