Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu chất lượng điện năng khi tích hợp nguồn năng lượng mặt trời công suất lớn vào lưới điện khu vực tỉnh đắklắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN VIẾT THÀNH

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH
HỢP NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÔNG SUẤT
LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN VIẾT THÀNH

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH
HỢP NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÔNG SUẤT
LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT

Đà Nẵng - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả ḷn văn

TRẦN VIẾT THÀNH


TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP NGUỒN
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CƠNG SUẤT LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU
VỰC TỈNH ĐẮK LẮK
Học viên: Trần Viết Thành
Mã số: 60.52.02.02
ĐHĐN

Chuyên nghành: Kỹ thuật điện

Khóa: 2016-2018 (K33.KTĐ - NT) Trường Đại học Bách khoa –

Tóm tắt – Luận văn nghiên cứu các tác động của nhà máy điện mặt trời có cơng

suất lớn khu vực tỉnh Đắk Lắk (quy hoạch năm 2025) đối với hệ thống điện bởi
các yếu tố như cường độ bức xạ mặt trời, sự cố ngắn mạch khu vực lân cận nhà
máy, ứng dụng các thiết bị STATCOM và BESS để nâng cao ổn định hệ thống
điện. Luận văn thực hiện mơ hình hóa thiết bị điện, cấu trúc lưới, thiết bị BESS,

STATCOM, ứng dụng thuật toán lựa chọn điểm làm việc cực đại MPPT, mơ
hình tốn học của pin mặt trời, mơ hình thiết bị biến đổi thành điện một chiều,
mơ hình động của inverter và hệ thống điều khiển. Sự dao động của điện áp và
tần số trong hệ thống được nghiên cứu bằng cách thay đổi cường độ bức xạ mặt
trời, mơ phỏng sự cố 3 pha trên đường dây có đấu nối với nhà máy điện mặt trời.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống sẽ bị ảnh hưởng về tần số, điện áp khi
điện mặt trời có cơng suất lớn đấu nối vào lưới.
Từ khóa - Điện mặt trời; BESS; MPPT; cường độ bức xạ mặt trời, STATCOM, hệ
thống điện.

RESEARCH ELECTRICITY QUALITY WHEN INTEGRATED LARGE
– SCALE SOLAR ENERGY SOURCES IN THE REGION OF DAK LAK
PROVINCE
Abstract - In this master thesis investigated the impacts of Impact of large-scale

photovoltaic power plant in Dak Lak province (planning 2025) on power
systems by factors such as the intensity of solar radiation, short circuit, the
application of STATCOM and BESS devices to improve the stability of the
power system. The paper makes modeling equipments, grid structure, BESS and
STATCOM equipments, Maximum power point tracking algorithm application MPPT, photovoltaic cell mathematical model, dynamic model of inverter and
control system. Voltage and frequency oscillation in the power system were
investigated by changing the intensity of solar radiation, simulating three-phase
faults on the transmission line connected to the photovoltaic power plant. The
study results show that the system will be affected by the frequency and voltage
when solar power is connected to the grid.
Key Words - Photovoltaic power; BESS; MPPT; photovoltaic power; STATCOM,
power system.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
6. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 2
1. CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐIỆN
MẶT TRỜI ...................................................................................................................... 4
1.1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC PIN QUANG ĐIỆN ..................................................... 4
1.1.1. Cấu tạo tế bào quang điện ............................................................................. 4
1.1.2. Nguyên lý làm việc của tế bào quang điện ................................................... 4
1.1.3. Mạch điện (mô hình) tương đương pin quang điện ...................................... 5
1.2. CƠNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI ........................................................ 7
1.2.1. Tổng quan về nhà máy điện mặt trời quang điện nối lưới trực tiếp ............. 8
1.2.2. Công nghệ của nhà máy điện mặt trời .......................................................... 9
1.2.2.1. Pin quang điện ..................................................................................... 9
1.2.2.2. Bộ nghịch lưu – Inverter ................................................................... 11
1.2.2.3. Hệ thống giá đỡ, phao đỡ .................................................................. 17
1.2.2.4. Máy biến áp trung thế ....................................................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 18
2. CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH HĨA CÁC THIẾT BỊ VÀ QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI NHÀ
MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI ............................................................................................... 20

2.1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM PSS/E ................................................................ 20
2.1.1. Các bài tốn mà phần mềm PSS/E có thể giải quyết .................................. 21
2.1.2. Một số khả năng đặc biệt của chương trình PSS/E..................................... 22
2.2. MƠ HÌNH HĨA THIẾT BỊ ................................................................................... 22
2.2.1. Mơ hình của Photovoltaic Arrays (PV) ...................................................... 22
2.2.1.1. Thuật toàn chọn điểm làm việc cực đại ............................................ 24
2.2.1.2. Tích hợp mơ hình mơ hình động PV trong PSS/E ............................ 24
2.2.2. Mơ hình Battery Energy Storage System - BESS ...................................... 25


