Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC GIAI ĐOẠN 2015-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.56 KB, 73 trang )

0

HỘI ND VIỆT NAM

HỘI LHPN VIỆT NAM

ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH

HỘI CCB VIỆT NAM

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT
HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC
GIAI ĐOẠN 2015-2020

Hà Nội, tháng 10/2020


1

DANH MỤC TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
TT

NỘI DUNG

TRANG

I



BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC

1

Ngân hàng Chính sách xã hội - Báo cáo Tổng kết hoạt động
ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
giai đoạn 2015-2020

05

2

Hội Nông dân Việt Nam - Báo cáo Tổng kết đánh giá kết
quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác giai đoạn 2015-2020

29

3

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Báo cáo Tổng kết đánh
giá kết quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã
hội giai đoạn 2015-2020

44

4

Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Báo cáo Tổng kết đánh giá

kết quả hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020

54

5

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Báo cáo Tổng
kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác giai đoạn 2015-2020

62

II

THAM LUẬN CẤP TỈNH

1

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh
Lai Châu

74

2

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh
Hưng Yên

78


3

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh
Hà Tĩnh

81

4

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu

87

5

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành
phố Cần Thơ

92

6

Tham luận của Hội Đoàn Thanh niên tỉnh Sơn La

97

7


Tham luận của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh

101

8

Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

106


2

9

Tham luận của Hội Cựu chiến binh tỉnh Đắk Lắk

111

10 Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An

116

11 Tham luận của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

121

12 Tham luận của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang

126


13 Tham luận của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam

132

14 Tham luận của chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai

136

15 Tham luận của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tiền Giang

140

III THAM LUẬN CẤP HUYỆN
1

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

146

2

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị
xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

150

3


Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

153

4

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

156

5

Tham luận của Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

160

6

Tham luận của Đoàn Thanh niên huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên

163

7

Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương


166

8

Tham luận của Hội Nơng dân huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định

171

9

Tham luận của Hội Nông dân huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng

175

10

Tham luận của Hội Cựu chiến binh thị xã Ngã Năm, tỉnh
Sóc Trăng

179

IV THAM LUẬN CẤP XÃ
1

Tham luận của Ơng Nguyễn Văn Dũng Chủ tịch UBND xã
Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


183


3

2

Tham luận của Ông Lưu Xuân Năm Chủ tịch UBND xã Đạo
Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

187

3

Tham luận của Ông Nguyễn Anh Tuấn Chủ tịch UBND xã
Mai Hóa, huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng Bình

191

4

Tham luận của Ơng Nguyễn Văn Hùng Chủ tịch UBND xã
Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng

195

5

Tham luận của Ơng Cao Thanh Hùng Chủ tịch UBND xã
Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang


201

6

Tham luận của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Thị trấn Nước Hai,
huyện Hịa An, tỉnh Cao Bằng

204

7

Tham luận của Hội Nơng dân xã Thủy Sơn, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng

207

8

Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Thuận Nam,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

210

9

Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

214


10

Tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Rạch Gốc,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

218

V

THAM LUẬN CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

1

Tham luận của Bà Lương Thị Tuyến Tổ trưởng Tổ TK&VV
thơn Ngịi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

222

2

Tham luận của Bà Phạm Thị Hà Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn
Hàn Dưới, xã Yên Đồng, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình

224

3

Tham luận của Bà Hồ Thị Đề Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn
Ka cú 1, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế


227

4

Tham luận của Bà Y Duyên Tổ Trưởng Tổ TK&VV thôn
Nông Nội, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

230

5

Tham luận của Bà Trần Thị Y Thơ Tổ trưởng Tổ TK&VV
khóm 3, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

232


4

Phần I
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI KHÁC
GIAI ĐOẠN 2015-2020


5

NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2020

BÁO CÁO
Tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020
Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động ủy thác trong thời gian tới
Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng
Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện phương thức ủy thác cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội. Cùng
với việc hình thành mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) đến các
thôn, ấp, bản, làng trên toàn quốc, phương thức ủy thác đã huy động sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, gắn kết 04 nhà
(Ngân hàng, Chính quyền, Tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV) cùng
chung tay giúp người nghèo, đối tượng chính sách biết sử dụng vốn vay, tạo sinh
kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
PHẦN I
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO
VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

NHCSXH thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội
dung cơng việc thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội theo các ngun tắc
chính là: bình xét dân chủ, cơng khai; vốn giải ngân trực tiếp đến người vay tại
trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã thông qua hoạt động của Tổ giao dịch

tại Điểm giao dịch xã, nhằm tiết giảm tối đa chi phí cho người vay, tạo điều kiện
thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ
tài chính tín dụng. Phương thức cho vay này thể hiện tính ưu việt riêng có của
NHCSXH.


