Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Trac nghiem hoa hoc lop 10 toan tap co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.54 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

HỆ THỐNG CÂU HỎI TEST TRONG CHƢƠNG TRÌNH HĨA HỌC LỚP 10 PTTH
TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


<b>CÂU 1: Điền vào các chỗ trống sau bằng những từ thích hợp </b>


1. Cho đến thế kỉ 19, rất nhiều nhà bác học cho rằng: mọi chất đều đƣợc tạo nên từ những phần tử cực
kì……….khơng phân chia đƣợc nữa: đó là………. Là có thật và có cấu
tạo phức tạp hơn là ngƣời ta vẫn tƣởng


2. Ngày nay ngƣời ta đã biết rằng……….gồm có hạt nhân mang điện dƣơng
và………..mang điện âm


<b>CÂU 2: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng, và vào chữ S nếu câu đó là sai </b>
1. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất ở trạng thái hóa hợp và mang


điện


2. Nguyên tử gồm những hạt có mang điện


3. Nguyên tử là hạt đại diện cho ngun tố hóa học và khơng bị chia nhỏ
trong phản ứng hóa học


4. Những ngun tử của một ngun tố hóa học thì thuộc cùng một loại và
đồng nhất nhƣ nhau


5. Ngun tử là một hệ trung hịa điện tích


6. Trong một nguyên tử, khi biết điện tích hạt nhân Z (số hiệu nguyên tử) ta
có thể suy ra số electron, proton và nơtron của nguyên tử ấy


Đ S


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S


<b>CÂU 3: Trong một nguyên tử ta sẽ biết số electron, proton và nơtron khi biết </b>
A. Số electron và số nơtron


B. Số proton và nơtron
C. Cả 2 câu trên đều đúng


<b>CÂU 4: Giả sử rằng một tờ nhật báo loan tin ngƣời ta vừa khám phá ra một nguyên tố mới có khối lƣợng nguyên </b>


tử ở giữa khối lƣợng nguyên tử Nitơ và Oxi. Anh chị có tin rằng nguyên tố đó có thực hay không? C
K


<b>CÂU 5: Nguyên tử có cấu tạo nhƣ thế nào? </b>


A. Nguyên tử đƣợc cấu tạo bởi 3 loại hạt: proton, nơtron và electron
B. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron


C. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm


D. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dƣơng và lớp vỏ electron mang điện âm
Hãy chọn phát biểu đúng nhất của cấu tạo nguyên tử trên đây.


<b>CÂU 6: Chọn phát biểu đúng của cấu tạo hạt nhân nguyên tử. </b>
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton



B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron


C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dƣơng
D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dƣơng và các hạt nơtron không mang điện
<b>CÂU 7: Chọn định nghĩa đúng của điện tích hạt nhân nguyên tử Z </b>


A. Số electron của nguyên tử


B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử
C. Số proton trong hạt nhân


D. Số nơtron trong hạt nhân
E. Khối lƣợng của nguyên tử


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

A. 10-6 m B. 10-8 m C. 10-10 m D. 10-20 m
<b>CÂU 9: Khối lƣợng của một nguyên tử vào cỡ: </b>


A. 10-6 kg B. 10-10 kg C. 10-20 kg D. 10-26 kg
<b>CÂU 10: Điện tích chung của nguyên tử là: </b>


A. Dƣơng B. Âm C. Trung hòa
<b>CÂU 11: Hạt proton có điện tích: </b>


A. Cùng điện tích với hạt electron


B. Có điện tích dƣơng ngƣợc dấu với điện tích của electron
C. Trung hịa


<b>CÂU 12: Khoang tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng, và vào chữ S nếu câu đó là sai </b>
1. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron



2. Khối lƣợng của proton xấp xỉ bằng khối lƣợng của electron


3. Điện tích của proton bằng điện tích của electron về giá trị tuyệt đối
4. Có thể chứng minh sự tồn tại của các electron bằng thực nghiệm
5. Trong một nguyên tử trung hòa về điện, số proton bằng số electron
6. Khối lƣợng của một nguyên tử đƣợc phân bố đều trong nguyên tử
<b>CÂU 13: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và electron có: </b>


A. Proton B. Nơtron C. 2 điều A và B D. Khơng có gì


<b>CÂU 14: Cho số hiệu nguyên tử của Clo, Oxi, Natri và Hiđro lần lƣợt là 17, 8, 11 và 1. Hãy xét xem kí hiệu nào </b>
sau đây khơng đúng.


A. 1736<i>Cl</i> B. <i>O</i>


16


8 C. <i>Na</i>
23


11 D. <i>H</i>


1
2


<b>CÂU 15: Cho số hiệu nguyên tử của Cacbon, Nitơ và Flo lần lƣợt là 6, 7, 9. Khối lƣợng nguyên tử của chúng lần </b>
lƣợt là 12, 14, 19. Xét kí hiệu nào sau đây viết sai:


A. 1<i>H</i>



1 B. <i>O</i>
12


6 C. <i>N</i>
14


7 D. <i>O</i>
16


8 E. <i>F</i>
18


9


<b>CÂU 16: Chọn định nghĩa đúng nhất của đồng vị </b>


A. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z
B. Đồng vị là những chất có cùng số nơtron trong nhân


C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhƣng khác nhau về số nơtron (N)
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng trị số Z, nhƣng khác trị số A


E. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối A


F. Đồng vị là những chất có cùng trị số của Z, nhƣng khác trị số A
<b>CÂU 17: Phát biểu nào sau đây không đúng: </b>


A. Z là số proton trong hạt nhân
B. Số khối A = Z + N



C. Hidro <sub>1</sub>1<i>H</i> và Đơteri <sub>1</sub>2<i>H</i> là 2 nguyên tố đồng vị


D. Khối lƣợng của nguyên tử bằng tổng khối lƣợng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
E. Khối lƣợng nguyên tử của các nguyên tố hóa học là khối lƣợng ngun tử trung bình của hỗn hợp các


đồng vị có kể đến tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị


<b>CÂU 18: Nhận định 2 kí hiệu </b><sub>12</sub>25<i>X</i> và 25<sub>11</sub><i>Y</i> . Câu trả lời nào đúng trong các câu trả lời sau:
A. X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học


B. X và Y là các nguyên tử của 2 chất đồng vị
C. X và Y cùng có 25 electron


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

E. Cả B và C


<b>CÂU 19: Chọn định nghĩa đúng của nguyên tố hóa học: </b>


A. Tất cả những nguyên tử có cùng số nơtron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học
B. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học


C. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron, proton, nơtron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học
D. Tất cả những nguyên tử có cùng số khối đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học


E. Tất cả những ngun tử có cùng điện tích hạt nhân Z đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học
<b>CÂU 20: Nhận định các tính chất: </b>


I. Các ngun tử có cùng số electron xung quanh nhân
II. Các nguyên tử có cùng số proton trong nhân



III. Các nguyên tử có cùng số nơtron trong nhân
IV. Cùng có hóa tính giống nhau


Các chất đồng vị có cùng các tính chất


A. I + II B. I + III C. I+ II + IV D. I + II + III E. I + II + III + IV
<b>CÂU 21: Ta có 2 kí hiệu </b>23492<i>U</i> và <i>U</i>


235
92 thì:
A. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố Urani
B. Mỗi nhân nguyên tử đều có 92 proton
C. Hai nguyên tử khác nhau về số electron
D. Ba câu trên đều đúng


E. Chỉ có A, B đúng


<b>CÂU 22. Điền vào các chỗ trống sau bằng những từ thích hợp: </b>


1. Số khối A trong một nguyên tử là ………….. proton và nơtron trong nhân


2. ………. là những chất mà nguyên tử của chúng có cùng số Z nhƣng khác số A
3. Trong nguyên tử 1123<i>Na</i> ta có ... electron


... proton
... nơtron


4. Nguyên tử sắt (Fe) có 26 electron, 26 proton và 30 nơtron ta có thể biểu diễn cấu tạo của nguyên tử Fe
nhƣ thế nào? ………



5. Cho 32<i>S</i>


16 tìm số electron, proton và nơtron ... electron
... proton
... nơtron


6. Nguyên tử K có 20 nơtron trong nhân, số hiệu nguyên tử của K là 19, tìm số khối của K
……….


<b>CÂU 23. Xét các thành phần cấu tạo </b>
I. Số proton trong nhân


II. Số electron ngoài nhân
III. Số nơtron trong nhân
IV. Khối lƣợng nguyên tử


Các nguyên tử trung hòa có cùng kí hiệu ngun tố có cùng những thành phần nào sau đây:
A. I và II B. I và III D. II và IV


C. I, II và III E. I, II, III và IV
<b>CÂU 24. Trong kí hiệu </b><i>ZAX</i> thì:


A. A là số khối xem nhƣ gần đúng khối lƣợng nguyên tử X
B. Z là số điện tích hạt nhân của nguyên tử


C. Z là số proton trong nguyên tử X
D. Z là số electron ở lớp vỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CÂU 25. Khối lƣợng nguyên tử thƣờng xấp xỉ với số khối A vì: </b>
A. Số nơtron trong nhân xấp xỉ với số proton



B. Ta đã bỏ qua khối lƣợng electron


C. Thực ra đó là khối lƣợng nguyên tử trung bình của nhiều đồng vị
D. Cả 3 câu trên đều đúng


E. Cả B và C đều đúng


<b>CÂU 26. Nguyên tố Oxi có 3 đồng vị </b>16<sub>8</sub><i>O</i>, 17<sub>8</sub><i>O</i>, 19<sub>8</sub><i>O</i>. Vậy:


A. Tổng số hạt nhân Nucleon (proton và nơtron) của chúng lần lƣợt là 16, 17, 18
B. Số nơtron của chúng lần lƣợt là 8, 9, 10


C. Số khối của chúng lần lƣợt là 16, 17, 18
D. Cả A, B, C đều đúng


E. Cả A, B, C, D đều sai


<b>CÂU 27. Nguyên tử Hiđrô (kể cả đồng vị) là nguyên tử đơn giản nhất, nó gồm có: </b>
A. Một proton và một electron


B. Một nơtron và một electron
C. Hai proton và một electron


D. Một proton, một nơtron và một electron
<b>CÂU 28. Các đồng vị có: </b>


A. Cùng số khối A


B. Cùng số hiệu nguyên tử Z



C. Cùng chiếm các ô khác nhau trong bảng HTTH
D. Cùng số nơtron


<b>CÂU 29. Hai nguyên tử đồng vị có: </b>
A. Cùng khối lƣợng


B. Cùng số electron
C. Cùng số proton


D. Cùng tính chất hóa học
E. Cùng số nơtron


<b>CÂU 30. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu sai </b>
1. Mỗi chất chỉ có một đồng vị tự nhiên, các đồng vị khác là những


đồng vị nhân tạo


2. Nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị tự nhiên có thành
phần khơng đổi


3. Khoảng không gian chiếm bởi một nguyên tử, chủ yếu là không gian
chiếm bởi hạt nhân của nó


4. Khối lƣợng của một nguyên tử thực tế bằng khối lƣợng hạt nhân


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S



<b>CÂU 31. Phát biểu nào sau đây sai: </b>


A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron


C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử


D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron
<b>CÂU 32. Mệnh đề nào sau đây khơng đúng? </b>


A. Chỉ có hạt nhân ngun tử Nitơ mới có 7 proton?
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Nitơ mới có 7 nơtron?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

D. Chỉ có trong nguyên tử Nitơ mới có 7 electron
<b>CÂU 33. Obitan nguyên tử là: </b>


A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử
B. Khối cầu nhận nguyên tử làm tâm


C. Khu vực khơng gian xung quang hạt nhân mà ta có thể xác định đƣợc vị trí của electron tại từng thời
điểm


D. Tập hợp các electron quanh hạt nhân nguyên tử


E. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất
<b>CÂU 34. Trong obitan nguyên tử s, khả năng có mặt electron lớn nhất ở đâu? </b>