2.2.2.1. Mơ hình trào lưu cơng suất thiết bị BESS ........................................ 26
2.2.2.2. Mơ hình động thiết bị BESS ............................................................. 26
2.2.3. Mơ hình thiết bị STATCOM ...................................................................... 27
2.2.3.1. Các phương pháp điều khiển cơ bản STATCOM ............................. 29
2.2.3.2. Đặc tính V-A của STATCOM: ......................................................... 30
2.2.3.3. Mơ hình hàm truyền điều khiển ........................................................ 31
2.3. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẤU NỐI NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI VÀO
HỆ THỐNG ĐIỆN ........................................................................................................ 31
2.3.1. Yêu cầu kỹ thuật đấu nối nhà máy điện mặt trời theo truyền tải điện Quốc
gia Việt Nam .................................................................................................................. 31
2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đấu nối nhà máy điện mặt trời theo truyền tải điện Quốc
gia Ai Cập ...................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 36
3. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP
NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CƠNG SUẤT LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU
VỰC TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................................. 38
3.1. NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP NGUỒN NĂNG
LƯỢNG MẶT TRỜI CÔNG SUẤT LỚN VÀO HỆ THỐNG..................................... 38
3.1.1. Ảnh hưởng bởi mây che giảm cường độ bức xạ ......................................... 39
3.1.2. Ảnh hưởng bởi trường hợp sự cố ngắn mạch trên lưới 220kV .................. 42

3.1.2.1. Trường hợp cắt loại trừ sự cố 3 pha trên 1 mạch đường dây 220kV
KrongBuk-Chư Sê ......................................................................................................... 42
3.1.2.2. Trường hợp cắt loại trừ sự cố 3 pha trên 1 mạch đường dây 220kV
KrongBuk-Nha Trang .................................................................................................... 46
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG .................................... 49
3.2.1. Ứng dụng thiết bị STATCOM .................................................................... 50
3.2.1.1. Ảnh hưởng bởi mây che giảm cường độ bức xạ ............................... 51
3.2.1.2. Ảnh hưởng bởi trường hợp sự cố ngắn mạch trên lưới 220kV ......... 53
3.2.2. Ứng dụng thiết bị BESS ............................................................................. 60
3.2.2.1. Ảnh hưởng bởi mây che giảm cường độ bức xạ ............................... 60
3.2.2.2. Ảnh hưởng bởi trường hợp sự cố ngắn mạch trên lưới 220kV ......... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN (BẢN SAO).


TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP NGUỒN
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CƠNG SUẤT LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU
VỰC TỈNH ĐẮK LẮK
Học viên: Trần Viết Thành
Chuyên nghành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa: 2016-2018 (K33.KTĐ - NT) Trường Đại học Bách khoa –
ĐHĐN
Tóm tắt – Luận văn nghiên cứu các tác động của nhà máy điện mặt trời có cơng

suất lớn khu vực tỉnh Đắk Lắk (quy hoạch năm 2025) đối với hệ thống điện bởi

các yếu tố như cường độ bức xạ mặt trời, sự cố ngắn mạch khu vực lân cận nhà
máy, ứng dụng các thiết bị STATCOM và BESS để nâng cao ổn định hệ thống
điện. Luận văn thực hiện mơ hình hóa thiết bị điện, cấu trúc lưới, thiết bị BESS,
STATCOM, ứng dụng thuật toán lựa chọn điểm làm việc cực đại MPPT, mơ hình
tốn học của pin mặt trời, mơ hình thiết bị biến đổi thành điện một chiều, mơ hình
động của inverter và hệ thống điều khiển. Sự dao động của điện áp và tần số trong
hệ thống được nghiên cứu bằng cách thay đổi cường độ bức xạ mặt trời, mô
phỏng sự cố 3 pha trên đường dây có đấu nối với nhà máy điện mặt trời. Các kết
quả nghiên cứu cho thấy hệ thống sẽ bị ảnh hưởng về tần số, điện áp khi điện mặt
trời có cơng suất lớn đấu nối vào lưới.
Từ khóa - Điện mặt trời; BESS; MPPT; cường độ bức xạ mặt trời, STATCOM, hệ thống
điện.

RESEARCH ELECTRICITY QUALITY WHEN INTEGRATED LARGE –
SCALE SOLAR ENERGY SOURCES IN THE REGION OF DAK LAK
PROVINCE
Abstract - In this master thesis investigated the impacts of Impact of large-scale
photovoltaic power plant in Dak Lak province (planning 2025) on power systems
by factors such as the intensity of solar radiation, short circuit, the application of
STATCOM and BESS devices to improve the stability of the power system. The
paper makes modeling equipments, grid structure, BESS and STATCOM
equipments, Maximum power point tracking algorithm application - MPPT,
photovoltaic cell mathematical model, dynamic model of inverter and control
system. Voltage and frequency oscillation in the power system were investigated
by changing the intensity of solar radiation, simulating three-phase faults on the
transmission line connected to the photovoltaic power plant. The study results
show that the system will be affected by the frequency and voltage when solar
power is connected to the grid.
Key Words - Photovoltaic power; BESS; MPPT; photovoltaic power; STATCOM,
power system.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PV: Photovoltaic - Pin năng lượng mặt trời
PF%: PoWer Factor: Hệ số công suất cosphi
IEEE: Institute of Electrical and Electronics Engineers
MPPT : Lựa chọn thời điểm làm việc cực đại
BESS: Battery Energy Storage System – Hệ thống lưu điện
STATCOM: Máy bù đồng bộ tĩnh

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
AC: Xoay chiều
DC: Một chiều
P: Công suất tác dụng
Q: Công suất phản kháng
V: Vận tốc
f: Tần số
U: Điện áp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

Tên bảng

hiệu

Trang


1.1.

