Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Luong van Tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Trường THCS thị trấn Đồng Đăng</i>


<b>Bài viết tìm hiểu về nhà cách mạng</b>


LƯƠNG VĂN TRI



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>



TÌM HIỂU VỀ NHÀ CÁCH MẠNG LƯƠNG VĂN TRI



Năm 2010 là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lương
văn Tri, một trong các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản thời sơ khai
của Đảng cộng sản Việt Nam và là đồng đội với nhà cách mạng
Hoàng văn Thụ người con ưu tú của tỉnh Lạng Sơn.


Đồng chí là một nhà lãnh đạo khởi nghĩa đắc lực của Đảng
cộng sản Đông Dương ngay từ buổi đầu của cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc của Việt Nam. Là một nhà quân sự cứu nước trong
phong trào giải phóng dân tộc của các nước tiến bộ trên thế giới.
Ơng là học trị trung thành của lãnh tụ quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái
Quốc, một cán bộ cứu quốc quân tiền thân trong những ngày đầu
cách mạng.


Đồng chí Lương văn Tri là dân tộc Tày sinh năm Canh Tuất
ngày 17 tháng 8 năm 1910 tại thôn Bản Hẻo xã Mỹ Liệt, tổng Mỹ liệt,
châu Điềm He, nay là xã Trấn Ninh huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn.
Bản thân đồng chí Lương văn Tri là con thứ hai trong một gia đình
nơng dân thuần nơng làm ruộng, có một chị gái và một em trai. Bố đẻ
là Lương Lợi Tiên và mẹ đẻ là Hoàng thị Liềm. Đồng chí sinh ra dưới
thời Pháp thuộc của tồn quyền Đông Dương Anbe- Sairô, giai đoạn
nửa phong kiến của vua bù nhìn Khải Định chỉ cai quản đất nước An


Nam thuộc địa cho thực dân Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đình phải bỏ chạy sang bên kia biên giới sinh sống.Những người
cầm đầu một số bị giết, một số bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Dự định
ra tỉnh học của Lương văn Tri được bố mẹ tam gác lại chờ năm sau
n ổn hơn sẽ tính. Đó cũng là thời điểm thực dân Pháp bóc lột Việt
Nam một cách qui mô và thậm tệ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất.


Đến năm 1923 chữ viết quốc ngữ của người Việt – Kinh phổ
biến dần dần thay thế chữ Hán phức tạp thì cậu bé Lương văn Tri
học hành rất chăm chỉ và thông minh ở trường huyện. Ở thôn Bản
Hẻo xã Trấn Ninh khơng có trường lớp học lên cao, Bản Hẻo nằm ở
địa thế hẻo lánh nằm sát dịng sơng Kỳ Cùng. Tuổi thơ của Lương
văn Tri hiếu động chỉ loanh quanh các xã nhỏ Việt Yên, Trấn Ninh và
Văn Mộng cũng đã thấy cảnh sống thống khổ và bất công của chế độ
thực dân và phong kiến, anh chỉ muốn tìm tịi thốt li để đi xa hơn
nữa. Gần nhất từ Bản Hẻo theo hướng bắc xi dịng sơng là đến Na
Sầm, trở lại hướng nam vượt dốc Cảu Tập (đèo Chín khúc) theo
ngược dịng sơng là Điềm He cũng chẳng có trường để học lên tiếp
nữa. Phía tây là rừng sâu Phú Mỹ, Bình La – Nam La, Gia Miễn - Hơị
Hoan vắng vẻ heo hút. Sau đó tiếp tục theo học chữ quốc ngữ ở
trường huyện. Nhờ học giỏi lớp sơ học và thi đỗ thủ khoa trường
huyện và được đủ tiêu chuẩn vào thẳng trường tiểu học Pháp - Việt
ở Kỳ Lừa - Lạng Sơn. Vượt sông Kỳ Cùng sang sông theo hướng
đông là xã Nhân Lý của châu Văn Uyên (sau này là xã Hoàng Văn
Thụ) và biết từ đó có thể xuyên qua Tân Yên và Mỹ Cao (sau này
gộp lại thành xã Tân Mỹ) vào Đồng Đăng huặc vượt sang Khưa Lếch
và Lũng Nghịu của Trung Quốc cũng chẳng có trường học nào cả.
Chỉ biết là tại Kỳ Lừa mới có trường học tiếp. Hơn nữa gia đình có
sự giác ngộ tiến bộ nên năm 1924 tình hình đường xá bạo loạn qua


một năm đã n ổn bố Tiên mẹ Liền cùng ơng bà dịng họ đã nhất trí
thu xếp vay mượn tiền bạc để đưa cậu bé Lương văn Tri lên theo
học trường tiểu học Pháp - Việt tại thị xã Lạng Sơn. Từ nơi đây đồng
chí gặp người bạn đồng mơn học giỏi, có cùng trí hướng là Hồng
văn Thụ rồi dần dần hình thành lí tưởng Cơng sản tinh thần đấu tranh
bền bỉ giải phóng dân tộc được nhen nhóm và phát huy trở thành
người chiến sĩ Cộng sản ưu tú của quê hương Xứ Lạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhân xưng mật thiết của lý tưởng Cộng sản. Từ đây chàng thư sinh
Lương văn Tri sớm có những ảnh hưởng của phong trào yêu nước ở
trong và ngoài nước vào Việt Nam. Đó là tiếng bom Sa Diện của
người thanh niên quả cảm Phạm Hồng Thái (1924). Sau đó là phong
trào địi trả tự do cho chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (1925) và đám
tang cụ Phan Chu Trinh (1926). Thấy được mặt tiến bộ của cuộc
cách mạng Tân Hợi (1911) là Tôn Trung Sơn từ Ha Oai về Trung
Quốc lập ra chế độ dân chủ dân quốc đầu tiên ở Châu Á. Cuộc cách
mạng “tam dân” đã lật đổ chế độ quân chủ phong kiến nhà Thanh,
xong mặt hạn chế với độ dân chủ đó là: khi Tơn Trung Sơn mất thì
chế độ dân chủ ưu việt đó lại rơi và tay của một đại thần cũ của nhà
Thanh là Viên Thế Khải, hắn quay ra làm tổng thống rồi xoay dần
nước Trung Hoa sang chủ nghĩa dân quốc độc tài phản động.


Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của những hoạt động do Việt
Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tổ chức thâm nhập từ
Quảng Châu và Hồng Kơng vào Bắc Kì của Việt Nam theo cơ sở của
gia đình Mã Khánh Phương trên biên giới Việt - Trung. Ở Lạng Sơn
cũng hình thành nhiều nhóm thanh niên yêu nước, tiêu biểu nhất là
nhóm thanh niên yêu nước ở trường tiểu học Pháp - Việt trong đó có
người con ưu tú dân tộc tày của q hương Văn Quan -Lạng Sơn,
đó là đồng chí Lương văn Tri.



Năm 1926 , hai anh và nhóm và nhóm học sinh yêu nước trong
trường tiểu học Pháp - Việt đã tiếp thu và tích cực nghiên cứu, tìm
hiểu, góp phần tun truyền tài liệu truyền đơn của “Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí hội” phát động sâu rộng trên địa bàn thị xã
Lạng Sơn. Cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí
cũng bắt đầu từ đây với nhiều tên gọi: Lương Huy, Lương Tây Bình,
Trần Minh, A Lộc, Giáo, Bảy …


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đó là địa bàn đi lại thuận lợi và an toàn của những người trong Việt
Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nhiều thanh niên yêu
nước từ các tỉnh miền xuôi với sự giúp đỡ của các quần chúng địa
phương đã đi qua các ga Na Sầm, Bản Trang sang Trung Quốc đi xe
lửa của Pháp thầu đến tận Quảng Châu dự các lớp huấn luyện do
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tổ chức. Đồng thời bí
mật vận chuyển báo “Thanh niên” cùng những sách báo tiến bộ khác
về Việt Nam để tuyên truyền vận động cách mạng. Bởi vậy thực dân
Pháp cũng kiểm soát thái độ của học sinh rất găt gao, xong Lương
văn Tri cũng hiếu động tìm hiểu cách mạng là gì theo kiểu nghịch
nghợm để che mắt chế độ quản gia chính trị của Pháp.


Học xong trường tiểu học Pháp - Việt khi vừa tròn 17 tuổi và
Lương văn Tri và gia đình cũng khơng đủ khả năng theo học trường
Bưởi ở Hà Nội được. Một số con nhà giàu có thì xuống Nam Định tìm
học trường tư thục Hán Nơm. Một số con người tày – nùng thì gia
đình tìm cách gửi sang Trung Quốc học tiếp trường Sơ trung Hoa
văn Hán Nơm nhờ nói trung gian qua tiếng thổ nùng cháo bên Bằng
Tường. Nhưng Lương văn Tri đã hình thành lịng tự chủ dân tộc,
nhận ra mọi hành vi của thực dân Pháp là chà đạp quyền tự do dân
chủ của nhân dân ta. Mọi hoạt động của hiệp hội thanh niên có tính


chất quốc tế ấy đều chống lại chủ nghĩa thực dân đòi lấy lại mọi
quyền tự chủ của dân tộc đó là nền độc lập của mọi dân tộc trên toàn
thế giới.


Tháng 11 năm 1927 Lương văn Tri tìm đến Hồng văn Thụ
cùng nhau bí mật lên đường tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cách
mạng. Được sự giúp đỡ của các cơ sở cách mạng như gia đình bà
Mai ở bản Đẩy. Gia đình ơng Mã Khánh Phương ở Lũng Nghịu,
Lương văn Tri đã sang Trung Quốc bắt liên lạc được với ông Bùi
Ngọc Thành là đại diện của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí hội ở khu vực Long Châu – Nam Ninh. Từ ấy Lương văn Tri
được tổ chức trao nhiêm vụ và thử thách hoạt động. Trong thời gian
này, Quốc dân Đảng Trung Quốc khủng bố gắt gao những người
cách mạng của Trung Quốc và Việt Nam ở quảng Tây và Quảng
Đông. Bởi vậy ông Bùi Ngọc Thành phải bố trí vào làm cơng nhân tại
xưởng cơ khí Nam Hưng học nghề tiện để che mắt và tránh sự
khủng bố của Quốc dân đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

đồng bào Nghệ Tĩnh bị Pháp truy đuổi chạy sang sinh sống thành
Việt Kiều. Nhằm tạo cơ sở lớn ở Bản Mạy đó để từ Xiêm - Thái làm
trục quay chung cho ba kim chỉ tuyên truyền mở cuộc đấu tranh “Vô
sản” noi theo cuộc cách mạng tháng mười của Nga ra ba xứ: Bắc Kì,
Trung Kì, Nam Kì, Lào và Cao Miên theo một cụm Đảng Vơ sản trong
phạm vi thị trường đồng tiền Đông Dương mà Pháp đã phát hành.
Chủ chương đó chưa thành cơng mà chỉ nhen nhóm đươc tinh thần
Xơ Viết - Nghệ Tĩnh truyền bá theo đường tắt 60 km qua Lào vào
Trung Kì sắp xếp cho tổng khởi nghĩa toàn quốc sau này. Ý tưởng từ
Thái Lan lãnh đạo cách mạng Đông Dương như chụm ba kim chỉ thị
trên măt đồng hồ từ 1 giờ đến 5 giờ. Là khởi nguồn của quốc tế dự
định chọn Quảng Châu làm trụ sở tránh Pháp để thành lập Đảng


Cộng sản Đông Dương sắp tới.


