Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.65 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN HỒNG PHONG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
Chun ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.VŨ TRỌNG HÁCH

Phản biện 1 : ……………………………………………..
Phản biện 2 : ……………………………………………..

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành Chính Quốc gia
Địa điểm : Phịng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ
luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia


Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế
Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao thông vận tải có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia. Giao
thơng vận tải nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng tạo nên sự
kết nối giao thương giữa các miền, vùng và khu vực trên thế giới
cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, từ đó, thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong giao thông,
vấn đề đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng là u cầu hàng đầu và là
chiến lược phát triển của bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ
trương, giải pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
thực hiện pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Dưới sự tổ chức thực hiện trực tiếp của các lượng lượng chủ chốt
như Công an giao thông, Thanh tra giao thông, Cảnh sát trật tự đô
thị...hoạt động giao thơng đường bộ có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy
vậy, tình hình tai nạn giao thông đường bộ, mất mĩ quan trong giao
thông vẫn xảy ra thường xuyên ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó ngun nhân
quan trọng là cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng chưa hiệu quả. Thực tiễn chứng minh rằng, ở đâu công

tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ tốt thì ở đó tai nạn giao thơng đường bộ ít xảy ra và kinh tế, xã
hội phát triển mạnh mẽ.
Ở tỉnh Quảng Bình, cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ đã được các cơ quan chức năng

1


đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã chú

trọng cơng tác xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng, tăng cường tuần tra, kiểm
sốt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ đã góp phần kiềm chế tai nạn
giao thơng đường bộ. Mặc dù vậy, tai nạn giao thông đường bộ vẫn
liên tục xảy ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, trật tự, an tồn giao
thơng, an tồn xã hội chưa được đảm bảo. Công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ chưa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và
giải pháp nâng cao hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình mang tính cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cơng trình
nghiên cứu về lĩnh vực an tồn giao thơng ở các góc độ khác nhau
như quản lý nhà nước về hoạt động giao thông, tuyên truyền giáo dục
pháp luật về luật giao thông đường bộ, tai nạn giao thông...Tất cả các
nghiên cứu trên đã phản ánh tính đa chiều trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Quá trình nghiên cứu, tác giả nhận

thấy cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống
tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở
tỉnh Quảng Bình. Tuy vậy, các đề tài khoa học, các bài báo, hội thảo
như trích dẫn ở trên đã góp phần gợi mở cho tác giả nhiều vấn đề
liên quan đến nội dung đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức

thực hiện pháp luật về trật tự an tồn, giao thơng đường bộ trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát các số liệu thống kê
liên quan đến thực trạng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ từ năm 2014 đến năm tháng
12/2017.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là qua việc nghiên cứu lý luận về tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình tổ
chức thực hiện pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn

giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình.

4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ
sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an
tồn giao thơng đường bộ; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng
Bình.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là căn cứ vào các điều luật trong bộ
Luật giao thông, quan điểm chỉ đạo và chiến lược phát triển giao
thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình; Báo cáo của Ban An toàn Quốc

3


gia và Ban An tồn giao thơng Quảng Bình, Báo cáo cơng tác đảm
bảo trật tự, an tồn giao thơng đường bộ của Công an giao thông,
Thanh tra giao thông ở tỉnh Quảng Bình.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp duy vật vật biện chứng và duy vật lịch sử của
triết học Mác-Lênin; Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp
quan sát. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như phương pháp so sánh, thống kê toán học nhằm mục đích hỗ trợ

cho việc xử lý số liệu điều tra.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài là cơng trình nghiên cứu về công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm
phong phú hơn lý luận về tổ chức, thực hiện pháp luật an toàn giao
thông đường bộ. Đồng thời, đưa ra các cơ sở khoa học để đánh giá
mức độ thực thi pháp luật giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. Trên cơ sở đó, đề tài là tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy, tuyên truyền về pháp luật giao thơng đường
bộ ở tỉnh Quảng Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các hoạt động nghiên cứu đề tài như điều tra,
phỏng vấn, góp phần truyền thơng về việc chấp hành pháp luật giao
thông đường bộ tại địa phương. Ngồi ra, đề tài cịn cung cấp cho
chính quyền địa phương những tư liệu cần thiết nhằm đánh giá chính
xác hơn về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ trên địa bàn nghiên cứu.