Đặc tính hiệu suất của các loại pin quang điện

11

1.2.

Bảng thơng số chính của một số loại inverter

14

2.1.

Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện
truyền tải

32

2.2.

Thời gian tối thiểu duy trì vận hành phát điện của, nhà
máy điện mặt trời tương ứng với các dải tần số của hệ

32

thống điện
2.3.

Mức nhấp nháy điện áp


34

2.4.

Thời gian cho phép vận hành nhà máy điện mặt trời theo
điện áp

36

2.5

Phạm vi điện áp và tần số cho phép nhà máy điện mặt trời
hòa lưới

36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7

Tên hình

Cấu tạo Pin quang điện
Ngun lý làm việc Pin Quang điện
Sự dịch chuyển các electron
Mạch điện tương đương đơn giản của Pin Mặt trời
a) Dòng điện ngắn mạch; b) Điện áp hở mạch Pin mặt trời
Đặc tính U-I của Pin Quang điện

4
4
5
5
6
6

Tổng cơng suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời CSP trên thế giới

7

1.8.

Tổng công suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời PV trên thế giới
1.9. Sơ đồ tổng quan về nhà máy điện mặt trời nối luới
1.10. Phân loại các công nghệ pin quang điện
Thị phần các loại công nghệ pin quang điện trên thế giới năm
1.11.
2015
1.12.
1.13.
1.14.
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.

Trang

Cấu trúc PV đấu nối lưới a) Central Inverter b) String Inverter
Đường cong công suất của hai loại inverter với cách ghi cơng
suất danh định khác nhau
Góc đặt tối ưu cho các tấm pin mặt trời
Mơ hình thiết bị PV
Mơ hình điều khiển điện mặt trời [8]
Mơ hình thiết bị BESS
Mơ hình thiết bị Dynamic BESS
Ngun lý máy điện đồng bộ
Mơ hình STATCOM và sơ đồ tương đương
Mơ hình ngun lý làm việc của thiết bị STATCOM theo
phương pháp điều khiển dịng bù qua điện áp
Mơ hình nguyên lý làm việc của thiết bị STATCOM theo
phương pháp điều khiển điện áp dc bộ nghịch lưu
Mơ hình STATCOM và sơ đồ tương đương
Đặc tính V-A của bộ STATCOM

Sơ đồ khối hàm truyền của STATCOM mơ hình hóa trong
PSS/E
Cấu trúc đấu nối nhà máy điện mặt trời đến lưới

7
8
10
10
12
13
17
23
25
25
26
27
28
29
29
30
30
31
35


Số
hiệu
3.1.
3.2.
3.3.


Tên hình
Sơ đồ đấu nối và trào lưu cơng suất hệ thống điện khu vực đấu
nối
Cường độ bức xạ mặt trời thay đổi trong 1 phút do tác động của
mây che tương ứng với công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ NMĐ
mặt trời đến TBA 220kV KrongBuk

3.4.

Trang
39
40
40

Độ lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV KrongBuk
3.5. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
3.6. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV Solar Buôn Đôn
3.7. Đáp ứng công suất phát của nhà máy Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
3.8.
Buôn Đônđến TBA 220kV KrongBuk
3.9. Dao động điện áp tại Solar Buôn Đôn
3.10. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV Krong Buk

41

3.11.


Độ lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV KrongBuk
Dao động góc roto máy phát Bn Kuốp-H1
Dao động góc roto máy phát Serapok4 – H1
Đáp ứng công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
Buôn Đônđến TBA 220kV KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
Độ lệch tần số - Dao động tần số tại thanh cái 220kV Krong
Buk
Dao động góc roto máy phát Bn Kuốp-H1
Dao động góc roto máy phát Serapok4-H1
Sơ đồ đấu nối giải pháp nâng cao chất lượng điện năng
Cường độ bức xạ mặt trời thay đổi trong 1 phút do tác động của
mây che tương ứng với công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ NMĐ
mặt trời đến TBA 220kV KrongBuk

45

Độ lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV Solar Buôn Đôn
Đáp ứng công suất phát của Solar Buôn Đôn

52

3.12.
3.13.
3.14a
3.15b

3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.

41
42
43
43
44
44

45
46
46
47
47
48
48
49
50
51
51


52
53
54


Số
hiệu

Tên hình

Dao động cơng suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
Buôn Đônđến TBA 220kV KrongBuk
3.27. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
3.28. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV Solar Buôn Đôn
3.26.

3.29.