Cuối tháng 10 năm 1928 Lương văn Tri cùng các thanh niên
yêu nước là Hồng văn Thụ, Hồng Đình Giong được kết nạp vào
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội rồi được giao nhiệm vụ
vận động cách mạng trên vùng biên giới Việt – Trung. Đầu năm
1929, được ông Bùi Ngọc Thành giới thiệu tiếp hai anh Lương văn
Tri và Hoàng văn Thụ vào học nghề và vừa làm việc vừa vận động
cách mạng tại một xưởng máy của ông Vi Nam Sơn ở Long Châu
-Quảng Tây. Khi ông Sơn chuyển xưởng đó về Nam Định. Tiếp đó
Lương văn Tri cùng Hồng văn Thụ đổi tên mới rồi xin vào làm việc
trong một nhà máy “Tu sở giới” là một cơng binh xưởng lớn của
chính quyền Long Châu. Lúc này anh thanh niên Lương văn Tri đã
trở thành một đồng chí của cách mạng. Từ đó đồng chí vừa làm việc
vừa tìm hiểu đời sống của cơng nhân. Lúc nghỉ đồng chí Lương văn
Tri cịn nhận thêm việc làm ngoài để lấy tiền cho quỹ hoạt động cách
mạng. Khi đó vừa làm thợ tiện đồng chí vừa tích cực thường xuyên
đến khu vực biên giới Việt – Trung để tuyên truyề giác ngộ và tổ
chức những thanh niên yêu nước từ Lạng Sơn sang Long Châu để
huấn luyện.


Qua một thời gian vừa hoạt động thực tiễn “Vơ sản hố” vừa
học tập lý luận cách mạng sau một năm thử thách rèn luyện ý trí thì
Lương văn Tri đã tơi luyện thành cơng tinh thần Cộng sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

viên Cộng sản đầu tiên của quê hương Văn Quan và cũng là một
trong ba Đảng viên đầu tiên của dân tộc thiểu số.


Sau ngày 03 – 02 – 1930 Lãnh tụ quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái
Quốc từ Thái Lan sang Hồng Kông hợp nhất ba Đảng lại một Đảng


Cộng sản duy nhất. Nhằm chỉ đạo các phong trào nổi dậy trong nước
theo dúng chủ trương chung. Bước đầu của Lương văn Tri cùng tổ
chức Đảng đề ra nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng phong trào cách
mạng ở vùng biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn. Đồng chí Hồng Đình
Giong đi xây dựng cơ sở phía Cao Bằng. Đồng chí Lương văn Tri
cùng với Hồng văn Thụ xây dựng các cơ sở quần chúng tích cực
trong số những người Việt Nam đang sinh sống ở Lũng Nghịu –
Trung Quốc tiếp giáp với vùng biên núi đá trên Khưa Lếch của châu
Văn Uyên. Sang năm 1931 tại Lũng Nghịu đã thành lập được 10 tổ
chức quần chúng trung kiên với 300 quần chúng tích cực. Khi đó
đồng chí Lương văn Tri trở thành một tham mưu đắc lực cho Hoàng
văn Thụ. Ngọn lửa cách mạng theo anh Lương văn Tri về quê nhà
lan dần vào các xã các huyện bên trong như Điềm He, Bằng Mạc,
Bắc Sơn men theo địa hình núi đá hiểm trở. Nhằm vận động đồng
bào các dân tộc thiểu số. Các thanh niên có kiến thức và chí hướng
cũng tích cực ủng hộ và sẵn sàng phục vụ cách mạng và nuôi giấu
che trở cán bộ qua lại sau này


Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), cùng với
hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng trong nước đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh chống
kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc. Làm dấy lên phong trào cách mạng
lan rộng trên khăp toàn quốc trong những năm 1930 – 1931, mà đỉnh
cao là Xô - Viết Nghệ - Tĩnh. Các tổ chức cơ sở Đảng ở Trung Quốc
cũng tích cực hoạt động. Các đồng chí trong chi bộ Long Châu như
Lương văn Tri, Hồng Đình Giong, Hoàng văn Thụ … cùng xây dựng
một xưởng dệt khăn mặt tại phố Hợp Long Kiều (Long Châu) nhằm
mục đích xây dựng ngân sách duy trì hoạt động, mua sắm vũ khí, tạo
địa điểm bí mật tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ cho phong trào
cách mạng từ Lạng Sơn và Cao Bằng đi sang.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chí Tri phụ trách số thanh niên Cao Bằng và Lạng Sơn đang theo học
tại đây. Mục đích của Đảng là nhằm đào tạo đồng chí Lương văn Tri
thành người phụ trách quân sự của Đảng sau này. Học gần xong
đồng chí Lương văn Tri đã tích cực tham gia ngay vào lớp huấn
luyện chính trị và bồi dưỡng lí luận cách mạng cấp tốc. Lớp học này
do đồng chí Lê Hồng Phong thay mặt ban lãnh đạo hải ngoại của
Đảng tổ chức tại Nam Ninh tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Sau lớp
huấn luyện này tổ chức giao các nhiệm vụ đồng chí Hồng Đình
Giong về lại Cao Bằng, Hồng văn Thụ về Lạng Sơn mở rộng phong
trào ở vùng biên giới, Lương văn Tri ở lại Nam Ninh học nốt một thì
gian nữa cho tốt nghiệp.