4


7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về
trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về về trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường
bộ ở tỉnh Quảng Bình

5


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ
1.1.1. Khái niệm giao thơng đường bộ và trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Đường bộ là đường đi trên đất
liền dùng cho người và xe cộ” [16; tr 346]. Điều 3, Luật giao thông
đường bộ 2008 quy định: "Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,
hầm đường bộ, bến phà đường bộ" [23; tr 1]. Như vậy, giao thông
đường bộ được hiểu là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của
người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm
đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường bộ.
Về khái niệm trật tự, an toàn giao thơng đường bộ (TT,
ATGTĐB) cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhất, trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ là trạng thái giao thông tiện lợi, thông suốt,
có tính mĩ quan, an tồn cho người và tài sản khi tham gia giao
thông.
1.1.2. Khái niệm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ và tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ

Pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là hệ thống
các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ, góp phần đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng. Dưới
tác động điều chỉnh của những quy phạm pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ thì các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ được thiết lập có trật tự, theo ý chí của Nhà
nước. Qua đó, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các
hoạt động trong lĩnh vực trật tự, an tồn giao thơng đường bộ trên

6


quy mơ tồn quốc, từng địa bàn, từng khu vực, đảm bảo giao thông
được vận hành thông suốt và sự an toàn của con người được bảo vệ.
Để quản lý xã hội, Nhà nước phải ban hành pháp luật và để
pháp luật đi vào cuộc sống cần phải tổ chức thực hiện pháp luật. Tổ
chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ là
hoạt động có mục đích, có định hướng của các cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền nhằm triển khai và thực thi các quy định
pháp luật trong thực tế đời sống xã hội.
1.2. Vai trò của pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ
Pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các hành vi của các
chủ thể trong xã hội nên có vai trị rất lớn lớn trong việc thiết lập trật tự,
an tồn giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng.
Một là, pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà các chủ thể
tham gia giao thông đường bộ và các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật
về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ phải thực hiện.
Hai là, pháp luật góp phần hình thành ý thức nghiêm chỉnh

chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và những chủ
thể tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ.
Ba là, pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông đường bộ và nền
kinh tế đất nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
Thứ nhất, quan hệ pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ rất đa dạng với nhiều chủ thể tham gia thuộc mọi đối
tượng, mọi tầng lớp; nhiều phương tiện tham gia từ thô sơ đến ô tô,
xe tải trong không gian rộng lớn bao gồm cả thành thị, nông thôn,
đồng bằng và miền núi với thời gian khơng giới hạn. Tính đa dạng
này đồng thời cũng hàm chứa nhiều sự phức tạp dẫn đến đường bộ
xảy ra nhiều tai nạn giao thông nhất.

7


Thứ hai, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ rất đa dạng nhưng chủ yếu là các cơ quan,
cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ ba, phương pháp tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ gồm phương pháp giáo dục thuyết phục,
phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp
cưỡng chế.
Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ có mục đích triển khai các văn bản pháp luật đi vào
cuộc sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng
như đảm bảo an toàn cho mọi cá nhân, gia đình trong cuộc sống.

Thứ năm, tổ chức thực hiện pháp luật là hoạt động mang tính
phối hợp cao, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cơ quan, tổ chức có
liên quan và các cá nhân có thẩm quyền.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện pháp luật dựa trên sự phân quyền,
vị trí, chức năng của các cá nhân có liên quan dựa trên cơ sở của
pháp luật và theo pháp luật.
1.4. Các giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ
Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ được tiến hành với nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp
luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ; Tun truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ; Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý và áp
dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp; Thanh tra, kiểm soát và xử
lý vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
1.5. Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật về
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ

