Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích các chiến lược về sở hữu trí tuệ cần có trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.14 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Tổng quan về chiến lược về sở hữu trí tuệ trong DN.....................................2
1. Định nghĩa...................................................................................................2
2. Các bước cơ bản để xây dựng chiến lược...................................................2
3. Nền tảng cơ sở để DN xây dựng, phát triển chiến lược SHTT...................3
II. Những chiến lược SHTT cần có trong DN....................................................4
1. Tuyên bố cam kết của lãnh đạo cao nhất của DN và sự tham gia của các
lãnh đạo cao cấp và trung cấp đối với chính sách SHTT của DN...................4
2. Mục tiêu tổng quát của chiến lược về SHTT..............................................4
3. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của DN liên quan đến SHTT.......................7
4. Kế hoạch hành động....................................................................................8
5. Chính sách về nguồn lực cần có..................................................................8
6. Quy định trách nhiệm thực hiện và phân công thực hiện kế hoạch............9
7. Mô tả trách nhiệm cụ thể của bộ phận quản lý TSTT...............................10
8. Quy định về các đầu mối phối hợp trong DN liên quan đến hoạt động
SHTT.............................................................................................................12
9. Quy định thủ tục rà soát, xác định thời hạn và cơ chế đánh giá hoạt động
quản lý TSTT trong DN................................................................................14
C. KẾT LUẬN....................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................16

PHỤ LỤC
SHTT: Sở hữu trí tuệ
TSTT: Tài sản trí tuệ
DN: Doanh nghiệp


A. MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển và hội nhâp kinh tế như hiện nay, theo các bảng báo cáo,


các tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị của một DN.
DN dù lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dù ít hay
nhiều đều liên quan đến quyền SHTT, đây được xem như là một tài sản lớn, hữu
ích. Đặc biệt là quyền SHTT liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp, nó có ý
nghĩa ngày càng lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa
của mỗi tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh. Việc quản lý, sử dụng các TSTT
một cách hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích kinh tế địi hỏi DN cần xây dựng các
chiến lược sao cho phù hợp. Để tìm hiểu về vấn đề này sau đây em xin lựa chọn
và phân tích đề 02: “Phân tích các chiến lược về sở hữu trí tuệ cần có trong
doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa cụ thể?” làm bài tập học kì của mình nhằm
góp thêm nhìn nhận, đánh giá.
Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cơ!

B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về chiến lược về sở hữu trí tuệ trong DN
1. Định nghĩa
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp,
các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Do đó, chiến lược về SHTT trong DN là việc xác định các mục tiêu dài hạn qua
việc quản lí TSTT, xác định cụ thể vai trò của các đối tượng SHTT trong việc hỗ
trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đưa ra các biện pháp,
cách thức áp dụng để đạt được mục tiêu mà DN đề ra.
2. Các bước cơ bản để xây dựng chiến lược
Bước 1: Xác định rõ các nguồn lực nào cần sử dụng cũng như thời hạn của các
bước và lập đề án về việc xây dựng chiến lược về SHTT
Bước 2: Xác định cụ thể mục tiêu mà DN cần đạt được và hướng tới từ hoạt
động quản lý TSTT

