Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Xây dựng mô hình địa chất ba chiều (3d), đánh giá đặc trưng phân bố thấm chứa của tầng cat1ket61 bi 1 miocene dưới mỏ tê tê bồn trũng cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ NGỌC TÂM

XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU (3D),
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ THẤM CHỨA CỦA
TẦNG CÁT KẾT BI.1 MIOCENE DƯỚI MỎ TÊ TÊ
BỒN TRŨNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Dầu khí
Mã số:
60520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Văn Xuân
NCS. Nguyễn Đình Chức

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Nguyễn Văn Tuân

Cán bộ chấm nhận xét 2:



TS. Trần Đức Lân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 16 tháng 01 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Trần Vĩnh Tuân
2. TS. Bùi Thị Luận
3. TS. Nguyễn Văn Tuân
4. TS. Trần Đức Lân
5. TS. Tạ Quốc Dũng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ


Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:
I.

Lê Ngọc Tâm
24/12/1991
Kỹ thuật Dầu khí

MSHV: 1570278
Nơi sinh: TP.HCM
Mã số:
60520604

TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng mơ hình địa chất ba chiều (3D), đánh giá đặc trưng
phân bố thấm chứa của tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê bồn trũng
Cửu Long.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu và các báo cáo cần thiết phục vụ xây
dựng mơ hình địa chất ba chiều nhằm xây dựng, mơ tả hình dáng, kích thước
tầng chứa BI.1 Miocene dưới.
- Đánh giá đặc trưng phân bố tính thấm chứa của tầng BI.1 một cách xác thực
nhất trên cơ sở mơ hình địa chất được xây dựng.

II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

1. PGS.TS. Trần Văn Xuân
2. NCS. Nguyễn Đình Chức
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. HCM, ngày 11 tháng 1 năm 2018
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ
(Họ tên và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 2

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và thực hiện luận văn, em đã tích lũy được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho công việc. Em xin chân thành cảm ơn:
Các giảng viên bộ môn Địa chất Dầu khí Trường Đại học Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức. Đặc biệt là PGS.TS. Trần Văn Xuân đã
hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện luận văn.
Lãnh đạo và đồng nghiệp công tác tại Ban Cơng nghệ mỏ, Tổng cơng ty
Thăm dị Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tác giả
sử dụng tài liệu để hoàn thành khóa học. Đặc biệt là NCS. Nguyễn Đình Chức đã

hướng dẫn em hồn thành luận văn.
Các thầy, cơ trong hội đồng chấm luận văn đã góp ý để luận văn được hoàn
chỉnh.
Trân trọng cảm ơn!

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc phát hiện dầu nặng trong tầng Miocene mỏ Tê Tê đã đặt ra nhiều thách
thức trong việc khai thác kết hợp với đối tượng chứa chính là móng nứt nẻ. Trong
các tầng cát kết Miocene, tầng cát kết BI.1 (Miocene dưới) được đánh giá là tiềm
năng qua kết quả thử vỉa cho dòng lưu lượng dầu đáng kể trong các tầng Miocene
của mỏ (từ 800 - 850 thùng/ngày) tuy nhiên dầu có tỷ trọng tương đối nặng (khoảng
22 - 25 0API) và độ nhớt tương đối cao (từ 3 - 7 cP). Vì vậy, cơng tác xây dựng mơ
hình địa chất cho tầng chứa BI.1 mỏ Tê Tê với mục đích là làm rõ hơn cấu trúc địa
chất và sự phân bố các thuộc tính rỗng thấm nhằm làm giảm thiểu rủi ro cho quá
trình khai thác, đánh giá trữ lượng dầu thu hồi là vấn đề mang tính cấp thiết.
Luận văn sẽ thảo luận các vấn đề này với các nội dung: Thứ nhất, tổng quan
đặc điểm địa chất của bồn trũng Cửu Long nói chung và của mỏ Tê Tê nói riêng.
Thứ hai, cơ sở tài liệu và lý thuyết xây dựng mô hình địa chất ba chiều. Thứ ba,
cơng tác thực hiện xây dựng mơ hình địa chất và đánh giá sự phân bố tính chất thấm
chứa của tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê. Cuối cùng, kết luận và kiến
nghị của luận văn sẽ hệ thống lại những điểm chính của việc xây dựng mơ hình địa
chất, đặc trưng phân bố thấm chứa và đồng thời định hướng đóng góp cho phương

án phát triển tiếp theo của đối tượng nghiên cứu.