A. Trục x
B. Trục y


C. Trục z


D. Tâm nguyên tử


E. Khắp mọi hƣớng xuất phát từ nhân


<b>CÂU 35. Số lƣợng và hình dạng obitan nguyên tử phụ thuộc vào: </b>
A. Số khối A của nguyên tử Z


B. Điện tích hạt nhân Z
C. Lớp electron


D. Đặc điểm của mỗi phân lớp electron
E. Hai điều C, D


<b>CÂU 36. Obitan nguyên tử có định nghĩa đúng nhất với câu nào dƣới đây: </b>


A. Khu vực khơng gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định vị trí electron tại từng thời điểm
B. Tập hợp các phân lớp trong cùng một lớp


C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định đƣợc vị trí của 2 electron cùng một lúc
D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất


E. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục
<b>CÂU 37. Hình dạng của obitan nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: </b>


A. Lớp electron


B. Đặc điểm của mỗi phân lớp electron
C. Năng lƣợng electron



D. Điện tích hạt nhân Z
E. Số khối A


<b>CÂU 38. Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa bao nhiêu electron </b>
A. 1


B. 2
C. 3


D. Số electron tối đa tùy thuộc loại obitan s hay p
E. Không giới hạn


<b>CÂU 39. Xét xem yếu tố nào sau đây ảnh hƣởng đến tính chất hóa học của một ngun tố hóa học </b>
A. Khối lƣợng nguyên tử


B. Điện tích hạt nhân


C. Lực hút của điện tích hạt nhân với các electron ngoài cùng mạnh hay yếu
D. Cả 2 điều B, C


<b>CÂU 40. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa: </b>
A. 1 electron


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

C. 3 electron
D. 4 electron


E. Một số electron khác


<b>CÂU 41. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào: </b>


A. Nguyên tử lƣợng tăng dần


B. Điện tích hạt nhân tăng dần
C. Số khối tăng dần


D. Mức năng lƣợng


E. Sự bão hòa của các lớp electron
<b>CÂU 42. Điều nào sau đây sai: </b>


A. Trong nhân của nguyên tử 11<i>H</i> có 1 nơtron


B. Phân lớp s có tối đa 2 electron
C. Phân lớp p có tối đa 6 electron
D. Phân lớp d có tối đa 10 electron
E. Phân lớp f có tối đa 14 electron


<b>CÂU 43. Dựa vào nguyên lí vững bền hãy xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai: </b>
A. 1s < 2s


B. 2p > 2s
C. 3s < 4s
D. 3d < 4s
E. 3p < 3d


<b>CÂU 44. Phát biểu nào sau đây sai: </b>


A. Chuyển động của electron trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định
B. Mọi electron đều liên kết với hạt nhân đều chặt chẽ nhƣ nhau



C. Những electron ở gần hạt nhân nhất ở mức năng lƣợng thấp nhất
D. Mỗi lớp n có n phân lớp và mỗi lớp n chứa tối đa 2n2 electron
E. Hiện tại chỉ có 4 phân lớp s, p, d, f chứa electron


<b>CÂU 45. Công thức electron của nguyên tố X là 1s</b>22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của
X có


A. 24 proton


B. 11 proton, 13 nơtron
C. 12 proton, 12 nơtron


D. 11 proton, số nơtron không định đƣợc
E. 13 proton, 11 nơtron


<b>CÂU 46. Các nguyên tố trong bảng HTTH đƣợc sắp xếp theo thứ tự……….tăng dần. Chọn câu đúng </b>
nhất dƣới đây có thể điền vào phần ……… cho hợp nghĩa


A. Số khối A
B. Nguyên tử lƣợng
C. Năng lƣợng
D. Điện tích hạt nhân


E. Độ âm điện (khả năng của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử hút electron về phía mình)
<b>CÂU 47. Điều nào đúng trong các điều sau khi cho biết kí hiệu là 3p</b>5


A. Có 3 phân lớp p


B. Phân lớp p thuộc lớp thứ 3



C. Phân lớp p có nhiều nhất 5 electron
D. Hai điều A, C


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CÂU 48. K có điện tích hạt nhân Z = 19 thì K có 1 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp: </b>
A. 4s B. 3d C. 3p D.4p E. Khác


Hai nguyên tử X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng chu kì thuộc bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 25.
Từ giả thiết trên hãy trả lời các câu hỏi thứ 49, 50, 51 sau đây.


<b>CÂU 49. Số điện tích hạt nhân của X và Y lần lƣợt là: </b>


A. 5 và 6 B. 7 và 8 C. 12 và 13 D. 11 và 12 E. Các kết quả trên đều sai
<b>CÂU 50. X và Y thuộc chu kì nào: </b>


A. Chu kì 1
B. Chu kì 2
C. Chu kì 3
D. Chu kì 4
E. Chu kì 5


<b>CÂU 51. X, Y thuộc các phân nhóm nào? </b>


A. X thuộc phân nhóm chính nhóm II, Y thuộc phân nhóm chính nhóm III
B. X thuộc phân nhóm phụ nhóm II, Y thuộc phân nhóm chính nhóm III
C. X thuộc phân nhóm phụ nhóm II, Y thuộc phân nhóm phụ nhóm III
D. X thuộc phân nhóm chính nhóm I, Y thuộc phân nhóm chính nhóm II
E. Tất cả đều sai


Đề bài chung cho các câu 52, 53, 54



Cho 5 cấu hình electron của 5 nguyên tố lần lƣợt là:
1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4


2. 1s2 2s2 2p4


3. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
4. 1s1


5. 1s2 2s2 2p6 3s1


<b>CÂU 52. Hãy xét xem cấu hình electron nào là cấu hình electron của nguyên tố kim loại? phi kim </b>
A. 1, 2, 3: kim loại 4,5: phi kim


B. 1, 4: kim loại 2,3,5: phi kim
C. 1, 2, 3: phi kim 4,5: kim loại
D. 1,3,4: kim loại 2,5: phi kim
E. Tất cả đều sai


<b>CÂU 53. Phân nhóm của các nguyên tố trên là </b>
A. 4, 5 thuộc phân nhóm chính nhóm I
B. 1, 2 thuộc phân nhóm chính nhóm VI
C. 3 thuộc phân nhóm chính nhóm VII
D. Cả A, B, C đều đúng


E. Cả A, B, C, D đều sau


<b>CÂU 54. Chu kì của các nguyên tố trên là </b>


A. 1,3,5 ở chu kì 3; 4 ở chu kì 1; 2 ở chu kì 2
B. 1,3 ở chu kì 3; 4,5 ở chu kì 1



C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B, C đều sai


<b>CÂU 55. Hãy viết cấu hình đầy đủ cho các ngun tử có lớp electron ngồi cùng là: </b>


A. ……… 2s1


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

C. ……… 2s22p6
D. ……… 3s23p1
E. ……… 3s23p3
F. ……… 3s23p5
G. ……… 3s23p6
<b>CÂU 56. Tìm cơng thức electron sai: </b>


A. H (Z=1) 1s1
B. H+ (Z=2) 1s1


C. Na (Z=11) 1s22s22p63s1
D. Na+ (Z=11) 1s22s22p6


E. Ca (Z=20) 1s22s22p63s23p64s2
<b>CÂU 57. Tìm phát biểu sai </b>


A. Trong chu kì, các nguyên tố đƣợc xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
B. Trong chu kì, các nguyên tố đƣợc xếp theo chiều khối luowngj nguyên tử tăng dần
C. Nguyên tử các các ngun tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau


D. Cả 2 điều A, C
<b>CÂU 58. Tìm phát biểu sai </b>



A. Trong chu kì, các nguyên tố đƣợc xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần


B. Trong chu kì, số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
C. Chu kì nào cũng mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình


D. Hai điều A, B


<b>CÂU 59. Mệnh đề nào sau đây không đúng: </b>


A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron ngồi cùng bằng nhau
B. Ngun tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số electron ngoài cùng bằng nhau


C. Nguyên tử của các ngun tố thuộc phân nhóm chính có electron lớp ngồi cùng bằng số thứ tự của nhóm
D. Số thứ tự của nhóm bằng hóa trị cao nhất đối với Oxi


<b>CÂU 60. Mệnh đề nào sau đây đúng </b>


A. Tính chất hóa học của các ngun tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau


B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng phân nhóm chính bao giờ cũng tƣơng tự nhau
C. Tính chất hóa học của các ngun tố trong cùng chu kì bao giờ cũng giống nhau


D. Tính chất hóa học của các nguyên tố chỉ phụ thuộc vào cấu trúc electron trong nguyên tử không phụ
thuộc số electron lớp ngoài cùng


<b>CÂU 61. Điền vào các chỗ trống sau </b>


Để đặc trƣng đầu đủ nguyên tử của nguyên tố Uran, ngƣời ta kí hiệu nhƣ sau:



(1)………ý nghĩa của những chữ và số đó là (2)………..Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
bằng (3)………Trong tự nhiên, tồn tại……….ngun tố, các ngun tố cịn lại có đƣợc bằng
cách (5)………..


Những ngun tử có điện tích hạt nhân bằng nhau nhƣng lại khác nhau về khối lƣợng đƣợc gọi là
(6)………..Đó là do chúng có (7)……… khác nhau


Tính chất hóa học của những ngun tử này (8)……….. cịn tính chất lí học thì
(9)……….. Sở dĩ nhƣ vậy là vì (10)………..


<b>CÂU 62. Xét xem mệnh đề nào đúng: </b>


A. Khi nguyên tử lƣu huỳnh nhận thêm một số electron, nguyên tố lƣu huỳnh đã biến thành nguyên tố khác
B. Khi nguyên tử lƣu huỳnh bớt một số electron, nguyên tố lƣu huỳnh đã biến thành nguyên tố khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

D. Khi nguyên tử lƣu huỳnh mất bớt một số electron, nguyên tố lƣu huỳnh vẫn không biến đổi thành nguyên
tố khác


E. Hai điều A, B
F. Hai điều C, D


<b>CÂU 63. Xét xem mệnh đề nào sau đây đúng: </b>


A. Khi hạt nhân nguyên tử cacbon nhận thêm 1 proton nó vẫn là nguyên tố cacbon


B. Khi hạt nhân nguyên tử cacbon nhận thêm một proton, nó đã biến thành nguyên tố khác
C. Bất kì hạt nhân nguyên tử của nguyên tố nào nhận thêm 1 proton nó vẫn là nguyên tố đó


D. Sản phẩm của sự tự phân rã đó là những nguyên tử của các ngun tố có điện tích hạt nhân lớn hơn
E. Một ngun tố phóng xạ khơng thể do một nguyên tố phóng xạ khác sinh ra



<b>CÂU 64. Phƣơng trình nào sau đây đặc trƣng cho biến đổi hạt nhân </b>
A. H + H → H2


B. H2O (rắn) → H2O (lỏng) → H2O (hơi)


C. <sub>1</sub>3<i>H</i> <sub>1</sub>1<i>H</i> <sub>2</sub>4<i>He</i>


D. 2H2 + O2 → 2H2O


<b>CÂU 65. Phƣơng trình nào sau đây đặc trƣng cho biến đổi hóa học </b>
A. <sub>3</sub>7<i>Li</i> <sub>1</sub>2<i>H</i> 2(<sub>2</sub>4<i>He</i>) <sub>0</sub>1<i>n</i>


B. <i>C</i> <i>H</i> 137<i>N</i>


1
1
12


6


C. I2 (rắn) → I2 (hơi)


D. C + 2H2 → CH4


<b>CÂU 66. Hoàn thành các phản ứng hạt nhân </b>
A. <sub>11</sub>23<i>Na</i> <sub>2</sub>4<i>He</i> ... <sub>1</sub>1<i>H</i>


B. <sub>4</sub>9<i>Be</i> <sub>2</sub>4<i>He</i> ... <sub>0</sub>1<i>n</i>



C. <i>Li</i> <i>H</i> 24<i>He</i>


1
1
7


3 ... ...


