Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 31 trang )

BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CẤP TRƯỜNG NĂM 2020-2021


MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường
THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên
2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường
THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường
THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
4. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường
THPT Cẩm Thủy 3, Thanh Hóa
5. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường
THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
6. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường
THPT Trực Ninh B


TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn. Lớp 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (8,0 điểm)
Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”.
Nhưng có người lại khun: “Hãy học cách ứng xử của dịng sơng: gặp trở ngại, nó vịng
đường khác”.


Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”.
Anh/chị hãy chọn một bài thơ đã học mà mình cho là hay để làm rõ nhận định trên.
---------- HẾT ----------


TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn. Lớp 11

Câu 1. (8,0 điểm)
Trình bày quan điểm của bản thân về hai ý kiến nói về cách vượt qua gian nan, trở
ngại.
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm bài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý); biết kết hợp nhuần
nhuyễn các thao tác lập luận
Bài làm có kết cấu hồn chỉnh; lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc; có
chất văn.
Bài văn khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; biết dựng đoạn và liên kết đoạn…
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các cơ bản ý sau:
a. MB:
- Nêu vấn đề nghị luận: Con người có nhiều cách vượt qua gian nan, thử thách để thành
công.
- Trích dẫn hai ý kiến.
b. TB:

b1. Giải thích:
- Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường để chỉ cách tốt nhất vượt qua gian nan, thử
thách là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên gian nan, thử thách...
- Ý kiến thứ 2: Mượn hình ảnh dịng sơng để chỉ cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc
sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt với khó khăn thử thách mà linh hoạt tìm hướng
khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng.
- Hai ý kiến nêu cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống.
b2. Bàn luận:
- Phân tích, chứng minh:
+ Trong cuộc sống, con người thường gặp gian nan, khó khăn, thử thách.
+ Ý kiến thứ nhất đề cao lịng dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách; sẵn sàng vượt
qua khó khăn, thử thách (dẫn chứng).
+ Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt vượt qua gian nan, thử thách (dẫn chứng).
- Bình luận:
+ Hai ý kiến khơng đối lập nhau mà bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước
khó khăn, gian nan.
+ Hai ý kiến đều đúng, là những bài học quý giá giúp chúng ta dũng cảm, linh hoạt ứng
xử trước khó khăn, thử thách để thành công.


b3. Bàn luận mở rộng vấn đề:
- Chúng ta cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp với hồn cảnh, năng lực...
- Chúng ta cần phê phán những người thiếu ý chí, đầu hàng trước khó khăn, thử thách; phê
phán những người bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật để đạt mục đích.
b4. Nêu bài học nhận thức và hành động.
c. Kết luận:
- Gặp gian nan, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết
cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công trong cuộc sống.
- Khi gặp gian nan, thử thách, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, nỗ lực vượt
qua gian nan, khó khăn để thành công.

3. Biểu điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo; kiến thức
phong phú; diễn đạt lưu lốt, có chất văn
- Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản; ít măc lỗi về dùng từ, chính
tả, diễn đạt
- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ; ý chưa đầy đủ; mắc lỗi chính tả,
diễn đạt, dùng từ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ và chưa làm rõ vấn đề, dẫn chứng sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính
tả, dùng từ, đạt câu, trình bày
- Điểm 0: Không làm bài.
Câu 2. (12,0 điểm)
Bàn về ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”.
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ
vấn đề
Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; dựng đoạn và liên kết đoạn
Bài làm có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc
Bài viết có chất văn; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. MB:
- Nêu vấn đề nghị luận: Một tác phẩm thơ hay là tác phẩm thơ có nội dung hay, ý nghĩa sâu
sắc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...
- Dẫn ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.
b. TB:
b1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu:
- Hồn/hồn của thơ: tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.


