Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

thuyet minh ve cay lua Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.38 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường THPT Krông Nô- Đăk Nông</b>


<b>HS: Đỗ Thị Sáu, Lớp 10B3</b> 1


<i><b>Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.</b></i>


Bài làm


CÂY LÚA VIỆT NAM
<i>Việt Nam đất nước ta ơi</i>


<i>Mênh mơng biển lúa đâu trời đẹp hơn</i>
<i>Cánh cị bay lả rập rờn</i>


<i>Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều</i>


Nắng và gió, cát sỏi và mồ hơi, nước mắt người lao động, tất cả quyện hịa, qnhđặc
lạithứ hồ keo kết dính, như phẩm màu ai vẽ bức tranh quê Việt Nam đẹp tuyệt vời có cánh cị
sớm hơm lặn lội- cánh cị chở nắng qua sơng, qua cánh đồng biển lúa. Mênh mông quá biển
lúa quê hương - bầu sữa mẹ, cánh tay cha ôm ấp vỗ về. Chẳng thể nghĩ, mảnh đất Việt cần
mẫn lạicó thểthiếu đi những cánh đồng lúa xanh mơn mởn kia.


Mảnh đất đau thương mà hùng dũng Việt Nam có lúc nào ngơi nghỉ, yên bình; ln
phải gồng mình chống kẻ xâm lăng nanh ác, vậy mà sự sống vẫn cứ ươm mầm, mang trên
mình sức cơng phá tuyệt vời, đội lên từng lớp đất đá, vươn tới mặt trời. Cây lúa Việt Nam
cần mẫn và lam lũ, trong suốt vẻ đẹp chân chất như chính con người Việt Nam vậy!


<i>"Đất Nước có từ khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" (Nguyễn Khoa Điềm,</i> <i>Đất</i>
<i>Nước). Nếu cây tre làm chông làm mác cùng người Việt xông ra trận tuyến gìn giữ</i>non sơng
gấm vóc thì cây lúa, hạt gạo lại âm thầm phía sau, tiếp thêm sức mạnh. Từ niêu cơm Thạch
Sanh vơi rồi lại đầy đến "nắm gạo miền Nam" trong kháng chiến trường kì; tất cả, tất cả đều


lấp lánh thêm, tươi đẹp thêm tâm hồn người Việt. Cái gắn bó giữa người và lúa là thế. Con
người tìmđến với cây lúa đâu giản đơn chỉ là nguồn lương thực duy trì nhịp thở? Cây lúa với
con người đâu chỉ có mối quan hệ gieo cấy giản đơn? Nó giống như một tình u máu mủ ân
cần. Cịn hạt thóc vàng, cánh đồng xanh kia, kì lạ thay đến với con người Việt Nam tự nhiên
như dòng sữa mẹ đến với trẻ thơ, như bước chân người lữ thứ tìm về quê cũ, gây dựng mối
tình thắm thiết, "làm cái con" của người dân đất Việt.


Lá mạ xanh rờn, mướt như ngọc. Thật không thể tưởng nổi cánh mạ mong manh đẹp
đẽ ấy lại vững vàng hơn tất thảy. Sau bao ngày tháng tích nhựa, ủ mầm, chắt chiu mật ngọt từ
đất, cây vươn mình trỗi dậy đón chào bình minh. Vậy là sau phút chuyển mình, hạt thóc vàng
ươm đã lên mầm xanh hi vọng. Yêu biết mấy những lá mạ non tươi lấp lánh dưới nắng mai
mà người nơng dân nâng niu, gìn giữ.Từng hành động, cử chỉ từ nhổ mạ tới bó mạ, tất cả đều
nhịp nhàng, nhịp nhàng những cánh tay đưa. Linh thiêng sao, họ đang gieo những hạt mầm
cho trái quả hạnh phúc.


Cảm động biết bao những buổi cấy cày với những khúc hát vắt vẻo lưng chừng núi,
nảy nở cánh hoa yêu đời, mến thương con người. Bàn tay dịu dàng cô thôn nữ như cô tiên
ươm sen nơi đất Bụt, ao quan, cấy xuốngruộng sâu mầm mạ xanh tươi, vun vén cho cây nảy
nở sinh sôi, để một ngày mai hiến dâng hạt ngọc cho đời.


Nhưng để hưởng thụ những hạt vàng thóc lúa ấy đâu giản đơn chỉ là cấy gặt mà biết
bao lo âu dồn nén. Gieo mầm mà xong lại phải chăm bón, vun vén cho cây mới mong có ngày
thu được thành quả.