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 4

ABSTRACT
Heavy oil which has been discovered in Miocene formations in Te Te field
has challenges for producing with main reservoir (Basement). BI.1 sandstone which
is one of Miocene formations has potential hydrocarbon according to DST result
(800 - 850 bopd), however BI.1’s oil has quite high gravity (22 - 25 0API) and high
viscosity (3 - 7cP). Therefore, building geological model for BI.1 sandstone in Te
Te field makes clearly geological structure and distributions of porosity and
permeability, minimizes risks for producing process and reserves assessment.
The thesis will discuss following contents: Firstly, general of geological
characteristics of Cuu Long basin and Te Te field. Secondly, base of database and
theory of buiding 3D geological model. Thirdly, buiding geological model and
assessing distributions of porosity and permeability for BI.1 sandstone Lower
Miocene in Te Te field. Finally, summary and proposal will present briefly main
points and contribute for next developed campaign of studied object.

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278



Trang 5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn tốt nghiệp “Xây dựng mơ hình địa chất ba chiều
(3D), đánh giá đặc trưng phân bố thấm chứa của tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ
Tê Tê bồn trũng Cửu Long” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả, được
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thực tế và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Trần Văn Xuân và NCS. Nguyễn Đình Chức, khơng sao chép bất kỳ đồ án nào
khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa Kỹ
thuật Địa chất & Dầu khí và Trường Đại học Bách khoa đưa ra.
Tp. HCM, ngày 11 tháng 1 năm 2018
Học viên thực hiện

Lê Ngọc Tâm

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 23

1.1.

Tổng quan bồn trũng Cửu Long .......................................................................... 23

1.1.1.

Lịch sử phát triển bồn trũng Cửu Long ......................................................... 23

1.1.2.

Đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long ......................................................... 25

1.1.2.1.

Đặc điểm địa tầng ................................................................................... 25

1.1.2.1.1. Móng trước Kainozoi ........................................................................ 26
1.1.2.1.2. Các thành tạo Kainozoi ..................................................................... 27
1.1.2.2.

Đặc điểm kiến tạo ................................................................................... 31

1.1.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo ............................................................... 31
1.1.2.2.2. Đặc điểm hệ thống đứt gãy bồn trũng Cửu Long .............................. 34
1.1.3.

Hệ thống dầu khí bồn trũng Cửu Long .......................................................... 35

1.1.3.1.1. Đá sinh .............................................................................................. 35
1.1.3.1.2. Đá chứa ............................................................................................. 35

1.1.3.1.3. Đá chắn.............................................................................................. 36
1.1.3.1.4. Sự dịch chuyển của dầu - khí ............................................................ 37
1.1.3.1.5. Bẫy .................................................................................................... 37
1.2.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................................... 38

1.2.1.

Vị trí địa lý cấu tạo Tê Tê, lô 02/10................................................................ 38

1.2.2.

Đặc điểm địa chất của cấu tạo Tê Tê, lô 02/10 .............................................. 40

1.2.2.1.

Đặc điểm địa tầng ................................................................................... 40

1.2.2.2.

Đặc điểm cấu trúc ................................................................................... 47

1.2.3.

Hệ thống dầu khí ............................................................................................ 49

1.2.3.1.

Đá sinh .................................................................................................... 49


1.2.3.2.

Đá chứa ................................................................................................... 51

1.2.3.3.

Đá chắn ................................................................................................... 58

1.2.3.4.

Sự dịch chuyển ....................................................................................... 59

1.2.3.5.

Bẫy chứa ................................................................................................. 59

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU (3D) ........................................................................ 60
2.1.

Cơ sở tài liệu ........................................................................................................ 60

2.1.1.

Tài liệu địa chấn ............................................................................................. 60

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm

MSHV: 1570278


Trang 7

2.1.2.

