I - Đặt vấn đề
•
Văn hóa là linh hồn của dân tộc.
•
Việc khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc địa
phương còn rất hạn chế.
•
Trong nhiều năm nay, vấn đề GDVDT chưa
được thực sự quan tâm trong các nhà trường.
•
Nội dung giáo dục VHTT các DTchưa được giáo
viên coi trọng và đưa vào chương trình giáo dục
trẻ một cách đồng bộ.
•
Nhận thức của giáo viên về VHTT các dân tộc ở
Sơn La còn hạn chế.
•
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày
22/7/2008 phát động phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“.
•
Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày
22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
•
Nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
được đưa vào chương trình giáo dục mầm non
với ý nghĩa là một nội dung lồng ghép, bổ trợ
cho các nội dung giáo dục toàn diện ở trẻ.
I - Đặt vấn đề
Thực trạng giáo dục văn hoá truyền thống các dân
tộc tại các trường mầm non ở Tỉnh Sơn La
•
Giáo viên gặp nhiều khó khăn về tài liệu tham khảo. Đặc
biệt là tài liệu về văn hóa các dân tộc địa phương.
•
Đặc thù công việc là nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục
trẻ, chiếm nhiều thời gian, nên phần đông giáo viên
không còn nhiều thời gian giành cho nghiên cứu, sưu tầm
tư liệu, tài liệu giảng dạy.
•
Việc tổ chức các hoạt động GDVHDT chưa thực sự có
hiệu quả.
•
Trẻ được tiếp nhận các kiến thức về văn hoá các dân tộc
một cách gượng gạo, gò ép…
•
Nhiều trẻ là người dân tộc nhưng lại không biết nghe, nói
tiếng của dân tộc mình.
•
Hầu hết các bậc cha mẹ là người dân tộc ít quan tâm đến
vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc
mình.
II - Mục đích của giải pháp dự thi.
•
Giáo dục nét văn hoá truyền thống các dân tộc ở
tỉnh Sơn La cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
•
Đưa kiến thức đến với trẻ một cách nhẹ nhàng
dưới hình thức trò chơi.
•
Tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí đầu tư
trong giảng dạy nội dung này cho nhà trường,
giáo viên trong quá trình thực hiện.
•
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
giáo dục và đào tạo phát động.