6

Để cụ thể hóa nội dung cơng việc ủy thác, NHCSXH và Hội Nông dân,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về việc thực hiện ủy thác
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong q trình thực hiện,
để hồn thiện hơn nội dung cơng việc ủy thác, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ngày
03/12/2014, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội đã ký kết lại Văn bản
thỏa thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTNCSHCM.
Nhằm triển khai nhanh chóng, đạt chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy thác,
trên cơ sở văn bản thỏa thuận, NHCSXH và cơ quan trung ương của các tổ chức
chính trị - xã hội đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các
đơn vị trực thuộc triển khai nghiêm túc, bài bản, đảm bảo thống nhất từ trung
ương đến cơ sở. Tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm lựa chọn, bố trí cán
bộ và phân công bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công
việc ủy thác đảm bảo ổn định, phát huy hiệu quả, phù hợp với chức năng nhiệm
vụ, mô hình tổ chức của mình. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015 – 2020, xuyên
suốt quá trình thực hiện nội dung cơng việc ủy thác giữa NHCSXH với các tổ
chức chính trị - xã hội, cũng là giai đoạn tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW
của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
xã hội. Vì vậy, hoạt động ủy thác bên cạnh sự chủ động của NHCSXH và các tổ
chức chính trị - xã hội, cịn có sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của các
cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.
Những cơng việc tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện gồm:

tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng ưu đãi đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách, vận động thành lập, quản lý hoạt
động của các Tổ TK&VV; kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban
quản lý Tổ TK&VV và các tổ viên; đồng thời, phối hợp với NHCSXH tổ chức
thực hiện một số cơng việc liên quan đến quy trình cho vay, quản lý vốn vay, xử
lý nợ, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng… Việc quản lý nguồn vốn, giải
ngân, thu nợ, hạch toán, theo dõi hồ sơ vay vốn do NHCSXH đảm nhận, trong
đó việc giải ngân, thu nợ được thực hiện trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng
có sự chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV. NHCSXH chi
trả phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ mức phí được Thủ tướng
Chính phủ giao từng thời kỳ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Việc tổ chức thực hiện các nội dung ủy thác được NHCSXH và các tổ
chức chính trị - xã hội triển khai ở cả 04 cấp, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương. Đến 31/8/2020, 100% tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, 98,3% tổ chức
chính trị - xã hội cấp huyện ký kết văn bản liên tịch với NHCSXH cùng cấp,


7

87% tổ chức chính trị - xã hội cấp xã ký kết Hợp đồng ủy thác với NHCSXH
cấp huyện.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC THEO VĂN BẢN THỎA
THUẬN SỐ 3948/VBTT

1. Kết quả việc phối hợp thực hiện các chương trình tín dụng
Trong giai đoạn 2015 - 2020, các chương trình tín dụng và khối lượng tín
dụng NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã
hội ngày càng tăng. Năm 2015 và năm 2018, thực hiện ủy thác thêm chương
trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày
21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số

100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, đưa số lượng các chương
trình tín dụng ủy thác lên 18 chương trình.
Đến 31/8/2020, tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương
thức ủy thác là 220.545 tỷ đồng (chiếm 99,56% tổng dư nợ của NHCSXH)1;
tăng 90.491 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình qn hằng năm
đạt 11,8%. Trong đó, dư nợ ủy thác thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
chiếm 38,8%, Hội Nông dân Việt Nam chiếm 30,6%, Hội Cựu Chiến binh Việt
Nam chiếm 16,7%, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 13,9%.
Tổng doanh số cho vay theo phương thức ủy thác giai đoạn 2015-2020 đạt
334.061 tỷ đồng (chiếm 98,8% tổng doanh số cho vay của NHCSXH).
Trong quá trình triển khai hoạt động ủy thác, NHCSXH và các tổ chức
chính trị - xã hội thường xuyên củng cố, sắp xếp lại mạng lưới Tổ TK&VV, bảo
đảm hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân
cư, tạo thuận lợi cho quá trình quản lý, vận hành hoạt động Tổ. Đến 31/8/2020,
có 173.712 Tổ TK&VV (giảm hơn 23.000 Tổ so với năm 2014), với gần 6,5
triệu tổ viên còn dư nợ; bình quân dư nợ 1,3 tỷ đồng/tổ và 37 tổ viên/tổ; bình
qn 01 khách hàng có dư nợ 34 triệu đồng, tăng 15 triệu đồng so với
31/12/2014. Theo kết quả chấm điểm phân loại Tổ TK&VV đến 31/8/2020, số
Tổ tốt chiếm 83,7%, Tổ khá chiếm 11,7%, Tổ trung bình chiếm 3,9%, Tổ yếu
chiếm 0,7%. Số Tổ trung bình, yếu kém giảm 0,3%, số Tổ tốt tăng 18,7% so với giai
đoạn trước.
Việc thực hiện ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính
trị - xã hội đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng tín dụng: nợ quá hạn trong
tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội giảm dần từ 4,5% (370 tỷ
Đến 31/8/2020, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 230.838 tỷ đồng, tăng 96.165 tỷ đồng so
31/12/2014; tổng dư nợ các chương trình tín dụng tại NHCSXH đạt 221.515 tỷ đồng, tăng 92.059 tỷ đồng (71%)
so với 31/12/2014 với gần 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ.
1