2



Bước 3: Xác định cụ thể vai trò, sức mạnh của từng đối tượng SHTT trong việc
hỗ trợ thúc đấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN
Bước 4: Lựa chọn và áp dụng chiến lược quản lí phù hợp để đạt được mục tiêu
mà DN đề ra và cụ thể hóa các giải pháp
3. Nền tảng cơ sở để DN xây dựng, phát triển chiến lược SHTT
- Xây dựng chiến lược quản lý TSTT như một phương thức để giảm thiểu
rủi ro: DN coi TSTT là những công cụ pháp lý đặc biệt quan trọng, từ đó tập
trung xây dựng bộ phận pháp lý của DN để sẵn sàng đối phó với các tranh chấp
phát sinh đồng thời bảo vệ một cách hiệu quả nhất các thành quả trí tuệ của DN
trên thị trường.
- Xây dựng chiến lược quản lý TSTT như một phương thức giảm chi phí:
DN áp dụng các phương pháp nhằm bảo hộ và khai thác hữu hiệu nhất TSTT với
chi phí thấp nhất: thường xuyên rà soát lợi nhuận thu được từ các đối tượng
SHTT từ đó đưa ra những quyết định tương ứng như: khơng tiến hành duy trì
hiệu lực đối với những đối tượng khơng cịn mang lại lợi nhuận cho DN, đưa ra
những yêu cầu bảo hộ thực sự cần thiết đối với sáng chế, lập danh sách các nước
thực sự cần thiết để nộp đơn đăng ký bảo hộ…
- Xây dựng chiến lược quản lý TSTT như một phương thức tạo ra giá trị:
Với chiến lược này, DN coi đối tượng SHTT vừa là tài sản kinh doanh vừa là
công cụ pháp lý. Quyền SHTT được đặt ở vị trí trung tâm khi DN tiến hành các
hoạt động mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. DN tìm cách thu lợi nhuận
trực tiếp từ việc sử dụng TSTT trong quá trình hợp tác kinh doanh thay vì thực
hiện một cách gián tiếp thông qua các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền
SHTT.
- Xây dựng chiến lược quản lý TSTT như một phương thức tạo ra giá trị
chiến lược: DN theo chính sách này thường coi quyền SHTT như những tài sản
kinh doanh và hợp tác có thể tạo ra những giá trị mang tính chiến lược dài hạn.
Quyền SHTT được sử dụng nhằm tạo ra hoặc thay đổi định hướng cạnh tranh

3


của DN: dựa trên những sáng chế chiến lược nhằm thu hút hoặc thay đổi quan
điểm của khách hàng, của các nhà cung ứng hoặc của cơng chúng nói chung về
sản phẩm hay dịch vụ của DN.
II. Những chiến lược SHTT cần có trong DN
1. Tuyên bố cam kết của lãnh đạo cao nhất của DN và sự tham gia của các
lãnh đạo cao cấp và trung cấp đối với chính sách SHTT của DN
Chính sách SHTT khi được triển khai có hiệu quả hay khơng rất cần sự ủng hộ
và tham gia thực hiện của các cấp lãnh đạo trong DN, đặc biệt cấp lãnh đạo cao
cấp phải cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện.
Sự cam kết của các lãnh đạo có một vai trị quan trọng, nó tạo ra một mơi trường
thuận lợi cho các hoạt động chất lượng trong DN, thể hiện mối quan tâm và
trách nhiệm của họ đối với các chính sách SHTT.
Từ đó lơi kéo sự tham gia của các thành viên trong DN vào các chính sách chất
lượng. Để minh chứng cho sự cam kết của mình trước khi thực hiện chính sách
SHTT trong DN, lãnh đạo cao nhất có thể thiết lập một văn bản được gọi là
“Bản tun bố mục đích”.
Bản tun bố mục đích" nhằm thơng đạt cho DN biết được các mục tiêu dài hạn
qua việc quản lí TSTT, vai trị của các đối tượng SHTT trong việc hỗ trợ thúc
đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đưa ra các biện pháp, cách thức
áp dụng để đạt được mục tiêu mà DN đề ra. Cam kết của cấp lãnh đạo bao gồm
cam kết của lãnh đạo cao cấp và cam kết của lãnh đạo cấp trung cấp.
Có thể nói, nếu một trong những lãnh đạo này không thông hiểu và cam kết thực
hiện thì các chính sách về quản lý TSTT sẽ không được triển khai hiệu quả.
2. Mục tiêu tổng quát của chiến lược về SHTT
Để có được thành cơng vững chắc trong sự nghiệp cũng như trong bất cứ lĩnh
vực nào, bạn đều phải thiết lập mục tiêu rõ ràng.
- Bảo vệ thành quả sáng tạo trí tuệ