Từ đầu chí cuối, giọt nước mắt dân cày không lúc nào thôi rơi, mồ hôi dân cày vẫn
luôn đẫm nơi chân ruộng bờ mương. Này nhé, để mạ non yêu dấu phát triển thành cây lúa,
cho đơm hoa kết trái, người nông dân phải cho đốt đồng, dọn bãi từ tháng giêng, tháng hai.
Bao giờ cũng thế, dưới bóng hồng hơn, ngọn lửa rừng rực khắp cánh đồng, sáng láng cả một
góc trời,... Rơm rạ ngổn ngang mùa trước giờ lại hòa tan trong bức tường thành lửa khói,
xơng thẳng trời cao.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Trường THPT Krơng Nơ- Đăk Nông</b>


<b>HS: Đỗ Thị Sáu, Lớp 10B3</b>
2


<i>"Cày đồng đang buổi ban trưa</i>
<i>Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày"</i>


(Ca dao)
Quen thuộc q, bóng dáng sớm hơm lặn lội:


<i>"Trên đồng cạn dưới đồngsâu</i>
<i>Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa"</i>


(Ca dao)


Tôi cứ tưởng tượng dưới nắng trưa gay gắt, đất ẩm bốc hơi, tất cả dồn nén, rồi vỡ tan
trên tấm lưng trần phơi nắng ngâm sương. Nước dưới ruộng như sục sơi, nắng trên cao lại góp
sức thiêu đốt. Chao ôi! kể làm sao cho xiết nỗi vất vả lo toan? Địn gánh tre chín dạn hai vai,
thân xác chín dạn vì lao lực, hay trái tim chín dạn vì lo âu khắc khoải?! Vậy mà người ta vẫn
tin tưởng vào ngày mai không xa, cái ngày mai tiếp nối ngày hôm nay lam lũ sẽ thu được trái
ngọt hương lành.


Tháng tư rồi đến tháng năm, cuộc chiếnsống còn với thiên nhiên khắc nghiệtvẫn bủa
vây bốn phía. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" - mà bán như cho, chỉ
nhận về phần đắng cay tủi nhục; cố rướn gót, nghểnh cổ mà khắc khoải ngóng trơng:


<i>"Trơng trời trơng đất trông mây</i>



<i>Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm"</i>
(Ca dao)


Mồ hơi, nước mắt dân cày có thể trở thành cát bụi chỉ vì một cơn mưa dai dẳng, một
trận nắng hạn, hay những ngọn gió lào rát cháy cỏ cây. Thế đấy, những nỗi niềm cứ ồ ập,
nặng trĩu suy tư đã làm hằn sâu thêm nếp gấp lo âu trên vầng trán rộng.


Nhổ cỏ, bón phân, diệt hại,... tất cả những gì có thể, họ cũng đã làm. Mồ hôi người lao
động trải khắp cánh đồng, đôi chân trần mòn mỏi làm ướt mềm đá cứng. Nhưng phải cho "trời
n bể lặng" thì cõi lịng cuộn sóng lo toan mới dịu dàng ngọt mát hương sữa lúa đòngđòng.


Lúa qua thì con gái, cánhđồng xanh mướt giờ vẽ nên mênh mông biển lúa, vàng rực
dưới nắng như lửa đốt thì gian khó cũng theo gió đưa đi. Bơng lúa vàng nặng trĩu kéo thân
cây cong cong như lưng mẹ già mang con lên rẫy, đong đưa làm dậy sóng biển vàng. Đơi
quang gánh trên bờ vai chín dạn khơng mang theo lo âu cự nhọc mà là niềm hạnh phúc, là trái
ngọt hương lành kết tinh từ mồ hôi nước mắt. Khắp cánh đồng, nón trắng nhấp nhô; trên
đường quê thân thuộc, vẫn những đôi chân trần, nhưng gấp gáp hơn, hứng khởi hơn- đôi chân
đặt những bước cuối cùng trên bậc thềm đến vinh quang - cái vinh quang chân chất của dân
cày.


Thế rồi, đểcó hạt gạo trắng ngần, đểcó bát cơm thơm dẻo, "Hạt gạo phải một nắng
<i>hai sương xay, giã, dần, sàng". (Nguyễn Khoa Điềm,Đất Nước).</i>


Thếmới biết, "một hạt thóc vàng chín giọt mồ hơi". Hạt gạo trắng ngần q giá thay!
<i>"Ăn quả đền ơn kẻ cấy cày" là vậy:</i>


<i>"Ai ơi bưng bát cơm đầy</i>


<i>Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"</i>
(Ca dao)



Tôi bỗng nhớ tại một miền đất xa, nơi có câu chuyện cổ tích mộng mơ. Trong câu
chuyện ấy có một bà tiên nhân hậu đã trao tặng cho hai đứa trẻ có lịng hiếu thảo ba quả tiên,
trong đó là những vàng bạc quý giá, lâu đài nguy nga và gia nhân tấp nập. Hôm nay trên
mảnh đất Việt thân yêu mở rộng ra trước mắt tôi là hàng ngàn, hàng vạn bạc vàng quý giá
đang lấp lánh giữa cánh đồng. Những "hạt ngọc" của đời ấy đãđược kết tinh từ mồ hôi, nước
mắt người lao động, sẽ luôn làcánh nôi đưa, nuôi dưỡng tâm hồn Việt.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×