Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Sử năm 2019 - 2020 tỉnh Quảng Ngãi có đáp án | Lịch sử, Đề thi vào lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>QUẢNG NGÃI</b> <b>KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNĂM HỌC 2019 - 2020</b>


<i>(Đề thi có 01 trang)</i>


<b> Ngày thi: 06/6/2019</b>


<b> Môn thi: Lịch sử </b>(Hệ chuyên)
<i> Thời gian làm bài: 150 phút</i>


<b>Câu 1:(1,5 điểm)</b>


Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Hãy làm sáng
tỏ nhận định: Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức
đối với các dân tộc trong thế kỉ XXI.


<b>Câu 2: (2,5 điểm)</b>


Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trị như
thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?


<b>Câu 3:(2,5 điểm) </b>


Em có suy nghĩ gì khi cho rằng: Trước và sau ngày 6 - 3 - 1946, Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương <i>“cứng rắn</i>
<i>về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” </i>khi đối phó với thực dân Pháp và quân Tưởng?
Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay.


<b>Câu 4:(2,0 điểm)</b>



So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961 - 1965) với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam.


<b>Câu 5: (1,5 điểm)</b>


Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Theo em, Liên hợp quốc có vai
trị như thế nào trong việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới hiện nay?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>QUẢNG NGÃI</b> <b>KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNĂM HỌC 2019 – 2020 </b>
<b>Ngày thi: 06/06/2019</b>


<b>Môn: Lịch sử (Hệ chuyên)</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM</b>
<b>I- Hướng dẫn chung:</b>


<b> 1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn, đáp án, thang điểm.</b>
2) Thí sinh có cách trả lời khác nhưng đúng, thì vẫn cho đủ điểm.


3) Chỉ cho điểm tối đa từng câu khi bài làm của thí sinh có lập luận chặt chẽ, diễn đạt
mạch lạc.


4) Cán bộ chấm thi khơng quy trịn điểm của từng câu và của toàn bài thi.
<b>II- Hướng dẫn chấm chi tiết và thang điểm:</b>


<b>Câu</b> <b>Đáp án và hướng dẫn chấm</b> <b>Điểm</b>



<b>Câu 1</b>
<i>(1,5</i>
<i>điểm)</i>


<b>Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Hãy làm sáng</b>
<b>tỏ nhận định: Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là</b>
<b>thách thức đối với các dân tộc trong thế kỉ XXI.</b>


<i>a. Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:</i>


- Xu thế hịa hỗn và hịa dịu trong các mối quan hệ quốc tế. 0.25
- Sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật


tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. 0.25


- Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học
– kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với
việc lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.


0.25
- Tuy hịa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ


XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa
các phe phái…


0.25
<i>b. Thời cơ và thách thức…:</i>


<i>- Thời cơ: </i>Mở rộng, liên kết hợp tác với nhiều quốc gia, các tổ chức khu vực


và quốc tế; thu hút vốn đầu tư, ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ, học kinh nghiệm quản lý; ...


0.25
<i>- Thách thức:</i> Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; nguy cơ tụt hậu, bẫy


thu nhập trung bình; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; vấn đề chảy máu
chất xám; bị chi phối, lệ thuộc vào bên ngồi, mất chủ quyền; mất an ninh
chính trị, kinh tế, văn hóa, thơng tin; chủ nghĩa khủng bố, thủ đoạn diễn biến
hịa bình; …


0.25


<b>Câu 2</b>
<i>(2,5</i>
<i>điểm)</i>


<b>Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là bước ngoặt vĩ đại</b>
<b>trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai</b>
<b>trị như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?</b>


<i>a. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) là bước ngoặt vĩ đại…:</i>
- Đảng ra ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học, sáng tạo đã
chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách
mạng Việt Nam.


0.50
- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai


cấp công nhân Việt Nam đủ sức và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt


Nam.


0.25
- Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 0.25
<b>ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển


nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 0.25


<i>b. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay…:</i>


- Yêu cầu thí sinh cần bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, nhưng phải
phù hợp với thực tế lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện đạo
lí uống nước nhớ nguồn, lịng tơn kính với tiền nhân và trách nhiệm
của hậu thế.


1.25
<i>- Ví dụ</i> (để cán bộ chấm thi tham khảo): Đảng cộng sản Việt Nam có đủ bản


lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo…; là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi…; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…; chủ
trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…; đảm bảo
vững chắc an ninh quốc phịng, độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ…;
<i>- Cách cho điểm: </i>Trình bày mỗi vai trị được 0.25 điểm nhưng khơng vượt
q 1.25 điểm.