8

đồng) khi nhận bàn giao xuống còn 0,38% năm 2014 và đến 31/8/2020 còn
0,25%2. Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt 94%, tăng 23% so với 31/12/2014. Các vụ
việc chiếm dụng vốn được tập trung xử lý, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động tín
dụng được thiết lập.
Tỷ lệ thu lãi tăng dần qua từng năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, giảm thiểu
lãi tồn đọng. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm, phối hợp
với NHCSXH làm tốt công tác vận động tổ viên Tổ TK&VV tham gia thực hiên
quy ước về tiền gửi tiết kiệm định kỳ hằng tháng, mang lại hiệu quả thiết thực.
Đến 31/8/2020, trên 99,9% Tổ TK&VV có số dư tiền gửi tổ viên với gần 6,5
triệu tổ viên tham gia, số dư tiền gửi đạt 11.190 tỷ đồng, tăng 7.790 tỷ đồng so
với 31/12/2014.
NHCSXH đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính
trị - xã hội duy trì và tổ chức tốt việc giao dịch tại 10.428 Điểm giao dịch xã.
Trên 92% tổng giá trị giao dịch của NHCSXH với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác được thực hiện tại Điểm giao dịch xã, đảm bảo chính xác,
nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.
(Kết quả hoạt động ủy thác theo các phụ lục chi tiết đính kèm)
2. Kết quả việc thực hiện nội dung thỏa thuận của các tổ chức chính
trị - xã hội
a) Công tác tuyên truyền, vận động
Tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thường xuyên phối hợp với chính
quyền địa phương, NHCSXH thực hiện tốt cơng tác tun truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, các
chương trình tín dụng, các quy định liên quan đến hoạt động ủy thác dưới nhiều
hình thức đa dạng, phong phú:
- Chuyên mục nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh với đồng vốn
ưu đãi được đăng tải thường xun trên các ấn phẩm truyền thơng, tạp chí, cổng
thơng tin điện tử của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như các phương tiện

thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh tuyên truyền chủ
trương chính sách, các đơn vị đã chú trọng tuyên truyền các điển hình tiên tiến
trong sử dụng vốn vay hiệu quả, vươn lên thốt nghèo... để khuyến khích, động
viên các hội viên mạnh dạn vay vốn, tự lực vươn lên.
- Tổ chức phát tài liệu, giao lưu, tọa đàm và tuyên truyền tại các buổi sinh
hoạt chi hội, họp Tổ TK&VV, họp thôn, các buổi tập huấn nghiệp vụ, các buổi
họp giao ban tại Điểm giao dịch xã…. Thông qua đó, tuyên truyền về các
Đến 31/8/2020, tổng dư nợ quá hạn tại NHCSXH là 556 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,26% tổng dư nợ, giảm 0,15% so
với 31/12/2014.
2


9

chương trình tín dụng, tun truyền nâng cao ý thức của người vay trong việc sử
dụng vốn, trả nợ ngân hàng, thực hiện quy ước của tổ; tư vấn, hướng dẫn giúp
người vay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao nghiệp vụ ủy thác
cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Ban quản lý Tổ TK&VV.
- Phối hợp với NHCSXH vận động, tuyên truyền hội viên và nhân dân
tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về tín dụng chính sách xã hội như: Hội
thi “Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ” các cấp, Cuộc thi “Tìm hiểu về thực
hiện Chỉ thị số 40-CT/TW”. Đồng thời, chủ động lồng ghép nội dung tìm hiểu
về tín dụng chính sách và hoạt động ủy thác trong khuôn khổ các cuộc thi
nghiệp vụ của tổ chức chính trị - xã hội....
b) Cơng tác kiểm tra, giám sát
Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp đã quan tâm, chú trọng
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị cơ sở, các Tổ TK&VV.
Trong giai đoạn 2015-2020, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã kiểm tra 9.610
lượt huyện, 14.374 lượt xã, 40.167 lượt Tổ TK&VV; tổ chức chính trị - xã hội
cấp huyện đã kiểm tra 151.979 lượt xã, 481.285 lượt Tổ TK&VV. Tổ chức

chính trị - xã hội cấp xã trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo các buổi họp Tổ
TK&VV theo quy định, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng
ủy nhiệm, kiểm tra 100% món vay sau khi giải ngân…
Thơng qua kiểm tra, giám sát, tổ chức chính trị - xã hội các cấp nắm bắt
được tình hình triển khai hoạt động ủy thác tại cơ sở; kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh sai sót, tồn tại; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn,
vướng mắc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại các địa phương.
c) Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH
- Tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tích cực phối hợp với NHCSXH và
chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng, giải ngân
nhanh chóng, kịp thời vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng; tham gia quản lý,
đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng; xử lý các trường
hợp nợ khó địi, nợ q hạn, người vay bỏ đi khỏi địa phương, các khoản nợ bị
rủi ro do nguyên nhân khách quan, đối chiếu, phân tích nợ vay và thực hiện các
giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng…
- Phối hợp tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt
động tín dụng chính sách xã hội như: hội nghị tổng kết “Đánh giá 15 năm hoạt
động tín dụng chính sách xã hội” các cấp, hội nghị trực tuyến tồn quốc về “Vai
trị, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững”, hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính


10

sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam”... Từ đó tạo nên các đợt
sinh hoạt chính trị, chuyên môn sâu rộng nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín
dụng chính sách xã hội; qua đó, nghiên cứu, tham mưu trình cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách (bổ sung đối tượng thụ hưởng,
điều chỉnh mức vay, lãi suất, thời gian cho vay....) phù hợp với thực tiễn và nhu

cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
3. Về thực hiện trách nhiệm của các bên
a) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội
- Đã quan tâm rà sốt, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận chuyên
trách theo dõi hoạt động ủy thác để thường xuyên chủ động phối hợp với
NHCSXH trong quá trình triển khai. Gắn kết quả công tác ủy thác với các tiêu
chí bình xét thi đua, khen thưởng định kỳ. Thực hiện nghiêm túc quy định Ban
Thường vụ tổ chức chính trị - xã hội cấp xã không kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ
TK&VV.
- Chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng
năm đối với hoạt động nhận ủy thác của đơn vị cơ sở, Tổ TK&VV cũng như
hoạt động vay vốn và sử dụng vốn của hộ vay.
- Duy trì và thực hiện nghiêm túc việc giao ban định kỳ với NHCSXH
cùng cấp; đồng thời, coi trọng công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả
hoạt động ủy thác, kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh
nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy thác của tổ chức
chính trị - xã hội các cấp.
b) Đối với NHCSXH
- Hằng năm, NHCSXH đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn,
đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Triển khai kịp thời đến tổ chức chính trị - xã hội các cấp các văn bản
quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các văn
bản liên quan đến chính sách mới ban hành, đảm bảo sự phối hợp triển khai
thống nhất, hiệu quả. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ để nắm bắt tình hình,
kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh.
- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn phí ủy thác cho tổ chức chính trị - xã hội,
hoa hồng cho Tổ TK&VV. Trong giai đoạn 2015-8/2020, tổng số phí ủy thác đã
chi trả cho tổ chức chính trị - xã hội các cấp là 4.166 tỷ đồng, hoa hồng chi trả cho
Ban quản lý Tổ TK&VV là 9.918 tỷ đồng.