8


Hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc
rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, hoạt động chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ; Thứ hai, trình độ, năng lực, phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ công chức có
thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao

thơng; Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm
bảo tính hệ thống; Thứ tư, có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện
pháp luật một cách chặt chẽ; Thứ năm, đảm bảo sự độc lập của cơ
quan tư pháp; Thứ sáu, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng; Thứ bảy,
trình độ văn hóa, ý thức pháp luật; Thứ tám, kinh phí vật chất đảm bảo
tổ chức thực hiện pháp luật
1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cơng tác tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
Để đánh giá hiệu quả cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ cần căn cứ vào những tiêu chí nhất định
để định lượng và phản ánh các thuộc tính, các quan hệ nội tại khách
quan tạo nên bản chất hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Những tiêu
chí này bao gồm:
Số lượng các quy định pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ được triển khai thực hiện; Mức độ thực hiện pháp luật là một
trong những tiêu chí quan trọng thể hiện rõ nét tính hiệu quả của
cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ; Công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện pháp luật,
sự đồng thuận, thái độ, niềm tin của người thực hiện pháp luật; Chi
phí tổ chức thực hiện pháp luật về trật tư, an tồn giao thơng đường bộ.

9


Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực hiện pháp

luật về trật tư, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc - Trung bộ
Việt Nam. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh; phía Nam giáp Quảng Trị; phía
Đơng giáp biển Đơng; phía Tây giáp Lào. Quảng Bình có vị trí chiến
lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng nằm trên hành lang
kinh tế Đơng - Tây của Việt Nam, có vị trí tiếp giáp với hành lang
phát triển kinh tế của tiểu vùng sông Mêkông mở rộng nối liền ba
nước Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện; có 159
đơn vị hành chính cấp xã gồm: 01 Thành phố, 01 thị xã, 6 huyện, 10
phường, 08 thị trấn và 141 xã.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Bình cịn gặp nhiều khó khăn như trình độ dân trí
tính theo mặt bằng chung chưa cao, ý thức pháp luật của nhiều người
dân vẫn còn thấp, kết cấu cơ sở hạ tầng nhất là vùng nông thôn, miền
núi vẫn còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng giao thơng đường
bộ
Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi cho
việc giao thương với các vùng miền, khu vực trên thế giới. Hệ thống
giao thơng cơ bản hồn thiện, kết nối được các trọng điểm kinh tế
lớn của tỉnh với các địa phương khác. Những đặc điểm kinh tế, xã
hội và cơ sở hạ tầng giao thơng ở Quảng Bình đã ảnh hưởng sâu sắc
tới hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ trên địa bàn.

10



Ngồi ra, hiệu quả của cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật giao
thơng đường bộ nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như công tác điều hành quản lý, công tác xây
dựng, thực thi văn quy phạm pháp luật giao thông đường bộ, công
tác tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, cơng tác
tuần tra, thanh tra, kiểm soát. Những nội dung này sẽ được tác giả
phân tích rõ hơn ở mục 2.2.
2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ
2.2.1. Xây dựng ban hành văn bản pháp luật
Nhằm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trên một cách
hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, UBND tỉnh Quảng Bình và các cơ
quan chức năng đã ban hành và tham mưu ban hành nhiều văn bản
pháp luật.
Bảng 2.2: Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ tỉnh Quảng Bình
Năm UBND
Tỉnh

Ban

ATGT

2014

32

90


2016

22

165

2015
2017

26
43

Sở

GTVT

Cơng

Các

Tỉnh

ngành

an

ban,

khác


sở Tổng

58

19

170

349

63

29

178

457

150

61

160

65

22
31

117

164

376
473

(Nguồn Sở Giao thơng Vận tải tỉnh Quảng Bình các năm 2014; 2015;
2016, 2017)
Bảng số liệu trên cho thấy, tùy vào tính chất cơng việc triển
khai tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự an tồn giao thơng hàng

