Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Địa lý: Bước đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 242 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
Niên khóa 1998-2002

Đề tài:

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM
ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ

GVHD:Thạc Sỹ TRẦN VĂN THÀNH
SVTH :

TP.HCM, tháng 5/2002

NGUYỄN CÔNG TRIỀU


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hồn thành nhờ:
- Sự hướng dẫn tận tình của:
Thầy: TRẦN VĂN THÀNH, Thạc sỹ Môi trƣờng chủ nhiệm bộ môn địa lý tự nhiên
trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Sự giúp đỡ của:


Các thầy cơ và các bạn sinh viên khoa Địa lý trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ
Chí Minh cùng các cộng sự.
- Sự khích lệ của gia đình.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp. HCM, tháng 5 năm 2002 SVTH
SVTH

NGUYỄN CÔNG TRIỀU


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành
LUẬN VĂN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

Đánh giá kết quả:
Ký tên

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đánh giá kết quả
Ký tên

BAN CHỦ NHIỆM KHOA KÝ DUYỆT

Luận văn đƣợc bảo vệ lúc…… giờ….. ngày…… tháng….. năm 2002

Tại Hội đồng Thẩm định Luận văn Tốt nghiệp Khoa Địa lý trƣờng Đại học Sƣ phạm
thành phố Hồ Chí Minh


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ....................................................................... 4
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 5
GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. 8
LỜI NĨI ĐẦU ........................................................................................................................... 9
PHẦN MỘT : TỔNG QUAN .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ LƢỢC SỬ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 6
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 6
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 7
1.3. Nội dung của đề tài ...................................................................................................... 7
1.4. Giới hạn đề tài ............................................................................................................. 7
1.5. Lƣợc sử đề tài: ............................................................................................................. 7
1.5.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 7
1.5.2 Ở Việt Nam: ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 11
2.1. Phƣơng pháp luận ...................................................................................................... 11
2.1.1. Cơ sở khoa học về địa danh: ............................................................................... 11
2.1.1.1.Khái niệm: ..................................................................................................... 11
2.1.1.2. Nguồn gốc: ................................................................................................... 11
2.1.1.3. Phân loại địa danh: ....................................................................................... 16

2.1.2. Quan điểm nghiên cứu: ....................................................................................... 18
2.1.2.1. Quan điểm địa lý: ......................................................................................... 18
2.1.2.2. Quan điểm lịch sử và khảo cổ học: .............................................................. 18
2.1.2.3. Quan điểm ngôn ngữ: ................................................................................... 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: ............................................................................ 18
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: ................................................................................. 18
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp: ....................................................................................... 18
2.2.4. Phƣơng pháp bản đồ: .......................................................................................... 19
2.2.5. Phƣơng pháp lập phiếu: ...................................................................................... 19
2.3. Các bƣớc tiến hành .................................................................................................... 19
PHẦN HAI : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 20
CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ....................................................... 21
3.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................................... 21
3.2. Đặc điểm môi trƣờng nhân văn ................................................................................. 25
CHƢƠNG 4: THỐNG KÊ - PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC PHÁT SINH ĐỊA DANH ...... 38
4.1. Số lƣợng địa danh ...................................................................................................... 38
4.2. Phân loại địa danh: .................................................................................................... 39
4.2.1. Địa danh tự nhiên: ............................................................................................... 41
4.2.2. Địa danh nhân văn: ............................................................................................. 43
4.2.3. Địa danh du lịch: ................................................................................................. 46
4.3. Nguồn gốc phát sinh địa danh ................................................................................... 47
4.3.1. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt: ...................................................................... 47
4.3.2. Địa danh có nguồn gốc Khơ-me: ....................................................................... 49

4.3.3. Địa danh có nguồn gốc Pháp: ............................................................................. 51
4.3.4. Địa danh thuần Việt: ........................................................................................... 51
CHƢƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ.................................................. 53
5.1. Đặc điểm chung ......................................................................................................... 53
5.1.1. Về mặt cấu tạo .................................................................................................... 53
5.1.2. Nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Đông Nam Bộ:........................................... 54
5.1.3. Đặc điểm về mặt phản ánh hiện thức: ................................................................. 55
5.1.4. Đặc điểm về mặt chuyển biến: ............................................................................ 59


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

5.2. Các phƣơng thức đặt tên cho địa danh ...................................................................... 62
5.2.1. Phƣơng thức tự do:.............................................................................................. 62
5.2.2. Phƣơng thức chuyển hóa: ................................................................................... 64
5.2.3. Phƣơng thức vay mƣợn: ...................................................................................... 66
5.3. Đặc điểm địa danh ĐNB so với các vùng khác ......................................................... 67
5.3.1. Đặc điểm địa danh tự nhiên ĐNB so với các vùng khác: ................................... 67
5.3.2. Đặc điểm của địa danh hành chính ở Đơng Nam Bộ so với vùng khác. ............ 68
5.3.3. Đặc điểm địa danh chỉ cơng trình xây dựng ở ĐNB so với các vùng khác. ....... 69
5.3.4. Phân vùng địa danh ............................................................................................ 70
PHẦN BA: KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 1: GIẢI THÍCH VÀ MƠ TẢ MỘT SỐ ĐỊA DANH ......................................... 75
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ ĐỊA DANH ĐÔNG NAM BỘ ................................................. 98
Bảng 2.1. Địa danh tự nhiên ............................................................................................. 98
Bảng 3: Địa danh nhân văn Đông Nam Bộ .................................................................... 127
Bảng 3.1. Địa danh hành chính ................................................................................... 127