4. Đánh giá về kết quả hoạt động ủy thác


11

a) Hoạt động ủy thác góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
chính sách xã hội, qua đó góp phần thực hiện thành cơng chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
- Giai đoạn 2015-2020, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội đã
nghiên cứu, xây dựng nội dung ủy thác phù hợp với điều kiện thực tiễn; thường
xuyên phối hợp đưa ra các giải pháp chỉ đạo thống nhất đối với các đơn vị trực
thuộc. Nhờ đó, hoạt động ủy thác đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại hiệu
quả cao, thể hiện sự quyết tâm của NHCSXH và tổ chức chính trị - xã hội các
cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả đạt được tiếp tục
khẳng định đây là một kênh dẫn vốn, một phương thức quản lý vốn hiệu quả,
phù hợp với cấu trúc hệ thống chính trị, phù hợp với người nghèo và các đối
tượng chính sách, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
chính sách xã hội.
- Thông qua hoạt động ủy thác đã huy động được sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị cùng chung tay giúp đỡ người nghèo và các đối tượng
chính sách. Cùng với cán bộ NHCSXH, hàng vạn cán bộ tổ chức chính trị - xã
hội từ Trung ương đến cơ sở đã phối hợp chuyển tải nhanh chóng, kịp thời
nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến hàng triệu người nghèo, đối tượng chính
sách trên cả nước. Không những tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng tiếp
cận vốn tín dụng một cách thuận lợi mà còn hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản
xuất, kinh doanh nhằm sử dụng vốn vay hiệu quả. Qua đó, tạo sinh kế, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, góp phần hạn chế, đẩy lùi tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nơng thơn và thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã
hội, xây dựng nông thôn mới.

- Hoạt động ủy thác với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội,
dưới sự giám sát của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và người dân đã đảm
bảo yêu cầu công khai, dân chủ trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Tạo điều kiện giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác tiếp cận dịch vụ tín dụng - tài chính một cách thuận lợi, tiết giảm tối đa
thời gian, chi phí, góp phần tích cực triển khai chiến lược tài chính tồn diện,
đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Hoạt động ủy thác góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; củng cố
tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Việc NHCSXH ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện một
số nội dung công việc trong quy trình cho vay là phù hợp với năng lực quản lý
và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy được
những ưu thế của tổ chức chính trị - xã hội có mạng lưới, cán bộ ở tất cả các xã,


12

phường, thị trấn, có chi hội đến các thơn, bản, ấp, khu dân cư.... gần dân nhất
cùng tham gia góp sức triển khai tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo hiệu quả
trong sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo.
- Thông qua hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều
kiện củng cố tổ chức mình gần dân, sát dân hơn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ
toàn diện, hiệu quả hơn; nội dung hoạt động phong phú, thiết thực hơn; vai trò,
nhiệm vụ là trung tâm nòng cốt cho phong trào hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế,
giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới được khẳng định; thu hút, tập
hợp được đông đảo hội viên, làm cho hội viên tin tưởng, gắn bó hơn với tổ chức
mình; làm tăng trách nhiệm, tình cảm, tinh thần đồn kết giữa hội viên với hội
viên, hội viên với tổ chức hội ….Thơng qua đó, uy tín của tổ chức chính trị - xã
hội được nâng lên, người dân tự nguyện tham gia các tổ chức chính trị - xã hội
nhiều hơn, góp phần củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở; củng cố, tăng cường

niềm tin vững chắc của hội viên và các tầng lớp nhân dân vào cơng cuộc đổi mới
của Đảng, Nhà nước.
- Tổ chức chính trị - xã hội các cấp có thêm nguồn kinh phí hoạt động,
năng lực đội ngũ cán bộ được nâng lên; có điều kiện thực hiện hiệu quả hơn
phong trào hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế thông qua việc lồng ghép các
chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động ủy
thác như: phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc sức
khỏe, sinh sản, bình đẳng giới, xây dựng gia đình “5 khơng 3 sạch” của Hội Phụ
nữ; phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Hội Nông dân; phong trào giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của Hội Cựu chiến binh; phong trào
xung kích lao động sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2015-2020, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội đã tiếp
tục phối hợp triển khai ngày càng hiệu quả phương thức ủy thác cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác, được cấp ủy, chính quyền các cấp và
nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện.
Việc ủy thác thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được khẳng định là
giải pháp sáng tạo, phù hợp với tôn chỉ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội, phù hợp với tính chất chính trị, xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy
tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay; qua đó góp phần tích cực phát triển bền
vững NHCSXH, xây dựng tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội,
xây dựng nông thôn mới.