<b>CÂU 67. Ngun tử cần tìm trong việc hồn thành phản ứng hạt nhân trên đƣợc xác định theo quy tắc nào sau </b>
đây:


A. Tổng số proton của 2 nguyên tử trƣớc phản ứng bằng tổng số proton của 2 nguyên tử sau phản ứng
B. Tổng số nơtron của 2 nguyên tử trƣớc phản ứng bằng tổng số nơtron của 2 nguyên tử sau phản ứng
C. Tổng số loại nguyên tử trƣớc phản ứng bằng tổng số loại nguyên tử sau phản ứng


D. Hai điều A, B
E. Hai điều A, C


Quy ƣớc trả lời chung cho các câu từ 68 đến 73 các câu sau đây có 2 mệnh đề I và II. Hai mệnh đề này có thể
đúng hoặc sai và mệnh đề II có thể là mệnh đề giải thích sự kiện nêu ra ở mệnh đề I.


Hãy dùng các quy ƣớc sau đây để trả lời các câu trắc nghiệm


A. Mệnh đề I đúng. Mệnh đề II đúng. Mệnh đề II giải thích sự kiện nêu ra ở mệnh đề I
B. Mệnh đề I đúng. Mệnh đề II đúng. Mệnh đề II không liên quan với mệnh đề I
C. Mệnh đề I đúng. Mệnh đề II sai


D. Mệnh đề I sai. Mệnh đề II đúng
E. Mệnh đề I và II đều sai



<b>CÂU 68. </b>


I. Nguyên tử 12<sub>9</sub><i>F</i> có 10 nơtron


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

I. Lớp electron M (n=3) chứa tối đa 18 electron
II. Vì lớp thứ tự n chứa tối đa 2n2 electron
<b>CÂU 70. </b>


I. Những nguyên tử đồng vị có những tính chất hóa học khác nhau
II. Vì những ngun tử đồng vị có số nơtron khác nhau


<b>CÂU 71. </b>


I. Khối lƣợng của một nguyên tử có thể đƣợc coi nhƣ do khối lƣợng của các proton và nơtron tạo thành
II. Vì mỗi proton có khối lƣợng gần bằng khối lƣợng của mỗi nơtron cịn khối lƣợng của electron khơng


đáng kể (khoảng 1800 lần ít hơn)
<b>CÂU 72. </b>


I. Nguyên từ của tất cả các nguyên tố khí hiếm đều có lớp ngồi cùng gồm 8 electron
II. Vì khí hiếm cịn đƣợc gọi là khí trơ (hầu nhƣ không tham gia vào các phản ứng hóa học)
<b>CÂU 73. </b>


I. Obitan s của nguyên tử có dạng cầu mà tâm là hạt nhân
II. Vì electron quay quanh nhân trên những quỹ đạo trịn


<b>CÂU 74. Chọn cấu hình electron ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho thích hợp </b>
Cột I


A. 147<i>N</i> có cấu hình electron



B. 147<i>N</i>3 có cấu hình electron
C. <sub>11</sub>23<i>Na</i> có cấu hình electron
D. <sub>11</sub>23<i>Na</i> có cấu hình electron


Cột II
1. 1s22s22p6


2. 1s22s22p63s1
3. 1s22s22p3
4. 1s22s22p6
5. 1s22s22p5
6. 1s22s1


<b>CÂU 75. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai. </b>
1. Các kim loại là những chất nhận electron


2. Các phi kim là những chất hấp dẫn electron
3. Ngun tử hỉđơ có thể lấy 1 electron
4. Canxi là một chất kiềm


5. Các khí hiếm hầu nhƣ khơng tham gia vào phản ứng hóa học


6. Một nguyên tử có thể mất tất cả các electron ngoài cùng để đạt tới cấu trúc
của khí trơ gần nhất


7. Các khí trơ (trừ He) đều bền vững vì chúng đề có 8 electron ở lớp ngoài
cùng


8. Khối lƣợng của 1 ion rất khác khối lƣợng của nguyên tử tƣơng ứng trung


hòa về điện


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG 1
Câu 1. 1. nhỏ bé, nguyên tử. Nguyên tử


2. Nguyên tử, phần vỏ
Câu 2. 1-S 2-Đ 3-Đ 4-Đ 5-Đ
Câu 3. C


4. K
5. D


6. D
7. C
8. C
9. D
10. C
11. B
12. 1-S 2-S 3-Đ 4-Đ 5-Đ 6-S


13. D


14. D


33. E
34. E
35. D


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

15. E
16. C
17. C
18. D
19. E
20. C
21. E


22. 1- Tổng số
2- Đồng vị
3- 11e, 11p, 12n
4- 2656<i>Fe</i>


5- 16e, 16p, 16n
6- 39
23. A
24. G
25. E
26. D
27. AD
28. B
29. BCD


30. 1-S 2-Đ 3-S 4-Đ


31. B


32. BC


74. A3 B1 C2 D4


75. 1-S 2-Đ 3-Đ 4-S 5-Đ 6-Đ
7-Đ 8-S


36. D
37. B
38. B
39. D
40. B
41. D
42. A
43. D
44. B
45. B
46. D
47. B
48. A
49. C
50. C
51. A
52. C
53. D
54. A


55. A: 1s2 B: 1s2


C: 1s2
D. 1s22s22p6


E. 1s22s22p6




G. 1s22s22p6
H. 1s22s22p6


59. A
60. B
61. (1) 23892<i>U</i>


(2) Chữ U là kí hiuệ
nguyên tố Urani. Số 92 là
điện tích hạt nhân, 238 là
số khối


(3) 92 ; (4) 92


(5) điều chế nhân tạo
(6) đồng vị


(7) số nơtron
(8) giống nhau


(9) khác nhau ít nhiều
(10) các ngun tử có
cùng số electron và cùng


kiểu cấu trúc


62. G (F)
63. B
64. C
65. D


66. (A) 26<i>Mg</i>


12 (B) <i>C</i>
12


6
(C)224<i>He</i>


67. D
68. A
69. A
70. D
71. A
72. D
73. C


TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG II LIÊN KẾT HĨA HỌC
ĐỊNH LUẬT TUẦN HỒN MENĐÊLÊÉP
<b>CÂU 76. Chọn định nghĩa đúng nhất của liên kết cộng hóa trị </b>


A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa các nguyên tử


B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa những nguyên tử giống nhau



C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên tử


D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết đƣợc hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau
E. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp electron chung


<b>CÂU 77. Liên kết nào bền nhất: </b>


A. Liên kết đơn B. Liên kết đôi C.Liên kết ba


<b>CÂU 78. Obitan phân tử do 2 obitan nguyên tử xen phủ lên nhau mà tạo ra. Hai obitan nguyên tử này là: </b>
A. Obitan s và obitan s


B. Obitan s và obitan p
C. Obitan p và obitan p
D. Cả 3 trƣờng hợp A, B, C
E. Hai trƣờng hợp A, B
<b>CÂU 79. Ion là </b>


A. Những hạt nhỏ có mang điện âm hay dƣơng
B. Những hạt nhỏ có mang điện


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CÂU 80. Ion dƣơng là </b>


A. Những nguyên tử đã nhận thêm electron
B. Những nguyên tử đã nhận thêm proton
C. Những nguyên tử đã nhƣờng electron
<b>CÂU 81. Điện tích của ion là: </b>


A. Dƣơng B. Âm C.Trung hòa


<b>CÂU 82. Xét các tính chất: </b>


I. Độ nóng chảy và độ sôi tƣơng đối thấp
II. Thƣờng không dẫn điện


III. Thƣờng ít tan trong nƣớc
IV. Thƣờng có dƣới dạng tinh thể


Các hợp chất cộng hóa trị có những tính chất nào sau đây:
A. I và II


B. I và III
C. I, II và III
D. II và III
E. I, II, III và IV


<b>CÂU 83. Nhận định các hợp chất có liên kết cộng hóa trị sau: </b>
I. Cl2 III.H2O II.HF IV.H2


Các phân tử có liên kết cộng hóa trị có cực


A. I + II C. III + IV E. II + V
B. II + III D. I + IV


<b>CÂU 84. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, N, Cl. Xét xem phân tử nào dƣới đây có liên kết phân </b>
cực nhất:


A. F2O C. ClF E.NF3


B. Cl2O D. NCl3 F.NO



<b>CÂU 85. Cho biết công thức electron của các phân tử F</b>2, CO2, N2, SO2 và ion NH4+ dƣới đây. Hãy viết công


thức cấu tạo của các phân tử đó và cho biết kiểu liên kết tƣơng ứng.


CTCT Kiểu liên kết
A.


..
:
:


..


<i>F</i>


..
:
..


<i>F</i> ………. ….………….


B. <i>O</i> <i>O</i> <i>O</i> ………. ………


C. <i>N</i> <i>N</i> …..………… ……….


D.


..
:


..
.


:
:


.
..


:
:


..


<i>O</i>
<i>S</i>


<i>O</i> ……… ………


E. [


<i>H</i>
<i>H</i>
<i>N</i>
<i>H</i>


<i>H</i>


:



: ]+ ……… ……….
<b>CÂU 86. Xét các tính chất </b>


I. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy cao


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

III. Dễ hịa tan trong nƣớc
IV. Dễ hóa lỏng


Các hợp chất ion có những tính chất nào sau đây


A. I, II C. I, II và III E. I, II, III và IV
B. I, III D. I, II và IV


<b>CÂU 87. Trong các hợp chất sau đây, chất nào là hợp chất ion </b>
A. Na2O


B. CO2


C. HCl
D. NH3


E. P2O5


<b>CÂU 88. Chọn định nghĩa đúng và đầy đủ của liên kết ion </b>
A. Liên kết ion tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion


B. Liên kết ion tạo thành do sự hút nhau giữa các ion mang điện tích
C. Liên kết ion là liên kết đƣợc hình thành do sự tƣơng tác giữa các ion


D. Liên kết ion đƣợc hình thành do sự hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngƣợc dấu


E. Liên kết ion là liên kết đƣợc hình thành do sự cho nhận electron


<b>CÂU 89. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai </b>
1. Bản chất liên kết ion là sự góp chung electron giữa các nguyên tử để có


trạng thái bền nhƣ khí hiếm


2. Muốn biết điện hóa trị của một ngun tố, ta có thể nhìn vào kí hiệu của
ion tƣơng ứng


3. Biết rằng ion nhôm có kí hiệu Al3+ vậy ngun tố nhơm có điện hóa trị
bằng +3


4. Hợp chất ion là một hỗn hợp của các ion đơn nguyên tử


5. Về phƣơng diện cộng hóa trị, một nguyên tử có thể góp chung với một
nguyên tử khác nhiều electron


6. Nguyên tử Nitơ (N) có 5 electron ở lớp ngồi cùng nên ta có thể dự đốn
rằng nguyên tử N có thể góp chung 3 electron với các nguyên tử khác
7. Liên kết cho nhận là một trƣờng hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị
8. Liên kết cho nhận là một giới hạn của liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
9. Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp giữa liên tiếp cộng hóa


trị khơng cực và liên kết ion


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S


<b>CÂU 90. Điền vào các chỗ trống sau: </b>


1. Hợp chất K+Cl- là một hợp chất ion. Nhìn vào cơng thức đó, hãy xét xem:
A. K nhƣờng hay nhận electron và bao nhiêu electron?...
B. Cl nhƣờng hay nhận electron và bao nhiêu electron?...
2. Cho biết trong hợp chất ion Ba2+Cl2


-A. Điện hóa trị của Ba ……….
B. Điện hóa trị của Cl ……….