Bảng 3.2. Địa danh vùng............................................................................................. 147
Bảng 3.3. Địa danh các cơng trình xây dựng .............................................................. 186
Bảng 3.4. Địa danh du lịch – tôn giáo......................................................................... 203
Bảng 3.5. Địa danh mang tên ngƣời – cây cỏ, cầm thú .............................................. 211
Bảng 3.6. Địa danh mang tên một số thành tố chung ................................................. 222
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 227
PHỤ LỤC 3: ẢNH MÀU ...................................................................................................... 156


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐNB



Đông Nam Bộ

ĐBSCL



Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH




Đồng bằng sông Hồng

TP. HCM



Thành phố Hồ Chí Minh

HN



Thủ đơ Hà Nội

BD



Bình Dƣơng

BP



Bình Phƣớc

BT




Bình Thuận

ĐN



Đồng Nai

VT



Bà Rịa - Vũng Tàu

NT



Ninh Thuận

TN



Tây Ninh

RQG




Rừng Quốc Gia

KBTTN



Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL



Khu du lịch

DTLS



Di tích lịch sử

CQST



Cảnh quan sinh thái


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành


LỜI NÓI ĐẦU

Địa danh ngày nay đã trở thành một khoa học độc lập, nhƣng nó cũng rất phức tạp và
mới mẻ nên sự hiểu biết về địa danh ở nƣớc ta chƣa nhiều nhất là ở ĐNB một vùng đất giàu
tiềm năng và đang đƣợc khai lợi trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch. Tìm hiểu địa danh có
tác dụng rất tích cực trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lí. Xuất phát từ nhu cầu
của bản thân và vai trò của địa danh trong việc dạy học nên tơi đã chọn đề tài "Bƣớc đầu tìm
hiểu đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ" để làm luận văn tốt nghiệp đại học. Đồng thời cũng
để cung cấp cho các bạn đọc và giáo viên địa lí một số thơng tin về địa danh ĐNB. Để q
trình dạy học địa lí ngày càng sinh động và thu hút sự chú ý học tập môn địa của học sinh
ngày càng nhiều hơn.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng nhƣ trình độ nghiên cứu khoa học của bản
thân cịn ít kinh nghiệm nên chắc chắn khóa luận cịn nhiều thiếu sót rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn, chào thân ái./.
SVTH: NGUYỄN CÔNG TRIỀU


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

PHẦN MỘT

TỔNG QUAN

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 5



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

CHƢƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ LƢỢC
SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam bộ là vùng đất đang đƣợc khai lợi, có hiệu quả và là vùng giàu có nhất
nƣớc ta hiện nay. Đây là một vùng đất có điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho sự cƣ trú
của nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa Đơng - Tây - Kim - Cổ. Chính điều này đã tạo cho
Đơng Nam Bộ một nét đặc sắc về tự nhiên, văn hóa, lịch sử... và đƣợc thể hiện trên mọi lĩnh
vực trong đó có địa danh.
Ngày nay, Đơng Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, trong đó có thành
phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Văn hóa - Chính trị - Kinh tế lớn nhất của vùng và là đầu mối
giao thông quan trọng nhất của cả nƣớc.
Xuất phát từ sở thích đi du lịch của bản thân, đồng thời là một giáo viên Địa lý đứng
trên bục giảng trong tƣơng lai nên không thể không biết tới điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn
hóa... của đất nƣớc mình để làm tƣ liệu bổ sung cho bài giảng của mình ngày càng trở nên
phong phú và sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình học tập. Mà để
biết đƣợc cùng một lúc nhiều lĩnh vực nhƣ vậy thì chỉ có thể tìm hiểu về địa danh và đây
cũng chính là lí do mà tôi chọn để tài thuộc chuyên đề địa danh học. Nhƣng do thời gian có
hạn nên tơi chỉ chọn đề tài "Bƣớc đầu tìm hiểu đặc điểm địa danh Đơng Nam Bộ", để làm
khóa luận cử nhân đại học. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài là cơ hội để chúng tôi rèn luyện
phƣơng pháp tự học, phƣơng pháp tổng hợp tài liệu xử lý tài liệu, và củng cố các kiến thức đã
đƣợc các thầy cô trang bị trong quá trình học chuyên ngành địa lý tại trƣờng Đại Học Sƣ
Phạm TP. Hồ Chí Minh.
Q trình thực hiện đề tài là điều kiện để chúng tôi tập làm quen với cơng tác nghiên
cứu khoa học. Để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay là nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy

Thạc sĩ Trần Văn Thành và sự giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm Khoa Địa Lý cùng tồn thể Thầy
Cơ trong khoa.

SVTH: Nguyễn Cơng Triều

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ là một đề tài khá rộng nên trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt đƣợc những mục tiêu sau:
- Thống kê, phân loại nguồn gốc phát sinh địa danh Đơng Nam Bộ nhằm hình thành
cho mọi ngƣời một cái nhìn tổng quát về địa danh Đơng Nam Bộ.
- Thơng qua q trình thống kê, phân loại chúng tôi sẽ rút ra đặc điểm chung và đặc
điểm du lịch của địa danh Đông Nam Bộ để từ đó cho thấy đƣợc sự khác biệt giữa địa danh
Đông Nam Bộ với địa danh của các vùng khác.