13
III. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Một số tồn tại, hạn chế

Qua kiểm tra giám sát của NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, tại
một số địa phương vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tiếp tục quan tâm chỉ
đạo khắc phục trong thời gian tới, cụ thể là:
a) Tại cấp tỉnh, cấp huyện
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động ủy thác đối với tổ chức
chính trị - xã hội cấp dưới, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, củng cố, nâng cao
chất lượng tín dụng tại một số đơn vị chưa thực sự quyết liệt, do đó kết quả chưa
đồng đều, thiếu bền vững, nhất là một số tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
- Một số nơi, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội được phân công chuyên
trách theo dõi công tác ủy thác thiếu sự ổn định, khi thay đổi chưa được bổ sung
kịp thời, ảnh hưởng đến việc theo dõi, triển khai thực hiện nhiệm vụ cũng như
công tác tham mưu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với tổ chức chính
trị - xã hội cấp dưới.
- Sự phối hợp giữa NHCSXH với tổ chức chính trị - xã hội có nơi, có lúc
chưa chặt chẽ, một số đơn vị chưa thực sự coi trọng hoạt động giao ban định kỳ,
vì vậy, việc trao đổi, nắm bắt thơng tin về triển khai tín dụng chính sách xã hội
trên địa bàn, đặc biệt là những tồn tại, khó khăn, vướng mắc chưa được thường
xuyên, chưa có giải pháp phối hợp chỉ đạo khắc phục kịp thời.
b) Tại cấp xã
- Tổ chức chính trị xã hội cấp xã ở một số nơi chưa thực sự quan tâm,
làm tốt việc chỉ đạo thành lập, quản lý hoạt động của Tổ TK&VV, đặc biệt trong
việc duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ, họp bình xét đối tượng vay vốn, kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ xấu, lãi tồn đọng.... Một số nơi, Tổ
trưởng Tổ TK&VV năng lực yếu nhưng chậm có giải pháp xử lý, thay thế kịp
thời, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động chung. Cá biệt một số nơi, cịn
tình trạng cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV lợi dụng
nhiệm vụ được giao để chiếm dụng vốn (tự thu nợ gốc, thu lãi không nộp ngân
hàng, vay ké, vay hộ...) nhưng việc phát hiện và xử lý, vì nhiều nguyên nhân,
chưa kịp thời, triệt để.
- Tại một số địa bàn cấp xã, việc tham gia hoạt động ủy thác chỉ tập trung

vào một (hoặc hai) tổ chức chính trị - xã hội, chưa phát huy được thế mạnh tồn
diện của các tổ chức chính trị - xã hội còn lại, chưa tạo được động lực thi đua
giữa các đơn vị nhận ủy thác. Đến 31/8/2020, tồn quốc cịn 5.649 đơn vị cấp xã
của 04 tổ chức chính trị - xã hội chưa tham gia hoạt động ủy thác, trong đó: Hội


14

nơng dân cịn 930 đơn vị, Hội Liên hiệp Phụ nữ còn 203 đơn vị, Hội Cựu chiến
binh còn 1.655 đơn vị, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn 2.853 đơn vị.
c) Còn thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng ghép, phối hợp
giữa các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vốn tín
dụng chính sách xã hội, giữa hoạt động tín dụng của NHCSXH với các hoạt
động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công
nghệ... của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, các
tổ chức chính trị- xã hội.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, bên cạnh tác động tích cực thì hoạt động ủy thác gặp khó khăn do thiếu
cán bộ thực hiện các nội dung công việc được ủy thác, nhất là tại đơn vị nhận ủy
thác cấp xã.
- Một số địa phương có điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội còn nhiều khó
khăn, đại bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư sinh sống thưa thớt, giao thơng đi
lại khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; một
số địa phương sáp nhập địa giới hành chính, hình thành các xã quy mơ lớn, địa
bàn rộng nên dư nợ ủy thác ngày càng tăng, khối lượng công việc ủy thác của
ngày một lớn, trong khi tại cấp xã chỉ còn chức danh Chủ tịch tổ chức chính trị xã hội nên khó khăn trong việc thực hiện công việc ủy thác, nhất là công tác kiểm
tra, giám sát hoạt động Tổ TK&VV, sử dụng vốn của hộ vay,...

b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã chưa đánh giá đúng mức
về vai trò hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, coi việc thực hiện
tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ của riêng NHCSXH và tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy chưa thực sự quan tâm chỉ đạo các bộ phận chức năng có liên
quan, đặc biệt là đội ngũ các Trưởng thôn để cùng phối hợp, hỗ trợ tổ chức triển
khai thực hiện.
- Một số đơn vị chưa bố trí ổn định cán bộ chun trách thức hiện cơng
tác ủy thác, chưa chỉ đạo quyết liệt đơn vị cấp xã chủ động tham gia hoạt động
ủy thác; việc thực hiện một số nội dung ủy thác còn chưa đầy đủ, chất lượng hạn
chế, nhất là khâu kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã
hội cấp dưới và công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV cũng như
thực tế sử dụng vốn của người vay.