- Xác/xác của thơ: tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ, thể hiện ở thể loại, việc

tổ chức ngơn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Thơ hay cả hồn lẫn xác: thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Cả ý kiến của Xuân Diệu có ý nghĩa: Thơ hay là thơ có về nội dung hay, khơi gợi được
những tình cảm cao đẹp đối với người đọc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...
b2. Bàn luận:
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: Thơ là một hình thức sáng tác văn
học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng và cảm xúc bằng ngôn từ hàm súc, giàu nhạc tính,
giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Ý kiến của Xuân Diệu xuất phát từ đặc thù của tác phẩm văn học: Cái hay của một tác
phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hịa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới
mẻ, có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì nguời đọc mới dễ cảm
nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Nếu một tác phẩm trau chuốt về ngôn từ, đẹp về hình
ảnh... nhưng nội dung khơng sâu sắc thì người đọc cũng sẽ dễ quên ngay…“Mỗi tác phẩm phải là
một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Lêonit Lêonop).
- Ý kiến của Xuân Diệu hồn tồn đúng, giúp ta có sự đánh giá chính xác về thơ ca...
b3. Chọn một bài thơ đã học mà bản thân cho là hay và phân tích để làm rõ ý kiến của nhà thơ
Xuân Diệu.
- Bài thơ hay về nội dung ý nghĩa (cái hay của phần hồn)
- Bài thơ đặc sắc về hình thức nghệ thuật (cái hay về phần xác)
- Để chuyển tải nội dung hay, ý nghĩa, tác giả đã sử dụng hình thức nghệ thuật phù hợp,
độc đáo...
b4. Mở rộng vấn đề:
Ý kiến của Xuân Diệu không chỉ đúng cho thơ ca mà còn đúng cho văn học nghệ thuật.
Một tác phẩm văn học nghệ thuật hay là tác phẩm hay cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
c. KB:
- Khẳng định vấn đề đã nghị luận.
- Tổng kết, liên hệ, nâng cao.
3. Biểu điểm:
- Điểm 11-12: Bài viết nêu đầy đủ các ý trên; diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện
những sáng tạo; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 8-9-10: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên; kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt,
có vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ
- Điểm 6-7: Đáp ứng ½ yêu cầu trên; lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi chính tả
- Điểm 3-4-5: Hiểu và thể hiện vấn đề một cách sơ lược; mắc nhiều lỗi về trình bày, chính
tả, dùng từ, diễn đạt
- Điểm 1-2: Chưa hiểu đúng vấn đề, chưa viết trọn vẹn phần nào.
- Điểm 0: Không làm bài.
---------- Hết ----------


SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOANTHẠCH THẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN THI: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1: (8,0 điểm)
Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói: Biển rộng mênh mơng, khơng
bờ, khơng bến, khơng có giới hạn là bởi nó khơng cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi
có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó khơng từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ.
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên?

Câu 2 (12,0 điểm)
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng: “Chỉ có người nào nói
được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người
khác khơng nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn”. (“Bơng hồng vàng và bình minh

mưa”, NXB văn học, 1999, tr.56)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm đã học trong
chương trình Ngữ văn 11.
............ Hết ...........
( Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm )

Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................
Họ và tên, chữ kí CBCT 1: ..................................................................................
Họ và tên, chữ kí CBCT 2: ..................................................................................


SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOANTHẠCH THẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11
(Hướng dẫn gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức
điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm trịn.
B. U CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8,0 điểm)
I.
Yêu cầu về kĩ năng

Học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội; biết huy động kiến thức sách vở,
kiến thức đời sống và những trải nghiệm riêng của bản thân để làm bài lập luận chặt chẽ,
có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc.
II.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội
dung cơ bản sau:
8.0
Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói: Biển rộng mênh
điểm
mơng, khơng bờ, khơng bến, khơng có giới hạn là bởi nó khơng cự tuyệt
bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là
bởi nó khơng từ chối dẫu chỉ một hịn đá nhỏ.
1