1.3. Nội dung của đề tài
Để đạt đƣợc những mục tiêu nói trên đề tài cần phải đƣợc thực hiện theo các nội dung
sau:
- Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và nhân văn Đông Nam Bộ.
- Thống kê, phân loại, nguồn gốc phát sinh địa danh Đông Nam Bộ để từ đó sắp xếp
lại theo hệ thống nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu.
- Đặc điểm chung địa danh Đơng Nam Bộ.
- Đặc điểm địa danh du lịch Đông Nam Bộ.
- Đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ so với các vùng khác.


1.4. Giới hạn đề tài
Nhƣ đã nói ở trên địa danh Đông Nam Bộ là một đề tài khá rộng nên chúng tôi chỉ
tiến hành nghiên cứu trên các Tỉnh và Thành phố: Bình Dƣơng Bình Phƣớc, Tây Ninh, Đồng
Nai, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và TP.Hồ Chí Minh và dừng lại ở mức độ thống kê,
phân loại những địa danh tiêu biểu và rút ra những đặc điểm của địa danh Đông Nam Bộ.

1.5. Lƣợc sử đề tài:
1.5.1. Trên thế giới
Địa danh học là một khoa học thuộc nhiều ngành nghiên cứu: ngôn ngữ học, lịch sử
học, địa lý học... khoa học này đã có từ lâu đời nhƣng nó nằm rải

SVTH: Nguyễn Cơng Triều

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

rác trong các lĩnh vực khác nhau. Cho mãi tới đầu thế kỷ XIX nó mới trở thành một ngành
khoa học độc lập ở các nƣớc Tây Âu. Ngày nay đã rất phát triển; và có rất nhiều chuyên khoa
về địa danh: sổ tay địa danh đƣợc công bố ở Liên Xô, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Trung
Quốc... vào cuối thế kỷ XIX và đã trở thành một ngành khoa học rất hiện đại.
1.5.2 Ở Việt Nam:
Cũng nhƣ địa danh học thế giới, địa danh học Việt Nam đã có q trình phát triển lâu
đời, song mức độ phát triển lại rất chậm chạp. Cho tới nay, ngành khoa học này vẫn chƣa
khẳng định và chƣa đạt tới trình độ hiện đại. Quá trình nghiên cứu về địa danh Việt Nam phụ
thuộc vào các mục đích với những trình độ khác nhau. Xƣa kia, để phục vụ cho công cuộc

xâm lƣợc và thống trị nhân dân ta, triều đình phong kiến phƣơng Bắc đã nghiên cứu địa danh
Việt Nam và ghi lại trong các sử sách và tài liệu cổ nhƣ: Tiền Hán thƣ Địa lý chí, Tần thƣ Địa
lý chí, Đƣờng thƣ Địa lý chí, Thủy kinh của Tam Khâm (đời Hán), Thơng điển của Đỗ Hữu
(đời Đƣờng), Thái Bình Hồn Vũ ký của Nhạc sử (đời Tống),... Cũng để phục vụ cho mục
đích xâm lƣợc và bóc lột thuộc địa, chủ nghĩa thực dân Pháp đã đƣa vào nhiều chuyên gia
nghiên cứu về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam trong đó có địa danh (Etudes sur les
Coutumes et langes des Lơlơ et des La Quả của A. Bonifacy (1908), Matériaux pour l'Étude
de la langue T'eng của H.Maspéro (1955), Notes de Géographic linguistique austroasiatique
của A.G. Haudricourt (1966)...)
Các tác giả nƣớc ta bắt đầu nghiên cứu địa danh từ thời kỳ độc lập tự chủ, nhất là từ
đời Lê, nhƣ Dƣ Địa Chí của Nguyễn Trãi (1435), Lịch triều hiến chƣơng loại chí (Mục Dƣ
Địa chí) của Phan Huy Chú (1821); một số tác phẩm đã bắt đầu đi sâu và có tính chất chuyên
môn hơn nhƣ: Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ, Phƣơng Đình - Dƣ Địa Chí của
Nguyễn Siêu (1900), Sử Học Bi Khảo, Địa Lý Khảo Thƣợng, Hạ của Đặng Xuân Bảng...
Ngày nay, địa danh học ở nƣớc ta đã phát triển hơn trên cơ sở khoa học hiện đại. Tuy
vậy, vẫn chƣa có một tác phẩm nào thật hoàn thiện. Đây mới chỉ là tài liệu trong các bài báo,
tạp chí rời rạc nhƣ: Việc tìm sử liệu trong Ngôn Ngữ Dân Tộc (1967), Nƣớc Văn Lang Qua
Tài Liệu Ngơn Ngữ (1969) của Hồng Thị Châu; Những Thay Đổi Về Địa Lý Hành Chính
Trong Thời Pháp Thuộc (1972) của Vũ Văn Tỉnh, Phƣơng Pháp Vận Dụng Địa Danh Học
Trong Nghiên Cứu Địa Lý Học, Lịch Sử Cổ Đại Việt Nam (1984)... của Đinh Văn