. Đến năm 1932 cả hai đồng chí Thụ và Tri đã có thêm 9 tổ
chức quần chúng trung kiên với 27 tổ viên được thành lập thêm ở
vùng biên giới Lạng Sơn – Trung Quốc. Để khích lệ lịng yêu nước
trong nhân dân các dân tộc miền núi, đồng chí Hồng vănThụ đã
sáng tác nhiều bài sli cho đồng bào tày – nùng để dễ hiểu, trong đó
<i>có bài “Tèo tàng cách mệnh” (Con đường cách mạng). Là người tày</i>
đồng chí Lương văn Tri cũng truyền khẩu cho các quần chúng dẽ
nhớ, bài sli có đoạn:


***


<i>Pền lăng ti kết khẩu pền peng.</i>
<i>Nâư cẳm tị cạ rầu tổ chức.</i>


<i>Đồn kết nèm mắn dú tủng chang.</i>
<i>Đấu tranh ò Phan - Quảy đế quốc.</i>
<i>Liền tằng địa chủ tẹp căn hang.</i>


<i>Dảu vì phong kiến mìn sai lệnh.</i>
<i>Đè cị kin há pả dân qng.</i>
<i>Mí lăng cừn khỏ bó tẹp đảy.</i>


Dịch ý:


Giá mà ta cấu kết thành đồn.
Sớm tối bảo ban vào tổ chức.
Đoàn kết xiết chặt từ vòng trong.
Đấu tranh đánh Pháp đuổi đế quốc.
Cả bọn địa chủ thì vạch mặt.


Bè lũ phong kiến lộng quyền hành.
Cậy vũ lực đè nén dân nghèo.


Ngại gì người khổ khơng đánh đuổi.
***


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hợp Long Kiều cùng các đồng chí Lê Hồng Phong, Hồng Đình
Giong, Hồng văn Thụ thường xun đi lại vào vùng biên giới Cao
Bằng và Lạng Sơn để kiểm tra thực tại, nhằm củng cố chắc chắn và
phát triển các cơ sở Đảng, cũng tạo sự tin tưởng cho các cơ sở quần
chúng trung kiên. Bằng sự hoạt động khéo léo của Hồng văn Thụ
với sự tích cực của Lương văn Tri, các cơ sở cách mạng quần chúng
đầu tiên trên quê hương Xứ Lạng bắt đầu nảy mầm, làm tiền đề cho
sự phát triển mạnh mẽ, liên tục cho những năm về sau. Từ các tổ
chức quần chúng trung kiên được xây dựng ở Tân Yên, Tân Thanh,
Thuỵ Hùng, Bản Dạt, Phú xá của châu Văn Uyên. Các vị trí này đã
giữ một khâu quan trọng trong đường dây liên lạc của Đảng của bộ
phận trong nước với bộ phận nước ngoài trong thời kỳ địch khủng bố


trắng sau cao trào 1930 -1931. Vào giữa năm 1933 đồng chí Hồng
văn Thụ trực tiếp vào xã Thuỵ Hùng tổ chức kết nạp Đảng viên và
thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên do đồng chí Thụ trực tiếp
làm bí thư. Đấy là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Lạng
Sơn ra đời. Cuối năm 1933 đồng chí Lương văn Tri cũng vào sâu
trong Tân Đoàn, Đại An, Đức Hinh, Vĩnh Lại, Văn Mộng tuyên truyền
gợi mở hướng cho các thanh niên nho học ảnh hưởng tiến bộ sau
cách mạng dân chủ Tân Hợi (1911) tiếp tục đỏi hướng theo tân thời
xách đèn bão hướng ra ga Đồng Đăng gặp tổ chức cách mạng để
học tập theo giải phóng dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

những nội dung tiến bộ của các phong trào dân chủ chống thực dân
đế quốc phong kiến.


Tháng 3 năm 1935 Lương văn Tri cùng Phùng Thế Tài và
Hồng văn Thụ được gia đình ơng Mã Khánh Phương ngụy trang
thành nhà buôn che mắt mật thám cho em gái Mã thị Phẩy 15 tuổi lấy
tên Hoa kiều Quảng Đông là tiểu thư Mã Nàm Dùng dẫn đường đến
Hồng Kơng nhận chỉ thị mới. Sau đó phải chờ dự đại hội Đảng Cộng
sản Đông Dương lần thứ nhất tại Ma Cao – Trung Quốc. Theo sự
điều động của trung ương, đồng chí Lương văn Tri đến cơng tác tại
cơ quan của đồng chí Phùng Chí Kiên ở Hồng Kông. Khi bọn mật
thám Tưởng – Anh - Pháp phát hiện và lùng sục kiểm sốt thì Lương
văn Tri với đồng đội không dám chạy trốn ngay. Mà phải vờ mua vé
bóng đá bất đắc dĩ vào sân vận động Hồng Kơng theo anh Phùng
Chí Kiên mới thoát được lưới liên mật thám của Anh - Pháp. Thế là
Lương văn Tri cùng ban cán bộ cao cấp của Đảng vừa xem đá bóng
vừa sinh hoạt chi bộ trù bị cho đại hội luôn thể mà lại an tồn tuyệt
đối. Vì cịn vài hơm nữa qua vịnh biển Cửu Long sang đất Ma Cao là
địa hạt trung lập của Bồ Đào Nha thì an tồn rồi. Từ ngày 27 đến 31