Giải thích:
- Hình ảnh biển rộng mênh mơng, núi cao sừng sững là hình ảnh
thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ
- Khơng cự tuyệt một giọt nước nhỏ, khơng từ chối một hịn đá nhỏ
có nghĩa là sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ dù là nhỏ bé, bình
thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn rộng mở.
 Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con
người rằng: Nếu biết sống bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm
được việc lớn, trở nên vĩ đại

2,0
điểm

2


Bình luận và chứng minh
- Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một
tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương.
- Lòng bao dung sẽ cảm hóa được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy,
khuyến khích họ nhạn ra sai lầm và sửa chữa.
- Khơng ai là khơng phạm sai lầm. Vì vậy, khi ta bao dung với người
khác cũng chính là ta đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”. Bởi

4,0
điểm


3

cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha thứ cho ta nếu
ta không từng biết tha thứ?
- Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an
yên, thanh thản; nhận được tình u thương, sự kính trọng của mọi
người.
- Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người sẽ trở nên nhỏ bé, tầm
thường..( HS lấy dẫn chúng trong thực tế để chứng minh)
Mở rộng, nâng cao vấn đề
-

4

Bao dung, vị tha là điều quan trọng và cần thiết trong cuộc sống.
Nhưng bao dung không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung
túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. Vì như thế sẽ rất nguy hiểm
đối với xã hội.

Phê phán những kẻ cịn sống ích kỉ và bảo thủ…

Bài học liên hệ
-

Phải biết sống nhân hậu, mở lòng với tất cả mọi người.
Rộng lượng, tha thứ lỗi lầm cho người khác và cho cả chính bản
thân mình …

1,0
điểm

1,0
điểm

Câu 2 (12,0 điểm)
I.
u cầu về kĩ năng
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí
luận văn học, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.
- vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học,
diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ những nội
dung cơ bản sau:
1,0
1
Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
điểm
2,0

2
Giải thích:
- Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị là vấn đề tư tưởng độc điểm
đáo, sâu sắc, có giá trị nhân sinh lớn lao,…được thể hiện qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo
- Nhìn thấy những gì mà người khác khơng nhận ra là cái nhìn cuộc
sống mang tính khám phá và phát hiện của nhà văn.
 Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghỉa về nhà văn với phong
cách nghệ thuật độc đáo.
3,0
3
Bình Luận:
Nhà văn cần phải có phong cách nghệ thuật độc đáo là bởi vì:
điểm
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó địi hỏi người sáng tác
phải có phong cách nổi bật. tức là có nét gì đó rất riêng,mới lạ thể hiện
trong tác phẩm. Nhà văn phải là “ người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những điều chưa có” (Nam Cao).
- Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh
đất màu mỡ để nhà văn không ngừng sáng tạo. Nhưng cuộc sống dẫu đa
dạng, phong phú vẫn có giới hạn. Vì vậy, có khi viết về đề tài cũ nhưng


nhà văn phải có cái nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người
đọc khơng nhận ra. Có như vậy tác phẩm mới có giá trị và khơi gợi được
hứng thú ở người đọc.
- Hơn nữa, phong cách nghệ thuật là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển
đa dạng, phong phú cho văn học; là một tiêu chí để đánh giá chính xác
vai trị cũng như vị trí của nhà văn trên văn đàn. Bởi chỉ những nhà văn
thực thụ, có tài năng và tâm huyết mới tạo nên cho mình những phong

cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách nghệ thuật của nhà văn được biểu
hiện qua tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm ấy bao giờ cũng
thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đầy mới lạ, độc đáo về cuộc sống;
hướng đến những nội dung, chủ dề mới; mang một giọng điệu riêng và có
những sáng tạo nghệ thuật độc đáo,..
4

