Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề thi HK2 môn lịch sử từ lớp 6 đến 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.51 KB, 18 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam – thời kì Bắc thuộc và
cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc- của HS. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá về
việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt
hơn.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp,
hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:
- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
năm 40.
- Hiểu, trình bày được hồn cảnh và những việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền
tự chủ. Ý nghĩa của việc làm đó.
- Khẳng định, lí giải được sự kiện quan trọng của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử
dân tộc. Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS các kĩ năng trình bày, giải thích và so sánh, đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.
3. Về thái độ:
Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Hình thức: Tự luận: 100%
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.

Mức độ


Vận dụng
Nhận biết

Chủ đề
1. Cuộc khởi
nghĩa Hai Bà
Trưng (năm

Nhận biết,
trình bày
được ngun

Thơng hiểu

Thấp

Cao

Cộng


40).

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2. Cuộc đấu
tranh giành
quyền tự chủ
của họ khúc

và họ Dương.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3. Ngô Quyền
và chiến
thắng Bạch
Đằng năm
938.

nhân, diễn
biến, kết quả
của cuộc khởi
nghĩa Hai Bà
Trưng (năm
40)
1
4
40%

1
4
40%
Hiểu được
hoàn cảnh
và những
việc làm
của họ
Khúc sau

khi giành
quyền tự
chủ. Ý
nghĩa của
việc làm đó.
1
3
30%

1
3
30%
Bằng kiến
thức đã học,
hiểu, khẳng
định và lí giải
được sự kiện
quan trọng
của chiến
thắng Bạch
Đằng trong
lịch sử dân
tộc.
0,5
2
20%
0,5
2
20%


Hiểu, lí giải
được điểm
chủ động, độc
đáo trong kế
hoạch đánh
giặc của Ngô
Quyền.

Số câu
0,5
13
Số điểm
1
30%
Tỉ lệ %
10%
Tổng số câu
1
1
0,5
3
Tổng số điểm
4
3
1
10
Tỉ lệ %
40%
30%
10%

100%
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,


hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Mơn: Lịch sử- Lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:..........................................................
Lớp:....................Trường...................................

Điểm

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm)
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
Câu 2: (3 diểm)
Hãy cho biết những việc làm của họ Khúc sau khi giành quyền tự chủ. Ý nghĩa của
việc làm đó.
Câu 3: (3 điểm)
a. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
b. Sự kiện nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành
độc lập cho tổ quốc? Vì sao?
…………..……………… Hết …………………………..


V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

MÔN LỊCH SỬ 6
Câu
1

2

3

Nội dung
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
năm 40.
*Nguyên nhân:
- Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán làm cho nhân dân khắp
nơi căm phẫn.
- Thi Sách (chồng Trưng Trắc) bị quân Hán giết hại.
-> Để đền nợ nước, trả thù nhà, Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà
Tây). Nghe tin Hai BTrưng nổi dậy, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy
Lâu.
* Kết quả:
Thái thú Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành trốn về nước, quân Hán ở
các quận khác cũng bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi.
*Những việc làm của họ Khúc:
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha, quyết định xây
dựng đất nước tự chủ:
+ Đặt lại các khu vực hành chính.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Xem xét và định lại mức thuế.

+ Bãi bỏ các lao dịch thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu ….
* Ý nghĩa: Những việc làm đó chứng tỏ người Việt đã tự cai quản và
quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ cuả
phong kiến Trung Quốc.
a. Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm:
+Dự định, chủ động đón đánh qn xâm lược trên sơng Bạch Đằng.
+Độc đáo: bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông, lợi dụng nước thủy
triều lên xuống, ....
b.- Sự kiện Chiến thắng Bạch Đằng của Ngơ Quyền năm 938 đã khẳng
định thắng lợi hồn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập
cho tổ quốc.
- Vì: với chiến thắng này đã đè bẹp ý đồ xâm lược của kẻ thù, chấm dứt
hoàn tồn ách đơ hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến
phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.

Điểm

1

2

1
2

1
0,5
0,5
0,5
1,5



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam – thời kì trung đại. Kết quả kiểm tra
giúp các em tự đánh giá về việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập
ngày càng tốt hơn.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy
học nếu thấy cần thiết.
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:
- Hiểu, nhận xét được tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI - XVIII.
- Biết, trình bày được chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa. Giải thích được việc Quang Trung quyết định
đánh quân Thanh vào dịp tết kỉ Dậu.
- Hiểu, nêu được những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS các kĩ năng trình bày, giải thích và so sánh, đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.
3. Về thái độ:
Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Hình thức: Tự luận: 100%
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
1. Sự suy yếu

của nhà nước
phong kiến tập
quyền
(thế kỉ XVIXVIII)

Vận dụng
Thấp

Cao

Cộng

Hiểu, nhận xét
được tình hình
kinh tế nơng
nghiệp nước ta
từ thế kỉ XVIXVIII (giữa
Đàng Trong và
Đàng Ngoài) ?