3. Mỗi gạch tƣợng trƣng 1 cặp electron. Xét công thức của NH3


<i>H</i>
<i>H</i>
<i>N</i>
<i>H</i>


|
A. N góp chung bao nhiêu electron?


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

4. Công thức của axit cloric (HClO3) là:


..
..


..


:
:


..
|
..


::


<i>O</i>
<i>Cl</i>


<i>O</i>


<i>H</i>
<i>O</i>


Trong công thức ấy:


A. Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị?...
B. Có bao nhiêu liên kết phối trí?...
C. Về phƣơng diện liên kết có giống nhau khơng?...
D. Cl còn mấy cặp electron chƣa dùng đến?...


5. 2Cl + ……… → 2Cl
-Ca - ……… → -Ca2+


6. Nếu hiệu số độ âm điện giữa 2 ngun tử


A. >1,77 ta có liên kết gì?


B. <1,77 ta có liên kết gì?
C. =0 ta có liên kết gì?


7. Trong 2 phân tử Cl2, HCl liên kết cộng hóa trị của phân tử nào?


A. Không bị phân cực ………..
B. Bị phân cực………..
8. Cho 6<i>C</i>và16<i>S</i>hãy viết công thức cấu tạo của CS2 về phƣơng diện liên kết cộng hóa


trị……….
<b>CÂU 91. H có độ âm điện bằng 2.1 </b>


F có độ âm điện bằng 4.0
Cl có độ âm điện bằng 3.0
Br có độ âm điện bằng 2.8
I có độ âm điện bằng 2.5


Trong những chất HCl, HI, HF, HBr hãy sắp đặt độ phân cực từ mạnh nhất đến yếu nhất:
………..>………..>………>………..


<b>CÂU 92. Độ phân cực của các liên kết trong dãy oxit của các nguyên tố thuộc chu kì 3 (ghi dƣới đây) thay đổi </b>
nhƣ thế nào?


Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7


Biết rằng đi từ trái sang phải tính chất kim loại của các nguyên tố yếu


dần………..


<b>CÂU 93. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai. </b>


1. Các kim loại chỉ có khả năng tạo thành cation không bao giờ tạo
thành anion


2. Hiđrô có khả năng tạo thành H- trong các hợp chất với kim loại mạnh
3. Liên kết ion đƣợc tạo nên do sự góp chung electron từ nguyên tử nọ


sang nguyên tử kia


4. Trong tinh thể Canxi Clorua có bao nhiêu ion Ca2+ thì có bấy nhiêu
ion clorua Cl


-5. Tổng những hóa trị cao nhất của mỗi nguyên tố trong các oxit và
trong các hợp chất khí với hiđrơ bằng 8


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S


<b>CÂU 94. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ phân cực của liên kết cho độ âm điện của O = 3.5; S=2.5; H=2.1; </b>
Ca=1; Na=0.9


Na2O, SO2, CaO, H2O ………<………..<……….<………


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Al = 1.5; Cl = 3; N = 3; Na = 0.9; Br = 2.8; Mg = 1.2; O = 3.5; B =2
CỘT I



A. ……… là liên kết ion
B. ………là liên kết cộng
hóa trị khơng cực


C. ……… là liên kết cộng
hóa trị có cực


CỘT II
1. AlCl3


2. N2


3. NaBr
4. MgO
5. BCl3
<b>CÂU 96. Chọn những định nghĩa đúng của hóa trị </b>


A. Hóa trị là những electron ở lớp bên ngồi có khả năng tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học
B. Hóa trị của một nguyên tố tức là số electron chƣa ghép đôi


C. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion bằng số điện tích của ion đó


D. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó có
thể tạo thành với các nguyên tử của nguyên tố khác


E. Hóa trị của một nguyên tố là số điện tích âm hay dƣơng hay bằng khơng
<b>CÂU 97. Hóa trị của một ngun tố có tính chất: </b>


A. Nhất định và khơng đổi
B. Thay đổi tùy phân tử



C. Thay đổi theo điều kiện thí nghiệm
<b>CÂU 98. Lực hút giữa các phân tử thì: </b>


A. Yếu hơn nhiều so với lực liên kết cộng hóa trị
B. Yếu hơn nhiều so với lực hút tĩnh điện giữa các ion
C. Rất yếu, không đáng kể


D. 2 điều A, B


<b>CÂU 99. Lực hút giữa các phân tử trở nên quan trọng trong điều kiện nhiệt độ nào sau đây? </b>
A. Cao


B. Thấp


C. Bình thƣờng


D. Thấp với hóa chất ở thể khí
E. Thấp với hóa chất ở thể lỏng


<b>CÂU 100. Chất nào sau đây có mạng tinh thể ion </b>
A. Kim cƣơng


B. Nƣớc đá
C. Iốt
D. Muối ăn
E. Nhôm


<b>CÂU 101. Chọn chất tƣơng ứng ở cột II viết vào trong ngoặc ở cột I cho thích hợp: </b>
CỘT I



A. Mạng tinh thể nguyên tử là………
B. Mạng tinh thể phân tử là………
C. Mạng tinh thể ion là………...


CỘT II
1. KCl


2. Nƣớc đá
3. Thạch anh
4. Mg


5. Nhôm (Al)


<b>CÂU 102. Ở điều kiện tiêu chuẩn (t=O</b>0C,p = 1atm) 2g H2 và 32g O2 chiếm những thể tích nhƣ thế nào?


A. Bằng nhau
B. Khác nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

E. Tất cả đều sai


<b>CÂU 103. Ở điều kiện tiêu chuẩn 22g CO</b>2 và 28g N2 chiếm những thể tích nhƣ thế nào?


A. Bằng nhau và bằng 22.4l
B. Bằng nhau và bằng 11.2l


C. Thể tích CO2 bằng 22.4l và thể tích N2 bằng 11.2l


D. Thể tích CO2 bằng 11.2l và thể tích N2 bằng 22.4l



E. Tất cả đều sai


<b>CÂU 104. Ở điều kiện tiêu chuẩn 1 mol của chất nào sau đây có thể tích bằng 22.4l </b>
A. H2O


B. H2


C. Axit clohiđric (HCl)
D. Axit sunfuric (H2SO4)


E. Tất cả các chất trên


<b>CÂU 105. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì 1g khí H</b>2 và 16g khí O2


A. Cùng có thể tích 11.2l
B. Cùng có thể tích 22.4l


C. Có cùng số phân tử và có thể tích bằng nhau
D. Khơng có các tính chất trên


E. Có các tính chất A, B, C
<b>CÂU 106. Nhận định 4 điều: </b>


I. 16g Oxi II. 2g Hiđrô III. 32g Oxi IV. 12g Nitơ


Theo định luật Avơgadrơ thì tập hợp có cùng thể tích trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất
A.I, II B. II, IV C. II, III D. II, IV E. II, III, IV


Các câu trắc nghiệm sau đây (107 – 112) đều gồm 2 mệnh đề:
Mệnh đề thứ nhất nêu lên sự kiện I



Mệnh đề thứ hai nêu lên sự kiện II có ý muốn giải thích sự kiên I
Khi chọn câu trả lời ta theo quy ƣớc sau:


A. I đúng, II đúng và có tƣơng quan (giải thích đƣợc)


B. I đúng. II đúng nhƣng khơng tƣơng quan (khơng giải thích đƣợc)
C. I đúng, II sai


D. I sai, II đúng
E. I sai, II sai
<b>CÂU 107. </b>


I. Độ âm điện của Na lớn hơn độ âm điện của K


II. Vì Na và K cùng thuộc phân nhóm chính nhóm I của bẳng HTTH các ngun tố hóa học, cùng có 1
electron ở lớp ngồi cùng


<b>CÂU 108. </b>


I. Bán kính nguyên tử của Cl nhỏ hơn bán kính ngun tử của F
II. Vì Cl có ít lớp electron hơn F


<b>CÂU 109. </b>


I. Mỗi mol chất khí đều gồm 6.023 x 1023 phân tử


II. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất, mỗi mol khí đều có thể tích 22.4l
<b>CÂU 110. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CÂU 111. </b>


I. Ở đktc, 1 mol khí có khối lƣợng M g thì ở 30oC p=1atm, 1 mol khí ấy vẫn có khối lƣợng M g
II. Vì khi nhiệt độ tăng mà áp suất khơng đổi thì thể tích chất khí tăng


<b>CÂU 112. </b>


I. Có một lƣợng khí nặng 20g ở đktc thì ở điều kiện khác khối lƣợng của khí ấy vẫn bằng 20g
II. Vì khối lƣợng không đổi theo nhiệt độ và áp suất


<b>CÂU 113 Theo định luật Avơgađrơ thì 71g khí Clo và 2g khí hiđrơ có……… </b>
Chọn câu đúng nhất dƣới đây có thể điền vào phần…………trên cho hợp nghĩa


A. Cùng thể tích


B. Cùng thể tích là 22.4l


C. Cùng thể tích là 22.4l ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất
D. Cùng nhiệt độ và áp suất


E. Cùng số phân tử


<b>CÂU 114. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai </b>
1. Trong một phân nhóm chính của HTTH, khi đi từ trên xuống dƣới bán kính


nguyên tử càng tăng và độ âm điện càng giảm


2. Trong một chu kì của HTTH, khi đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử càng
tăng và độ âm điện càng tăng



3. Các ngun tố thuộc phân nhóm chính có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 8
trừ đi số thứ tự của nhom


4. Biết đƣợc số thứ tự chu kì, số thứ tự nhóm, số thứ tự của nguyên tố ta viết đƣợc
cấu hình electron


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>CÂU 115. Sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH dựa vào: </b>
A. Hóa trị


B. Điện tích hạt nhân
C. Độ âm điện


D. Khối lƣợng nguyên tử


<b>CÂU 116. Trong cùng một phân nhóm chính của HTTH, khi đi từ trên xuống dƣới thì: </b>
A. Bán kính ngun tử tăng dần


B. Tính kim loại tăng dần
C. Độ âm điện tăng dần
D. Hai điều A, B
E. Hai điều A, C


<b>CÂU 117. Trong cùng một chu kì của HTTH, khi đi từ trái sang phải thì: </b>
A. Bán kính nguyên tử giảm dần


B. Tính phi kim giảm dần
C. Độ âm điện giảm dần
D. Hai điều A, C


E. Hai điều B, C



<b>CÂU 118. Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) thuộc </b>
A. Họ Lantan


B. Họ halogen
C. Họ kim loại kiềm
D. Họ kim loại kiềm thổ


<b>CÂU 119. Đa số các nguyên tố thuộc họ actini là </b>
A. Những kim loại


B. Những nguyên tố nhân tạo
C. Những nguyên tố bền


<b>CÂU 120. Tất cả các khí hiếm (trừ He) </b>
A. Đều có độ âm điện mạnh
B. Đều có độ âm điện yếu


C. Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng


<b>CÂU 121. Nguyên tử X dễ thu electron hơn nguyên tử Y thì: </b>
A. Nhân của X có nhiều điện tích dƣơng hơn nhân của Y


B. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn bán kính nguyên tử của Y
C. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y


D. Hai câu A, C đúng
E. Ba câu A, B, C đúng


<b>CÂU 122. Điều nào sau đây sai khi nói về bảng HTTH </b>



A. Các nguyên tố trong phân nhóm chính nhóm I có 1 electron ở lớp ngồi cùng
B. Trong cùng một chu kì, độ âm điện thƣờng giảm từ trái sang phải


C. Nguyên tố nào ở chu kì 5 phải có 5 lớp electron


D. Trong cùng một phân nhóm chính bán kính ngun tử thƣờng tăng từ trên xuống dƣới.
E. Flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất


<b>CÂU 123. Trong bảng HTTH các nguyên tố đƣợc xếp lần lƣợt theo thứ tự nào? </b>
A. Khối lƣợng nguyên tử tăng dần


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

D. Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần
E. Số lớp electron tăng dần


<b>CÂU 124. Hai nguyên tử Clo đồng vị Cl 35 và Cl 37 có vị trí nhƣ thế nào trong bảng HTTH </b>
A. Cùng một ô


B. Hai ô kế tiếp nhau và cùng chu kì


C. Hai ơ cùng chu kì và cách nhau bởi một ơ khác
D. Hai ơ cùng nhóm và cách nhau bởi một ô khác
<b>CÂU 125. Phát biểu nào sau đây không hồn tồn đúng? </b>


A. Số chu kì của bảng HTTH liên quan với số lớp electron
B. Số nhóm liên quan đến số electron ở lớp ngoài cùng
C. Các khí trơ đƣợc xếp vào phân nhóm chính nhóm VIII


D. Các nguyên tố xếp ngoài bảng thuộc vào hai họ: Lantan và Actini
E. Bảng HTTH hiện nay gồm 7 chu kì và 8 nhóm



<b>CÂU 126. Chọn ngun tử có bán kính lớn nhất </b>
A. H (Z=1)


B. C (Z=6)
C. N (Z=7)
D. O (Z=8)
E. Na (Z=11)


<b>CÂU 127. Chọn nguyên tử có độ âm điện lớn nhất </b>
A. O (Z=8)


B. F (Z=9)
C. Cl (Z=19)
D. Br (Z=35)
E. I (Z=53)


<b>CÂU 128. Chọn phát biểu đúng: </b>


A. Trong cùng một chu kì từ trái sang phải bán kính ngun tử tăng dần
B. Trong cùng một chu kì từ trái sang phải độ âm điện tăng dần


C. Nguyên tố ở phân nhóm phụ nhóm III có 3 electron ở lớp ngồi cùng
D. Ngun tố ở nhóm VIII có 8 electron ở lớp ngồi cùng


E. Hiđrơ là ngun tố kim loại vì ở phân nhóm chính nhóm I


<b>CÂU 129. Nguyên tố ở chu kì 3 phân nhóm chính nhóm VII có Z bằng bao nhiêu? </b>
A. 7



B. 12
C. 15
D. 17
E. 19


<b>CÂU 130. Ngun tố X có cấu hình electron: 1s</b>22s22p63s23p64s2
Xác định số thứ tự chu kì và nhóm của X


A. Chu kì 3, phân nhóm chính nhóm II
B. Chu kì 4, phân nhóm chính nhóm II
C. Chu kì 2, phân nhóm chính nhóm IV
D. Chu kì 4, phân nhóm phụ nhóm II
E. Chu kì 2, phân nhóm phụ nhóm IV


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

II. Phi kim
III. Độ âm điện bé
IV. Dễ thành anion
Chọn câu trả lời đúng


A. I và III
B. I và IV
C. II và III
D. II và IV
E. III và IV


CÂU 132. Tính chất nào sau đây khơng biến đổi tuần hoàn (đối với 20 nguyên tố đầu bảng)
A. Số electron lớp ngoài cùng


B. Số lớp electron



C. Hóa trị cao nhất đối với oxi
D. Thành phần của các oxit, hidroxit
E.


)
A.


B.
C.
D.


?
A. NaOH


B. Mg(OH)2


C. Be(OH)2


D. Al(OH)3


?
A. H2SiO3


B. H3PO4


C. H2SO4


D. HClO4


E. H2GeO3



?
A. HIO4


B. HBrO4


C. HClO4


CÂU 76 E; 77C; 78D; 79C; 80C; 81AB; 82C; 83B; 84C; 85:
A. –


B.
C. N


D.


-E.


<i>H</i>


<i>H</i>
<i>N</i>


<i>H</i>
<i>H</i>


|
|





</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

90 (1


(2) A: +2 ; B: -1
(3) A: 3 ; B: 2; C: 3


(4) A: 2 ; B: 2; C: không; D: 1
(5) A = 2e ; B = 2e


(7) A: Cl2


B: HCl
(8) S = C = S
91: HF>HCl>HBr>HI
93 (1-Đ, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ)
94. SO2 < H2O < CaO < Na2O


5


96. CD; 97B; 98D; 99B; 100D; 101 : A3, B2, C1; 102C; 103D; 104B; 105C; 106C; 107B; 108E; 109C; 110E;
111B; 112A; 113E; 114 (1-Đ, 2-S, 3-S, 4-Đ); 115B; 116D; 117A; 118B; 119B; 120C; 121C; 122B; 123B; 124A;
125B; 126E; 127B; 128B; 129D; 130B; 131A; 132B; 133D; 134A; 135B; 136A





A. –


B. –



C. –


D. –


E.


A.


B. –


C.
D.
E.


– ?


A. BeCl2 + H2SO4 = BaSO4↓ + 2HCl


B. 2Na + Cl2 = 2NaCl


C. NaCl + AgNO3 = NaNO3 + AgCl ↓


D. CaCO3 = CaO + CO2


E. SO3 + H2O = H2SO4


4P + 3KOH + 3H2O = 3KH2PO2 + PH3


A.
B.


C.
D.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

?
A. CuO


B. H2


C. Cu
D. H2O


10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O


A. K2SO4


B. H2SO4


C. H2O


D. MnSO4



A. HNO3 + NaOH = NaNO3 + H2O


B. N2O5 + H2O = 2HNO3


C. 2HNO3 + 3H2S = 3S + 2NO + 4H2O


D. 2Fe(OH)3 <i>to</i> Fe2O3 + 3H2O



3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO


Ch 2 ?


A.
B.
C.
D.


3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO


?
A. HNO3


B. NO
C. HNO3


ng Fe2O3 + 3CO = 2Fe + 3CO2


A. Fe2O3


B. CO
C.



A.


B.
C.
D.



148, 149, 150
I. CaC2 + 2H2O = C2H2 + Ca(OH)2


II. K + H2O = KOH + H2


III. CH2 = CH2 + H2O <i>H</i> HO-CH2-CH2-H


IV. C2H5Cl + H2O <i>OH</i> C2H5OH + HCl


V. NaH + H2O = NaOH + H2


VI. 2Na2O2 + 2H2O = 4NaOH + O2


VII. 2F2 + 2H2O = 4HF + O2
2


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

E.


2


A. IV


B. I và VI
C. II và V
D. III và VI
E. IV và VII


CÂU 150. Xét xem phản ứng nào H2O khơng đóng vai trị chất oxi hóa hay chất khử



A. II, V và VI
B. V, VI và VII
C. II, VI và VII
D. I, III và IV


CÂU 151. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trị chất oxi hóa


A. 2NH3 + 2Na = 2NaNH2 + H2


B. 2NH3 + 3Cl2 = N2 + 6HCl


C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 = MnO2 + (NH4)2SO4 + 2H2O


D. 4NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O


CÂU 152. Phát biểu nào sau đây khơng hồn tồn đúng


A. Trong một phản ứng oxi hóa – khử, q trình oxi hóa và q trình khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời
B. Trong hệ thống tuần hồn các ngun tố phân nhóm chính nhóm VII, VI, V (các phi kim) có tính oxi hóa


là chủ yếu


C. Trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố phân nhóm chính nhóm I, II, III (các kim loại) có tính khử là chủ
yếu


D. Một ngun tố ở trạng thái oxi hóa trung gian (giữa trạng thái oxi hóa cao nhất và trạng thái oxi hóa thấp
nhất của nó) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử


E. Một chất có tính oxi hóa gặp một chất có tính khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng oxi hóa – khử
CÂU 153. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai



1. Chất nhƣờng electron là chất khử
2. Sự khử là sự nhƣờng electron
3. Chất thu electron là chất oxi hóa
4. Sự oxi hóa là sự thu electron


5. Số electron do chất khử nhƣờng ra luôn luôn bằng với số electron do
chất oxi hóa thu vào


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
CÂU 154. Cho phản ứng


Mn+O2 + HCl-1 → Mn+2Cl2+ Cl20 + H2O


Chọn chất và quá trình tƣơng ứng ở cột II điền vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp
CỘT I


A. Chất oxi hóa………
B. Chất khử……….
C. Sự oxi hóa………...


D. Sự khử………


CỘT II
1. Cl



-2. Mn+2
3. Cl0
4. Mn+4
5. Cl- - e = Cl0
6. Mn+4 + 2e = Mn+2
Hãy cân bằng phƣơng trình trên


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG III


Câu 137 CE; 138D; 139B; 140C; 141A; 142B; 143C; 144C; 145A; 146B; 147C; 148B; 149C; 150D; 151A;
152E; 153 (1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-S, 5-S) 154 (A4, B1, C5, D6, MnO2 + 4HCl = MnCl2 + Cl2 + 2H2O )


TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG IV


PHÂN NHĨM CHÍNH NHĨM VII – NHĨM HALOGEN
CÂU 155. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thƣờng, clo ở trạng thái vật lí nào?


A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

A. Cl
B. Cl2


C. Cl3


CÂU 157. Clo tác dụng bới kim loại cho sản phẩm gì là chính?
A. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị thấp


B. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị cao


C. Hợp kim giữa clo và kim loại


CÂU 158. Kim loại nào sau đây tác dụng đƣợc với axit HCl lỗng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại
A. Fe


B. Zn
C. Cu


CÂU 159. Cho biết các chất tạo thành khí cho axit clohiđric tác dụng với clorua vơi CaOCl2


A. Cl2 + CaCl2 + H2O


B. CaCl2 + HCl


C. CaCl2 + H2O


CÂU 160. Hỗn hợp khí clo và khí hiđro xảy ra phản ứng mạnh trong điều kiện nào?
A. Bình chứa hỗn hợp khí đặt trong bóng tổi


B. Bình chứa hỗn hợp khí, để trong bóng râm
C. Bình chứa hỗn hợp khí đƣợc chiếu sáng trực tiếp


CÂU 161. Đƣa natri đang nóng chảy vào bình clo thì phản ứng xảy ra nhƣ thế nào?
A. Natri tiếp tục cháy


B. Natri không cháy nữa
C. Natri tiếp tục cháy mạnh


CÂU 152. Bột sắt nóng cháy trong clo theo phản ứng nào?



A. 2 3


2
3


<i>FeCl</i>
<i>Cl</i>


<i>Fe</i>


B. <i>Fe + Cl2 = FeCl2</i>


C. <i>Fe + 3Cl = FeCl3</i>


CÂU 163. Nƣớc clo dùng để tẩy uế nơi có khí H2S hoặc NH3 vì lí do nào:


A. Cl2 tác dụng với H2S và NH3 tạo thành chất khơng mùi


B. Clo là chất có mùi hắc khử đƣợc 2 mùi trên
C. Clo có tính sát trùng


CÂU 164. Phản ứng nào chứng tỏ Clo có tính tẩy uế
A. 3Cl2 + 2NH3 = 6HCl + N2


B. Cl2 + H2O = 2HCl + ½ O2


C. Cl2 + H2 = 2HCl


CÂU 165. Khi cho axit HCl loãng tác dụng với Fe tạo thành
A. FeCl2 + H2



B. FeCl3 + H2


C. FeCl2 + H2 + O2


CÂU 166. Sắt tác dụng với chất nào dƣới đây để cho muối sắt III clorua
A. HCl


B. Cl2


C. NaCl


CÂU 167. Axit clohiđric tác dụng với Zn cho sản phẩm nào?
A. ZnSO4 và H2


B. ZnCl2 và H2


C. ZnCl2 và H2O


CÂU 168. Nhỏ HCl vào dung dịch AgNO3 ta quan sát thấy gì?


A. Khí hiđro bay ra


B. Kết tủa trắng đục của bạc clorua
C. Bạc óng ánh hiện ra


CÂU 169. AgNO3 là thuốc thử của axit nào sau đây?