tháng 3 năm 1935 đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma
Cao Đồng chí Lương văn Tri cùng Hồng văn Thụ đã nhận xét với
đại hội: “Điều đặc sắc nhất với Bắc Kì là tận dụng cuộc đấu tranh của
công nông người Thổ chủ yếu trong người tày và nùng sẽ có tính tổ
chức chu đáo mang tính vơ sản rất rõ rệt là chuyển giao từ nước ngài
vào trong nước hiệu quả cao và là an toàn nhất. Ngay sau đại hội
vượt qua mọi khó khăn về tài chính về ngun vật liệu, đồng chí
Lương văn Tri được trung ương Đảng giao trọng trách về lại Hương
Cảng tổ chức thành lập nhà in “Nam Hưng ngũ sắc thạch ấn”. Ở đó
cùng các đồng chí Hồng văn Thụ, Vi Nam Sơn in ấn hoàn chỉnh các
văn kiện của đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất, tránh được sự khủng
bố của địch. Vì giai đoạn này thực dân Pháp đã phát hiện có tổ chức
nước ngồi hỗ trợ lập ra Việt Nam độc lập đồng minh hội gọi tắt là
Việt Minh. Do đó Pháp khống chế rất gắt gao ở Lạng Sơn, cấu kết
với thực dân Anh ở Hồng Kông để truy lùng, bởi vậy phong trào tạm
lắng xuống trở về hoạt động bí mật hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Ngày 25/9/1936 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn
đươc thành lập.


- Ngày 11/4/1938 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Tràng Định
được thành lập.


Đó là kết quả nỗ lực, tuyên truyền vận động cách mạng của các đồng
chí đảng viên cộng sản, trong đó phải kể đến đồng chí Hồng văn
Thụ, đồng chí Lương văn Tri và đồng chí Mã Khánh Phương. Từ
những hạt giống đỏ cách mạng trong thời kì mặt trân dân chủ Đông
Dương 1936 – 1939. Tận dụng mọi hình thức hoạt động khi thì cơng
khai, lúc lại phải bí mật, các cơ sở Đảng và các tổ chức cách mạng
của quần chúng ở Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển


mạnh mẽ và sâu rộng.


Lúc này để chuẩn tìm bị địa điểm an tồn cho cơ quan của
Đảng về nước, theo sự phân công của đồng chí Hồng văn Thụ Đặc
vụ xứ uỷ Bắc Kì, tháng 5 năm 1938 đồng chí Lương văn Tri đi đảm
nhiệm vận động vùng Bắc Kạn và Cao Bằng tìm gặp Hồng Đình
Giong để mở lối liên lạc sang Tĩnh Tây – Trung Quốc để tiếp nhận
chỉ thị Việt Minh và cương lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Nam
Ninh sang. Cuối cùng tập hợp lại tại Thái Nguyên dự định vào giữa
năm 1939 để chờ bí thư Hồng văn Thụ hoạt động vịng từ Quảng
Ninh sang Nam Định lên Vĩnh Phúc về Bắc Thái để củng cố các cơ
sở Đảng triển khai đồng bộ nghị quyết chung để bàn gây bạo động
nhằm nâng dần dấy lên đồng loạt thành khởi nghĩa tồn bộ Bắc Kì.
Thời gian này đồng chí Lương văn Tri chịu đựng kham khổ gian nan
nhất. Liên tục hết bị sốt rét rồi dịch tả và thương hàn mãi sau cũng
gặp lại được Hoàng văn Thụ và Trường Chinh ở khu rừng Võ Nhai
rồi xuống Bắc Ninh.


Năm 1939 sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thì
thực dân Pháp ra sức khủng bố phong trào giải phóng dân tộc của
nhân dân ta. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng họp hội nghị lần
thứ sáu, quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng
giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và đề ra chủ trương: “Dự bị
những điều kiện để bước tới bạo động,làm cách mạng giải phóng
dân tộc”. Theo đó trung ương Đảng chủ trương tổ chức các lớp huấn
luyện quân sự, đào tạo cán bộ tự vệ, sẵn sàng tiến lên khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền, trung ương giao cho đồng chí Lương văn
Tri đảm nhiệm trọng trách này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

thứ bảy của trung ương Đảng, đồng chí Lương văn Tri được cử vào


Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc kì, phụ trách quân sự.


Giai đoạn đó thực dân Pháp tăng cường đồn bốt vào các vùng
Mỏ Nhài - Bắc Sơn, Đông Khê – Cao Bằng, xây kiên cố hoá pháo đài
Đồng Đăng để hộ vệ tuyến đường sắt Đồng đăng sang vùng Hoa
Nam đến tận Quảng Châu do Pháp đứng ra thầu, nên vùng biên giới
khơng an tồn vì Pháp đã phát hiện. Do đó việc huấn luyện cán bộ
nịng cốt được tổ chức tại Bắc Ninh. Trên cương vị xứ uỷ viên phụ
trách quân sự, đồng chí Lương văn Tri vừa thực hiện nhiệm vụ huấn
luyện quân sự, vừa tổ chức giảng dạy chính trị. Nội dung huấn luyện
quân sự gồm đội hình đội ngũ, cách tổ chức lực lượng tự vệ, chiến
thuật du kích, sử dụng các loại vũ khí thơng dụng. Nội dung giảng
dạy chính trị, tập trung triển khai học tập về chủ trương dường lối
cách mạng của Đảng, cách thức tuyên truyền, vận động và tổ chức
quần chúng. Tại xã Thanh Vân - Hiệp Hoà - Bắc Ninh. Đồng chí
Lương văn Tri cùng với đồng chí Hồng văn Thái cũng là xứ uỷ viên
Bắc kì đào tạo được ba lớp huấn luyện cho đội ngũ cán bộ xứ uỷ Bắc
kì và đào tạo cán bộ tự vệ địa phương.