Tài liệu địa vật lý giếng khoan ....................................................................... 61

2.1.3.

Tài liệu mẫu lõi .............................................................................................. 63

2.2.

Cơ sở lý thuyết về xây dựng mơ hình địa chất .................................................... 66

2.2.1.

Giới thiệu chung về mơ hình địa chất ba chiều ............................................. 66

2.2.2.

Mơ hình cấu trúc ............................................................................................ 67

2.2.2.1.

Mơ hình đứt gãy ..................................................................................... 68

2.2.2.2.


Mơ hình mạng lưới ................................................................................. 70

2.2.2.3.

Phân chia tầng cấu trúc (Make Horizons, Zones và Layering) .............. 72

2.2.3.

Mơ hình tướng đá........................................................................................... 75

2.2.3.1.

Phương pháp mơ phỏng xác định (Deterministic) .................................. 76

2.2.3.2.

Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên (Stochastis) ................................... 76

2.2.4.

Mơ hình các tham số vật lý, thạch học (độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa nước) ...
....................................................................................................................... 84

2.2.4.1.

Mơ hình tham số độ rỗng........................................................................ 87

2.2.4.2.


Mơ hình tham số độ thấm ....................................................................... 88

2.2.4.3.

Mơ hình độ bão hịa nước ....................................................................... 90

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐỊA CHẤT BA CHIỀU (3D), ĐÁNH GIÁ
ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ THẤM CHỨA CỦA TẦNG CÁT KẾT BI.1 MIOCENE
DƯỚI MỎ TÊ TÊ, BỒN TRŨNG CỬU LONG ...................................................... 91
3.1.

Xây dựng mơ hình cấu trúc .................................................................................. 92

3.1.1.

Xây dựng mơ hình đứt gãy ............................................................................ 92

3.1.2.

Xây dựng mơ hình mạng lưới ........................................................................ 95

3.1.3.

Xây dựng các mặt/tầng địa chất ..................................................................... 96

3.2.

3.1.3.1.

Xây dựng các mặt cấu trúc (Make Horizon) .......................................... 96


3.1.3.2.

Xây dựng vỉa chứa (Make Zones) .......................................................... 99

3.1.3.3.

Phân chia các lớp (Layering) ................................................................ 100

Phân tích số liệu đầu vào trong xây dựng các mơ hình thơng số ....................... 101

3.2.1.

Thơng số vật lý, thạch học từ đường cong địa vật lý giếng khoan .............. 101

3.2.2.

Thông số vật lý thạch học từ các phân tích mẫu lõi. .................................... 103

3.3.

Trung bình hóa giá trị địa vật lý giếng khoan .................................................... 106

3.4.

Xây dựng mô hình tướng ................................................................................... 107

3.5.

Xây dựng mơ hình thơng số ............................................................................... 112


3.5.1.

Mơ hình độ rỗng .......................................................................................... 112

3.5.2.

Mơ hình độ thấm .......................................................................................... 116

3.5.3.

Mơ hình độ bão hịa nước ............................................................................ 118

3.6.

Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ (OIIP) tầng chứa BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê ....
........................................................................................................................... 120

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 8

3.7.
Đánh giá đặc trưng phân bố thấm chứa cho tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ
Tê Tê ........................................................................................................................... 122
3.8.


Đánh giá độ tin cậy của kết quả mơ hình, rủi ro ................................................ 125