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

B. HNO3



C. HCl


CÂU 170. Khoang tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó sai
1. Khí hidro clorua có mùi dễ thở, nhẹ hơn khơng khí


2. Khí hidro clorua tan nhiều trong nƣớc


3. Thuốc thử để nhận ra axit HCl là dung dịch AgNO3


4. Axit clohidric không làm đổi màu quỳ tím


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
CÂU 171. Xác định trạng thái của hidroclorua ở nhiệt độ thƣờng


A. Khí
B. Lỏng
C. Dung dịch


CÂU 172. Xác định trạng thái của axit clohidric ở nhiệt độ thƣờng
A. Khí


B. Lỏng
C. Dung dịch


CÂU 173. Axit clorơ có cơng thức HClO2, cho biết cơng thức của axit hipoclorơ


A. HCl


B. HClO
C. HClO4


D. HClO3


CÂU 174. Trong phịng thí nghiệm để điều chế clo ngƣời ta dùng MnO2 nhƣ là chất gì?


A. Chất xúc tác
B. Chất oxi hóa
C. Chất khử


CÂU 175. Phân tử clo (Cl2) đóng vai trị gì trong phản ứng với H2O?


A. Chất khử
B. Chất oxi hóa


C. Chất khử và chất oxi hóa


CÂU 176. Hợp chất của clo và hidro đƣợc gọi là
A. Hidroclorua ở trạng thái khí


B. Axit clohiđric nếu ở trạng thái dung dịch trong nƣớc
C. Cả 2 câu trên đều đúng


CÂU 177. Khí hidroclorua có thể đƣợc điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với
A. Xút


B. Axit sunfuric đậm đặc
C. Nƣớc



D. H2SO4 loãng


CÂU 178. Muốn điều chế axit clohidric từ khí hidroclorua ta có thể dùng phƣơng pháp nào sau đây?
A. Cho khí này hịa tan trong nƣớc


B. Oxi hóa khí này bằng MnO2


C. Oxi hóa khí này bằng KMnO4


D. Cho khí này tác dụng với axit sunfuric lỗng
E. Cho khí này tác dụng với axit clohidric lỗng
CÂU 179. Khi phƣơng trình sau đây đã đƣợc cân bằng:
MnO2 + HCl → MnCl2 + H2O + Cl2


Tính số mol H2O sinh ra


A. 1
B. 2
C. 8
D. 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

B. NaCl + NaClO2 + H2O


C. NaCl + NaClO3 + H2O


D. NaCl + HClO + H2O


CÂU 181. Hidroclorua là


A. Một chất khí tan nhiều trong nƣớc


B. Một chất khí khó hòa tan trong nƣớc
C. Một chất lỏng ở nhiệt độ thƣờng


CÂU 182. Khi điện phân dung dịch bão hịa muối ăn trong nƣớc (có vách ngăn xốp) ta thấy gì?
A. Khí clo bay ra ở anot, oxi bay ra ở catot


B. Khí clo bay ra ở anot, hidro bay ra ở catot
C. Khí clo bay ra ở anot, natri tụ tại catot
D. Nƣớc Javen đƣợc tạo thành


CÂU 183. Axit nào mạnh nhất trong số các axit sau:
A. HCl


B. HBr
C. HI
D. HF


CÂU 184. Ta có phản ứng: Cl2 + H2O = HCl + HClO


HClO = HCl + O
Khí clo ẩm có tính tẩy trắng vì


A. Oxi ngun tử có tính oxi hóa mạnh
B. Cl+ có tính oxi hóa mạnh


C. HCl và oxi nguyên tử đều có tác dụng phá hủy màu
D. Cl2 tẩy màu


CÂU 185. “Axit HClO không bền, dƣới tác dụng của ánh sáng HClO bị phân hủy tạo thành oxi, vì thế mà nói
rằng clo có tính phi kim mạnh hơn oxi”



Hãy nhận định câu trên Đ S


CÂU 186. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hịa tan khí tạo thành vào 146g
nƣớc. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu đƣợc


A. 25%
B. 20%
C. 0.2%


Hãy cho biết đáp số nào đúng?


CÂU 187. Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
1. Cu(NO3)2


2. Ba(NO3)2


3. AgNO3


4. Na2SO4


CÂU 188. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
KClO3


0


,<i>t</i>
<i>xt</i>


A + B



A + KMnO4 + H2SO4 → C + D+ E + F


C + KOH <i>t</i>0 G + H + F
C + KOH → G + K + F


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

FeCl3


Fe FeCl2


CÂU 190. Điền vào chỗ trống bằng từ thích hợp:
Cho 2 phản ứng Br2 + 2NaI = 2NaBr + I2


Cl2 + 2NaBr = 2NaCl + Br2


Phản ứng trên chứng tỏ rằng clo hoạt động hóa học…………..brơm, brơm hoạt động hóa học……….iốt.
Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau


CÂU 191. Cho 10g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dƣ đun nóng. Tính thể tích khí thốt ra (Mn = 55)
A. 2.6l


B. 5.2l
C. 1.53l


CÂU 192. Trong bài tập 191 trên đây có tính khối lƣợng mangan clorua tạo thành
A. 8.4g


B. 14.5g
C. 12.2g



CÂU 193. Cho 56l clo đi qua một lƣợng dƣ vôi tôi Ca(OH)2. Tính khối lƣợng clorua vơi tạo thành (Ca = 40, Cl =


35.5)


A. 358g
B. 278g
C. 318g


CÂU 194. Điện phân dung dịch Natri clorua chứa 1kg Natriclorrua với vách ngăn xốp. Cho biết khối lƣợng xút
sinh ra


A. 393g
B. 684g
C. 191g


CÂU 195. Trong bài tập 194 trên ta hứng ở catot đƣợc
A. 392 lit oxi


B. 191 lit clo
C. 191 lit hidro


CÂU 196. Khí clo oxi hóa dung dịch hidro sunfua H2S cho một lớp lƣu huỳnh trắng hơi vàng và hidroclorua.


Tính thể tích clo cần để oxi hóa 1 lít H2S


A. 1 lít
B. 2 lít
C. 0.5 lít


CÂU 197. Cho một lƣợng dƣ axit clohidric tác dụng với 6.54g kẽm (Zn = 65.47) . Thể tích hidro thu đƣợc (đo ở


đktc) là bao nhiêu?


A. 1.14 lít
B. 2.24 lít
C. 4.48 lít


CÂU 198. Ngƣời ta cho axit clohidric dƣ tác dụng với 15g Zn (Zn=65.4). Thể tích hidro thu đƣợc (đktc) là bao
nhiêu?


A. 0.514 lít
B. 10.28 lít
C. 5.14 lít


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

CÂU 199. Trong bài tập 198 trên đây tính thể tích khí hidroclorua ở đktc đã dùng
A. 5.14 lít


B. 10.28 lít
C. 1.028 lít


CÂU 200. Hòa tan 58.5g NaCl vào nƣớc để đƣợc 0.5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol/l
A. 1M


B. 0.5M
C. 0.2M
D. 0.4M


CÂU 201. Cho axit H2SO4 dƣ tác dụng với 100g NaCl. Tính thể tích khí hidroclorua thu đƣợc


A. 38 lít
B. 3.8 lít


C. 4.48 lít


CÂU 202. Ngƣời ta dùng xút để trung hòa 10cm3


dung dịch axit clohidric chất muối thu đƣợc cân nặng 23.4g.
Tính khối lƣợng hidroclorua chứa trong 1 lít dung dịch


A. 14.6 kg
B. 1.46 kg
C. 146 kg


CÂU 203. Trong bài tập 202 trên tính thể tích hidroclorua (ở đktc) chứa trong một lít dung dịch.
A. 0.86 lít


B. 89.6 lít
C. 896 lít


CÂU 204. Nhỏ 100 cm3


dung dịch axit HCl có chứa 36.5g HCl trong 1 lít vào 1 lƣợng canxi cacbonat dƣ. Cho
biết tên chất khí bay ra


A. Clo
B. Hidro
C. CO2


CÂU 205. Trong bài tập 204 trên tính thể tích khí thốt ra
A. 1.12 lít


B. 224 cm3


C. 112 cm2


CÂU 206. 1 lít dung dịch axit HCl có chứa 250 lít khí HCl ở đktc. Tính khối lƣợng xút cần thiết để trung hịa 1
lít dung dịch axit HCl này


A. 257g
B. 44.7g
C. 447g


CÂU 207. Ngƣời ta cho axit clohidric tác dụng với nhôm và đựoc 20 lít hidro (ở đktc) (Al = 27, Cl = 35.5) Tính
khối lƣợng Al bị axit clohidric ăn mòn


A. 16.1 g
B. 161 g
C. 265 g


CÂU 208. Trong bài tập 207 trên cho biết khối lƣợng nhôm clorua tạo thành
A. 8g


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG IV


Câu 155C; 156B; 157B; 158B; 159A; 160C; 161C; 162A; 163A; 164A; 165A; 166B; 167B; 168B; 169C; 170
(1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-S); 171A; 172C; 173B; 174B; 175C; 176C; 177B; 178A; 179B; 180A; 181A; 182B; 183C;
184B; 185S; 186B; 187C


188 (A:KCl; B: O2; C:Cl2; D:K2SO4; E:MnSO4; F:H2O; G:KCl; H:KClO3; K:KClO) phƣơng trình đã hồn thành


2KClO3


0



,<i>t</i>
<i>xt</i>


2KCl + 3O2


10 KCl + 2KMnO4 + 8H2SO4 = Cl2 + 6K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O


3Cl2 + 6KOH
<i>O</i>


<i>t</i>


5KCl + KClO3 + 3H2O


Cl2 + 2KOH = KCl + KClO + H2O


189. Fe + 3/2 Cl2 = FeCl3 (khói nâu)


Fe + 2HCl → FeCl2 + H2


Cho khói nâu FeCl3 vào dung dịch FeCl2 rồi cho Fe vào dung dịch có chứa FeCl3


2FeCl3 + Fe = FeCl2


190. hơn, hơn


191A; 192B; 193C; 194B; 195C; 196A; 197N; 198C; 199B; 200C; 201A; 202B; 203C; 204C; 205A; 206C;
207A; 208B



TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG V


OXI, LƢU HUỲNH. LÍ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HĨA HỌC
CÂU 209. Câu trả lời nào đúng khi nói về lí tính của oxi


A. Oxxi là một chất khí khơng màu, khơng mùi, nhẹ hơn khơng khí


B. Oxi hịa tan rất nhiều trong nƣớc nên nhờ đó mà sinh vật sống đƣợc trong nƣớc
C. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ thấp dƣới áp suất khí quyển


CÂU 210. Nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên là:
A. Nhôm


B. Silic
C. Oxi


CÂU 211. Thể tích của oxi trong khơng khí chiếm một tỉ lệ là
A. 21%


B. 78%
C. 49.2%


CÂU 212. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai.
1. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại và phi kim


2. Sự cháy, sự gỉ, sự hơ hấp và thối rữa có sự tham gia của oxi
3. Oxi lỏng và khí oxi là 2 dạng thù hình của oxi


Đ S
Đ S


Đ S
CÂU 213. Muốn bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mịn ta phải


A. Đánh bóng mặt kim loại
B. Lau chùi thƣờng xuyên
C. Mạ kền


CÂU 214. Hãy cho biết khẳng định nào đúng
A. Sự cháy mãnh liệt có tỏa nhiệt


B. Sự cháy chậm không tỏa nhiệt


C. Cơ thể chúng ta là nơi diễn ra các phản ứng oxi hóa chậm
D. 2 điều B, C


E. 2 điều A, C


CÂU 215. Khơng khí của khí quyển có chứa nitơ, oxi và các khí trơ với một tỉ lệ khác nhau. Có thể nói về một
phân tử khơng khí đƣợc không? C K