Ngoài thời gian huấn luyện quân sự và giảng dạy chính trị,
đồng chí Lương văn Tri thường xuyên bám sát cơ sở quần chúng,
cùng đồng cảm gần gũi với những tá điền ngèo khổ, giác ngộ cho họ
thành những quần chúng trung kiên, tạo ra các cơ sở tin cậy của
Đảng. Tinh thần công tác tận tuỵ của đồng chí Lương văn Tri đã để
lại cho cán bộ, quần chúng cách mạng ở địa phương Bắc Ninh
những tình cảm trân trọng và quý mến như những người anh em ruột
trong gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thì biết là bị nhầm hướng bắc lẫn sang đường đi Na Rì - Bắc Cạn
gây mất thì giờ. Đêm thứ ba khơng dám quay lại sợ mật thám đồng


chí Hồng văn Thụ định lại hướng tây chờ mặt trời lặn rồi dẫn đường
đi tiếp. Nhằm hướng mặt trời lặn găp đồi trèo đồi gặp núi leo núi.
Nửa đêm mọi người thấy lạ là cứ đến đỉnh núi là Hồng văn Thụ cứ
ơm hơn gốc cây, áp tai vào cây như trị truyện khơng chịu ngồi nghỉ
mà mải ngắm hướng chỉ đường đi tiếp. Mọi người hỏi anh Thụ rằng
các gốc cây trên đỉnh đồi có ma à ? hay là có thần mách lối ? mà
không sợ bị lạc hướng nhỉ ! Lương văn Tri tị mị mãi thì anh Thụ
thủng thẳng bảo: “Mấy hôm nay nắng cả ngày, nửa đêm sờ gốc cây
và cột đá mà bên nào cịn nóng hơn, ấm hơn thì đằng ấy là hướng
tây mà, ta cứ theo hướng bên nóng, ấm đó mà đi là ắt đến đích”.
Lương văn Tri trầm trồ: “Đúng là trăm cái khó lại ló ra cái khơn”
“thơng minh ra phết”. Cứ cùng nhau áp tai vào cây ôm đá kề má thi
đến đêm thứ tư cả nhóm cách mạng đã đến được với đồng bào tày
của Tân Tri và vào đến Bắc Sơn an tồn. Tại đó đồng chí Lương văn
Tri cùng tổ chức vận động nhen nhóm duy trì phát triển đội du kích
Bắc Sơn và dùng tiếng tày để dân vận xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn
thuận lợi, góp phần hồn thành cương lĩnh 5 năm của Đảng Cộng
sản Đông Dương lần thứ nhất đề ra tại Ma Cao - Quảng Đông.


Tháng 3 năm 1940 sau khi đồng chí Hồng văn Thụ được cử
làm bí thư xứ uỷ Bắc Kì. Tiếp đó tháng 10 năm 1940 tại hội nghị
trung ương lần thứ VII, đồng chí Thụ được cử vào ban thường vụ
trung ương, trực tiếp lãnh đạo lực lượng du kích Bắc Sơn tăng
cường vũ khí hoạch định để chờ thời cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Ngày 27 tháng 9 năm 1940 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn do
Lương văn Tri làm đội trưởng du kích bất ngờ cho phát hoả tấn công
đồn Mỏ Nhài gây một tiếng vang lớn khắp toàn quốc làm cho kẻ thù
hoang mang và lo sợ. Chúng dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp
khủng bố. Trung ương Đảng tăng cường đồng chí Trần Đăng Ninh


xứ uỷ viên về Bắc Sơn trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng tiếp
tục duy trì và phát triển. Đồng chí lãnh đạo Hồng văn Thụ họp với
ban thường vụ xứ uỷ chủ trương duy trì đội du kích Bắc Sơn để làm
nịng cốt xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách
mạng sau này.


Đến tháng 12 năm 1940 đồng chí Lương văn Tri nhận nhiệm
vụ quyền lãnh đạo trực tiếp đội du kích Bắc Sơn thay đồng chí Thụ,
để đồng chí Thụ thay mặt trung ương Đảng lên Cao Bằng qua cột
mốc Pác Bó sang Tĩnh Tây – Trung Quốc để báo cáo với lãnh tụ
quốc tế Cộng sản Hồ Chí Minh về tình hình cách mạng trong nước
và lĩnh hội tình hình chiến tranh thế giới lần thứ hai trước nguy cơ
chủ nghĩa phát xít. Lương văn Tri cho các trung đội nguỵ trang kín
thành nơng dân nắm kĩ lưỡng lực lượng địch cịn xót lại sau trận đồn
Mỏ Nhài và các chốt lẻ, cho các tiểu đội bổ xung đủ đạn dược luyện
cách dùng vũ khí sao cho hiệu nghiệm nhất nguỵ trang nằm im chờ
lệnh đánh tiếp. Chiêu mộ cả học trò tận dụng vũ khí cũ và binh lược
hay của thế hệ sau của nghĩa quân Đề Thám – Yên Thế, Phồn
Xương từ vùng Võ Nhai, Hữu Lũng vào Bắc Sơn. Tìm các hướng
binh vận và di chuyển an tồn nhất. Vị trí ẩn náu chính sau chiến đấu
sẽ là vùng tổng Hội Hoan – Thoát Lãng vắng vẻ và kín đáo cũng gần
giáp quê nhà của Lương văn Tri ra hướng tây băc, sau đó là vùng
biên giới Việt – Trung. Hậu cứ dự trữ là Bằng Mạc, Ba Xã, Văn Mịch
theo sông Bắc Giang từ Na Rì về Thất Khê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

đó, nhiều đội viên du kích trung kiên đã nhanh chóng trưởng thành
những cán bộ cốt cán của đội du kích Bắc Sơn của căn cứ địa Bắc
Sơn – Võ Nhai.