4


Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến
khích sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động
nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Nhờ vào quyền
sở hữu trí tuệ, các DN sẽ khơng phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế
do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.
Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản
phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu
cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự
đầu tư trí tuệ vào sản phẩm. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, DN sẽ xây dựng
được “uy tín thương hiệu” được nhiều người biết đến và tin dùng.
Vì vậy, để khơng bị mất thương hiệu và nhãn hiệu của mình, DN cần chủ động
rà soát và đăng ký sớm quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngồi. Trong
trường hợp phát hiện bị mất quyền sở hữu trí tuệ, DN cần nhanh chóng nghiên
cứu thu thập chứng cứ, nộp đơn phản đối, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực quyền
sở hữu trí tuệ...
Ví dụ: Tháng 7/2000, Cơng ty Trung Ngun tiếp xúc với Cơng ty Rice Field
với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi hai bên còn đang
thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo
hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức
Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO). Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị
trường Mỹ, một mặt Cafe Trung Nguyên nộp đơn đăng ký bảo hộ với các cơ
quan chức năng Hoa Kỳ, với WIPO; mặt khác tiến hành thương thảo, đàm phán
với Rice Field. Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương
hiệu. Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn tốn hàng trăm nghìn USD cho
việc lấy lại thương hiệu. Rút ra được kinh nghiệm, Trung Nguyên sau đó đã
mạnh tay đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.


5


Ngồi ra, Khơng chỉ Trung Ngun, nhiều cơng ty lớn đã gặp phải "quả đắng"
với vấn đề đăng ký bản quyền tại các thị trường khác nhau. Điển hình là vụ "quả
táo bạch tuyết" kinh điển giữa người khổng lồ Mỹ là Apple và Proview - công ty
đã đăng ký thương hiệu iPad tại Trung Quốc. Theo một nguồn tin, Apple phải trả
tới 400 triệu USD để mua lại thương hiệu iPad.
Các sự việc này đã gióng lên hồi chng cảnh báo cho các DN muốn kinh doanh
ở nước ngoài.
- Kiểm sốt chi phí
Bên cạnh mục tiêu bảo vệ quyền SHTT của mình, DN cịn tập trung nghiên cứu
tìm ra cách thức tốt nhất để tạo ra, bảo hộ, duy trì và khai thác tài sản trí tuệ của
mình với mức chi phí thấp nhất. Mục tiêu này rất cần sự đồng bộ trong hệ thống
quản lý cũng như sự tham gia, phối hợp của các phòng, ban trong DN.
- Khai thác lợi nhuận
DN trực tiếp sử dụng TSTT tạo ra sự cạnh tranh nhằm tạo ra lợi nhuận. TSTT là
loại tài sản càng sử dụng nhiều càng hiệu quả, càng mang lại lợi nhuận nhiều và
đang tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng giá trị tài sản của
nhiều DN. DN còn hướng tới hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng
SHTT và các hình thức khác nhằm khai thác tài sản trí tuệ, hỗ trợ cho hoạt động
kinh doanh của DN.
Ví dụ: Năm 2008, Hợp đồng li-xăng của TCRWARE Co.,Ltd (Đài Loan) li-xăng
nhãn hiệu “TAICERA, HÌNH” cho Cơng ty cổ phần Cơng nghiệp Gốm sứ
TAICERA (Đồng Nai) với mức giá 200.000 USD/năm cho các sản phẩm nhóm
11, 19 và 21.
Ví dụ khác như hợp đồng li-xăng nhãn hiệu “PIERRE CARDIN” của Công ty
Pierre Cardin (Pháp) và Cơng ty Dịch vụ Tổng hợp Sài Gịn (TP. Hồ Chí Minh)
cho các sản phẩm quần áo thời trang dành cho trẻ em thuộc nhóm 25 với mức