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

A. H2S


B. H2Te


C. H2Se


CÂU 217. Trong số các axit sau, axit nào mạnh nhất
A. H2TeO4


B. H2SeO4



C. H2SO4


CÂU 218. Chất nào dƣới đây tác dụng với oxi cho 1 oxit axit
A. Natri


B. Kẽm
C. Lƣu huỳnh
D. Nhôm


Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau


CÂU 219. Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể (giả sử phản ứng xảy ra hồn tồn) là:


A. 3 lít
B. 4 lít
C. 5 lít
D. 7 lít


CÂU 220. Ngƣời ta nhiệt phân 24.5g kaliclorat. Tính thể tích oxi thu đƣợc ở đktc (K=39, Cl = 35.5)
A. 4.55 lít


B. 6.72 lít
C. 45.5 lít


CÂU 221. Ngƣời ta đốt lƣu huỳnh trong 2 lít oxi (sự cháy là hồn tồn (đktc)). Tính khối lƣợng lƣu huỳnh đioxit
đƣợc tạo thành


A. 5.70 g
B. 7.15 g


C. 4.4 g


CÂU 222. Dùng phƣơng trình 2KClO3 = 2KCl + 3O2


Tính khối lƣợng KClO3 phải nhiệt phân để có đƣợc 4g oxi


A. 5g
B. 10.2 g
C. 96g


CÂU 223. Tính khối lƣợng nƣớc phải điện phân để đƣợc 5 lít oxi (đktc)
A. 8.04 g


B. 0.80 g
C. 16.08 g


CÂU 224. Tính thể tích khơng khí cần để oxi hóa 100 lít khí NO thành nitơ đioxit NO2 (các thể tích khí lấy ở


cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
A. 50 lít


B. 100 lít
C. 250 lít


CÂU 225. Tính chất nào sau đây khơng phải là lí tính của lƣu huỳnh
A. Giòn, dễ vỡ


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

CÂU 226. Ở nhiệt độ thƣờng, lƣu huỳnh là một chất rắn có một trong những tính chất sau đây:
A. Cách điện, cách nhiệt



B. Khơng giịn, khó biến thành bột
C. Rất dẻo, kéo sợi và dát mỏng đƣợc


CÂU 227. Lƣu huỳnh cháy trong oxi theo phƣơng trình phản ứng nào?
A. S + O2 = SO2 ↑


B. S + ½ O = SO


C. S + O2 = SO + ½ O2 ↑


CÂU 228. Dung dịch trong nƣớc của SO2 có tính chất gì?


A. Có tính axit vì SO2 + H2O = H2SO3


B. Có tính bazơ làm quỳ tím đổi sang xanh
C. Khơng có tính axit và khơng có tính bazơ


CÂU 229. Hai oxit SO2 và SO3 của lƣu huỳnh đƣợc gọi là oxit axit vì:


A. Dung dịch trong nƣớc tạo thành bazơ


B. Dung dịch trong nƣớc tạo thành 2 axit tƣơng ứng
C. Dung dịch trong nƣớc tạo thành cùng 1 axit


CÂU 230. Lƣu huỳnh tác dụng với bột kim loại xảy ra theo một trong những trƣờng hợp sau:
A. Ở nhiệt độ cao tạo thành sunfua kim loại


B. Ở nhiệt độ cao tạo thành H2S


C. Ở nhiệt độ thƣờng tạo thành H2S



CÂU 231. Khi đun nóng ống nghiệm chứa H2SO4 đậm đặc và lƣu huỳnh


LỖI!


CÂU 234. Lƣu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây
A. Al + S <i>tO</i> AlS


B. 2Al + 3S <i>tO</i> Al2S3


C. 2Al + S <i>tO</i> Al2S


CÂU 235. Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lƣu huỳnh cho sunfua sắt là:
A. Đốt cháy hỗn hợp


B. Để hỗn hợp trong khơng khí ẩm
C. Để hỗn hợp ngồi nắng


CÂU 236. Nhận định các tính chất
I. Khí khơng màu


II. Nặng hơn khơng khí
III. Dễ hóa lỏng


IV. Khơng hịa tan trong nƣớc
Hidrosunfua có lí tính nào sau đây


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Đề chung cho 2 câu 237 và 238


Lƣu huỳnh là………(237)………..vì lƣu huỳnh đioxit ……….(238)………


(237) A. Kim loại


B. Phi kim


C. Cả A và B đều đúng


(238) A. Tan trong nƣớc cho 1 dung dịch
có tính axit


B. Tác dụng với dung dịch bazơ cho
muối


C. Cả A và B đều đúng
CÂU 239. Nhận định các tính chất


I. Chất rắn màu vàng
II. Dẫn điện dẫn nhiệt tốt
III. Giòn, dễ vỡ


IV. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi
Lƣu huỳnh có lí tính nào sau đây:


A. I + II
B. II + III
C. II + IV
D. I + III


CÂU 240. Lƣu huỳnh và clo có lý tính nào trong những đặc tính sau:
A. Thể rắn ở nhiệt độ thƣờng



B. Có vẻ sáng đặc biệt
C. Cách nhiệt, cách điện
D. Hòa tan trong nƣớc


CÂU 241. Oxit của lƣu huỳnh thuộc loại oxit nào?
A. Oxit axit


B. Oxit bazơ
C. Oxit lƣỡng tính


CÂU 242. Cacbon và lƣu huỳnh có lí tính nào kể sau:
A. Giịn, dễ vỡ, khơng dát mỏng và kéo sợi đƣợc
B. Dẫn nhiệt tốt


C. Thể khí ở điều kiện thƣờng


CÂU 243. Oxit nào trong các oxit sau có tính khử:
A. CO2


B. CO
C. SO3


CÂU 244. Chọn chất có tính dẫn điện
A. Lƣu huỳnh


B. Cacbon
C. Clo


CÂU 245. Lƣu huỳnh đioxit tan trong nƣớc theo phản ứng nào?
A. SO2 + H2O → H2SO3



B. SO2 + 2H2O → H2SO4 + H2 ↑


C. SO2 + H2O → SO3 + H2 ↑


Câu 246. Chọn hợp chất của lƣu huỳnh có tính tẩy màu
A. H2SO4


B. H2S


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

D. SO3


CÂU 247. Phản ứng của lƣu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì?
A. Sunfat


B. Sunfit
C. Sunfua


CÂU 248. Hidrosunfua có mùi gì?
A. Lƣu huỳnh cháy khét
B. Trứng thối


C. Lƣu huỳnh


CÂU 249. Chất điện li trong bình ắc quy là một dung dịch trong nƣớc của chất gì?
A. Amoniắc


B. Etanol (rƣợu etylic)
C. Axit sunfuric



CÂU 250. Lƣu huỳnh đioxit không dùng để
A. Tẩy màu


B. Điều chế axit sunfuric
C. Để oxi hóa clo


CÂU 252. Khoanh trịn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai
1. Axit sunfuric là một chất lỏng, nhờn, tan nhiều trong nƣớc và tỏa nhiệt


2. Có thể đổ nƣớc vào axit sunfuric đậm đặc không gây nguy hiểm
3. Axit sunfuric gây vết bỏng nguy hiểm khi chạm vào da


4. Axit sunfuric có ứng dụng kĩ nghệ quan trọng
5. Thuốc thử để nhận biết axit sunfuric là AgNO3


6. NaHSO4 là muối trung hòa


Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
Đ S
CÂU 252. Cu tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng cho một khí có tính chất gì?


A. Mùi rất dễ chịu


B. Làm mất màu cánh hoa hồng
C. Dung dịch trong nƣớc có tính bazơ



CÂU 253. Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H2SO4 đậm đặc phản ứng nào dƣới đây xảy ra:


A. H2SO4 + C = CO + SO3 + H2


B. 2H2SO4 + C = 2SO2 + CO2 + 2H2O


C. H2SO4 + 4C = H2S + 4CO


CÂU 254. Axit H2SO4 loãng tác dụng với Zn cho sản phẩm nào?


A. Sunfat kẽm và khí hidro
B. Sunfua kẽm và khí hidro
C. Sunfat kẽm và khí sunfurơ


CÂU 255. Thuốc thử của axit H2SO4 là gì?


A. BaCl2


B. AgNO3


C. Giấy quỳ tím


CÂU 256. Zn tác dụng với H2SO4 trong điều kiện nào để cho khí SO2 ↑


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

CÂU 257. Đồng tác dụng với axit sunfuric trong điều kiện nào để cho SO2?


A. H2SO4 loãng, nhiệt độ thƣờng


B. H2SO4 loãng, 10oC



C. H2SO4 đậm đặc và đun nóng


CÂU 258. Axit sunfuric loãng tác dụng với sắt tạo thành sản phẩm nào?
A. Fe2(SO4)3 + H2


B. FeSO4 + H2


C. FeSO4 + SO2


CÂU 259. Axit sunfuric đậm đặc đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất
A. Làm bùng cháy que diêm gần tắt


B. Làm mất màu cánh hoa hồng
C. Làm đục nƣớc vôi


CÂU 260. Axit sunfuric đậm đặc đƣợc dùng để làm khơ chất khí nào sau đây?
A. Khí H2


B. Khí CO2


C. Hơi nƣớc


CÂU 261. Trong các axit sau đây, axit nào khơng phải là chất oxi hóa
A. H2SO4


B. HNO3


C. HCl


CÂU 262. Một chất khí bay ra khi cho axit sunfuric loãng tác dụng với


A. Bari clorua


B. Natri sunfit
C. Bạc


CÂU 263. Cho biết tên muối của axit sunfuric
A. Sunfat


B. Sunfit
C. Sunfua


CÂU 264. Tác dụng của axit sunfuric đậm đặc và nóng với đồng thực hiện theo phƣơng trình nào sau đây?
A. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑


B. Cu + 2H2SO4
<i>O</i>


<i>t</i>


CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O


C. 2Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑


CÂU 265. Tác dụng của axit sunfuric loãng với đồng thực hiện theo phƣơng trình nào sau đây?
A. 2Cu + H2SO4 loãng = Cu2SO4 + H2 ↑


B. Cu + H2SO4 = CuSO4 + H2 ↑


C. Cả 2 phƣơng trình trên đều sai



CÂU 266. Muốn hoà tan H2SO4 đậm đặc vào nƣớc, ta phải làm thế nào?