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 129

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cột địa tầng tổng hợp bồn trũng Cửu Long
Hình 1.2 Các đơn vị cấu trúc chính và hệ thống đứt gãy bồn trũng Cửu Long
Hình 1.3 Một số mặt cắt địa chấn cắt ngang bồn trũng Cửu Long cho thấy các hoạt
động đứt gãy kiến tạo, hình thái trũng trung tâm, đới nâng trong bồn trũng
Hình 1. Cấu trúc mặt móng bồn trũng Cửu Long trên khơng gian ba chiều
Hình 1.5 Sơ đồ vị trí mỏ Tê Tê
Hình 1.6 Cột địa tầng tổng hợp lơ 02/10
Hình 1.7 Mặt cắt liên kết các giếng khoan TL-2X/3X, TT-1X/2X/3X/4X & HT-1X
Hình 1.8 Liên kết tầng E trên tài liệu ĐVLGK các giếng mỏ Tê Tê
Hình 1. Hệ tầng Trà Cú trên mặt cắt dọc qua dải nâng Amethyst
Hình 1.10 Mặt cắt hướng Tây Bắc – Đơng Nam qua rìa Tây Bắc lơ 02/10
Hình 1.11 Phân chia và liên kết hệ tầng Bạch Hổ (tập địa chấn BI) các giếng Tê Tê
Hình 1.12 Bản đồ cấu trúc móng lơ 02/10
Hình 1.13 Mặt cắt hướng Tây Nam – Đơng Bắc qua khu vực nghiên cứu

Hình 1.1 Các nguồn sinh dầu khí cho khu vực nghiên cứu
Hình 1.15 Tổng hàm hượng carbon và loại Kerogen trong khu vực Tây Bắc lơ
02/10
Hình 1.16 Ảnh lát mỏng thạch học cho thấy khe nứt bị lấp nhét bởi khoáng vật
calcite (Ca) và các khống vật sét (TT-2X)
Hình 1.17 Bảng phân loại cát kết tầng E mỏ Tê Tê (theo R.L.Folk 1974)
Hình 1.18 Bảng phân loại cát kết tập BI.1 khu vực TT-1X (theo R.L.Folk 1974)
Hình 1.1 Mơ tả mẫu lõi khoan tập BI.1 ở giếng TT-2X mỏ Tê Tê
Hình 1.20 Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK cho tầng BII các giếng ở mỏ Tê Tê
Hình 1.21 Bảng phân loại cát kết tập BII.1.20 khu vực Tê Tê (theo R.L.Folk 1974)
Hình 1.22 Độ rỗng giữa hạt bị lấp nhét một phần bởi xi măng dolomite (Do) và
khống vật sét (mẫu TT-1X, 1,600 m)
Hình 1.23 Bảng phân loại cát kết tầng BII.1.10 khu vực Tê Tê (theo R.L.Folk 1974)

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 10

Hình 1.2 Các khống vật sét illite và illite-smectite lấp nhét một phần lỗ rỗng, làm
giảm độ thấm của cát kết tầng BII.1.10 (mẫu TT-1X, 1576.7 m)
Hình 1.25 Khả năng di cư và nạp bẫy đến các bẫy ở rìa Tây Bắc lơ 02/10
Hình 2.1 Tài liệu địa chấn khu vực nghiên cứu và vùng lân cận mỏ Tê Tê
Hình 2.2 So sánh chất lượng tài liệu địa chấn 3D sau khi tái xử lý năm 2011 và tài
liệu địa chấn cũ khu vực mỏ Tê Tê
Hình 2.3 Quan hệ rỗng – thấm từ phân tích mẫu lõi thơng thường tầng BII.1.10 mỏ
Tê Tê

Hình 2.4 Quan hệ rỗng – thấm từ phân tích mẫu lõi thơng thường tầng BI.1 mỏ Tê

Hình 2.5 Áp suất mao dẫn đo từ các mẫu lõi của các tầng BII.1 & BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 2.6 Các bước cơ bản trong mơ hình hóa ba chiều
Hình 2.7 Các bước xây dựng mơ hình cấu trúc
Hình 2.8 Dữ liệu đầu vào để xây dựng mơ hình đứt gãy
Hình 2.9 Mơ hình hệ thống đứt gãy hồn thiện
Hình 2.10 Mơ hình mạng lưới
Hình 2.11 Xây dựng mạng lưới dựa trên các mơ hình đứt gãy
Hình 2.12 Một mặt của tầng cấu trúc chính
Hình 2.13 Mặt cắt địa chất thể hiện các tầng cấu trúc chính
Hình 2.14 Mơ hình cấu trúc được phân chia nhỏ theo từng lớp
Hình 2.15 Các phương pháp mơ phỏng mơ hình tướng đá
Hình 2.16 Một số kết quả của mơ phỏng ngẫu nhiên theo dạng hình thể địa chất
Hình 2.17 Đường cong tỷ phần của từng loại đá có trong mỗi vỉa
Hình 2.18 Mơ hình tham số variogram theo khơng gian
Hình 2.19 Hình minh họa q trình mơ phỏng theo thuật tốn IK
Hình 2.20 Hình minh họa q trình mơ phỏng của phương pháp SIS
Hình 2.21 Các kết quả mơ phỏng phân bố tướng đá bằng phương pháp SIS
Hình 2.22 Các phương pháp mơ phỏng tham số địa vật lý
Hình 2.23 Mơ hình chuyển đổi dữ liệu thực sang dạng phân bố chuẩn
Hình 2.24 Giá trị độ rỗng theo log tại thân giếng sau khi trung bình hóa
Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 11