15

- Một số nơi, NHCSXH chưa chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa
phương quan tâm chỉ đạo đối với hoạt động ủy thác; việc phối hợp, trao đổi,
cung cấp thông tin, kết quả hoạt động cho đơn vị nhận ủy thác cịn chậm, chưa
thường xun, khơng cụ thể, nhất là những tồn tại, sai sót để các đơn vị chủ
động khắc phục; chưa mạnh dạn đề xuất giải pháp để các đơn vị phối hợp sửa
chữa các yếu kém, tồn tại; kỹ năng phối hợp làm việc của một số cán bộ tín
dụng cịn hạn chế, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của các đơn vị nhận
ủy thác; chất lượng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác
ủy thác cịn hạn chế.
- Việc đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã
hội chưa có bộ tiêu chí chấm điểm cụ thể. Từ đó, chưa tạo thuận lợi cho các đơn
vị chủ động đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác để có giải pháp khắc phục tồn
tại, hạn chế cũng như gắn với bộ tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng tại cơ sở.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM


1. Sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản
trị; sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là chính
quyền cấp xã; sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với tổ chức chính trị - xã hội
các cấp là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên thành công trong triển khai hoạt động
ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Tổ chức chính trị - xã hội xác định rõ vai trị, trách nhiệm trong thực
hiện tín dụng chính sách xã hội, từ đó tích cực quan tâm, chỉ đạo quyết liệt đối
với các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là cấp xã nhận thức đầy đủ nhiệm vụ chính
trị; phân cơng, bố trí ổn định cán bộ làm cơng tác ủy thác có đủ năng lực, trình
độ, phát huy vai trị, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, năng động trong thực
hiện tín dụng chính sách xã hội tại cơ sở
3. Thường xuyên quan tâm, làm tốt công tác tập huấn cho cán bộ làm ủy
thác; làm tốt cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước về
tín dụng chính sách xã hội để mọi người hiểu, thực hiện đúng chính sách và
tham gia giám sát q trình thực hiện chính sách; đặc biệt tuyên truyền, phát huy
tinh thần chủ động, trách nhiệm, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại của các đối
tượng thụ hưởng.
4. Thường xuyên quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của
Tổ TK&VV; chú trọng hoạt động cho vay với hướng dẫn sử dụng vốn vay; tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị trực thuộc là yếu tố quan
trọng, giúp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, chủ động phòng ngừa tồn tại,
hạn chế, tiêu cực phát sinh


16

5. Phát huy vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã trong tổ chức vận hành
hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, trong đó có nội dung chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã,

là nhân tố nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác và hoạt động tín dụng chính sách
xã hội. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trị của Trưởng thôn trong phối hợp thực
hiện hoạt động ủy thác tại cơ sở, nhất là cơng tác tham gia họp bình xét tại Tổ
TK&VV, kiểm tra sau khi cho vay, đôn đốc xử lý thu hồi nợ xấu, khó địi góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác.
6. Thực hiện nghiêm túc chế độ thơng tin, báo cáo, duy trì và tổ chức hiệu
quả công tác giao ban, sơ kết, tổng kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội. Gắn chỉ tiêu chất lượng hoạt động ủy thác vào tiêu chí đánh giá bình xét
xếp loại thi đua định kỳ đối với các tổ chức chính trị - xã hội. Kịp thời biểu
dương, khen thưởng động viên những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong
thực hiện hoạt động ủy thác.
PHẦN II
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC
CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC
TRONG THỜI GIAN TỚI
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

1. Định hướng hoạt động tín dụng chính sách xã hội
a) Tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được khẳng định là công cụ kinh tế
hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều
nhanh, bền vững; góp phần tích cực thực hiện thành cơng các Chương trình mục
tiêu quốc gia: giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển NHCSXH giai
đoạn 2011- 2020, xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 20212030 nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển NHCSXH trong tổng thể
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm
2030 theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính
phủ. Theo đó, tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các Ngân
hàng Thương mại sang NHCSXH; phát triển NHCSXH thành tổ chức có khả
năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài; đồng thời, duy trì được vai trị là định
chế tài chính cơng, thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào

những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường
không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.


17

c) Hoạt động tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định,
bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính
sách. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo và các đối
tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn đều được vay vốn các
chương trình tín dụng và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
2. Định hướng hoạt động ủy thác
Hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp
tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách xã hội đến với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác nhanh chóng, thuận lợi, đúng đối tượng
thụ hưởng và phát huy hiệu quả cao nhất. Nội dung hoạt động ủy thác phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội
trong từng giai đoạn, trên cơ sở triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 18NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 40CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chiến lược phát
triển NHCSXH giai đoạn 2021-2030.
II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu hoạt động tín dụng chính sách xã hội
a) Mục tiêu tổng quát
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền
vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thốt
nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thốt nghèo và các đối tượng chính sách

khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng
chính sách và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
- Dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 6% - 10%.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn trên 90%.
- Tỷ lệ thu lãi đạt trên 95%.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung hàng năm tăng bình quân trên 20%.
- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện
đại vào hoạt động nghiệp vụ phù hợp với hoạt động của NHCSXH.
- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội
với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến


18

nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
2. Mục tiêu hoạt động ủy thác
a) Mục tiêu tổng quát
Hoạt động ủy thác tiếp tục phát huy hiệu quả với dư nợ ủy thác tăng
trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội;
chất lượng hoạt động ủy thác tiếp tục được nâng cao; góp phần vào sự phát triển
ổn định, bền vững của tín dụng chính sách xã hội và góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đơn vị cấp xã của mỗi tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động ủy
thác đạt từ 95% trở lên.
- Dư nợ ủy thác tăng trưởng bình quân hàng năm phù hợp với tỷ lệ tăng
trưởng dư nợ được giao.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ ủy thác.

- Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt trên 90%.
- Tỷ lệ thu lãi đạt trên 95%.
- Tỷ lệ Tổ TK&VV xếp loại tốt và khá đạt trên 97%.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với NHCSXH
a) Tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW,
ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Quyết định 401/QĐ-TTg ngày
14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Tập trung huy động, khơi tăng nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
cầu của các đối tượng thụ hưởng theo chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính
phủ giao. Thường xuyên báo cáo, tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước
về hoạt động tín dụng chính sách xã hội; kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm
quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan, các chương trình
tín dụng để việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả thiết thực, phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, góp phần thực
hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng
nông thơn mới và chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi.


19

c) Chủ động duy trì tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả phương thức
quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu
trúc hệ thống chính trị của Việt Nam. Thường xuyên quan tâm, thực hiện đồng
bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng.
d) Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

NHCSXH; chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập
huấn nâng cao chất lượng cán bộ tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, Ban quản lý Tổ
TK&VV, Ban giảm nghèo xã, Trưởng thôn… để phối hợp thực hiện hiệu quả
hơn hoạt động ủy thác. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân trong việc tiếp cận vốn, sử dụng vốn hiệu quả và trách nhiệm với Nhà
nước trong hoàn trả vốn vay…
đ) Chủ động nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu hoạt động tín dụng chính
sách xã hội để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý, điều hành hoạt
động ủy thác theo chức năng, nhiệm vụ của các bên.
2. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội
a) Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách
của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Động viên, khích lệ, phát
huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, tạo tâm lý tự tin, ý chí thốt nghèo để
người nghèo, đối tượng chính sách mạnh dạn tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, nâng
cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng vốn, hoàn trả vốn vay.
b) Chỉ đạo tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện tốt nội dung công
việc ủy thác; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, hạn chế phát sinh; phối
hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
chính sách xã hội, trọng tâm là:
- Phối hợp với chính quyền cấp xã, thơn rà sốt, lập danh sách, phân tích
nhu cầu, điều kiện và khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo và các đối tượng chính sách làm cơ sở bình xét cho vay, đảm bảo
việc cho vay đúng đối tượng trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng vốn, cam kết
thực hiện nghĩa vụ của người vay nhằm nâng cao chất lượng của từng khoản
vay.
- Phối hợp với NHCSXH nơi cho vay nâng cao chất lượng, hiệu quả và
đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch tại xã.
- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ
TK&VV.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo kế hoạch và chất lượng,
kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót phát sinh. Chú


20

trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng kiểm tra, giám sát cho cán bộ tổ chức
chính trị - xã hội.
- Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp
huyện tiếp tục phối hợp với NHCSXH thực hiện Phương án củng cố, nâng cao
chất lượng tín dụng tại 05 tỉnh có chất lượng tín dụng thấp so với các đơn vị
khác trong hệ thống NHCSXH (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang và
Kiên Giang).
3. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội
a) Nghiên cứu, rà soát nội dung ủy thác phù hợp với giai đoạn mới:
- Điều chỉnh một số nội dung công việc ủy thác cụ thể, đảm bảo việc thực
hiện hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ mới gắn với hoạt
động của chính quyền, nhất là ở cấp thơn. Theo đó, tổ chức chính trị - xã hội
nhận ủy thác phối hợp với Trưởng thơn thực hiện cơng tác kiểm tra 100% các
món vay mới trong vòng 30 ngày sau khi giải ngân.
- Xem xét, điều chỉnh phù hợp tỷ lệ phí ủy thác giữa các cấp của tổ chức
chính trị - xã hội theo hướng tăng tỷ lệ đối với cấp xã. Nghiên cứu, xây dựng cơ
chế chi trả phí ủy thác có sự phân biệt giữa vùng khó khăn và vùng khơng khó
khăn, trong đó, vùng khó khăn cao hơn tối thiểu 20% so với vùng khơng khó khăn.
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, chia sẻ dữ liệu kết
quả hoạt động ủy thác; phối hợp trao đổi thơng tin thường xun trong q trình
triển khai nhiệm vụ theo chức năng của mỗi bên:
- Xây dựng chương trình theo dõi kế hoạch và kết quả thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
- Xây dựng bộ tiêu chí và phần mềm chấm điểm, đánh giá chất lượng hoạt

động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng, Chủ tịch UBND cấp xã, cán
bộ tổ chức chính trị - xã hội, Ban quản lý tổ TK&VV trong triển khai tín dụng
chính sách xã hội và hoạt động ủy thác.
c) Rà soát, sắp xếp lại hoạt động ủy thác của các đơn vị cấp xã, khuyến
khích các tổ chức chính trị - xã hội đều tham gia hoạt động ủy thác, phát huy
tiềm năng, tạo động lực thi đua giữa các tổ chức chính trị - xã hội.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, có giải
pháp xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc phát sinh. Chủ động tham mưu cấp
ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp
thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác của tổ
chức chính trị - xã hội trên địa bàn.