5

Chứng minh: Thí sinh có thể lựa chọn phân tích một tác phẩm bất kì trong 5,0
chương trình Ngữ Văn 11; song trong q trình phân tích, bình giá cần chú
ý những điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài:
- Qua tác phẩm ấy, tác giả đã mang đến những cái nhìn, phát hiện mới mẻ
gì về hiện thực cuộc sống?
- Tác phẩm ấy đã gửi đến những bạn đọc những tư tưởng gì mới mẻ, sâu
sắc?
- Tác giả đã chuyển tải bức thông điệp của mình bằng những hình thức
nghệ thuật độc đáo như thế nào?
- Từ đó đánh giá về tác phẩm và khái quát phong cách nghệ thuật của tác
giả.
1,0
Đánh giá, mở rộng, nâng cao:
- Đây là ý kiến đúng đắn, giúp ta thấy được tầm quan trọng của cá tính
sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác.
- Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Với người sáng tác: Phải sống sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trí
tưởng tượng phong phú và có tài năng nghệ thuật độc đáo.
+ Với người tiếp nhận: Phải biết trân trọng những đóng góp mới mẻ, giá
trị của nhà văn qua tác phẩm.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUN HÃN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1
LỚP 11 - NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn
Thời gian bàm bài: 180 phút, khơng kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ……………….…
PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn , nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát
biểu như sau:
“Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những
con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngồi tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích
khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con
đường của họ là con đường hồn tồn mới, nhãn quan của họ khơng hề do vay mượn, và phản
ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những
nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên
bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi
là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn khơng vay
mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã
chiến thắng.”
Câu 1. Hãy đặt tên cho văn bản trên.
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3. Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà
tư tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”?

PHẦN II: ĐỌC HIỂU( 8 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm)
“ Chúng ta không bao giờ biết mình cao lớn đến đâu nếu ta khơng đứng dậy và biết cách, tầm
vóc của chúng ta có thể vươn tới trời xanh”.
( Emily, Bản lĩnh kiệt xuất, Nxb Văn hóa – Thơng tin)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 ( 5 điểm)
Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ “Tự tình”(II) của Hồ
Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

------------------ Hết -----------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên, Chữ kí của cán bộ coi thi:……………………………………………………………


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN

( Đáp án gồm 03 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 LỚP 11
NĂM HỌC 2020 – 2021

ĐÁP ÁN MƠN NGỮ VĂN

Phần

Câu

Nội dung


Điểm

Đọc hiểu

1

Có thể đặt tên cho văn bản là:
- Những người đặt bước chân đầu tiên
- Những người đi khai phá
- Đi trước bình minh…
Nội dung của văn bản: Văn bản trên bàn về những người đi tiên phong,
những người khai sáng.
- Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như khoa
học, nghệ thuật, văn hố…) ban đầu đều chịu thiệt thịi, đau khổ, thậm
chí phải trả giá đắt…vì thường khơng được mọi người đương thời hiểu,
đồng tình và ủng hộ ngay.
- Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống hiến, đặc biệt là khả năng sáng
tạo, những người đó thường đạt được thành cơng, trở thành người chiến
thắng và có những đóng góp to lớn cho cộng đồng, cho nhân loại.
HS có kiến thức và lập luận để lý giải hợp lý, trong những bước chân
đầu tiên trên con đường mới, những người sáng tạo thường đơn độc vì:
- Những ý tưởng, những cơng trình mà họ đưa ra thường q mới mẻ,
khơng dễ chấp nhận ngay được,
- Nó vượt qua khỏi suy nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài,
kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “ Chúng ta khơng bao giờ biết
mình cao lớn đến đâu nếu ta không đứng dậy và biết cách, tầm vóc của
chúng ta có thể vươn tới trời xanh”.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm rõ ràng, có sự
liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, lựa chọn
các dẫn chứng phù hợp:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm
bảo các ý sau:
* Giải thích
Ý kiến là lời khẳng định về cuộc sống, thái độ sống của mỗi người: dũng
cảm , chủ động đối mặt với khó khăn, sẵn sàng vượt qua thử thách là
cách để khẳng định giá trị của bản thân.
* Bàn luận
- Chúng ta khơng biết mình cao lớn đến đâu nếu ta không đứng dậy
+ Cuộc đời đầy biến động, những thử thách, trắc trở, bất hạnh, buồn đau
thậm chí là thất bại,… sẽ đến với chúng ta như một lẽ tự nhiên.
+ Dũng cảm đón nhận thử thách, khơng sợ khó khăn, khơng sợ thất bại
là cách để khám phá sức mạnh, năng lực của bản thân và đến gần hơn
với thành cơng.
- Nếu biết cách, tầm vóc của chúng ta có thể vươn tới trời xanh.
+ Mỗi người đều mang trong mình sức mạnh riêng: trí tuệ, thể lực, tinh
thần, bản lĩnh,…
+ Biết khai mở, tiềm lực của bản thân nắm các cơ hội là cách chúng ta
vươn cao, tỏa sáng.