6


phí li-xăng tối thiểu được ấn định bằng khoản tiền cụ thể tăng dần từ năm thứ
nhất đến năm thứ 5.
Cụ thể:
Năm thứ 1: 20000USD
Năm thứ 2: 32000USD
Năm thứ 3: 40000USD
Năm thứ 4: 40000USD
Năm thứ 5: 40000USD
- Liên kết hoạt động
Tất cả mọi hoạt động của DN đều được gắn với SHTT. Tài sản trí tuệ được sử
dụng như một cơng cụ nhằm liên kết các khâu trong tồn bộ q trình hoạt động
củaDN.
- Cơng cụ giám sát
DN cần có một công cụ giám sát hiệu quả để quản lý tốt các hoạt động của DN
gắn với TSTT.
3. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của DN liên quan đến SHTT
- Mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình DN
mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau như mức lợi nhuận và
khả năng sinh lợi thu được từ TSTT, đội ngũ nhân viên, vị trí thương hiệu của
DN trên thị trường, lượng khách hàng tiềm năng,...
- Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gan từ 6 tháng
đến 3 năm. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả
một các chi tiết và cần được DN đề xuất liên tục để tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DN nói chung và hoạt động quản lý TSTT nói riêng.

7



4. Kế hoạch hành động
- Thiết lập, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý TSTT chất lượng và xây dựng hệ
thống dữ liệu
- Thơng đạt tầm nhìn của DN và mô tả việc thực hiện hệ thống quản lý TSTT
chất lượng sẽ đóng góp như thế nào cho DN
- Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý TSTT
- Thiết lập và thông đạt mục tiêu về quản lý TSTT
- Xác định trách nhiệm và quyền hạn của tất cả các công việc
- Thực hiện việc đánh giá thường xuyên hoạt động quản lý TSTT
- Xây dựng các chương trình để đi rà soát thị trường
- Thiết lập bản tin SHTT trong nội bộ DN và có thể thành lập nhóm giải quyết
vấn đề, lắng nghe ý kiến và đề xuất của nhân viên
- Phân bổ nguồn lực để thiết lập, thực hiện, duy trì và điều chỉnh khi cần thiết
hoạt động quản lý TSTT
- Loại bỏ những hoạt động không hỗ trợ hoạt động quản lý TSTT nếu cần thiết
5. Chính sách về nguồn lực cần có
Cũng giống với nguồn lực để phát triển nền kinh tế của một đất nước thì một
DN muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả nói chung và hoạt động quản lý các
TSTT có hiệu quả nói riêng và nâng cao được tính cạnh tranh của mình trên thị
trường thì cần phải chú trọng đến yếu tố về nguồn lực của DN và có những
chính sách về nguồn lực hợp lý. Các nguồn lực bao gồm:
Thứ nhất, về thông tin, thông tin này có thể là thơng tin nội bộ hoặc là các nguồn
thơng tin có ảnh hưởng và liên quan đến các TSTT trong DN hoặc liên quan đến
TSTT của các đối thủ cạnh tranh, các TSTT của các DN khác có liên quan đến
DN của mình. DN cần nắm bắt được thông tin để không bỏ lỡ thời cơ, cơ hội và