21

đ) Phối hợp triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tập
trung xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, lãi tồn đọng, ngăn chặn nợ
xấu phát sinh. Hướng dẫn và kịp thời xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách
quan; thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán
bộ tham gia hoạt động ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV.
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành
a) Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của
Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cân đối, bố trí
đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong
năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.
b) Báo cáo Bộ Chính trị, cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu
NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng

theo kế hoạch được giao hằng năm, nhằm đáp ứng nguồn lực thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách có thời hạn cho vay dài.
c) Cho phép tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng cho vay hộ mới thốt
nghèo và chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn; Xem xét, nâng mức cho vay và thời hạn cho vay
tối đa, mở rộng đối tượng vay vốn đối với một số chương trình tín dụng phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
d) Cho phép thực hiện chế độ chi trả phụ cấp cho Trưởng thơn tham gia
quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn theo chỉ đạo và phân công nhiệm
vụ của Chủ tịch UBND cấp xã - thành viên, trong đó có nhiệm vụ phối hợp thực
hiện kiểm tra 100% các món vay mới trong vịng 30 ngày sau khi giải ngân.
2. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương
a) Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thực hiện tốt Chỉ thị số 40CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn
hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương
tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.
b) Chủ động xây dựng chương trình, dự án, gắn kết giữa đầu tư các mơ hình
kinh tế với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; đẩy mạnh hoạt động khuyến
nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản
phẩm để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; thường xuyên điều tra, rà


22

soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác
để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng
chính sách tại cơ sở, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt

động của tổ TK&VV, tình hình sử dụng vốn của người vay.
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


23
Biểu số 01
DIỄN BIẾN DƯ NỢ HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC GIAI ĐOẠN 2015-2020
Đơn vị: tỷ đồng,%
Năm 2015
TT

Tổ chức
chính trị - xã hội

Số tiền

Tỷ lệ

Năm 2016
Số tiền

Tỷ lệ

Năm 2017
Số tiền

Tỷ lệ

Năm 2018
Số tiền


Tỷ lệ

Năm 2019
Số tiền

Tỷ lệ

Tháng 8 năm 2020
Số tiền

Tỷ lệ

Tăng(+), giảm (-)
so năm 2014
Số tiền

I

Dư nợ ủy thác

140.859

1

Hội Nông dân

2

Tỷ lệ


100% 155.296

100% 169.531

100% 186.884

100% 205.865

100% 220.545

100% 92.433

46.390

32,9%

50.550

32,6%

54.148

31,9%

58.440

31,3%

63.750


31,0%

67.442

30,6% 24.819

-2,7%

Hội LH Phụ nữ

56.199

39,9%

61.406

39,5%

66.644

39,3%

73.266

39,2%

80.095

38,9%


85.362

38,7% 33.824

-1,5%

3

Hội Cựu chiến binh

21.845

15,5%

24.217

15,6%

26.883

15,9%

30.343

16,2%

33.987

16,5%


37.011

16,8% 17.250

+1,4%

4

Đoàn Thanh niên

16.425

11,7%

19.123

12,3%

21.856

12,9%

24.835

13,3%

28.033

13,6%


30.730

13,9% 16.540

+2,8%

II

Dư nợ quá hạn

424 0,30%

493 0,32%

637 0,38%

708 0,38%

528 0,26%

542 0,25%

58 -0,13%

1

Hội Nông dân

148


0,32%

156

0,31%

197

0,36%

222

0,38%

168

0,26%

172

0,26%

-2 -0,15%

2

Hội LH Phụ nữ

145


0,26%

163

0,27%

198

0,30%

218

0,30%

170

0,21%

176

0,21%

8 -0,12%

3

Hội Cựu chiến binh

69


0,32%

88

0,36%

124

0,46%

137

0,45%

96

0,28%

98

0,26%

20 -0,13%

4

Đoàn Thanh niên

62


0,38%

86

0,45%

118

0,54%

131

0,53%

94

0,34%

96

0,31%

32 -0,14%


24

Biểu số 02


KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN GIAI ĐOẠN 2015-2020
Đơn

TT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

vị: triệu đồng, tổ viên

Năm 2020
Tăng, giảm
T8/2020
so năm 2014

I

Dư nợ

1


Doanh số cho vay

48.263.083

54.151.097

53.983.885

61.711.770

73.380.315

53.569.844

2

Doanh số thu nợ

35.445.672

39.515.948

39.571.707

45.425.427

53.105.941

38.823.026


3

Số dư nợ ủy thác

140.858.937

155.296.877

169.530.621

186.883.307

205.865.147

220.544.547

92.433.209

4

Số Tổ TK&VV

192.956

189.549

185.238

181.710


176.908

173.712

-23.077

5

Số tổ viên cịn dư nợ

6.811.700

6.726.119

6.645.446

6.634.369

6.524.722

6.481.911

-395.556

6

Bình qn số dư nợ/Tổ

730


819

915

1,028

1,164

1,270

619

7

Bình quân số tổ viên/Tổ

35

35

36

37

37

37

2


8

Bình quân dư nợ/tổ viên

21

23

26

28

32

34

15

II

Xếp loại Tổ TK&VV

1

Xếp loại tốt

83,78%

86,09%


88,82%

87,54%

80,58%

83,65%

18,62%

2

Xếp loại khá

12,82%

11,11%

8,75%

9,33%

14,05%

11,68%

-18,39%

3


Xếp loại trung bình

2,07%

1,59%

1,39%

1,75%

4,10%

3,93%

-0,87%

4

Xếp loại yếu

1,33%

1,21%

1,05%

1,38%

1,27%


0,74%

0,65%

III Tiền gửi tổ viên
1

Tỷ lệ Tổ TK&VV có số dư tiền gửi

99,24%

99,80%

99,90%

99,92%

99,95%

99,95%

1,93%

2

Tỷ lệ tổ viên có số dư tiền gửi

90,62%

90,97%


89,86%

92,10%

95,38%

96,30%

22,09%

3

Số dư tiền gửi tổ viên

4.258.512

5.436.094

7.033.822

8.961.624

10.702.561

11.395.585

7.995.598

4


Bình quân số dư tiền gửi/tổ viên

0,71

0,85

1,08

1,35

1,63

1,73

1,11


×