Trang
54
55
55

Độ lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV KrongBuk
Dao động góc roto máy phát Bn Kuốp-H1
Dao động góc roto máy phát Serapok4 – H1
Đáp ứng công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
Buôn Đôn đến TBA 220kV KrongBuk

Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
Độ lệch tần số - Dao động tần số tại thanh cái 220kV Krong
Buk
Dao động góc roto máy phát Bn Kuốp-H1
Dao động góc roto máy phát Serapok4-H1
Cường độ bức xạ mặt trời thay đổi trong 1 phút do tác động của
mây che tương ứng với công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ NMĐ
mặt trời đến TBA 220kV KrongBuk
Chênh lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV
KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV Solar Buôn Đôn
Đáp ứng công suất phản kháng của STATCOM và vận hành
của BESS (xả)
Đáp ứng công suất phát của Solar Buôn Đôn
Dao động công suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
Buôn Đôn đến TBA 220kV KrongBuk
Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk

56

Độ lệch tần số - dao động tần số tại thanh cái 220kV KrongBuk
Đáp ứng công suất của STATCOM và vận hành của BESS
3.48.
(nạp)
3.49. Dao động góc roto máy phát Buôn Kuốp-H1
3.50. Đáp ứng công suất phát của Solar Buôn Đôn

64


3.30.
3.31.
3.32.
3.33.
3.34.
3.35.
3.36.
3.37.
3.38.
3.39.
3.40.
3.41.
3.42.
3.43.
3.44.
3.45.
3.46.
3.47.

56
57
57
58
58
59
59
60
60
61

61
62
62
62
63
63
64

65
65
66


Số
hiệu

Tên hình

Dao động cơng suất trên 1 mạch đường dây đấu nối từ Solar
Buôn Đônđến TBA 220kV KrongBuk
3.52. Dao động điện áp tại thanh cái 220kV KrongBuk
3.53. Dao động tần số tại thanh cái 220kV PV
3.51.

3.54.
3.55.

Đáp ứng công suất phản kháng của STATCOM và BESS (nạp)
Dao động góc roto máy phát Buôn Kuốp-H1


Trang
66
66
67
67
67


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã chuyển mình và có tốc độ
tăng trưởng tương đối cao. Chính điều này đã thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi
nhọn và tiền đề cho nền kinh tế phải liên tục thay đổi công nghệ và kĩ thuật để theo kịp
tốc độ tăng trưởng mạnh đó. Trong đó ngành cơng nghiệp năng lượng đóng một vai trị
đặc biệt quan trọng đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển.
Tình hình năng lượng điện tại Việt Nam theo dự báo của viện năng lượng quốc
gia, nhu cầu điện tiêu dùng của Việt Nam tăng hơn 10%/năm cho đến năm 2020. Hiện
tại Việt Nam phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào, bây giờ Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN) đã và đang có đề án triển khai nhập khẩu điện từ Lào về với lượng
công sức cực lớn (2020 – 1000MW, 2025 – 3000MW). Ngoài ra, để cơ bản đáp ứng
được nhu cầu về tiêu dùng năng lượng nội bộ, Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng
thêm 32 nhà máy điện. EVN có kế hoạch đưa vào hoạt động 16 nhà máy thuỷ điện,
tăng công suất phát điện đối với nhà máy điện chạy than và đang lên kế hoạch phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế VN đứng trước những thử thách lớn. Để
vượt qua được những thử thách đó cần có một nền cơng nghiệp điện năng phát triển.
Xây dựng điện bằng năng lượng mặt trời là một giải pháp hiện thực, có hiệu quả cao,
có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu điện năng của cả nước. Năng lượng mặt trời là
nguồn năng lượng vô tận để khai thác.

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng hành cùng xu hướng toàn cầu về đầu tư năng lượng tái tạo, Việt Nam đã
đưa ra quan điểm ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, tạo đột phát
trong việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng
lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường sản xuất điện. Theo Quy hoạch điện
VII hiệu chỉnh tính đến năm 2025 cơ cấu nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo rất lớn
chiếm đến 12,5%, trong đó điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao nhất. Chỉ tính riêng tỉnh
ĐắkLắk, theo quy hoạch tỉnh, nguồn điện mặt trời khu vực huyện EaSup lên đến gần
1400MW. Với công suất điện mặt trời lớn không tránh khỏi những ảnh hưởng dao động
tần số, điện áp của khu vực lưới điện đấu nối khi bị gián đoạn bởi bức xạ mặt trời.
Ngoài ra, khi sự cố ngắn mạch trên lưới điện có đấu nối với nguồn điện mặt trời công
suất lớn cũng gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến tần số, ổn định hệ thống điện phải
quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp hết sức khó khăn trong q trình vận hành hệ
thống điện có tỷ trọng điện mặt trời cao.
Với lí do ở trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chất lượng điện
năng khi tích hợp nguồn năng lượng mặt trời công suất lớn vào lưới điện khu vực
tỉnh ĐắkLắk’’ là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong bối cảnh nguồn tỷ trọng nguồn


2

mặt trời chiếm càng nhiều.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá phân tích tác động của điện mặt trời đến
lưới điện khu vực tỉnh Đắk Lắk trong việc vận hành đến năm 2025. Từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao chất lượng vận hành hiệu quả cho lưới điện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống điện của khu vực tỉnh ĐắkLắk khi đấu nhà máy điện mặt trời công suất
lớn năm 2025.