11


năm mà các cơ quan, tổ chức ban hành số lượng văn bản khác nhau.
Thực tế cho thấy, các đơn vị, địa phương đã quyết liệt trong việc gắn
trách nhiệm người đứng đầu cũng như tham mưu cho cấp ủy và lãnh
đạo ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với nhiều giải pháp trong công
tác đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn.
Mặc dù xét về số lượng các văn bản pháp luật được các cơ
quan có thẩm quyền ở Quảng Bình ban hành đầy đủ và kịp thời song
một số văn bản còn mang tính hình thức. Nhiều nội dung chưa phù
hợp với thực tiễn, có một số quy định cịn chồng chéo, chưa quy định
cụ thể nhiệm vụ và các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo thực hiện
tốt pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng.
2.2.2. Cơng tác chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện pháp
luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
Trong thời gian qua, cơng tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tổ
chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh đã
được quan tâm, chú trọng nhờ vậy tình hình TT,ATGT trên địa bàn tỉnh
cơ bản được giữ vững; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an

toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Khi triển khai thực hiện đã chú trọng đến
công tác phối hợp liên ngành. Một số địa phương đã quyết liệt trong
việc gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác đảm bảo TT,ATGT,
cũng như tham mưu cho cấp ủy và lãnh đạo ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo với những giải pháp thiết thực trong công tác bảo đảm TT,ATGT, gắn
với tình hình địa phương,
Cơng tác chỉ đạo, điều hành đã thúc đẩy các hoạt động tổ
chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ diễn
ra thông suốt và đảm bảo kịp thời. Tuy vậy, hoạt động chỉ đạo, điều
hành nhiều lúc vẫn chưa thường xuyên, kịp thời, thiếu sự đơn đốc và đơi
lúc cịn thiếu quyết liệt, đặc biệt đối với một số sự việc có tính chất phức
tạp nên cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ gặp những khó khăn nhất định.
2.2.3. Cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ

12


Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng là một trong những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật
phổ biến. Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về an tồn giao thơng đường bộ là tun truyền sâu rộng và
hướng dẫn cho nhân dân chấp hành luật giao thông đường bộ; các
quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hàng hóa trên đường bộ
để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng tham gia
giao thông đường bộ, nhất là đội ngũ lái xe, chủ xe, chủ hàng khi
tham gia vận tải hàng hóa trên đường bộ. Đồng thời, phổ biến các
thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an tồn giao
thơng, quyền, nghĩa vụ pháp luật các quy trình, thủ tục để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp trong tham gia giao thơng.
Nhìn chung các địa phương, đơn vị đã tích cực đẩy mạnh cơng
tác, tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TT, ATGT trên địa
bàn. Q trình thực hiện, đã có nhiều hình thức tun truyền thực
hiện có hiệu quả góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của nhân
dân về trật tự, an tồn giao thơng.
Bên cạnh những mặt tích cực hoạt động tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về TT, ATGTĐB vẫn bộc lộ nhiều hạn chế
như hoạt động diễn ra chưa thường xuyên, chưa chú ý đúng mức việc
phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật ở vùng sâu, vùng xa. Hình
thức tuyên truyền, phổ biến tuy phong phú nhưng vẫn nặng về lý
thuyết, phương pháp chủ yếu thuyết trình...
2.2.4. Đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật về trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ
Để hoạt động có hiệu quả, các ban ngành đã chủ động củng cố
tổ chức bộ máy; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất,
đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp; nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu Luật An tồn giao thơng, cử cán bộ tập huấn
nghiệp vụ nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường
bộ trên địa bàn công tác. Đặc biệt, để công tác đảm bảo trật tự, an

13


tồn giao thơng đường bộ diễn ra có tính kế hoạch, có mục đích và
có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban an tồn giao thơng
tỉnh ln kiện tồn tổ chức bộ máy đủ mạnh, có tính trách nhiệm cao.
Tuy mạng lưới đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng đường bộ

đã phủ khắp tồn tỉnh, từ tỉnh đến huyện, thị xã, tuy nhiên lực lượng
thực thi cịn mỏng, vẫn cịn trình trạng bng lỏng quản lý, tiêu cực
trong công việc. Đội ngũ làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về
TT, ATGTĐB vẫn còn thiếu tính chủ động trong thực thi pháp luật.
2.2.5. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát
Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Sở GTVT đã chỉ đạo cảnh sát
giao thông, thanh tra giao thông, Công an các địa phương huy động
tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tăng cường tuần tra, kiểm
soát... tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, trọng điểm là tuyến
Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, đường giao thơng
nơng thơn...