Bằng nỗ lực hoạt động, vượt qua bao gian nguy, đồng chí


Lương văn Tri cùng cán bộ đảng viên địa phương giành nhiều thành
quả lớn lao. Trong vòng một thời gian ngắn cơ sở cách mạng ở cả
hai châu Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên) có nhữmg
bước phát triển mới. Vùng rừng núi hiểm trở có địa thế nối liền nhau
của các xã: Vũ Lăng, Vũ Lễ, Hữu Vĩnh, Ngư Viễn (châu Bắc Sơn) và
Lâu thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (châu Võ Nhai) đã trở thành khu
căn cứ địa vững mạnh của đội du kích, trong đó rừng Khuổi Nọi là
trung tâm.Tại đây có thể triển khai nhanh chóng lực lượng xuống Võ
Nhai theo hướng tây sang Đồng Hỷ, Đại từ lên Phú Lương (Thái
Nguyên). Có thể từ Khuổi Nọi lên Na Rì (Bắc Kạn) đến Cao Bằng
huặc xuống Yên Thế (Bắc Giang) và theo hướng đông qua Hữu
Lũng, Bằng Mạc về Điềm He, Đồng Đăng sang đến Long Châu
(Trung Quốc).


Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1941 nhằm phát huy khí thế cách
mạng một cuộc mít tinh lớn nhân ngày quốc tế lao động được tổ
chức long trọng tại khu rừng Khuổi Nọi với sự tham gia của đông đảo
đồng bào các dân tộc. Đồng chí Lương văn Tri thay mặt ban chỉ huy
cơng bố quyết định của trung ương Đảng về phát triển đội du kích
Bắc Sơn thành đội Việt Nam cứu quốc quân. Đứng trước hàng quân,
hướng lên cờ đỏ sao vàng đồng chí Lương văn Tri đọc lời thề danh
dự của Đội:


- Một, không phản Đảng.
- Hai, không hại dân.
- Ba, không hàng giặc.


- Bốn, tuyệt đối trung thành với Đảng.


- Năm, kiên quyết phấn đấu hy sinh để trả thù cho đồng chí,


đồng bào đã hy sinh.


Tồn cán bộ Việt Nam cứu quốc quân giơ cao cánh tay đồng thanh
đáp lời: “Xin thề”.


Lời thề danh dự và tiêng hô vang cả khu rừng Khuổi Nọi, thấm
sâu vào trái tim, khối óc các chiến sĩ cứu quốc quân, của nhân dân
các dân tộc, tạo khí thế trang nghiêm và hào hùng, góp phần làm hậu
thuẫn cho tinh thần quật khởi trong tiến trình nổi dậy giành chính
quyền sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

trung ương lần thứ VIII Hoàng văn Thụ được bầu vào ban thường vụ
trung ương, đặc trách công tác binh vận của Đảng. Cùng thời gian đó
nhiệm vụ của Lương văn Tri lại nặng nề hơn phải mở rộng ban chỉ
huy du kích về theo người địa phương cho hoả lực mạnh hơn. Nhân
thời cơ phát xít Nhật lăm le chiếm Đông Dương đã vào Lạng Sơn,
Pháp bối rối sợ sệt. Trận đầu vừa qua Đảng ta xác định mục tiêu
quân sự chính xác mở màn là tập kích đánh đồn Mỏ Nhài đã thắng
lợi. Cuộc khởi nghĩa thành công bất ngờ đúng như dự định và gây
một tiếng vang lớn làm nức lòng nhân dân, thực dân Pháp thực sự
hoang mang sau ngày 27 tháng 9 năm 1940 vừa sợ Việt Minh vừa
sợ Nhật. Sau hội nghị VIII chấp hành nghị quyết của trung ương
Đảng, chủ chương về phát triển đội du kích Bắc Sơn trở thành Đội
Việt Nam cứu quốc quân, từ đó làm nịng cốt xây dựng lực lượng
cách mạng vũ trang của Đảng. Vì vậy đồng chí Lương văn Tri đã
cùng đội du kích ra sức lập ra khu căn cứ tứ giác Bắc Sơn – Võ Nhai
– Yên Thế - Na Rì, nối liền các cơ sở cách mạng liên hoàn của đội
Việt Nam cứu quốc quân hoàn thành xứ mạnh to lớn làm cho Đảng
vinh quang toả sáng vai trò lãnh đạo dân tộc.



Đầu tháng 6 năm 1941 thực dân Pháp tổ chức bao vây triệt
phá lực lượng của ta một cách qui mô, nên ban chỉ huy phải tạm cho
du kích ẩn thành người bản địa Bắc Sơn trở lại thành thường dân.
Cán bộ người kinh của cách mạng và lực lượng khởi nghĩa rút về
rừng vắng Hội Hoan. Lương văn Tri và ban tham mưu cũ đã lộ tên lộ
mặt nên cho tổ chức bàn giao cho lực lượng trẻ ở đấy kế cận ngay
rồi nằm im đợi thời cơ. Ban chỉ huy cứu quốc tiếp tục chuyển hướng
khởi nghĩa lên Cao Bằng tạo vùng giải phóng đón viện trợ đồng minh
quốc tế cộng sản. Để lại cho lớp trẻ kế cận là: Hoàng văn Kiểu, Bế
Chấn Hưng, Đường Thái Nam, Nông Văn Cửu, Đường thị Kim …kể
cả các người già cao tuổi có uy tín ở lại vùng lạng Sơn. Cịn Hồng
văn Thụ, Phùng Thế Tài, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng thì
phải nhờ gia đình cụ Mã Khánh Phương canh gác và đưa qua mốc
15 để rút sang Long Châu ẩn náu và học tập quân sự Cộng sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

cho các cán sự về lại địa Phương thì Pháp khủng bố găt gao khắp
nơi, Lương văn Tri bị lộ diện tổ chức phải điều động lên Bắc Kạn và
Cao Bằng chờ đón vũ khí và khí tài viện trợ của đồng minh.