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2. Phong trào
Tây Sơn: Tây
Sơn đánh tan
qn Thanh.

Thơng hiểu


1
2
20%

1
2
20%
Biết, trình bày
được chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống
Đa.

Lập luận, giải
thích
được
việc
Quang
Trung quyết
định
đánh


quân Thanh
vào dịp tết kỉ
Dậu.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

0,5

4
40%

3. Chế độ
phong kiến
nhà Nguyễn

Hiểu, nêu được
những việc làm
của nhà Nguyễn
để lập lại chế độ
phong kiến tập
quyền.
1
3
30%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

1
5
50%

0,5
1

10%

0,5
4
40%

1
3
30%

1
3
30%
1
2
20%

3
10
100%

0,5
1
10%

Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, nhận xét, đánh giá.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Mơn: Lịch sử- Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:..........................................................
Lớp:....................Trường...................................

Điểm

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2 điểm)
Nhận xét về tình hình kinh tế nơng nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI- XVIII (giữa Đàng Trong và Đàng
Ngoài) ?
Câu 2. (5 điểm)
Trình bày diễn biến chiến thăng Ngọc Hồi- Đống Đa. Em có nhận xét gì về quyết định của Quang
Trung tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
Câu 3. (3 điểm)


Cho biết những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
…..………………………….Hết………………………………

V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.
Câu

Nội dung

1

Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có sự phát triển hơn Đàng Ngồi.

*Đàng Ngồi:
- Những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến đã phá hoại nghiêm
trọng nền sản xuất nông nghiệp.
- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến ít quan đến đời sống nhân dân: + Công
tác thủy lợi, tổ chức khai hoang...
+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn
Nam và Thanh – Nghệ. -> nơng dân đói khổ phải bỏ làng đi phiêu tán.
* Đàng Trong: Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông
cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng......
-> Nhờ đó nền nơng nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu
Long.
=> Kinh tế nông nghiệp phát triển hơn Đàng ngoài, đời sống nhân dân ổn định
hơn.
*.Diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân
địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 tết ta bí mật vây đồn Hà Hồi, ...quân giặc hạ khí giới.
-Mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không
nổi, bỏ chạy tốn loạn. Cùng lúc đó, đạo qn của đơ đốc Long đánh đồn Đống
Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan
vội vượt sông Nhị (Sông Hồng) sang Gia Lâm.
-Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân tây Sơn chiến thắng kéo vào
Thăng Long.
*Quang Trung quyết định đánh quân Thanh vào tết Kỉ Dậu (1789) là đúng và thật
sáng suốt vì: Quân Thanh mới chiếm được Thăng Long nên còn chủ quan, kiêu
ngạo. Vào dịp tết quân Thanh lơ là, khơng đề phịng -> qn địch sẽ bị bất ngờ nếu
ta đánh vào dịp tết.
Những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
-Năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra Bắc, tiến về Thăng Long đánh bại triều Tây Sơn.
-Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra

triều Nguyễn.
- Năm 1806, lên ngơi Hồng đế, lập lại phong kiến tập quyền: Vua trực tiếp nắm
mọi quyền hành.
-Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long.
-Năm 1831- 1832, chia nước ra làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.....

2

3

Điểm
1

1

4

1

3


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm
1818 của học sinh. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá về việc học tập của mình
trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp ,
hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:
- Biết và trình bày được nguyên nhân TDP xâm lược VN. Cuộc tấn cơng đánh chiếm
Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Hiểu, trình bày được chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.Mục đích
của cuộc khai thác.
- Lí giải được lí do Nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước. So sánh tìm ra điểm
mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối trước đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS các kĩ năng trình bày, giải thích và so sánh, đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.
3. Về thái độ:
Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Hình thức: Tự luận: 100%
- Cách tổ chức: HS làm bài thời gian: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
Mức độ

Vận dụng
Nhận biết

Chủ đề
1. Cuộc kháng
chiến từ năm
1858 đến năm
1873.
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ %

Nhận
biết,
trình bày được
nguyên nhân
TDP xâm lược
VN.
1
2
20%

2.Kháng chiến Biết, trình bày
lan rộng ra tồn được cuộc tấn
quốc(1873-1884) cơng
đánh
chiếm Bắc Kì
lần thứ nhất
của thực dân

Thông hiểu

Thấp

Cao

Cộng

1
2

20%


Pháp.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

1
2
20%
Hiểu, trình bày
được chinh sách
khai thác lần
thứ nhất của
thực dân Pháp.
mục đích của
cuộc khai thác.
1
3
30%

3. Chính sách
khai thác thuộc
địa của TDP và
những chuyển
biến về kinh tế,
xã hội VN
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ %
4. Phong trào
yêu nước chống
Pháp
trong
những năm đầu
thế kỉ XX đến
năm 1918.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

1
2
20%

1
3
30%
Lí giải được lí
do Nguyễn tất
thành ra đi
tìm đường
cứu nước.

2
4

40 %

1
3
30%

0,5
2
20%
0,5
2
20%

Hiểu, biết so sánh
tìm ra điểm mới
trong con đường
cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc
so với các bậc
tiền bối.
0,5
1
10%
0,5
1
10%

1
3
30%

4
10
100%

Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Mơn: Lịch sử- Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên:..........................................................
Lớp:....................Trường...................................
Ngày, tháng, năm sinh:.....................................

Điểm

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
Nguyên nhân Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt nam? Duyên cớ của cuộc chiến
tranh là gì?
Câu 2: (2 điểm)
Thực dân pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873) diễn ra như thế nào?
Câu 3: (3 điểm)
Nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta là
gì? Mục đích của cuộc khai thác?
Câu 4: (3 điểm)

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có
gì mới so với những nhà u nước chống pháp trước đó?


ĐÁP ÁN SỬ 8
Câu
1

2

3

4

Nội dung

Điểm

1,5
* Nguyên nhân:
- Từ giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây, trong đó có nước
Pháp đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đơng để mở rộng thị
trường và vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
- VN có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu.
* Duyên cớ: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, liên quân Pháp – Tây Ban 0,5
Nha đem quân xâm lược VN.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
* Âm mưu:
1

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra biển Hạ Long đánh dẹp
“Hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-Puy, vào gây rối Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy, Pháp cử Gác-ni-ê kéo quân ra Bắc.
* Diễn biễn:
1
- Ngày 20-11-1873 Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Quân Pháp
nhanh chống chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình , Nam
Định.
+ Chính sách kinh tế.
* Trong nơng nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn 0.5đ
điền.
* Trong công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài 0.5đ
ra, Pháp đầu tư cho một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ.
* Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ,
0.5đ
đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
*Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của 0.5đ
Pháp vào thị trường Việt Nam bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế,
nhưng đánh thuế cao hàng hóa nước khác.
Mục đích:Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đơng Dương.
+ Chính sách về văn hóa và giáo dục
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến.
0.5đ
Mục đích: Nhằm đào tạo lớp người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Tạo
ra tầng lớp tay sai,kìm hãm nhân dân ta trong vịng ngu dốt.
0.5đ
* Lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước:
2
Người sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đã bị rơi hoàn toàn vào tay
thực dân Pháp; cách mạng bế tắc về đường lối, nhiều cuộc khởi nghĩ nổ

ra nhưng đều bị thất bại.
*Điểm mới: +Người nhận thấy nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước 1
trước đó đều bị thất bại. Người rất trân trọng, nhưng không tán thành
con đường cứu nước của họ (sang phương Đông)


+Người đi sang phương tây bởi muốn hiểu sau những từ “Tự do, bình
đẳng, bác ái” của Pháp.
Từ thực tế đó-> Người quyết tâm sang phương Tây (Pháp đầu tiên), rồi
quyết định theo chủ nghĩa Mác Lê-nin.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử Việt Nam của hoc sinh. Kết quả kiểm tra giúp các
em tự đánh giá về việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng
tốt hơn.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy
học nếu thấy cần thiết.
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:
- Hiểu, trình bày được hồn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930.
- Phân tích được thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám.
- Biết, trình bày được những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở
Đơng Dương.
- Biết, trình bày được chiến dịch Tây Nguyên. Lập luận, giải thích được lí do trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Xuân 1975, ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên.
2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS các kĩ năng trình bày, giải thích và so sánh, đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.
3. Về thái độ:
Đánh giá được ý thức, thái độ tình cảm của HS đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Hình thức: Tự luận: 100%
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
Mức độ

Vận dụng
Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề
1. Đảng cộng
sản Việt nam
ra đời.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2. Lệnh Tổng
khởi nghĩa
tháng Tám
năm 1945 và
sự thành lập
nước Việt
Nam dân chủ
cộng hịa.