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành


Nhật, Bàn về tên làng Việt Nam (1982) của Thái Hoàng và nhất là cơng trình Thử bàn về địa
danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm...
- Cuốn Địa Danh ở Thành phố Hồ Chí Minh (1991) của Lê Trung Hoa, Địa Danh
Việt Nam (1993) của Nguyễn Văn Âu, Sổ Tay Địa Danh Việt Nam (1996) của Đinh Xuân
Vịnh, Địa Danh Văn Hóa Việt Nam (1996) của Bùi Thiết, các cơng trình này cũng chỉ là
nghiên cứu địa danh học nói chung. Gần đây hơn, trong cuốn Non Nƣớc Việt Nam (1998)
của Tổng cục du lịch: Sổ Tay Địa Danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dƣợc - Trung Hải...
các tác giả này đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu địa danh, song phần lớn đều tản mạn
hoặc chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định mà chƣa đi sâu vào việc giải thích nguồn
gốc đặt tên và phân loại địa danh một cách quy mơ có hệ thống.
• Cuốn Địa Danh ở Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa dày 189 trang, khổ
14,5 x 20,5cm là một chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở Việt Nam đƣợc cơng bố.
• Cuốn Sổ Tay Về Địa Danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh là một phần chọn lọc của
địa lý Việt Nam văn hiến, cuốn sách đã tập hợp rất nhiều nguồn tƣ liệu trong thời gian rất dài,
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuốn sách này đã nêu lên khá đầy đủ các địa
danh và cũng đã giải thích nguồn gốc, nêu vị trí của một số địa danh nhất định.
• Địa Danh Văn Hóa Việt Nam của Bùi Thiết, cuốn sách muốn giới thiệu với bạn đọc
trƣớc hết là bạn trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc Việt Nam giàu đẹp - những hiểu biết
cần có về nền văn hóa lịch sử đất nƣớc dƣới hình thức của một cơng trình có tính chất từ điển
hay cuốn sách giới thiệu 1 số địa danh văn hóa lịch sử Việt Nam kể từ khi con ngƣời sinh
sống trên lãnh thổ nƣớc ta cho đến hiện tại nhằm cung cấp cho bạn đọc toàn bộ khám phá khai quật khảo cổ học đƣợc tiến hành từ xƣa đến nay đã đƣợc công bố trong tất cả các ấn
phẩm khoa học hay trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng.
• Sổ Tay Địa Danh Đồng Bằng Sông Cửu Long của Nguyễn Dƣợc -Trung Hải, nội
dung của sách với mục đích cung cấp cho giáo viên địa lý và học sinh một tài liệu tra cứu
ngắn gọn để xác định một cách nhanh chóng vị trí các địa danh trên bản đồ phù hợp với nội
dung của bộ sách giáo khoa địa lý. Các địa danh đƣợc soạn để đƣa vào sách là

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 9



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

những địa danh tối cần thiết, dùng trong nhà trƣờng phổ thơng có trong sách giáo khoa địa lý;
trên báo chí và trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. Ở đây tác giả cũng lựa chọn một số địa
danh đặc biệt cần ghi nhớ có giá trị về mặt lịch sử và du lịch.
• Non Nƣớc Việt Nam: nội dung của cuốn sách rất đa dạng, đề cập đến nhiều khía
cạnh của nền văn hóa truyền thống và trải ra trên cả nƣớc
Và gần đây nhất là Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học 2001 của Nguyễn Thị Thu Cúc:
"Bƣớc đầu tìm hiểu địa danh đồng bằng Sông Cửu Long", do thầy Trần Văn Thành hƣớng
dẫn. Thế nhƣng vẫn chƣa có một tác giả nào nghiên cứu về đặc điểm địa danh Đông Nam Bộ
và đây cũng chính là một trong những lý do mà tôi chọn đề tài này.

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1. Cơ sở khoa học về địa danh:
2.1.1.1.Khái niệm:
Địa danh là những danh từ hoặc ngữ cố định đƣợc dùng làm tên riêng của địa hình

thiên nhiên, các cơng trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ... Trƣớc địa
danh ta có thể đặt một từ tố chung để chỉ tiểu loại địa danh: sông Đồng Nai, núi Bà Đen, chùa
Vĩnh Nghiêm, kênh Thị Nghè, công viên Đầm Sen...
2.1.1.2. Nguồn gốc:
Nguồn gốc địa danh rất phức tạp nên khi nghiên cứu tôi chỉ tập trung vào các nội
dung: nguyên tắc đặt tên và sự biến đổi địa danh.
a. Nguyên tắc đặt tên:
Việc đặt tên địa danh lại tuân theo các nguyên tắc nhất định, các nguyên tắc này đƣợc
thể hiện rõ trong các loại địa danh cụ thể.
* Địa danh tự nhiên: trong các đối tƣợng địa lý tự nhiên thì việc đặt tên địa danh lại
tuân theo các nguyên tắc sau:
- Địa phƣơng: một số địa danh cụ thể lại đƣợc xác định theo nguyên tắc một địa danh
có sẵn ở địa phƣơng, chẳng hạn nhƣ ở Tây Ninh có địa danh Gị Dầu, khi nhân dân vào sinh
sống đơng đúc mới đặt tên là huyện Gị Dầu, đồi Hang Dơi, sơng Đồng Nai (Đồng Nai), sơng
Sài Gịn (TP.HCM), Hòn Vung (Vũng Tàu), kênh Trảng Bàng (Tây Ninh)...
- Hình dạng: một vài địa danh lại đƣợc xác định bằng hình dạng của đối tƣợng địa lý
nhƣ: hịn Bảy cạnh (Vũng Tàu), hịn Vung (Vũng Tàu) sơng Lịng Tàu (TP.HCM), sông Ngã
Ba (TP.HCM), sông Ngã Bảy (TP.HCM), kinh Ruột Ngựa (TP.HCM).