0,5

(2 điểm)
2

3

Làm văn

( 8 điểm)

1

0,5

1.0

0,25
0,25

0,5

1,0


2

+ Sống cuộc đời như thế nào là do chúng ta lựa chọn, dấn thân chấp nhận
thử thách hoặc an phận; chỉ có dũng cảm tiếp nhận khó khăn, vượt qua
thử thách thì tầm vóc giá trị của mỗi người sẽ được khẳng định.
- Phê phán những người không đủ dũng cảm, khơng chủ động đối mặt
với khó khăn, vượt qua thử thách để khẳng định giá trị của bản thân.
* Bài học nhận thức và hành động
- Thành công, hạnh phúc, vinh quang sẽ thuộc về những ai dũng cảm,
bản lĩnh, tự tin và biết phát huy sức mạnh về bản thân.
- Chủ động đón nhận thách thức, vững tay chèo con thuyền cuộc đời.
d. Sáng tạo: Có suy nghĩ độc đáo và kiến giải riêng; cách trình bày mới
lạ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài,

kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm rõ ràng, có sự
liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, lựa chọn
các dẫn chứng phù hợp:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm
bảo các ý sau:
* Giải thích
- “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời”: Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực
đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của
số phận cá nhân con người. Thơ ca phải hướng tới cuộc đời, con người
chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống.
- “Thơ còn là thơ nữa”: Nếu chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn
thuần thì thơ khơng phải là thơ. Thơ phảỉ mang những đặc trưng riêng
về nội dung lẫn hình thức.
+ Đặc trưng về nội dung: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý
thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn; chất thơ
của thơ…
+ Đặc trưng về hình thức: Ngơn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc
biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hố, giàu nhạc tính…
 Đây là nhận định đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một
tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm
bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã được nghệ thuật
hoá về nội dung lẫn hình thức.
* Phân tích bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương để làm sáng tỏ
nhận định
- Bài thơ “Tự tình” ra đời từ bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng
là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ,
không được tự do quyết định hạnh phúc của chính mình.
Học sinh cần phân tích để thấy được bi kịch cá nhân trong bài thơ được

thể hiện một cách mãnh liệt và sâu sắc. Đó là nỗi cơ đơn, đau khổ, có
khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt
nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong bài thơ lại mang tính
phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là
tình cảm nhân văn cao đẹp.
+ Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thống nghe tiếng trống
canh văng vẳng từ mơt chịi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc
đang cuộn xốy trong lịng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu
đêm.

0,5

0,5
0,25
0,25

1,0

2,0


+ Bài thơ thể hiện được cá tính riêng của tác giả: cái tôi mạnh mẽ, ý
thức phản kháng, chống đối số phận. Rêu yếu ớt là thế mà từng đám,
từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im
lìm là vậy mà hịn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng
định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu đảo ngược đưa tính từ lên trước
đã nhấn mạnh sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.
 Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, khơng gian đó dường
như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc
tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận

mình, cuộc đời mình.
- Chiều sâu của bài thơ khơng bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó
nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm
nhận tinh tế mới phát hiện được
- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác
giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa
nghĩa: Trơ; cái hồng nhan, vầng trăng bóng xế, xuân…
+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ, điệp, đối, ẩn dụ…
+ Sử dụng động từ mạnh, cách ngắt nhịp mới mẻ, giọng điệu thơ đa
dạng…
d. Diễn đạt: Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm, khơng mắc lỗi.