Thấp

Hiểu, trình bày
được hồn cảnh
lịch sử, nội
dung của Hội
nghị thành lập
Đảng 3/2/1930.
1
3
30%

Cao

Cộng

1
3
30%
Phân tích được
thời cơ “ngàn
năm có một”
của cách mạng
tháng Tám.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

3. Cuộc
kháng chiến
toàn quốc
chống thực
dân Pháp
xâm lược kết
thúc (19531954)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Biết, trình bày
được những
nội dung cơ
bản của Hiệp
định Giơ-nevơ về chấm
dứt chiến tranh
ở ĐôngDương.
1
2
20%
Biết, trình bày
4. Hồn thành được diễn biến
giải phóng
chiến dịch
miền Nam
TâyNgun.
thống nhất
đất nước
(1973-1975)


1
2
20%

1
2
20%

1
2
20%
Giải thích được
lí do trong cuộc
Tổng tiến cơng
và nổi dậy Xuân
Xuân 1975, ta lại
mở chiến dịch
Tây Nguyên đầu
tiên.
0,5
1
10%
0,5
1
10%

Số câu
0,5
1

Số điểm
2
3
Tỉ lệ %
20%
30%
Tổng số câu
1,5
1
1
4
Tổng số điểm 4
3
2
10
Tỉ lệ %
40%
30%
20%
100%
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, nhận xét, đánh giá.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Mơn: Lịch sử- Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:..........................................................
Lớp:....................Trường...................................
Ngày, tháng, năm sinh:.....................................

Điểm

ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng.
Câu 2. (2 điểm)
Phân tích thời cơ: “Ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám.
Câu 3. (2 điểm)
Nêu những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về chấm dứt chiến tranh ở Đông
Dương.
Câu 4. (3 điểm)
Trình bày diễn biến chiến dịch Tây Nguyên. Tại sao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975, ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên?
…………………………………. Hết …………………………………


ĐÁP ÁN MƠN LỊCH SỬ 9

Câu

Nội dung

1

* Hồn cảnh.
- Cuối 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, song hoạt động riêng rẽ, tranh

giành ảnh hưởng của nhau -> Yêu cầu phải có một Đảng thống nhất để lãnh
đạo cách mạng VN.
- Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị tiến hành họp từ 3->
7/2/1930 Tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)
* Nội dung Hội nghị.
-Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng duy nhất lấy tên Đảng cộng sản
Việt Nam.
-Thơng qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do Nguyễn
Ái Quốc khởi thảo.
-> Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thời cơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện bên trong và điều kiện
bên ngoài, trong đó điều kiện bên tron giữ vai trị quyết định.
-Cách mạng tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới II vào
giai đoạn cuối:
+Châu Âu: Phát Xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945)
+Châu Á: quân phiệt Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8/1945)
+Trong nước: Quân Nhật hoang mang dao động cực độ.
-Nắm được tình hình trên, Đảng ta họp Hội nghị tồn quốc (ngày 14->
15/8/1945) tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi
nghĩa, giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào nước ta.
Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)
-Các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc của Việt
Nam, Lào và Cam- pu- chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ.
-Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên tồn Đơng
Dương.
-Hai bên tập kết qn đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
-Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tuyển cử tự do trong cả
nước vào 7/1956.
*Chiến dịch Tây Nguyên: (Từ ngày 4 /3 đến ngày 24/3).

- Ngày 10/3/1975 ta đánh trận mở màn then chốt vào Buôn Ma Thuột ->
Thắng lợi.
- Ngày 12/3/1975, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng bị
thất bại.
- Ngày 14/3/1975, địch rút khỏi Tây Nguyên về vùng duyên hải miền Trung,
trên đường rút chạy bị ta truy kích tiêu diệt.
- Ngày 24/3/1975 Tây Ngun hồn tồn giải phóng.
*Trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xuân 1975 ta mở chiến dịch Tây
Nguyên đầu tiên vì:
-Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch tương đối sơ hở, vì phán
đốn sai lầm hướng tiến công chiến lược của ta.
-Phương châm tác chiến của ta là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi

2

3

4

Điểm
1,5

1,5

0,5
1

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5
2

1


địch sơ hở, tương đối yếu mà đánh, …)




×