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

- Kích thƣớc : Địa danh cũng có thể đặt tên theo kích thƣớc khi so sánh với nhau hoặc
theo chiều rộng, dài, hay diện tích... kinh Sáu Thƣớc (TP.HCM), cù lao Bảy Mẫu (TP.HCM),

hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ (VT), đảo Đá Lớn, đảo Đá Nhỏ (BT), bãi Cát Nhỏ, bãi Cát Lớn
(VT), sông Bé...
- Màu sắc: địa danh cũng đƣợc gọi theo màu sắc của nó: sơng Nƣớc Trong (Đồng
Nai), suối Cam (BP), đồi Đất Đỏ (VT), đồi Đỏ (NT), đồi Đất Đen (BT), suối Nƣớc Đục (TN),
suối Vàng (TN).
- Mùi vị: có những địa danh đƣợc xác định theo mùi vị nhƣ: suối Chua (VT), suối
Nƣớc Ngọt (NT), kinh Nƣớc Mặn (TPHCM)...
- Âm thanh: cũng có địa danh đƣợc đặt tên theo âm thanh của nó: suối Lồ Ồ...
- Đặc sản: một vài địa danh cũng đƣợc đặt tên theo đặc sản trong vùng: rạch Bèo, rạch
Gị Xồi, rạch Nho, rạch Sỏi, suối Tre, bàu Năn, bến Ngõ, kinh Cá Lóc, kinh Lị Vơi, đồi Cỏ
Chỉ, bãi Chà Là, hồ Núi Le...
- Thứ tự: trong điều kiện phức tạp, địa danh có thể đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất
định nhƣ kinh TN1, TN2, TN3... bãi Trƣớc, bãi Sau, bệnh viện 175, rạch Ngã Tƣ,....
- Vị trí: địa danh cũng thƣờng đƣợc đặt tên theo vị trí của nó so với địa danh khác
trong vùng: rạch Ấp Tiền, rạch Ấp Thƣợng,...
- Phƣơng hƣớng: có những địa danh đƣợc đặt tên theo phƣơng hƣớng chung: Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây, kinh Tây, kinh Đơng...
- Tên ngƣời: địa danh có khi cũng đƣợc đặt theo tên của những ngƣời có cơng với địa
phƣơng, hay nổi tiếng ở địa phƣơng: núi Bà Đen, núi Bà Rá, suối Bà Et, suối Bà Son....
- Lịch sử: một số địa danh đƣợc đặt tên theo một số sự kiện lịch sử: hố Bom, địa đạo
Củ Chi, Tua Hai (ngọn lửa Đồng Khởi)...
- Truyền thuyết: có một số địa danh đặt tên theo một số truyền thuyết nào đó: núi Bà
Đen, núi Bà Rá là truyền thuyết của dân tộc Khơ-me.
- Đặc điểm chung: cũng có những địa danh tên của nó thƣờng mang tính chất chung
chung: suối Bến Rộng, suối Ngang, suối Nƣớc Đỗ, suối Rạng Đông, bàu Trăn, suối Lạnh...

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 12



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

* Địa danh Kinh tế - Xã hội: Nếu nhƣ nguyên tắc đặt tên địa danh tự nhiên khá phong
phú và đa dạng thì nguyên tắc đặt tên địa danh kinh tế xã hội cũng không kém phần phức tạp
và đƣợc xác định theo các nguyên tắc sau:
- Địa phƣơng: một số địa danh đƣợc đặt tên theo tên của một địa danh có sẵn ở địa
phƣơng: phƣờng Bến Nghé, phƣờng Cầu Ông Lãnh, thị trấn Hóc Mơn, thị trấn Đồng Xồi,
thị xã Tây Ninh, huyện Bến Cầu...
- Đặc sản: địa danh cũng đƣợc đặt theo tên các đặc sản ở địa phƣơng nhƣ: Vũng Tàu,
huyện Bến Cát, xã Tóc Tiên, thị xã Đồng Xồi.
- Tình cảm, nguyện vọng: có những địa danh đƣợc đặt tên theo tình cảm nguyện vọng
của nhân dân: chợ An Đơng, quận Bình Thạnh, phƣờng An Phú, phƣờng Phú Mỹ, huyện
Bình Chánh, phƣờng Hịa Bình, huyện Vĩnh Cửu...
- Tên ngƣời: một số địa danh đƣợc đặt theo tên ngƣời nhƣ: đƣờng Hai Bà Trƣng, chợ
Bà Chiểu, chợ Cầu Ông Lãnh, đƣờng Nguyễn Tất Thành... (Loại địa danh mang tên ngƣời
thƣờng bắt gặp ở tên đƣờng, tên chợ là nhiều nhất).
- Lịch sử: có những địa danh đƣợc đặt tên theo các sự kiện lịch sử: cầu Thị Nghè, xã
Bình Giã, Kỳ Hịa.
- Tơn giáo: cũng có địa danh mang tính chất tơn giáo: xóm Chùa, xã An Tịnh, dốc
Chùa, tịa thánh Cao Đài, Thích Ca Phật Đài (VT), Niết Bàn tịnh xá, khu Bùi Phát.
- Thứ tự: cũng có địa danh đƣợc xác định theo thứ tự: phƣờng 1, phƣờng 2, quận 1,
quận 2, xã Tân Thới Nhì, xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
- Một số địa danh đƣợc xác định theo phƣơng hƣớng nhƣ xã Tân Thạnh Đông, xã Tân
Thạnh Tây (Củ Chi)...
- Vị trí: địa danh có khi đƣợc xác định theo khu vực xã Nghĩa Trung, xã Xuân Thới
Thƣợng, Xuân Thới Sơn...


SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

- Đặc điểm chung: một số địa danh đƣợc xác định theo đặc điểm xã hội của địa
phƣơng, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, xã Lâm Sơn, ngã ba Dầu Giây, Mƣời Tám Thôn
Vƣờn Trầu...
- Kế thừa: cũng có địa danh mang tính chất kế thừa một địa danh nào đó ở nơi khác:
xã Hịa Bình (nhân dân ở vùng Hịa Bình chuyển vào rồi lấy tên là xã Hịa Bình).... xã Thái
Bình (huyện Châu Thành) chủ yếu là dân Thái Bình sinh sống)...
- Nghề nghiệp: cũng có những địa danh đƣợc đặt theo tên của những nghề truyền
thống, hoặc phổ biến ở địa phƣơng: làng gốm sứ, làng sơn mài Tƣơng Bình Hiệp.
b. Sự biến đổi địa danh:
Địa danh ở một nơi thƣờng biểu thị cho đặc điểm từng địa phƣơng nên bao giờ nó
cũng mang theo tình u q hƣơng, lịng tự hào dân tộc; do đó địa danh thƣờns đƣợc giữ lại
khá bền vững trong tâm tƣ tình cảm của nhân dân địa phƣơng, tức là có tính bảo lƣu mạnh
mẽ. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những địa danh có sự biến đổi theo một số hình thức, để
nắm đƣợc sự biến đổi của địa danh chúng ta cần phải biết các nguyên tắc biến đổi địa danh.
- Sự phát triển ngơn ngữ, văn tự:
Dân tộc ta có một lịch sử phát triển lâu dài, phù hợp với quá trình này, ngơn ngữ văn
tự cũng thay đổi theo, ngày càng phong phú và hồn thiện hơn. Trong q trình này, một số
phụ âm khơng cịn dùng nữa nhƣ: D trong cầu Dỏ Khế, nhum trong rạch Nhum là "loại cây
giống cau mà lớn và có nhiều gai".
Đồng thời một số ngun âm cũng trở nên ít dùng hay khơng tồn tại nữa nhƣ: ơi trong
địa danh An Quới, oe trong địa danh Bàu Hòe, ue trong địa danh Bà Què.

Đặc biệt một số từ cổ cũng thay đổi và gần nhƣ khơng cịn sử dụng nữa nhƣ: hộ trong
địa danh vùng đất hộ ở quận 1, lũy trong địa danh đƣờng Bờ Lũy (Tân Bình), lũy Ơng Dần,
lũy Ơng Cơng v.v...
- Cải cách hành chính trong lịch sử: trong q trình phát triển của dân tộc nƣớc ta nói
riêng cũng nhƣ tồn bộ dân tộc thế giới nói chung thì đều có xu hƣớng tiến hóa... Do đó các
triều đại sau thƣờng muốn tiến hành cải cách lại xã hội cũ cho phù hợp với điều kiện lịch sử
đƣơng

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

thời nên địa danh cũng có sự thay đổi tên: thành phố Hồ Chí Minh trƣớc đây là Sài Gòn
(1698) vào thời Nguyễn Ánh thì Sài Gịn lại là phủ Gia Định. Đồng Nai trƣớc đây là Nông
Nại đến 1698 Nguyễn Hữu Cảnh lập xứ Đồng Nai, sau đó lại đổi thành tỉnh Biên Hịa và đến
ngày nay thì lại trở về tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên trong quá trình thay tên nhƣ vậy thì thƣờng
có sự thay đổi về diện tích (tỉnh Biên Hịa xƣa có diện tích bằng 17.751 km2 mà tỉnh Đồng
Nai ngày nay thì diện tích bằng 5.864 km2). Bình Dƣơng là tên mới của tỉnh Thủ Dầu Một
xƣa, sau 1975 lại sát nhập 3 tỉnh Bình Dƣơng, Bình Long và Phƣớc Long thành tỉnh Sông Bé.
Đến năm 1996 lại đƣợc tách ra thành Bình Dƣơng và Bình Phƣớc ngày nay.
Nhƣ trên đã nêu thì sự biến đổi địa danh có thể chỉ là sự thay đổi tên gọi đơn thuần:
bàu Hòe hay trƣớc gọi là bàu Què, nhƣng cũng có khi thay đổi tên gọi thì thay đổi cả về diện
tích và cũng có khi tên địa danh mới đã thốt khỏi tên địa danh cũ: Sơng Bé chia thành Bình
Dƣơng, Bình Phƣớc.
- Húy: Húy là sự kiêng kỵ, khơng đƣợc nói tên Vua Chúa đƣơng thời, quan lại ở địa

phƣơng; do đó mỗi thời đại, mỗi địa phƣơng phải thay đổi địa danh thích hợp (địa phƣơng
nào có địa danh trùng tên thì phải thay đổi) chẳng hạn nhƣ: Quý Đức → Quới Đƣớc, Phong
Đức → Phong Đƣớc, bến đị Long Cảnh → Long Kiểng (cảnh là hồng tử con trai vua Gia
Long).
- Nguyện vọng ý chí của nhân dân:
Nhân dân ở một vùng nào đó bao giờ cũng gắn bó với địa phƣơng mình tự hào về
mảnh đất mình sinh ra và tồn tại nên thƣờng mong muốn cho địa phƣơng mình tốt đẹp sung
sƣớng và thƣờng có nguyện vọng đổi tên hay đặt cho địa phƣơng mình một cái tên phù hợp
theo ý muốn chẳng hạn nhƣ phƣờng An Phú (Q2) là muốn cho phƣờng mình an bình và giàu
có, xã Tân Phú (TN) xã Thái Bình (TN) , An Bình, chợ An Đơng (muốn cho chợ ln An
Bình và Đơng Đúc), xã Vĩnh Cửu (ĐN) muốn cho xã mình ln ln thanh bình và tồn tại
vĩnh cửu...
- Tính kế thừa:
Đơng Nam Bộ là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc và qua lịch sử cho thấy Đông Nam
Bộ là vùng đất ngƣời Việt và các dân tộc khác chính thức khai