b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các tác động của nhà máy điện mặt trời công suất lớn tỉnh Đắk Lắk
đến tần số, điện áp của lưới điện khu vực tỉnh và Việt Nam. Lựa chọn các thiết bị công
nghệ để nâng cao độ tin cậy lưới điện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và nghiên cứu các tài liệu trong và
ngoài nước đề cập đến vấn đề chất lượng điện năng, độ ổn định điện áp, tần số nguyên
tắc làm việc điện mặt trời nối lưới quy mô lớn.
Phương pháp xử lý thông tin: thu thập và xử lý thông tin định lượng về lưới
điện truyền tải có tích hợp điện mặt trời công suất lớn đến 2025 của tỉnh Đắk Lắk.
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mơ hình, mơ phỏng bằng phần mềm, so
sánh và phân tích để đánh giá ảnh hưởng của việc tích hợp điện mặt trời có cơng suất
lớn vào lưới điện và lựa chọn thiết bị để nâng cao hơn sự ổn định chất lượng điện năng
(tần số điện áp).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua kết quả của luận văn này cho thấy lưới điện có tích hợp điện mặt trời với
quy mô lớn, khi cường độ bức xạ mặt trời thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng
điện năng của lưới và giải pháp được đề cập đến trong luận văn này cơ bản đã giải
quyết được vấn đề nêu trên.
Đề tài có thể được dùng để tham khảo trong việc thiết kế, vận hành nhà máy
điện mặt trời nối lưới có cơng suất lớn.
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần chính sau:
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐIỆN
MẶT TRỜI


3

CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH HĨA CÁC THIẾT BỊ VÀ QUY ĐỊNH ĐẤU NỐI

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG KHI TÍCH HỢP
NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÔNG SUẤT LỚN VÀO LƯỚI ĐIỆN KHU
VỰC TỈNH ĐẮK LẮK
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4

1. CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY

ĐIỆN MẶT TRỜI
1.1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC PIN QUANG ĐIỆN
1.1.1. Cấu tạo tế bào quang điện
Vật liệu để làm pin Mặt trời silic phải là bán dẫn silic tinh khiết. Ở dạng tinh
khiết, còn gọi là bán dẫn ròng số hạt tải (hạt mang điện) là electron và số hạt tải là lỗ
trống (hole) như nhau.
Để làm pin Mặt trời từ bán dẫn tinh khiết phải làm ra bán dẫn loại n và bán dẫn
loại p rồi ghép lại với nhau cho nó có được tiếp xúc p – n (xem hình 1.1).

Hình 1.1. Cấu tạo Pin quang điện
1.1.2. Nguyên lý làm việc của tế bào quang điện
Khi ánh sáng chiếu vào, điện tử e- hấp thụ năng lượng lượng tử ánh sáng
photon E=hv và chuyển lên mức năng lượng cao (lên vùng dẫn) và có thể trở thành
điện tử tự do (h≈6.6260693.10-34 (J.s) - hằng số Plank, v tần số ánh sáng) (xem hình
1.2).

Hình 1.2. Nguyên lý làm việc Pin Quang điện



5

Khi nguyên tử thiếu 1 electron (e-) được gọi là lỗ trống (h+). Lỗ trống này tạo
điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào lỗ trống và
điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy lỗ
trống di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn (xem hình 1.3).

Hình 1.3. Sự dịch chuyển các electron
1.1.3. Mạch điện (mơ hình) tương đương pin quang điện
Một mơ hình mạch tương đương đơn giản cho một tế bào quang điện bao gồm
một diode thực song song với một nguồn dịng lý tưởng (xem hình 1.4).

Hình 1.4. Mạch điện tương đương đơn giản của Pin Mặt trời
Từ mạch điện tương đương như hình ở trên ta có thể viết:
I = Isc – Id

(1.1)

Với Id dòng điện qua diode (dòng điện chạy qua lớp tiếp xúc P-N) được xác
định bằng:
Id = I0(eqV/kT -1)
Trong đó:
I0 : dịng bão hịa của diode
q : điện tích electron (q=1,602.10-19C)
k : là hằng số Boltzman (1,381.10-23J/K)
T : là nhiệt độ môi trường (0K)

(1.2)



6

𝑞𝑉𝑑 1,602. 10−19 𝑉𝑑
𝑉𝑑
=
.
= 11600
−23
𝑘𝑇
1,381. 10
𝑇(𝐾)
𝑇(𝐾)
Ở nhiệt độ tiêu chuẩn 250C, dòng qua diode là:
𝐼𝑑 = 𝐼0 (𝑒 3819𝑉𝑑 − 1)

a)

b)

Hình 1.5. a) Dịng điện ngắn mạch; b) Điện áp hở mạch Pin mặt trời
Có hai điều kiện cần đặc biệt quan tâm đến các PV thực tế và mạch tương đương
của nó. Trên hình 1.5a cho ta thấy khi ngắn mạch Pin mặt trời thì sẽ khơng có dịng đi
qua diode, khi đó Vd=0, dịng ngắn mạch chính bằng dịng Isc. Ngược lại, khi ta hở
mạch thì dịng điện qua tải sẽ bằng không I=0 và điện áp Pin mặt trời lúc này V=Voc.
𝑉0𝑐 =