A. Đổ từ từ nƣớc vào lọ đựng axit
B. Đổ axit từ từ vào nƣớc


C. Cả 2 cách trên đều đƣợc


CÂU 267. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không thể xảy ra đƣợc?
A. H2SO4 + dung dịch BaCl2


B. H2SO4 + dung dịch Na2CO3


C. H2SO4 + dung dịch Na2SO4


CÂU 268. Hidrosunfua là 1 axit
A. Có tính khử mạnh
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Có tính axit mạnh
D. Tất cả đều sai


CÂU 269. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai
1. Axit sunfuric là một axit mạnh


2. Axit sunfuric lỗng có tính khử mạnh
3. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh
4. Ion H+ trong H2SO4 lỗng có tính oxi hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

5. S+6 trong H2SO4 đăch có tính oxi hóa


6. S+6 trong dung dịch muối sunfat có tính oxi hóa mạnh



Đ S
Đ S


CÂU 270. Hidro có lẫn tạp chất là hidrosunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong những dung dịch cho dƣới
đây để loại hidrosunfua ra khỏi hidro


A. Dung dịch hidroclorua
B. Dung dịch natri sunfat
C. Dung dịch natri hidroxit


CÂU 271. Axit sunfuric đậm đặc tác dụng với một chất rắn màu trắng tạo ra một chất khí. Chất rắn màu trắng
này:


A. Khơng thể là sunfit
B. Có thể là sunfit
C. Là một sunfat


Hãy cho biết đáp số đúng của các bài tập sau


CÂU 272. Cho 24g lƣu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính thể tích lƣu huỳnh đioxit
SO2 đƣợc tạo thành ở đktc


A. 50.4 lít
B. 16.8 lít
C. 22.4 lít


CÂU 273. Trộn một ít bột lƣu huỳnh với bột sắt dƣ cho vào một ống nghiệm rồi đốt trên ngọn lửa ngƣời ta thu
đƣợc 4.4g một chất mới. Tính khối lƣợng lƣu huỳnh đã dùng



A. 2.8g
B. 1.6g
C. 16g


CÂU 274. Cacbon nóng đỏ đƣa vào một luồng hơi lƣu huỳnh. Gỉa sử tất cả lƣu huỳnh biến thành cacbondisunfua
CS2. Tính khối lƣợng lƣu huỳnh cần thiết để điều chế 22.8g CS2


A. 12.9 g
B. 24.2g
C. 19.2g


CÂU 275. Lƣu huỳnh tác dụng với kali clorat tạo thành lƣu huỳnh đioxit và kali clorua. Tính khối lƣợng kali
clorat phả trộn với 0.24g lƣu huỳnh để đƣợc một hỗn hợp nổ mạnh nhất


A. 0.306g
B. 0.612g
C. 0.0612g


CÂU 276. Ngƣời ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu=64). Chất khí thốt ra có tên gì?
A. Khí hidro


B. Khí oxi


C. Lƣu huỳnh đioxit


CÂU 277. Trong bài tập 276 trên tính thể tích khí thốt ra ở đktc
A. 525 lít


B. 5.25 lít
C. 52.5 lít



CÂU 278. Một quặng pyrit chứa 75% FeS2. Tính khối lƣợng lƣu huỳnh chứa trong 1 tấn quặng ấy.


A. 200kg
B. 400kg
C. 720kg


CÂU 279. Trong bài tập 278 trên tính thể tích khí SO2 thu đƣợc (đktc) khi nƣớng 1 tấn quặng này trong một


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

A. 280 m3
B. 140 m3
C. 248 m3


CÂU 280. Ngƣời ta oxi hóa 9.8 lít lƣu huỳnh đioxit bằng khơng khí (đktc). Tính khối lƣợng lƣu huỳnh trioxit tạo
thành


A. 35g
B. 12.2g
C. 28g


CÂU 281. Ngƣời ta điều chế 10l lƣu huỳnh đioxit (đo ở đktc) do tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với lƣu
huỳnh. Tính khối lƣợng của lƣu huỳnh đem dùng:


A. 4.76g
B. 4.27g
C. 7.16g


CÂU 282. Trong bài tập 281 trên tính khối lƣợng của axit sunfuric đã dùng
A. 14.6g



B. 29.2g
C. 43.8g


CÂU 283. Nƣỡng kẽm sunfua trong một luồng khơng khí. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào đúng?
A. ZnS + O2 = Zn + SO2


B. ZnS + 3/2 O2 = ZnO + SO2


C. ZnS + 2O2 = ZnO2 + SO2


CÂU 284. Tính thể tích đioxit lƣu huỳnh thu đƣợc với 1446kg sunfua kẽm (Zn=65.4). Tính khối lƣợng axit cần
dùng.


A. 333m3
B. 333 lít
C. 33.3 m3


CÂU 285. Cho axit sunfuric lỗng tác dụng với 6.54g kẽm (Zn=65.4) Tính khối lƣợng axit cần dùng.
A. 14g


B. 9.8g
C. 19.6g


CÂU 286. Trong bài tập 285 trên tính thể tích chất khí bay ra và cho biết tên của nó
A. 4.48 lít SO2


B. 2.24 lít SO3


C. 2.24 lít H2



CÂU 287. Tính khối lƣợng lƣu huỳnh cần đốt cháy để có đƣợc 735g axit sunfuric giả sử biến đổi đƣợc hoàn toàn
A. 310g


B. 240g
C. 490g


CÂU 288. Đổ axit sunfuric vào một dung dịch Bari Clorua chứa 52g muối này. Đun nóng cho nƣớc bay hơi, chất
bã còn lại đƣợc đem cân (Ba=137). Chất bã này cân nặng bao nhiêu


A. 58.25g
B. 121g
C. 12.1g


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

A. 69kg
B. 690kg
C. 345kg


CÂU 290. Trong bài tập 289 trên tính thể tích khí HCl bay ra.
A. 158m3


B. 315m3
C. 630m3


CÂU 291. Cho 14.7g axit sunfuric lỗng tác dụng với Fe dƣ (Fe=56). Tính thể tích khí bay ra vào cho biết tên
chất khí.


A. 1.68 lít H2


B. 3.36 lít SO2



C. 3.36 lít H2


CÂU 292. Trong bài tập 291 trên tính khối lƣợng sắt sunfat và cho biết sắt (II) sunfat hay sắt III (sunfat)
A. 41.7g FeSO4


B. 11.2g Fe2(SO4)3


C. 22.8g FeSO4


LÍ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC


CÂU 293. Đa số các phản ứng hóa học xảy ra đều có sự trao đổi về năng lƣợng dƣới dạng nào?
A. Cơ năng


B. Điện năng
C. Quang năng
D. Nhiệt năng


CÂU 294. Nhận định 2 phƣơng trình sau đây:
A + B → C + D + Q kJ


A + B – Q kJ → C + D


Theo phƣơng trình nhiệt hóa học thì
A. Nhiệt năng Q phải viết ở vế sau
B. Nhiệt năng Q phải viết ở vế đầu


C. Nhiệt năng Q phải có thể chuyển vế nhƣ phƣơng trình đại số
CÂU 295. Cho phản ứng NaOH + HCl = NaCl + H2O + Q



Chọn kết luận thích hợp


A. Phản ứng trung hòa axit bazơ tỏa nhiệt


B. Phản ứng trung hòa HCl bằng NaOH tỏa nhiệt
C. Phản ứng trung hòa HCl bằng NaOH thu nhiệt


CÂU 296. Cho 6C (rắn) + 3H2 (khí) → C6H6 (lỏng) – Q1 kJ/mol


3C2H2 (khí) → C6H6 (lỏng) + Q2kJ/mol


C(rắn) + H2 (khí) → C6H6 (khí) – Q3 kJ/mol


Nhiệt tạo thành của C6H6 lỏng là


A. –Q1kJ/mol
B. +Q2kJ/mol
C. –Q3kJ/mol


CÂU 297. Xét phản ứng CaCO3 = CaO + CO2 – 177.232 kJ


Phản ứng đƣợc thực hiện dễ dàng
A. Ở nhiệt độ thấp


B. Ở nhiệt độ cao
C. Ở nhiệt độ thƣờng


CÂU 298. Đối với một phản ứng xảy ta thật chậm thì vận tốc của phản ứng đƣợc biểu thị bởi đơn vị thích ứng
nào sau đây?



A. Mol/l.giây
B. Mol/l.phút
C. Mol/l.giờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

A. Trong 1 giây có bao nhiêu mol của một chất tham gia phản ứng đã tác dụng trong một đơn vị thể tích
B. Trong 1 giây có bao nhiêu mol của một sản phẩm đƣợc tạo thành trong một đơn vị thể tích


C. Cả 2 câu giải thích trên đều đúng


CÂU 300. Trong một phản ứng, chất xúc tác có phải là một chất thực sự mất đi với thời gian phản ứng hay
không?


A. Phải


B. Khơng phải


C. Có khi là chất tham gia phản ứng, có khi thì khơng
CÂU 301. Gỉa sử ta có phản ứng sau đây ở thể khí A + 2B → C


Chọn biểu thức vận tốc của phản ứng, biết rằng tăng nồng độ của mỗi chất tham gia phản ứng lên gấp đôi làm
tăng vận tốc lên 8 lần, nhƣng nếu chỉ tăng nồng độ của A lên gấp đơi thì vận tốc chỉ tăng lên gấp đôi.


A. v = k.[A].[B]
B. v = k.[A].[C]
C. v = k.[A].[B]2


CÂU 302. Cân bằng của một phản ứng hóa học đạt đƣợc khi nào?


A. Nồng độ phân tử của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng bằng nhau
B. Nhiệt độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau



C. Vận tốc của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau


CÂU 303. 1 mol chất AB tác dụng với 1 mol chất CD theo phản ứng
AB + CD = BC + AD


Khi cân bằng đạt đƣợc thì có 2/3 mol của sản phẩm và 1/3 mol của các chất tham gia phản ứng.
Tính hằng số cân bằng K


A. 4
B. 6


C. Một số khác


CÂU 304. Trong phản ứng đã đạt đƣợc cân bằng
AX (khí) = A (khí) + X (khí) – Q kJ


(1 thể tích) (1 thể tích) (1 thể tích)
thì cân bằng lệch về phía phải khi nào?


A. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất
B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất


CÂU 305. Phản ứng nào sau đây (chất tham gia phản ứng và sản phẩm đều ở trạng thái khí) khơng bị mất cân
bằng khi áp suất tăng


A. N2 + 3H2= 2NH3


B. N2 + O2 = 2NO



C. 2CO + O2 = 2CO2


CÂU 306. Trị số của hằng số cân bằng của bất cứ biến đổi hóa học nào thuộc loại thuận nghịch cũng đều do sự
thay đổi của


A. Nồng độ chất tham gia phản ứng
B. Nồng độ sản phẩm


C. Nhiệt độ


CÂU 307. Phải cung cấp nhiệt lƣợng để phân li phân tử Cl2 thành 2Cl , khi tăng nhiệt độ phản ứng, sự kiện gì


xảy ra?


A. Độ phân li tăng
B. Độ phân li giảm


C. Độ phân li không thay đổi


CÂU 308. Xác định điều kiện làm tăng nồng độ của SO3 trong một bình chứa SO2 và O2 biết rằng:


SO2 (khí) + ½ O2 (khí) = SO3 (khí) + Q


A. Tăng nhiệt độ, tăng nồng độ O2


B. Tăng áp suất O2, hạ nhiệt độ


C. Tăng áp suất O2, hạ nhiệt độ, dùng chất xúc tác



CÂU 309. Có phản ứng xảy ra trực tiếp giữa các phân tử trong bình kín theo phƣơng trình A2 + 2B = AB. Tốc độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

A. 36
B. 216


C. Một số khác


CÂU 310. Khi hòa tan SO2 vào H2O có cân bằng sau: SO2 + H2O = HSO3- + H+


Cân bằng chuyển dịch về phía nào khi cho thêm NaOH
A. Phải


B. Trái


C. Không thay đổi


CÂU 311. Trong câu 310 trên khi thêm H2SO4 lỗng thì cân bằng chuyển dịch về phía nào:


A. Trái
B. Phải


C. Khơng thay đổi


CÂU 312. Theo lí thuyết có thể thu đƣợc bao nhiêu kẽm từ 1 tấn quặng kẽm chứa 30% kẽm sunfua? (Zn=65.4)
A. 201kg


B. 20.1kg
C. 402kg


CÂU 313. Trong bài tập 312 trên đây có thể thu đƣợc bao nhiêu axit sunfuric?


A. 20.3 kg


B. 302 kg
C. 40.6 kg


CÂU 314. Trong q trình sản xuất axit sunfuric trong cơng nghiệp, để hấp thụ khí anhiđrit sunfuric ngƣời ta
dùng:


A. Nƣớc


B. H2SO4 loãng


C. H2SO4 98%


CÂU 315. Trong sản xuất axit sunfuric khí đi vào tháp tiếp xúc gồm 7% anhiđrit sunfuric, 10% oxi và 83% nitơ
(về thể tích). Hãy tính lƣợng oxi có đủ để oxi hóa hồn tồn SO2 thành SO3 khơng?


A. Đủ
B. Thừa
C. Thiếu


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG V


</div>

<!--links-->

×