0,5

e. Sáng tạo: Có suy nghĩ độc đáo và kiến giải riêng; cách trình bày mới
lạ.

1,0

---------- HẾT ----------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2019-2020
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề


I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
ĐẠI BÀNG VÀ GÀ
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn
quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại
bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả
trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ
được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà
khơng hơn khơng kém. Đại bàng u gia đình và ngơi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó
vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong
sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa
bầu trời.
“Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tơi có thể bay như những con chim đó”.
Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà
và gà khơng biết bay cao”.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi
lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều khơng thể xảy ra. Đó là điều
đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như
một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.
Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống
một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng
mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó… và đừng sống như một con gà!
(Theo />Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản


Câu 2.Đặc điểm nào phân biệt giữa những chú đại bàng và đàn gà trong câu chuyện?
Câu 3.Vì sao chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con
gà?

Câu 4. Theo anh (chị) niềm tin vào sức mạnh bản thân và ước mơ có mối quan hệ như
thế nào?
II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Hãy đeo đuổi ước mơ.
Câu 2. (10,0 điểm) Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm bao
trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười”(Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả, NXB
Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc
của một tang gia (trích Số đỏ)


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính : tự sự .
Câu 2. (1,5 điểm)Trong câu chuyện, những chú đại bàng và đàn gà phân biệt với nhau
bởi các đặc điểm
– Đại bàng:
+ Loài vật biểu trưng cho sức mạnh.
+ Thuộc về trời xanh và những điều kì vĩ.
– Gà:
+ Con vật nhỏ bé, chấp nhận số phận.
+ Có ước mơ hoài bão bay cao.
+ Nhưng thiếu niềm tin vào bản thân.
Câu 3.(1,5 điểm) Chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một
con gà vì bản thân:
+ Tin nó chỉ là con gà khơng hơn.
+ Không tự tin vào sức mạnh bản thân.
– Do môi trường:
+ Khơng khuyến khích khơi dậy niềm tin.

+ Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
Câu 4.(2 điểm)
Học sinh có thể ciết thành đoạn văn 5-6 dịng, trong đó, trình bày được các nội dung
-Thiếu niềm tin:
+ Khơng có sức mạnh để thực hiện khát vọng.
+ Yếu đuối trước những khó khăn thử thách.


+ Không thể vượt qua giới hạn bản thân.
– Quá tự tin:
+ Ảo tưởng vào sức mạnh của bản thân.
+ Đặt ra mục tiêu, kì vọng lớn hơn năng lực.
+ Không biết lượng sức trước thử thách.
II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
HS tham khảo nội dung dưới đây để viết bài văn:
1. Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
– Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn
bao qt nhưng tồn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo
tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dịng người hối hả, để đối phó với
những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng cịn lúc nào để phóng tầm mắt lên
thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào… Và thế là nhiều
khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.
2. Giải thích (0,5 điểm)
– Ước mơ – hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá
nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh.
– Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng
ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng những kế hoạch dài hơn
cho chính bản thân mình.
3. Chứng minh và bàn luận (2 điểm)

– Ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó khơng đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực
hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần,
nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai
quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức.


– Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm
và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là món q vơ giá mà tạo hố ban tặng cho
chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Tuổi trẻ tư bản thân nó đã là một
tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội
để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.
– Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao khơng
sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành cơng bắt đầu từ suy nghĩ, “đeo đuổi ước
mơ”. Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh
sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình.
– Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu khơng được
châm ngịi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chi nằm chỏng chơ
trên mặt đất giống như chú đại bàng kia.
4. Bài học nhận thức và hành dộng (0,5 điểm)
– Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, cỏ những ước mơ đã trở thành sự thật và cả những
ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mơ
trong chính con người mình và học cách để ni dưỡng nó.
– Khơng dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, phải được ấp
ủ, ni dưỡng và hiện thực hóa là cả một q trình với ý chí tự thân và những bước đi
khoa học.
– Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua
sẽ tơi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. Tiếp tục cất bước, tiếp tục đeo đuổi
ước mơ và cố gắng thực hiện chúng – những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con
người và tuổi trẻ.
– Phê phán những người tự ti, không tin vào bản thân…