𝑘𝑇 𝐼𝑠𝑐
ln⁡( + 1)
𝑞
𝐼0


(1.3)

Khi ở 250C:
𝑉0𝑐 = 0.0257 ln(

𝐼𝑠𝑐
+ 1)
𝐼0

Từ (1.3) và (1.4) ta vẽ được đường đặc tính U-I (xem hình 1.6)

Hình 1.6. Đặc tính U-I của Pin Quang điện

(1.4)


7

1.2. CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
Hiện nay trên thế giới có hai loại cơng nghệ điện mặt trời chính là nhiệt mặt trời
tập trung (CSP) và pin quang điện. Về cơ bản, công nghệ điện mặt trời CSP sử dụng
nguồn năng lượng nhiệt từ mặt trời để đốt nóng hơi nước làm quay tuabin như nguyên
lý của các nhà máy nhiệt điện. Cịn cơng nghệ điện mặt trời PV sử dụng năng lượng
bức xạ mặt trời để tạo ra điện năng dựa trên hiệu ứng quang điện.
Do đặc thù nhà máy điện mặt trời CSP có dây chuyền cơng nghệ phức tạp, cần
phải có nhiều hệ thống phụ trợ đi kèm, lại chỉ có thể sử dụng được thành phần trực xạ
của nguồn năng lượng mặt trời nên cơng suất lắp đặt cịn hạn chế. Tính đến cuối năm
2015, tổng công suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời CSP trên thế giới khoảng 4.800
MWp (xem hình 1.7).


Nguồn: Báo cáo tồn cầu năm 2016 của tổ chức REN21

Hình 1.7. Tổng công suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời CSP trên thế giới
Trong khi đó, nhà máy điện mặt trời PV với công nghệ sử dụng đơn giản, điều
kiện lắp đặt dễ dàng và phù hợp với nhiều nơi khác nhau nên được quan tâm phát triển
rộng rãi. Tính đến cuối năm 2015, tổng cơng suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời PV
trên thế giới khoảng 227.000 MWp (xem hình 1.8).

Nguồn: Báo cáo tồn cầu năm 2016 của tổ chức REN21

Hình 1.8. Tổng cơng suất lắp đặt nhà máy điện mặt trời PV trên thế giới


8

Phát minh về hiện tượng quang điện đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19. Vào thập
niên 1950 đã có một số nỗ lực nhằm thương mại hóa vật liệu quang điện, tuy nhiên
không thành công do giá thành quá cao. Vào lúc đó pin quang điện chỉ có ứng dụng
thực tế trên các vệ tinh không gian, do tiêu chí gọn nhẹ và độ tin cậy quan trọng hơn
nhiều so với giá thành. Cho đến cuối những năm 80, đứng trước các khó khăn của
cuộc khủng hoảng năng lượng lần đầu, cùng với những phát kiến mới giúp liên tục cải
thiện hiệu suất và giá thành thì pin quang điện mới xuất hiện trên thị trường thực sự.
Ngày nay, với giá thành của các tấm pin đang liên tục giảm mạnh, cộng thêm sự phát
triển của lĩnh vực điện tử công suất đã nâng cao chất lượng của các inverter nối lưới
thì điện mặt trời hồn tồn có khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền
thống khi có sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ cũng như các tổ chức tài chính.
1.2.1. Tổng quan về nhà máy điện mặt trời quang điện nối lưới trực tiếp
Nhà máy điện mặt trời nối lưới trực tiếp gồm các thành phần được mơ tả trong
hình 1.9, bao gồm:

- Tấm pin quang điện (PV module): là thành phần chuyển đổi bức xạ mặt trời
trực tiếp thành điện năng DC thông qua hiệu ứng quang điện với một quy trình chuyển
đổi hồn tồn sạch và khơng u cầu các thành phần chuyển động như các máy điện
quay thông thường. Mỗi tấm pin quang điện gồm nhiều tế bào quang điện (PV cell) kết
nối với nhau, các tấm quang điện sẽ được mắc nối tiếp thành chuỗi (string) và song
song thành mảng (array) để đạt được công suất điện đầu ra DC yêu cầu.
- Bộ nghịch lưu (Inverter): là thiết bị điện tử cơng suất có chức năng chuyển đổi
dịng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC phù hợp để kết nối với lưới
điện.