<b>Câu 3</b>
<i>(2.5</i>
<i>điểm)</i>



<b>Em có suy nghĩ gì khi cho rằng: Trước và sau ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt</b>
<b>Nam Dân chủ Cộng hịa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương</b>
<b>“cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” khi đối phó với thực dân Pháp</b>
<b>và quân Trung Hoa Dân quốc? Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong chính</b>
<b>sách đối ngoại của nước ta hiện nay.</b>


a. Trước và sau ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương <i>“cứng rắn về nguyên tắc,</i>
<i>mềm dẻo về sách lược”</i>… là nhận định đúng, phù hợp với thực tế lịch sử.


0.25
<i>b. Lý giải:</i>


- Trước ngày 6-3-1946, hịa hỗn với quân Trung Hoa Dân quốc, tập trung
đánh Pháp trở lại xâm lược miền Nam: Nhân nhượng quân Trung Hoa Dân
quốc một số quyền lợi về kinh tế, chính trị; phát động cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ, chi viện cho Nam Bộ kháng chiến…


0.5
- Sau ngày 6-3-1946, hịa hỗn với Pháp, đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi


nước ta: Thực hiện Hiệp định Sơ bộ, cho phép Pháp đưa quân ra miền Bắc thay
thế quân Trung Hoa Dân quốc, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh
tế, văn hóa…


0. 5
- Thực hiện chủ trương <i>“cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”</i>


khi đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, xuất phát từ


các lý do: Tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù…<i>;</i>
nhằm mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc và những thành quả của Cách
mạng tháng Tám..; do sự biến chuyển của tình hình buộc ta phải thay đổi
sách lược…; nhằm phân hóa kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính…;


0.75


<i>c. Rút ra bài học kinh nghiệm…: </i>Thí sinh căn cứ vào chủ trương “cứng rắn
về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đối phó với thực dân Pháp và quân
Trung Hoa Dân quốc trong giai đoạn trước và sau ngày 6-3-1946 để rút ra
các bài học kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay.


0.5


<i>- Ví dụ</i> (để cán bộ chấm thi tham khảo): Đảm bảo chủ quyền quốc gia dân
tộc…; tránh cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù…; không khơi mào
đối đầu về quân sự…; nhân nhượng có nguyên tắc…; phát động cuộc kháng
chiến khi bị bắt buộc…; bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo; …


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 4</b>
<i>(2.0</i>
<i>điểm)</i>


<b>So sánh những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”</b>
<b>(1961 - 1965) với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở miền</b>
<b>Nam Việt Nam.</b>


<i>a. Giống nhau</i>:



- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ; chú trọng
chính sách bình định nhằm chiếm đất, giành dân để đặt ách thống trị thực
dân kiểu mới.


0.5
- Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam được tiến hành các


hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao kết hợp hoạt động phá hoại miền
Bắc.


0.25
- Đều thất bại trước cuộc chiến đấu của quân dân ta. 0.25
<i>b. Khác nhau:</i>


<i>- Về lực lượng tham chiến:</i> “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân
đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ; “Chiến tranh cục bộ”
được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài
Gòn.


0.25
<i>- Vai trò của quân Mĩ trên chiến trường:</i> “Chiến tranh đặc biệt”, quân Mĩ chỉ


là cố vấn, chỉ huy; “Chiến tranh cục bộ”, quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu,
vừa là cố vấn, chỉ huy.


0.25
<i>- Về quy mô (phạm vi chiến trường):</i> “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tiến hành


chiến tranh chủ yếu trên chiến trường miền Nam; “Chiến tranh cục bộ” ác


liệt hơn, có quy mô lớn hơn, mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá
hoại.


0.25
<i>+ Về thủ đoạn:</i> Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” áp dụng các chiến


thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”…; còn “Chiến tranh cục bộ” tiến
hành hai cuộc phản công mùa khô (1965-1966, 1966-1967) với các cuộc
hành qn “tìm diệt”, “bình định”…


0.25
<b>Câu 5</b>


<i>(1.5</i>
<i>điểm)</i>


<b>Nêu những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc. Theo em, Liên hợp quốc có vai</b>
<b>trị như thế nào trong việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới hiện nay?</b>


<i>a. Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc:</i>


- Duy trì hịa bình và an ninh thế giới. 0.25


- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc


lập, chủ quyền của các dân tộc. 0.25


- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo... 0.25
<i>b. Vai trị của Liên hợp quốc hiện nay...</i>.



- Dựa vào thực tiễn tình hình hiện nay, thí sinh có thể vận dụng kiến thức lịch
sử, liên hệ để phân tích, giải thích, nhận xét, đánh giá về vai trò của Liên hợp
quốc trong việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới; nhưng phải lập luận chặt
chẽ, diễn đạt mạch lạc.


0.75
<i>- Ví dụ</i> (để cán bộ chấm thi tham khảo): Giải quyết các tranh chấp, xung đột


bằng biện pháp hịa bình…; kêu gọi hợp tác quốc tế để ngăn chặn nguy cơ, đẩy
lùi chủ nghĩa khủng bố…; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…;
giúp đỡ và hỗ trợ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…;


</div>

<!--links-->

×