Nguồn: Ban an tồn giao thơng tỉnh Quảng Bình
Qua biểu đồ trên cho thấy, hoạt động tuần tra, kiểm soát đã
phát hiện nhiều sai phạm trong giao thông đường bộ , số vụ xử lý vi

14


phạm ngày càng tăng (năm 2014 là 16.813 vụ, năm 2015 là 48.935
vụ, năm 2016 là 49.613 vụ). Qua đó góp phần khơng nhỏ vào việc
điều chỉnh hành vi giao thông của người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, việc tuần tra, kiểm sốt có thời điểm chưa được
thường xun dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ xảy ra. Tình trạng tiêu cực vẫn cịn xảy ra
trong q trình kiểm tra, kiểm soát.
2.2.6. Tổ chức thực hiện các hoạt động mang tính pháp lý
và các biện pháp tổ chức trực tiếp
Hiện nay, cùng với sự phát triển mọi mặt trong đời sống xã

hội, hoạt động giao thơng vận tải nói chung và giao thơng đường bộ
nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ sở hạ tầng và
phương tiện tham gia giao thơng, vì vậy, các hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật dưới hình thức tổ chức đăng ký xe, chuyển đổi chủ sở
hữu, sát hạch, cấp giấy phép lái xe...trở nên thường xuyên.
Tuy đạt được nhiều mặt tích cực, các hình thức tổ chức thực
hiện pháp luật về TT, ATGTĐB thông qua các hoạt động pháp lý và
áp dụng các biện pháp trực tiếp vẫn còn những hạn chế nhất định
như công tác tổ chức đăng ký xe còn chậm so với yêu cầu của thực
tiễn, thủ tục chưa thơng suốt, đơi lúc cịn thiếu minh bạch. Công tác
quản lý hoạt động vận tải, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người
tham gia giao thông cũng như chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy
phép điều khiển phương tiện giao thơng cịn nhiều hạn chế, cơng tác
quản lý còn thiếu chặt chẽ.
2.2.7. Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ
Xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền
áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá
nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ hiện nay được quy định tại
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ thay thế cho Nghị định
171/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

15


Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng,
nhất là các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như vi phạm về nồng
độ cồn, tốc độ, phần đường, làn đường, vi phạm về mũ bảo hiểm, xe

3 bánh, xe 4 bánh gắn động cơ và mô tô, xe máy chở hàng cồng
kềnh, quá khổ, quá tải trái quy định, phương tiện giao thông đường
bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; siết chặt quản lý hoạt
động vận tải của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3
bánh...bị xử lý nghiêm.
Thực tiễn công tác tổ chức thực hiện pháp luật qua việc xử lí vi
phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ bên cạnh
những mặt đã đạt được còn tồn tại một số hạn chế như cơng tác tuần
tra, kiểm sốt chủ yếu theo phương thức kiểm soát tại một điểm trên
đường giao thông nên hiệu quả răn đe, giáo dục chưa cao.
2.3. Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an
tồn giao thơng đường bộ
Qua nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật
về TT, ATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua có thể rút ra
những kết quả như sau:
2.3.1. Những kết quả tích cực trong cơng tác tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
Thứ nhất, pháp luật về TT,ATGTĐB được triển khai và thực
hiện rộng khắp trên phạm vi địa bàn. Tai nạn giao thơng đường bộ
giảm trên cả ba tiêu chí là số vụ tai nạn; số người chết; số người bị
thương; Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về
TT,ATGTĐB đã góp phần tạo lập thói quen và ý thức chấp hành
pháp luật về an tồn giao thơng của người tham gia giao thông; Thứ
ba, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều kế hoạch, hoạt động như
tăng cường cơng tác tuần tra kiểm sốt, xử lý vi phạm hành chính về
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông nơng thơn...đảm bảo cơ bản tình hình trật tự, an tồn giao
thơng trên địa bàn; Thứ tư, hệ thống tuyến đường quốc lộ được đầu
tư nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các tuyến đường đô thị được quy