8



để ngăn chặn, giảm thiểu những đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến TSTT của
DN mình.
Thứ hai, về tài chính, tài chính giúp DN duy trì được các hoạt động quản lý
TSTT, ví dụ như các chi phí đăng ký bảo hộ cho các TSTT trong DN, các chi phí
để duy trì thời hạn bảo hộ của các TSTT, chi phí thuê luật sư, chi phí chi trả các
dịch vụ liên quan đến các TSTT, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí tiền lương,
các khoản phụ cấp cho nhân viên, ... Vì vậy, cần có những chính sách điều
chỉnh, phân bổ nguồn lực hợp lý để phù hợp với tình hình và diễn biến khác
nhau trong hoạt động quản lý TSTT trong DN.
Thứ ba, về nguồn nhân lực, đây là một nguồn lực quan trọng của DN, để hoạt
động sản xuất, kinh doanh của DN nói chung và hoạt động quản lý TSTT nói
riêng được thực thi hiệu quả thì cần phải phát triển đội ngũ nhân viên mạnh, có
chun mơn. Vì vậy, DN cần chú trọng các chính sách tuyển dụng để thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao, và các chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên
thành bộ phận lòng cốt giúp DN quản lý TSTT một cách hiệu quả.
Thứ tư, về khả năng quản lý DN, đây cũng là một điểm để đánh giá đó là nguồn
lực để phát triển các TSTT. Một DN có cách quản lý hiệu quả sẽ giúp cho hoạt
động của DN hoạt động một cách hiệu quả nhất và đạt kết quả tốt nhất. Do vậy,
DN nên thường xuyên nâng cao, cải tiến, đưa ra các chính sách quản lý đúng
đắn.
Thứ năm, thương hiệu, uy tín của DN, là một nguồn lực DN phải thường xuyên
chú ý đến. DN muốn nâng cao thương hiệu, uy tín của mình rất cần những chính
sách hiệu quả từ phía sản phẩm của DN, phía khách hàng và phía đối tác vầ rất
cần sự tham gia, đóng góp nhiệt tình của cả DN.
Ngồi ra, DN cần phải chú ý đến các nguồn lực khác như thiết bị máy móc,
khách hàng, nhà cung cấp,... để phục vụ cho hoạt động quản lý TSTT.

9



6. Quy định trách nhiệm thực hiện và phân công thực hiện kế hoạch
Một số DN chưa có được các ban chuyên trách về SHTT, đội ngũ nhân viên hoạt
động sở hữu trí tuệ cịn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác. Vì vậy, DN cần thành
lập một bộ phận quản lý TSTT riêng biệt để quản lý TSTT trong DN. DN cần
yêu cầu cụ thể các quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý TSTT
và quy định các bộ phận liên quan trong DN để hỗ trợ bộ phận quản lý TSTT ví
dụ như bộ phận sales, bộ phận marketing, bộ phận pháp chế,..
Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý TSTT bao gồm:






Thống kê và phân loại tài sản trí tuệ hiện có.
Phân tích và đánh giá từng đơn vị tài sản trí tuệ ở nhiều mặt.
Xây dựng hệ thống lưu chứng và quy trình bảo mật.
Tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền.
Xây dựng và quản trị q trình thương mại hóa tài sản trí tuệ.

Ngồi ra, các lãnh đạo của DN cần quy định và phân công thực hiện đối với:










Các quy định về phân định quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ
Các quy định về tổ chức hệ thống quản trị
Các quy định về tổ chức khai thác các tài sản trí tuệ
Các quy định về phân bổ lợi ích từ tài sản trí tuệ
Quy chế bảo mật của đơn vị
Quy trình và các biểu mẫu ghi nhận tài sản trí tuệ mới
Quy trình và các biểu mẫu quản lý tập tài sản trí tuệ
Các hợp đồng mẫu về giao dịch tài sản trí tuệ của đơn vị

7. Mô tả trách nhiệm cụ thể của bộ phận quản lý TSTT
Nhằm chủ động quản trị, DN cần thành lập một bộ phận quản lý TSTT chuyên
trách gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thống kê các loại TSTT có thể có trong DN
- Phân loại các loại tài sản trí tuệ dựa trên cơ sở phát sinh quyền của từng loại
TSTT:
+ TSTT có quyền phát sinh tự động (1)
10