5. Kết thúc vấn đề (0,5 điểm)
– Cuộc đời của mỗi chúng ta là một câu chuyện, chính vì thế mà tại sao chúng ta lại
khơng viết tất cả câu chuyện của chúng ta lên, để chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như
để tạo cho các bạn trẻ chúng ta có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hoặc lạc
quan yêu đời hơn. Để cho cuộc sống của mỗi chúng ta là một màu hồng.
– Liên hệ bản thân.
Câu 2 ( 10 điểm)


1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học.
– Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo
II. Yêu cầu về kiến thức:
– Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác
Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
2. Giải thích (2,0 điểm)
– Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười
thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng, đó chính là sự mâu
thuẫn hay khơng tương xứng giữa bản chất và biểu hiện, giữa mục đích và phương tiện,
đặc biệt là giữa nội dung (xấu xa) và hình thức (đẹp đẽ). Muốn tiếng cười xuất hiện, đối
tượng phải mang tính hài, đối tượng được miêu tả bằng bút pháp phóng đại, biếm hoạ,
giọng văn giễu nhại.
– Văn học của tiếng cười là một khái niệm chỉ tất cả các thể loại, các tác phẩm văn học
mang cảm hứng trào phúng, sử dụng bút pháp trào phúng, lấy tiếng cười làm mục đích
hài hước, phương tiện bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai, phê phán cái xấu, cái đáng cười.
Đó là ca dao hài hước, trào phúng, truyện cười dân gian, thơ trào phúng (của Nguyễn
Khuyến, Tú Xương…), truyện trào phúng (của Nguyễn Công Hoan…)
– Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực trào

phúng giai đoạn 1930-1945
3. Tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích (6 điểm)
* Đối tượng của tiếng cười (1,0 điểm)
– Cười xã hội thượng lưu thành thị đương thời. Xã hội thu nhỏ trong đoạn trích gồm đám
động những nhân vật có tên và khơng tên
– Nhân vật có tên: các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng (Văn Minh, Cụ cố Hồng,
Tuyết, Tú Tân..) các thành viên khác (Typn, cảnh sát…)


– Nhân vật không tên: những người đưa đám
-Tất cả đều chứa đựng sự mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài buồn rầu, đau khổ, văn minh, chí
hiếu và bản chất bên trong vui vẻ, sung sướng, bất hiếu, vô văn hố…
* Mục đích tiếng cười (1,0 điểm)
– Tác giả phê phán mãnh liệt bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị.
– Vạch trần bản chất của cái gọi là Âu hóa, văn minh mà thực dân Pháp muốn tung hô
nhằm làm bại hoại nề nếp, đạo đức dân tộc.
– Đằng sau tiếng cười trào phúng là nỗi đau đời, là khatgs vọng muốn chôn vùi xã hội dơ
bẩn để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
* Nghệ thuật tạo tiếng cười ( 4,0 điểm)
– Xây dựng tình huống trào phúng cơ bản: hạnh phúc của gia đình có tang. Từ đó nảy
sinh những mâu trào phúng trái với lẽ tự nhiên.
– Nghệ thuật xây dựng những bức chân dung biếm họa.
– Nghệ thuật trào phúng kết đọng trong cảnh trào phúng: cảnh đưa đám.
– Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng
4. Đánh giá (1,0 điểm)
– Hạnh phúc của một tang gia là chương truyện đặc sắc của tiểu thuyết: chương truyện
đã hội đủ các nhân vật của toàn tiểu thuyết và đã thu nhỏ bộ mặt xã hội tư sản thành thị
với tất cả bản chất xấu xa của nó: háo danh, hám lợi, giả tạo, rởm đời, vơ văn hố và bao
trùm là thói đạo đức giả
– Chương truyện cũng tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng nói riêng,

của văn học trào phúng nói chun.