16


hoạch lại, xây dựng vỉa hè, lắp đặt đèn đường nhiều hơn. Hệ thống
giao thông nông thôn ngày càng được bê tơng chuẩn hóa, đồng bộ
hơn về kết cấu hạ tầng giao thông; Thứ năm, công tác chỉ đạo điều
hành đạt nhiều kết quả tốt như kịp thời quán triệt trong các tổ chức
đảng và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật cấp
trên đồng thời kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
cũng như tổ chức, triển khai thực hiện trong cuộc sống; Thứ sáu,
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TT, ATGT từ
tỉnh đến cơ sở đã được đẩy mạnh, thu hút sự tham gia tích cực của
các cơ quan thơng tấn báo chí. Hoạt động tuần tra, kiểm sốt ln
được đổi mới về phương pháp và chiến thuật tuần tra, kiểm soát , sử
dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào giám sát đã phát hiện nhiều trường hợp vi pháp luật về giao
thông đường bộ.
2.3.2. Những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ
Mặc dù cơng tác tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật,
công tác tuần tra, kiểm soát được tăng cường, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm song trên thực tế, vi phạm vẫn diễn ra khá phổ
biến, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi dẫn đến tai nạn giao
thông gây hậu quả nghiêm trọng.
Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng
Bình qua các năm
Năm

Số vụ


Tăng (+)
giảm (-)

Người
chết

01/12/2013

421

-255( -

212

2014

312

- 125 vụ(-

130

2015

248

- 63 vụ(-

112


30,8%)
28%)

17

Tăng
(+)

giảm (-)

Bị

thương

-42

295

-11 (-

280

- 11

239

(20,1%)
8%)


Tăng
(+)

giảm (-)
-325( 37%)

- 196 (41%)
-4 (-


2016
2017

247

225

20%)

- 1 (-1%)

- 22 vụ (9%)

105
103

(14%)

-7 (6%)


-2 (2%)

235
191

15%)

- 4(-2%)

- 44 (19%)

(Nguồn Sở Giao thơng Vận tải tỉnh Quảng Bình)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình tai nạn giao thông vẫn rất
phức tạp, tỷ lệ giảm chưa nhiều, số vụ và số người chết vẫn cao, nhất
là ở tuyến đường nội thành thành phố Đồng Hới.
Biểu đồ 2.4: Tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2017

Nguồn: Ban an tồn giao thơng tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu bảng số liệu trên cho thấy tình trạng an tồn giao
thơng đường bộ vẫn diễn biến phức tạp. Phân tích tai nạn giao thơng
ở tỉnh Quảng Bình trong năm 2017 cho thấy tai nạn xảy ra chủ yếu ở
các tuyến quốc lộ (154/225 vụ), tiếp đến là đường nội thị 27/225 vụ.
Địa phương xảy ra tai nạn nhiều nhất là thành phố Đồng Hới (57/225
vụ, huyện Bố Trạch (51/225 vụ), địa phương ít xảy ra tai nạn nhất là
thị xã Ba Đồn (12/225 vụ). Phương tiện gây ra tai nạn chủ yếu là ô tô

18


(111/225 trường hợp) tiếp đến là mô tô (110/225 trường hợp), các

phương tiện khác 04 trường hợp. Nhóm độ tuổi gây tai nạn nhiều
nhất là độ tuổi 27 đến 55 (127/225 vụ) tiếp đến là độ tuổi 18 đến 27
(77/225 vụ), trên 55 tuổi (15/225 vụ), độ tuổi ít gây tai nạn nhất là
dưới 18 tuổi (6/225 vụ). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất là từ 12
đến 24 giờ trong đó, nguyên nhân dẫn đến tai nạn do đi sai làn đường
chiếm nhiều nhất tiếp đó là tránh vượt không đúng quy định, vượt
quá nồng độ cồn cho phép.
Từ thực tế có thể nhận thấy, mặc dù với sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, địa phương, việc tổ chức triển
khai thực hiện pháp luật đã được chú trọng, tình hình TT,ATGT trên
địa bàn tỉnh cơ bản được giữ vững; góp phần giữ vững an ninh chính
trị, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, so với đòi hỏi
của thực tế thì hiệu quả của cơng tác tổ chức thực hiện pháp
luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ chưa cao, trật
tự, an tồn giao thơng đường bộ vẫn chưa thực sự được đảm bảo,
chưa tạo được sự yên tâm cho nhân dân khi tham gia giao thông.
2.4. Nguyên nhân của hững kết quả đạt được và hạn chế
2.4.1 Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Một là, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành, các lực lượng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn. Công tác tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ của tỉnh chú
trọng việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu và các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cũng như có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng; Hai là, chú trọng công tác tổ chức đào tạo đội ngũ, không
ngừng xây dựng đội ngũ ngày càng lớn mạnh, có nhận thức, hiểu biết
sâu sắc về pháp luật ATGT, đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ba là, tỉnh đã chú
trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhân dân, thường xuyên, kịp thời phản ánh phản ánh tình hình