Hình 1.9. Sơ đồ tổng quan về nhà máy điện mặt trời nối luới


9

- Hệ thống giá đỡ (Mounting system): hệ thống cho phép các tấm pin quang điện
được gắn cố định đảm bảo trên mặt đất. Hệ thống có thể thiết kế với góc nghiêng cố
định hoặc bám theo mặt trời (sun-tracking system). Với giải pháp lắp đặt các tấm pin
trên mặt nước thì hệ thống giá đỡ được thay thế bằng hệ thống phao nổi.
- Máy biến áp nâng áp: nhằm mục đích nâng điện áp đầu ra từ inverter lên cấp
điện áp cao hơn phù hợp để đấu nối với hệ thống điện. Tùy thuộc vào quy mô công
suất, điều kiện lưới điện khu vực mà cấp điện áp có thể thay đổi phù hợp (ví dụ 22kV,
35kV, 110kV, 220kV…). Với các cấp điện áp cao thế sẽ phải cần thông qua 2 cấp máy
biến áp.
- Cơ sở hạ tầng để đấu nối lưới điện: là cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đấu nối
nhà máy vào lưới điện. Cụ thể ở đây là trạm biến áp, sẽ bao gồm các thiết bị bảo vệ, đo
đếm, điều khiển.
1.2.2. Công nghệ của nhà máy điện mặt trời
1.2.2.1. Pin quang điện
a. Loại pin quang điện

Việc phân loại các tấm pin quang điện chủ yếu dựa vào thành phần và cấu tạo
của vật liệu làm tấm pin. Hiện nay vật liệu bán dẫn chủ yếu sử dụng để sản xuất pin là
Silic, ngồi ra cịn có các loại vật liệu khác như CdTe hay CIGS/CIS. Mỗi loại vật liệu
có đặc tính kỹ thuật riêng cũng như quy trình sản xuất và giá thành khác nhau.
Tế bào quang điện có thể được tạo thành từ việc cắt nhỏ các khối rắn silic (wafer)
hoặc tạo thành một lớp mỏng liên tục nhờ công nghệ màng mỏng (thin-film).
Tế bào quang điện cũng có thể được phân loại dựa theo kết cấu liên kết của vật
liệu bán dẫn như đơn tinh thể (mono-crystalline), đa tinh thể (poly-crystalline hoặc
multi-crystalline) hoặc vơ định hình (amorphous).
Các cơng nghệ pin mặt trời chính bao gồm (xem hình 1.10):
- Tinh thể Silic (c-Si): bao gồm 2 loại đơn tinh thể và đa tinh thể. Tế bào đơn tinh
thể có hiệu suất cao hơn do chất lượng tinh khiết của khối silic, tuy nhiên giá thành
cũng cao hơn bởi yêu cầu quy trình sản xuất phức tạp.
- Màng mỏng: cấu tạo là một lớp màng mỏng được bao phủ bởi lớp vật liệu bán
dẫn. Các loại vật liệu được sử dụng để chế tạo pin màng mỏng bao gồm:
o Silic vô định hình (a-Si)
o Cadmium Telluride (CdTe)
o Copper Indium Selenide (CIS)
o Coper Indium (Gallium) Di-Selenide (CIGS/CIS)
- Heterojuntion with intrinsic thin-film layer (HIT) – tạm dịch liên kết tương
phản với màng mỏng bên trong: các module được tạo bởi khối silic đơn tinh thể mỏng
được bao quanh bởi lớp silic vơ định hình siêu mỏng.


10

Hình 1.10. Phân loại các cơng nghệ pin quang điện
Do giá thành sản xuất thấp, hiệu suất cao và công nghệ sản xuất đã có kinh
nghiệm hàng chục năm nay, pin quang điện tinh thể silic vẫn đang chiếm ưu thế trên
thị trường. Theo dự báo tới năm 2018 (xem hình 1.11), pin quang điện tinh thể vẫn sẽ

chiếm đến 80% thị phần, 17% thị phần cho pin màng mỏng và 3% cho các loại module
hiệu suất cao.

Hình 1.11. Thị phần các loại công nghệ pin quang điện trên thế giới năm 2015
b. Hiệu suất tấm pin
Mỗi loại công nghệ pin mặt trời có hiệu suất chuyển đổi quang điện tương ứng.
Thơng thường tấm pin có hiệu suất chuyển đổi càng lớn thì giá thành càng cao. Vì vậy,
việc sử dụng các tấm pin giá rẻ không đồng nghĩa với suất đầu tư của toàn hệ thống sẽ


11

giảm, bởi sẽ cần phải tốn thêm các chi phí phụ trợ như khung đỡ, dây dẫn và chi phí
thuê thêm đất. Việc lựa chọn tấm pin có cơng suất phù hợp cần phải được đánh giá với
nhiều điều kiện khác nhau. Bảng 1.1 cho thấy hiệu suất trung bình của các loại công
nghệ tấm pin quang điện hiện nay.
Bảng 1.1. Đặc tính hiệu suất của các loại pin quang điện
Cơng nghệ

Silic tinh thể

HIT

Silic vơ định
hình

CdTe

CIGS/CIS


Hiệu suất thương mại

13-21%

18-20%

6-9%

8-16%

8-14%

Hệ số suy giảm nhiệt

-0,45%/oC

0,29%/oC

-0,21%/oC

-0,25%/oC

-0,35%/oC

c. Sự suy giảm công suất tấm pin
Tất cả các tấm pin quang điện đều sẽ suy giảm hiệu suất theo thời gian. Việc suy
giảm hiệu suất gây ra bởi nhiều nguyên nhân: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời. Ngồi
ra cịn có yếu tố khác như chất lượng của vật liệu sản xuất tế bào quang điện, quy trình
sản suất, chất lượng của quy trình lắp gshép và đóng gói tấm pin. Việc bảo trì thường
xun cũng ảnh hưởng một phần tới suy giảm hiệu suất.