SVTH: Nguyễn Cơng Triều

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

phá trên dƣới 300 năm nên khi dân tộc này đến địa phƣơng của dân tộc khác sinh sống
thƣờng tiếp thu di sản văn hóa cổ, nên địa danh mới thƣờng kế thừa địa danh cũ. Trong
trƣờng hợp này một danh từ chung của dân tộc này thƣờng trở thành danh từ riêng của dân
tộc khác, hay thậm chí danh từ chung của dân tộc ở giai đoạn sau ví dụ nhƣ: suối Gia Oi,
sông Gia Trấp, xã DakLua, xã Tà Lài (ĐN), xã Hắc Dịch (VT), xã La Dạ, xã Đak Ơ, xã

Đakia...
2.1.1.3. Phân loại địa danh:
Phân loại địa danh là sự phân chia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau, dựa trên
những đặc tính cơ bản về địa lý cũng nhƣ về ngôn ngữ và lịch sử. Phân loại địa danh giúp cho
việc nghiên cứu đạt kết quả cao, đồng thời cũng để giúp cho việc sử dụng đƣợc thuận tiện
hơn. Do việc phân loại địa danh có tác dụng nhƣ trên nên trong quá trình nghiên cứu nhiều
tác giả cũng đã tiến hành phân loại địa danh, nhƣng gần đây nhất Nguyễn Văn Âu cho ra một
hệ thống phân loại địa danh tƣơng đối ngắn gọn và dễ thực hiện nhất (vào năm 1993) với 3
cấp chủ yếu:
a. Loại địa danh:
Ở cấp này, địa danh đƣợc phân theo các đối tƣợng chính của địa lý học, bao gồm mơi
trƣờng tự nhiên cũng nhƣ về hoạt động xã hội của con ngƣời. Theo cấp này có 2 loại địa danh
là:
- Địa danh tự nhiên: bao gồm các đối tƣợng địa lý tự nhiên nhƣ sơng Sài Gịn, sơng
Đồng Nai, núi Bà Đen, núi Bà Rá...
- Địa danh kinh tế xã hội: bao gồm các điểm sinh hoạt của con ngƣời nhƣ: phƣờng
Bến Nghé, Q.1, TP.HCM; huyện Dĩ An, Bình Dƣơng.
b. Kiểu địa danh:
Là sự phân hóa tiếp theo của loại địa danh một cách cụ thể hơn. Theo cách này, các
loại địa danh đƣợc phân hóa thành 7 kiểu khác nhau:
- Thủy văn: là tên gọi các đối tƣợng nƣớc trong tự nhiên nhƣ sông Vàm Cỏ Đông, hồ
Trị An, kinh Thị Nghè, suối Bông Nho...
- Sơn văn: là tên gọi các dạng địa hình dƣơng khác nhau nhƣ núi Cà Cơng, hịn Bảy
Cạnh, Cơn Đảo...
Lâm văn: là tên gọi các kiểu rừng rú tự nhiên khác nhau nhƣ rừng Nam Cát Tiên,
rừng Đƣớc (Cần Giờ TPHCM), rừng Tánh Linh (BT)...

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 16



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

- Làng xã: là tên các đơn vị hành chánh cơ bản trong tổ chức xã hội của con ngƣời
nhƣ: làng Gốm sứ, thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dƣơng.
- Huyện thị: là tên các đơn vị hành chính cấp cao hơn nhƣ: huyện Châu Thanh (TN),
Dĩ An (BD)...
- Tỉnh, thành phố: là tên các đơn vị hành chánh cấp cao hơn nữa trong đất nƣớc ta nhƣ
tỉnh Đồng Nai, TP.HCM, Bình Phƣớc, Ninh Thuận...
- Quốc gia : hiện nay là nƣớc CHXHCN Việt Nam
c. Dạng địa danh:
Ở cấp này dạng địa danh đã khá cụ thể do sự phân hóa của các kiểu địa danh. Kết quả
của sự phân hóa này là 11 dạng địa danh khác nhau.
- Sơng ngịi: là các đối tƣợng nƣớc chảy trên bề mặt đất nhƣ sông Bé, sông Thị Vải,
sông Đồng Nai...
- Đầm, hồ: các đối tƣợng nƣớc đọng trên bề mặt đất nhƣ: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng...
- Đồi núi: là các dạng địa hình dƣơng trên bề mặt đất nhƣ: Bình Đức 1, Asai (Ninh
Thuận), Bà Rá (BP), Bao Quan (VT),...
- Hải đảo: là dạng địa hình trên bề mặt biển nhƣ đảo Phú Quý (BT), hòn Bảy Cạnh,
hòn Trứng Lớn, hòn Trứng Nhỏ, Côn Đảo (VT)...
- Rừng rú: là tên gọi các loại rừng rú nhƣ rừng Nam Cát Tiên, rừng Đƣớc (Cần Giờ
TPHCM).
- Truông trảng: là tên gọi các loại rừng cây bụi nhỏ nhƣ Trảng Bàng, Trảng Tranh....
- Làng, xã: là tên gọi các quần cƣ cơ bản của nhân dân nhƣ: làng Gốm Sứ (BD), xã
Long Giao (Long Khánh - ĐN).
- Quận huyện: là đơn vị quần cƣ trung gian giữa cấp cơ sở làng xã bên dƣới với cấp
tỉnh, TP bên trên nhƣ huyện Tuy Phong, quận Bình Thạnh...