TT, ATGT cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt, tổ
chức duy trì và phối hợp có hiệu quả hoạt động của đường dây

19


nóngtrong việc xử lý kịp thời các ý kiến phản ánh về tình hình trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ; Bốn là, công tác sơ kết, tổng kết hoạt
động thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thơng đường bộ trên
địa bàn được duy trì thường xun. Qua đó rút ra những kết quả đạt
được, những mặt còn tồn tại, hạn chế để đề ra biện pháp khắc phục,
rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền trong thời gian tiếp theo.
2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những công tác tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thơng chưa có hiệu quả,
có thể kể đến:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật đang trong q trình hồn
thiện, với nhiều tầng nấc, có hiệu lực pháp lý khác nhau, hình thức
rất đa dạng, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành về một vấn đề, lại
thường xuyên sửa đổi, bổ sung thay thế, chưa đồng bộ, vẫn cịn có
những mâu thuẫn, chồng chéo.
Thứ hai, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế.
Thứ ba, chưa có cơ chế hữu hiệu giám sát việc tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.
Thứ tư, nguồn lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác
đưa pháp luật vào cuộc sống vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức.

20



Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ, AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trị quản lý
của Nhà nước đối với cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về rật tự
an tồn giao thơng đường bộ.
Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ song song với phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ.
Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ phải đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, nhất qn
và nghiêm minh
Thứ năm, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ hướng tới sự cơng khai, minh bạch của nền hành
chính
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh
Quảng Bình
3.2.1. Hồn thiện văn bản quy phạm pháp luật về trật tự,
an tồn giao thơng đường bộ
3.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm

vụ tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường
bộ
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật

21


3.2.4. Đổi mới hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật
mang tính pháp lý và các biện pháp tổ chức trực tiếp
3.2.5. Tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm sốt việc
thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
3.2.6. Xây dựng cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ một cách chặt chẽ
3.2.7. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về
trật tự, an tồn giao thơng đường bộ.

22


KẾT LUẬN
Giao thơng đường bộ có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự
vận động và phát triển của xã hội. Đảm bảo trật tự, an tồn, giao
thơng đường bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các
quốc gia. Vì vậy, tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao
thơng đường bộ là hoạt động cơ bản nhằm đảm bảo trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ.
Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ là hoạt động có tổ chức, có mục đích của các cơ quan
chức năng thuộc lĩnh vực giao thơng đường bộ trong q trình quản

lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ, xây dựng văn hóa giao thơng, bảo đảm giao thơng đường
bộ thơng suốt, an tồn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật là bước tiếp nối hoạt
động xây dựng pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, là
kênh quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống. Tổ chức thực hiện
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc trách nhiệm
của các cơ quan hành pháp, được thực hiện dưới nhiều hình thức
như ban hành văn bản pháp luật để triển khai, tổ chức thực hiện văn
bản pháp luật cấp trên; phổ biến, giáo dcuj pháp luật; tổ chức các
hoạt động mang tính pháp lý, các hoạt động áp dụng trực tiếp; thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ.
Qua nghiên cứu thực tiễn ở Quảng Bình, hoạt động tổ chức
thực hiện pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường bộ đã đạt
được nhiều kết quả tích cực trên các mặt, góp phần tạo lập sự ổn
định xã hội. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất
định về chất lượng ban hành văn bản pháp luật, về đội ngũ thực thi
nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, về công tác tuyên truyền giáo
dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thơng đường bộ, về các hoạt
động mang tính pháp lý cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra và

23


×