Tùy theo mỗi loại cơng nghệ pin mặt trời mà có sự suy giảm hiệu suất khác nhau.
Đối với tấm pin Silic tinh thể (c-Si), hệ số suy giảm thường sẽ cao hơn trong năm đầu
vận hành do tấm pin bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng, sau đó sẽ ổn định dần, đây được
gọi là hệ số suy giảm do ánh sáng (Light Induced Degredation - LID). Tùy theo chất
lượng tấm pin Silic tinh thể, hệ số suy giảm LID có thể dao động từ 0,5-2%.
Các tấm pin quang điện có hệ số suy giảm cơng suất trung bình từ 0,3-1%/năm.
Đối với tấm pin silic tinh thể, hệ số suy giảm thường là 0,4%/năm, một số hãng có thể
cung cấp tấm pin với độ suy giảm thấp hơn. Với tấm pin silic vơ định hình và CIGS,
hệ số suy giảm trung bình ở mức 0,7-1%/năm. Cịn tấm pin CdTe thường suy giảm ở
mức 0,4-0,6%/năm.
1.2.2.2. Bộ nghịch lưu – Inverter
Inverter là một thiết bị điện tử cơng suất, có chức năng chuyển đổi dòng điện
một chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC nhờ các linh kiện bán dẫn đóng cắt với
tần số cao (FET, MOSFET, IGBT…). Các inverter mới ngày nay có thể thực hiện
nhiều chức năng khác nhau: kết nối lưới trực tiếp, giám sát hoạt động của mảng pin
mặt trời để thu được công suất tối đa nhờ thuật tốn dị tìm cơng suất cực đại (MPPT),
cung cấp các thiết bị đóng cắt và cách ly hệ thống với các chức năng bảo vệ phù hợp
với nhiều chế độ vận hành của hệ thống điện.
a. Phân loại inverter
Mô hình kết nối Inverter được chia làm 3 loại mơ hình chính, trong đó 2 mơ
hình đầu tiên (xem hình 1.12) hiện chiếm chủ yếu trên thị trường, cụ thể như sau:
- Inverter trung tâm (Central Inverter): là loại inverter gom công suất của


12

nhiều chuỗi PV mắc song song với nhau, công suất khoảng vài trăm kW. Inverter
trung tâm có ưu điểm là chi phí lắp đặt và bảo dưỡng thấp nhất, việc lắp đặt dễ dàng và
đạt hiệu suất cao. Nhược điểm là kích thước lớn, vận hành gây ồn và tính khả dụng của
hệ thống không cao (khi inverter hư hỏng thì sẽ mất cơng suất lớn), ngồi ra Inverter

trung tâm chỉ có thể dị cơng suất cực đại MPPT tại mức độ mảng pin mặt trời (array
level) nên hiệu suất không cao, nhất là với những vùng bị ảnh hưởng lớn bởi bóng che
gần. Hiện tại Inverter trung tâm vẫn là phương án lựa chọn chính cho các loại nhà máy
điện mặt trời quy mô công suất lớn (khoảng trên 2MWp).
- Inverter chuỗi (String Inverter): là loại inverter gom công suất của một hoặc
một vài chuỗi PV gồm các tấm pin mắc nối tiếp nhau. Inverter chuỗi thường sử dụng
trong quy mơ hộ gia đình hoặc hệ thống điện mặt trời thương mại. Ưu điểm là khả
năng thiết kế hệ thống linh hoạt, hiệu suất cao và chi phí thấp, có khả năng dị cơng
suất cực tại các chuỗi pin (string level). Nhược điểm là chi phí đầu tư và bảo trì lớn,
khó áp dụng với các nhà máy nối lưới quy mơ lớn. Inverter chuỗi thường có đầu ra là
dòng điện AC một pha. Do khối lượng nhỏ và chi phí thấp nên có thể dễ dàng dự trữ
và thay thế khi cần, nâng cao độ khả dụng của nhà máy.
- Inverter siêu nhỏ (Microinverter): là loại inverter gắn trực tiếp tại mỗi tấm
pin. Đây là loại inverter có chi phí đầu tư và bảo dưỡng cực lớn, lắp đặt phức tạp. Tuy
nhiên ưu điểm là đem lại hiệu suất cao vì có thể dị cơng suất cực đại tại mỗi tấm pin
(panel level), ngồi ra tính khả dụng của hệ thống cao và đảm bảo an tồn vì điện áp
DC hệ thống thấp. Microinverter thường chỉ áp dụng cho các hệ thống quy mô nhỏ,
cần hiệu suất cao và hiện ít phổ biến trên thị trường

Hình 1.12. Cấu trúc PV đấu nối lưới a) Central Inverter b) String Inverter
Ngồi ra, các inverter cịn được phân loại dựa theo dạng có MBA và khơng
MBA. Inverter khơng MBA thường sẽ có hiệu suất cao hơn, do khơng chịu tổn thất
của MBA. Việc khơng có MBA cũng sẽ giảm khối lượng và kích thước của inverter
(nhẹ hơn 50-75% so với inverter có MBA). Tuy nhiên inveter khơng MBA sẽ cần


×