- Tỉnh: là đơn vị cấp hành chính lớn hơn nữa trong một nƣớc Bình Thuận, Bình
Phƣớc...
- Thành phố: là đơn vị hành chính tƣơng đƣơng với các tỉnh song hoạt động kinh tế
chủ yếu là thƣơng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ: TP.HCM, ...
- Quốc gia : hiện nay là nƣớc CHXHCN Việt Nam

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

2.1.2. Quan điểm nghiên cứu:
2.1.2.1. Quan điểm địa lý:
Địa danh là tên gọi của các đối tƣợng địa lý nên trong quá trình nghiên cứu chúng ta
cần phải có các phƣơng pháp nghiên cứu, các quan điểm, và các tài liệu của địa lý: chẳng hạn
nhƣ phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa...
2.1.2.2. Quan điểm lịch sử và khảo cổ học:
Nhƣ trên, đã nói địa danh thƣờng thể hiện tâm tƣ tình cảm của nhân dân nên có tính
bảo lƣu cao, chính vì vậy nên khi nghiên cứu địa danh chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều tài
liệu khảo cổ học, lịch sử.
2.1.2.3. Quan điểm ngôn ngữ:
Địa danh là danh từ hoặc ngữ dùng để chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã
hội mà những đối tƣợng này có sự tồn tại từ giai đoạn này, thời kỳ này sang giai đoạn và thời
kỳ khác. Mà mỗi ngày thì ngơn ngữ càng phát triển nên những danh từ hoặc ngữ đó cũng
ngày càng hồn thiện và chính xác hơn, nên trong q trình nghiên cứu địa danh chúng ta cần
phải sử dụng các tài liệu ngôn ngữ để biết đƣợc sự biến đổi và ngày càng hoàn thiện của địa

danh. Chẳng hạn nhƣ địa danh Sài Gịn nếu khơng có quan điểm ngơn ngữ thì khơng thể giải
thích đƣợc.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Chúng tơi tìm nguồn dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ trƣớc đến nay để
làm cơ sở ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu:
Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành sắp xếp phân loại các thông
tin nhằm sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp:
Trong hầu hết dữ liệu mà chúng tơi có đƣợc đều liên quan đến vấn đề địa danh rất
rộng và khó có đƣợc cụ thể cho một đề tài nghiên cứu, nên ta phải

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành

dựa vào những gì có sẵn trong tay, thừa kế rút ra những gì cần thiết và quan trọng cho đề tài,
sắp xếp lại theo tuần tự các chƣơng mục theo đề tài, nhằm đảm bảo tính khoa học, mạch lạc,
súc tích cho khóa luận. Bên cạnh đó, trong khi tiến hành làm khóa luận chúng ta sử dụng chủ
yếu phƣơng pháp thống kê số liệu, trên cơ sở những thống kê thu thập đƣợc chúng tôi tiến
hành phân loại địa danh và so sánh địa danh Đông Nam Bộ với các vùng khác trong khu vực.
Khi tiến hành phân loại địa danh chúng tôi đã sử dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Văn
Âu và chỉ tiêu phân loại của Lê Trung Hoa.

2.2.4. Phương pháp bản đồ:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý học. Từ các bản đồ thể hiện
các yếu tố đơn tính (địa hình, thổ nhƣỡng) đến các bản đồ tổng hợp nhƣ: bản đồ du lịch Đơng
Nam Bộ tỷ lệ 1/50000, bản đồ địa hình ĐNB tỉ lệ 1/500000 để thống kê và xác định vị trí các
địa danh.
2.2.5. Phương pháp lập phiếu:
Trong q trình nghiên cứu, để tiện việc phân loại giải thích địa danh chúng tôi đã
tiến hành lập phiếu. Nhờ phiếu địa danh mà việc sắp xếp phân loại địa danh đƣợc dễ dàng
hơn. Mỗi một địa danh đƣợc ghi vào một phiếu riêng. Ngồi ra, trên mỗi phiếu đều có ghi vị
trí, giải thích và mơ tả ngắn gọn về địa danh đó.

2.3. Các bƣớc tiến hành
Trong thời gian tiến hành làm khóa luận, chúng tơi đã trải qua các bƣớc nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Soạn thảo đề cƣơng sơ lƣợc và thông qua giáo viên hƣớng dẫn.
- Bƣớc 2: Tiến hành sƣu tầm tài liệu thƣ mục tham khảo, sao chép các tài liệu có liên
quan đến đề tài và lập đề cƣơng chi tiết thông qua thầy hƣớng dẫn.
- Bƣớc 3: Xử lý tài liệu thô và viết nháp.
- Bƣớc 4: Viết thật hồn chỉnh khóa luận
Sau khi thơng qua bảng viết nháp cho thầy hƣớng dẫn sửa chữa bổ sung chúng tơi tiến
hành xử lý tính tốn, đánh trên máy vi tính, lập tài liệu tham khảo, in ấn. Đây là giai đoạn sau
cùng của q trình làm khóa luận.

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Trần Văn Thành


PHẦN HAI

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

SVTH: Nguyễn Công Triều

Trang 20


×