Ngày tháng 7 năm 1941 Lương văn Tri phải ẩn náu ở vùng
rừng sâu Ngân Sơn – Bắc Kạn. Do mất liên lạc với bệnh tật tái phát
cộng với dịch tả và thương hàn. Giữa lúc phong trào cách mạng
nước ta cịn gặp nhiều khó khăn gian khổ, thì ngày 28 tháng 8 năm
1941, đồng chí Lương văn Tri bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà tù
Cao Bằng. Biết đồng chí là cán bộ cốt cán của Đảng, chúng giam
đồng chí ở một buồng riêng biệt, cách ly với các tù nhân khác, vì
chúng cho rằng đây là “một tên Cộng sản Nguy hiểm”. Trong tù kể
địch đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn cực hình hịng buộc đồng chí khai
báo. Nhưng đồng chí vẫn ln ln giữ khí tiết của người cộng sản,
kiên quyết khơng khai báo mặ dù thân thể bị roi vọt đoạ đầy. Trong


vòng một tháng giam cầm, tra tẫn dã man nhưng kẻ địch khơng moi
được điều gì ở đồng chí, các cơ sở Đảng và quần chúng do đồng chí
phụ trách vẫn giữ vững. Khi bị giam cầm trong người bị bệnh nặng
với nạn dịch lớn, chúng bỏ mặc không chạy chữa, đồng chí Lương
văn Tri lâm bệnh nặng kiệt sức do kiết lỵ và mất ngày 29 tháng 9
năm 1941 lúc 31 tuổi. Cái chết của nhà cách mạng Lương văn Tri là
một sự hy sinh cao cả cho cách mạng Việt Nam đang chín muồi. Tên
tuổi đồng chí Lương văn Tri đã ghi sâu vào lịch sử đất nước.


Tháng 8 năm 1945 cách mạng thành công châu Điềm He quê
của nhà các mạng Lương văn Tri theo cơ cấu hành chính mới gộp
thêm nửa châu Bằng Mạc và đổi tên thành huyện Văn Quan. Trụ sở
hành chính là thị trấn Điềm He. Sau hồ bình lập lại 1954 đến 1970
chuyển trụ sở hành chính huyện sang Tu Đồn. Năm 1972 huyện Văn
Quan thành lập thêm trường phổ thông cấp III nữa ở trung tâm
huyện ban đầu lấy tên là trường phổ thông cấp III Lương văn Chi,
nay là trường phổ thông trung học Lương văn Tri để ghi nhớ công
lao một lãnh tụ cách mạng cho quê hương Văn Quan. Tên gọi Lương
văn Tri mà nhà trường đang mang đã và đang in sâu dấu ấn vào tâm
trí mọi học sinh quê hương Văn quan, để rồi trở thành những người
chiến sĩ tốt, thành những người công dân tốt và các vị cán bộ lãnh
đạo tốt cho nhân dân Lạng Sơn, để một lịng đồn kết cùng chung
sức, góp cơng xây dựng cho đất nước Việt Nam giàu mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

vẫn chưa phải. Sau này cải chính lại đúng chữ Hán khai sinh gốc là
chữ “Tri” có tám nét bút lơng hẳn nghĩa: (Tri có nghĩa là biết
trong Tri thức) lấy vần nặng T-R là chính xác.


Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ Lạng Sơn. Đã ghi
nhận tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của đồng chí. Phẩm chất đạo


đức cách mạng cao cả của đồng chí mãi mãi là tấm gương để cho
thế hệ hôm nay và mai sau noi theo, học tập. Tên tuổi của đồng chí
Lương văn Tri sống mãi với nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, tô thắm
non sông đất nước Việt Nam.


Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lương văn Tri, trong bối
cảnh tồn Đảng, tồn qn, tồn dân ta ơn lại lịch sử vẻ vang và hào
hùng của đồng chí. Để báo đáp cơng ơn đó Đảng bộnLạng Sơn đã
và đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thi đua lập thành tích chào mừng
đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn làn thứ
XV, chào mừng đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ XI. Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc Lạng Sơn nguyện ra sức phấn đáu xây dựng Lạng
Sơn thành một tỉnh có đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển,
quốc phòng và an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị bảo vệ
vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, góp phần thực hiện cơng
cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.


Để tưởng nhớ 100 năm ngày sinh đồng chí tại thị trấn Văn
Quan trong tháng 7 năm 2010 vừa hoàn thành tượng đài toàn thân
nhà cách mạng Lương văn Tri cao 5 mét ở trên bệ rộng 2,9 mét cùng
một khuôn viên rộng với nhà tưởng niệm tôn nghiêm ở vị trí trang
trọng nhất của thị trấn Văn Quan, để long trọng đón mừng ngày 17
tháng 8 năm 2010 là ngày sinh của đồng chí.


<i><b> Đồng Đăng, ngày 26 tháng 7 năm 2010</b></i>


Người viết bài:



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×