+ TSTT có quyền phát sinh có điều kiện (2)
+ TSTT có quyền phát sinh khi có điều kiện và được cấp văn bằng bảo hộ (3)
- Thực hiện việc đăng ký văn bản bảo hộ cho những TSTT thuộc trường hợp (3),
đảm bảo các điều kiện được quy định trong luật dành cho những loại TSTT
thuộc trường hợp (2), (3), và đăng ký xác lập quyền ở các nước khác nếu cần
thiết
- Xây dựng hệ thống lưu chứng và quy trình bảo mật.
- Xây dựng và quản trị quá trình thương mại hóa tài sản trí tuệ thơng qua việc
thực hiện, soạn thảo, quản lý các hợp đồng Franchise, hợp đồng chuyển nhượng,
hợp đồng li-xăng, hợp đồng hợp tác nghiên cứu, hợp đồng thiết kế, hợp đồng

nhà thầu phụ,… có liên quan đến TSTT
- Thực hiện việc rà sốt, kiểm tra, đánh giá những hành vi của tổ chức hoặc cá
nhân khác đã, đang hoặc sẽ có nguy cơ xâm phạm những loại TSTT của DN
mình
- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ
- Xây dựng cơ chế và tỷ lệ phân chia thu nhập từ hoạt động khai thác thương
mại TSTT
- Xây dựng kế hoạch hành động và kế hoạch tài chính cho hoạt động SHTT
- Kiểm tra việc thực hiện, sử dụng những loại TSTT ngay trong chính nội bộ DN
- Kiểm tra thời hạn của các loại TSTT trong DN để xác định được thời gian hợp
lý, kịp thời để tiến hành việc gia hạn cho những loại TSTT luật quy định có thể
gia hạn thời gian bảo hộ
- Giám sát thị trường và phối hợp cùng các cơ quan về vấn đề giải quyết các
trường hợp vi phạm liên quan đến TSTT
11


Ví dụ: Điển hình là ngày 30/7, Cơng ty TNHH 3M Việt Nam phối hợp với Cục
Nghiệp vụ Tổng cục QLTT, Tổ công tác 368 và Cục QLTT TPHCM đã kiểm tra
đột xuất cơ sở sản xuất khẩu trang của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
thiết bị Nam Anh. Tại đây, đồn cơng tác phát hiện khoảng 120 thùng khẩu
trang, chứa hơn 151.000 khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M.
- Nếu có tranh chấp xảy ra chuẩn bị tài liệu, hồ sơ và các biện pháp hòa giải kịp
thời. Nếu tranh chấp phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án cần phải chuẩn bị các
văn bản, thủ tục cần thiết để hỗ trợ luật sư bào chữa cho DN.
8. Quy định về các đầu mối phối hợp trong DN liên quan đến hoạt động
SHTT
- Phối hợp với bên bộ phận pháp chế
Bộ phận pháp chế sẽ kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hợp đồng
Franchise, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng li-xăng, hợp đồng hợp tác

nghiên cứu, hợp đồng thiết kế, hợp đồng nhà thầu phụ,… có liên quan đến TSTT
mà bộ phận quản lý TSTT soạn thảo.
Bộ phận pháp chế sẽ tư vấn về mặt pháp lý cũng như hỗ trợ cho bộ phận quản lý
TSTT về thủ tục đăng ký bảo hộ và gia hạn cho những loại TSTT có trong DN
Nếu có tranh chấp xảy ra, bên pháp chế sẽ hỗ trợ cùng với bộ phận quản lý
TSTT để chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, các biện pháp hòa giải kịp thời và các văn bản,
thủ tục cần thiết để bào chữa cho DN nếu tranh chấp phải nhờ đến sự can thiệp
của Tòa án.
- Phối hợp với bên bộ phận marketing
Bộ phận marketing là cầu nối giữa DN với thị trường bên ngoài và giúp xây
dựng và phát triển TSTT. Để TSTT nói riêng hay thương hiệu của DN nói chung
được quảng bá rộng rãi ra thị trường rất cần sự giúp đỡ của bộ phận marketing
thông qua việc xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên

12


nghiệp và tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình
ảnh thương hiệu của DN
Bộ phận marketing trong DN sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây để hoàn thành
việc nghiên cứu, phát triển các TSTT và sản phẩm, mở rộng thị trường:
 Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối
thủ cạnh tranh.
 Phân tích, đánh giá thơng tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải
tiến sản phẩm nói chung và TSTT nói riêng
 Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, các
TSTT
 Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển
của DN.
Ngồi ra, Bộ phận marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn

đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển TSTT, phát triển kênh phân
phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ
các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing.
- Phối hợp với bộ phận sales
Bộ phận sales dành khá nhiều thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng. Do
vậy, bộ phận này sẽ luôn phải nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng,
theo dõi chặt chẽ sở thích của họ. Do đó, DN sẽ kịp thời điều chỉnh hàng hóa,
sản phẩm dịch vụ, biết cách khai thác, sử dụng các TSTT sao cho hợp lí nhằm
phát triển kinh doanh đúng hướng cho công ty.
Bộ phận này còn giúp DN xác định thị trường mới nổi, sự thay đổi thị trường và
nhận thức đầy đủ về các sản phẩm mới cũng như tình trạng đối thủ cạnh tranh
góp phần giúp DN thăm dị thị trường, phát hiện những sai phạm liên quan đến
TSTT và giúp bộ phận quản lý TSTT nên đăng ký bảo hộ các TSTT ở những thị
trường nào một cách hợp lý và đem lại lợi ích cho DN.
- Phối hợp với bộ phận tài chính
13


Bộ phận tài chính có nhiệm vụ ghi nhận các giao dịch tài chính phát sinh trong
doanh nghiệp, đặc biệt là phát sinh trong hoạt động quản lý TSTT và tiến hành
lập báo cáo tài chính tổng hợp cùng các báo cáo chi tiết giúp DN đưa ra các
quyết định về quản lý tài chính trong hoạt động quản lý TSTT.
Bộ phận tài chính có trách nhiệm đánh giá và thiết lập ngân sách hoạt động cho
hoạt động quản lý TSTT trong DN. Đồng thời vạch ra một bản kế hoạch cụ thể
liên quan đến các khoản tiền cần phải chi, cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách
chi các khoản tiền này và lịch trình hồn trả các khoản vay cho hoạt động quản
lý TSTT.
9. Quy định thủ tục rà soát, xác định thời hạn và cơ chế đánh giá hoạt động
quản lý TSTT trong DN
Các DN nên quy định cụ thể việc xác định thời hạn và cơ chế đánh giá hoạt

động quản lý TSTT một cách rõ ràng để kiểm soát, hiệu chỉnh, tổ chức lại các
hoạt động quản lý TSTT cùng với đó là đánh giá, động viên và khuyến khích đội
ngũ nhân viên để hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý TSTT
hoạt động một cách hiệu quả.
Các DN nên quy định các thủ tục rà soát để phát hiện ra những sai phạm trong
các khâu quản lý và đề xuất các giải pháp kịp thời. Việc quy định rõ các thủ tục
giúp cho DN có cơ sở để quản lý TSTT một cách linh hoạt và dễ dàng.
C. KẾT LUẬN
TSTT là một tài sản vô cùng quan trọng trong DN. Việc DN cần làm là làm thế
nào để sử dụng, quản lý, khai thác tài sản này sao cho hiệu quả và tránh được
những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, DN cần phải xây dựng các chiến lược thực tế
và hợp lí để hoạt động quản lý TSTT nói riêng và hoạt động sản xuất, kinh
doanh của DN nói chung đạt được mục tiêu mà DN đã đề ra, nâng cao năng lực
cạnh tranh, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

14


Việc xây dựng chiến lược quản lý TSTT như một phương thức để DN giảm
thiểu rủi ro, giảm chi phí, như một phương thức để DN tạo ra giá trị và đó là cơ
sở để DN quản lí TSTT tốt hơn.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

/> />

3.

huu-tri-tue-cua-doanh-nghiep/488.html
/>option=com_content&view=article&id=364%3Acam-kt-ca-lanh-o-

4.
5.
6.

&catid=98%3Ac&Itemid=334&lang=vi
/> /> />
hoc-lon-ve-bao-ho-thuong-hieu-24327.html
7. />8. />9. />10. />11. />
16



×