SỞ GD& ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC: 2019-2020

Môn: Ngữ văn - Khối 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ:

Câu 1 (8,0 điểm)
“Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.” (Syrus)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Hoài Thanh cho rằng: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lịng thương
người…”
(Hồi Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2011, Tr.60)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trung đại
Việt Nam đã học trong chương trình.
-------------- Hết ---------------


HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần


Câu/

Nội dung

Điểm

Ý

1

Nghị luận xã hội

8.0

“Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính
mình.” (Syrus)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội.

0.5

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể viết bài văn theo định hướng

sau:
a. Giải thích câu nói:

1.0

- “Nên tha thứ cho kẻ khác”: là lời khuyên (không áp đặt, ra lệnh) nên
có lịng bao dung độ lượng trước lỗi lầm của người khác khi họ biết
hối cải.
“….nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”: Khẳng định dứt
khốt cần có thái độ nghiêm túc với lỗi lầm của bản thân
-> Câu nói khuyên mọi người nên biết khoan dung trước sai phạm của
người khác, nhưng phải nghiêm khắc trước lỗi lầm của bản thân.
4.0
b. Bàn luận vấn đề:
@ “Nên tha thứ cho kẻ khác” vì:


- Sẽ mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi và tạo điều
kiện giúp họ nhận thức sai trái, sửa chữa lỗi lầm.
- Tạo tình đồn kết thân ái giữa mọi người trong xã hội.
- Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, xóa bỏ những phiền
muộn trong tâm hồn khiến trái tim ta nhân hậu giàu tình thương hơn.
@“….nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”:
- Phải trung thực, dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình để sửa chữa.
- Khẳng định dứt khốt, phải đấu tranh để chống lại sự yếu mềm, nhân
nhượng… của bản thân trước những lỗi lầm.
- Phải đấu tranh một cách tự giác và bền bỉ, không bao giờ bỏ cuộc,
đầu hàng trước lỗi lầm của mình.
- Đó là cách rèn luyện nghị lực sống mạnh mẽ, tránh được những sai
lầm có thể mắc phải, hồn thiện nhân cách, đạt được lí tưởng, mục

đích cao đẹp mà mình đề ra.
* Học sinh phân tích và nêu dẫn chứng để làm rõ vấn đề trên.
c. Bài học nhận thức và hành động:

1.0

4. Sáng tạo:

0.5

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

0.5

câu.
2

Nghị luận văn học

12.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

1.0

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân



bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.5

3. Có kĩ năng viết bài nghi luận văn học, huy động được các kiến thức
về lí luận văn học, về tác giả và tác phẩm để làm bài. Biết vận dụng
các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau
nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
b. Giải thích:

1.0
1.0

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: cội nguồn của văn chương, nơi
khởi nguồn, nơi từ đó nảy sinh ra các tác phẩm thơ văn.
- Lòng thương người: là lòng nhân ái, một tình cảm rộng lớn, cao cả,
mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy khơng chỉ là cội nguồn của văn
chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn học chân chính.
=> Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác,
được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con
người, quan trọng nhất là tình thương. Đó chính là giá trị nhân đạo,
nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
c. Bàn luận và chứng minh:
- Đối tượng sáng tác của văn chương là con người và cuộc sống.
Thông qua phản ánh hiện thực, nhà văn bày tỏ tình cảm, tiếng lịng của
mình với con người, với đối tượng được hướng đến.
- Nói đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương là đề cập đến giá trị

nhân đạo, ý nghĩa nhân văn hay nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân
sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người ln được đặt ở vị trí hàng
đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn.
- Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau:
+ Tấm lịng u thương, sự cảm thơng, xót xa trước những hồn

6.0


×