Hình 2.25 Phân bố độ rỗng hiệu dụng trong mơ hình
Hình 2.26 Phân bố độ thấm trong mơ hình
Hình 2.27 Phân bố độ bão hịa nước trong mơ hình
Hình 3.1 Hệ thống các đứt gãy trên mỏ Tê Tê
Hình 3.2 Các đứt gãy dạng que ở mỏ Tê Tê sau khi được mơ hình hóa từ kết quả minh
giải địa chấn
Hình 3.3 Hệ thống các đứt gãy mỏ Tê Tê sau khi được mơ hình hóa
Hình 3.4 Mơ hình mạng lưới, các đứt gãy và 3 khối (Trung tâm, Đơng và Tây) trên
cửa sổ 2D
Hình 3.5 Bản đồ đẳng sâu nóc tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.6 Bản đồ đẳng sâu đáy tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.7 Mơ hình 3D thể hiện mặt nóc tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.8 Mơ hình 3D thể hiện mặt đáy tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3. Kết quả minh giải áp suất thành hệ ở các giếng TT-1X/2X/3X/4X mỏ Tê

Hình 3.10 Vỉa chứa tầng BI.1 mỏ Tê Tê sau khi được mơ hình hóa
Hình 3.11 Các lớp của vỉa chứa tầng BI.1 mỏ Tê Tê sau khi được mơ hình hóa
Hình 3.12 Liên kết giếng khoan tầng chứa BI.1 qua các giếng TT-1X, 2X & 4X mỏ
Tê Tê
Hình 3.13 Kết quả minh giải mơi trường trầm tích tầng BI.1 trên mẫu lõi giếng TT2X mỏ Tê Tê
Hình 3.1 Mối quan hệ rỗng – thấm từ kết quả phân tích mẫu lõi tầng BI.1
Hình 3.15 Mối quan hệ giữa hàm J-function và độ bão hịa nước từ phân tích mẫu
lõi của tầng BI.1 (giếng TT-2X mỏ Tê Tê)
Hình 3.16 Biểu đồ so sánh đá chứa trước và sau khi trung bình hóa
Hình 3.17 Biểu đồ so sánh độ rỗng trước và sau khi trung bình hóa
Hình 3.18 So sánh đường cong tướng đá, độ rỗng trước và sau trung bình hóa
Hình 3.1 Khảo sát variogram theo phương thẳng đứng tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.20 Tỷ phần phân bố tướng của từng lớp tầng BI.1 mỏ Tê Tê theo phương
thẳng đứng
Luận văn thạc sĩ


HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 12

Hình 3.21 Biểu đồ phân bố so sánh các loại tướng trước và sau khi mơ phỏng
Hình 3.22 Mặt cắt thể hiện phân bố tướng thạch học tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.23 Phân bố tướng thạch học theo diện (2D) của một lớp tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.2 Mơ hình 3D thể hiện phân bố tướng thạch học tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.25 Chuyển đổi dữ liệu độ rỗng về dạng hàm phân bố chuẩn (normal score)
cho tướng cát tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.26 Khảo sát variogram theo phương thẳng đứng cho tướng cát tầng BI.1 mỏ
Tê Tê
Hình 3.27 Biểu đồ so sánh độ rỗng tầng BI.1 mỏ Tê Tê trước và sau khi mô phỏng
Hình 3.28 Mặt cắt thể hiện phân bố độ rỗng tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.2 Phân bố độ rỗng theo diện (2D) của một lớp tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.30 Mơ hình 3D thể hiện phân bố độ rỗng tầng chứa BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.31 Mặt cắt thể hiện phân bố độ thấm của tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.32 Phân bố độ thấm theo diện (2D) của một lớp tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.33 Mơ hình 3D thể hiện phân bố độ thấm tầng chứa BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.3 Mặt cắt thể hiện phân bố độ bão hòa nước của tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.35 Phân bố độ bão hịa nước theo diện (2D) tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.36 Mơ hình 3D thể hiện phân bố độ bão hòa nước tầng BI.1 mỏ Tê Tê
Hình 3.37 Histogram phân bố trữ lượng dầu tại chỗ tầng BI.1 mỏ Tê Tê theo P10,
P50 & P 0 sau khi thực hiện chạy 100 kịch bản
Hình 3.38 Bản đồ trung bình độ rỗng (trái) và độ thấm (phải) tầng BI.1 mỏ Tê Tê
sau khi được xây dựng
Hình 3.3 Kết quả minh giải ĐVLGK các giếng TT-1X/2X/ X ở mỏ Tê Tê


Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê tài liệu ĐVLGK và L D thu thập từ các giếng khoan mỏ Tê Tê
Bảng 2.2 Các loại mẫu đất đá thu thập từ các giếng khoan mỏ Tê Tê
Bảng 3.1 Một số thơng số của mơ hình mạng lưới
Bảng 3.2 Tóm tắt kết quả minh giải ĐVLGK tầng BI.1 các giếng TT-1X & 4X mỏ
Tê Tê
Bảng 3.3 Các giá trị cut-off của tầng chứa BI.1 mỏ Tê Tê
Bảng 3. So sánh trữ lượng dầu tại chỗ tầng chứa BI.1 mỏ Tê Tê đánh giá từ mơ
hình địa chất và phương pháp thể tích

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 14

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Bo

Hệ số thể tích của dầu

DST

Thử vỉa

ĐVLGK

Địa vật lý giếng khoan

K

Độ thấm

IK

Indicator Kriging

mD

Mili Darcy

OWC

Ranh giới dầu nước

Phie


Độ rỗng hiệu dụng

RCI

Tên phương pháp đo áp suất dọc thành giếng khoan

Ro

Chỉ số phản xạ Vitrinit

RQI

Reservoir Quality Index

RCAL

Phân tích mẫu lõi thơng thường

SCAL

Phân tích mẫu lõi đặc biệt

SGS

Sequential Gaussian Simulation

SIS

Sequential Indicator Simulation


Sw

Độ bão hòa nước

Tmax

Chỉ số thời nhiệt

TOC

Tổng hàm lượng vật chất hữu cơ

Vsh

Hàm lượng sét

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 15

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thềm lục địa Việt Nam bao gồm các cấu trúc địa chất phức tạp, chủ yếu là
các bể trầm tích Kainozoi với hệ thống dầu khí hấp dẫn và đa dạng trên rìa Tây Biển
Đơng Việt Nam. Mơi trường địa chất cũng như đặc trưng của vỉa chứa ln mang

tính bất đồng nhất, vì thế hiểu biết và làm giảm các yếu tố rủi ro địa chất của vỉa sản
phẩm là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý vỉa. Cùng với sự phát triển của
công nghệ, công tác quản lý vỉa dầu khí ngày càng có những bước tiến quan trọng,
trong đó phải kể đến phương pháp xây dựng mơ hình địa chất ba chiều (3D).
Trong quá trình tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí (từ thời điểm phát hiện
ra đối tượng chứa hydrocarbon cho đến lúc khai thác), mơ hình ln đóng một vai
trị trung tâm trong việc tìm hiểu và tiên đốn các yếu tố chính yếu về địa chất nói
chung, vật lý, thạch học và thể tích dầu khí tại chỗ nói riêng. Một mơ hình (với tính
đa dạng, mơ phỏng gần đúng nhất với điều kiện tự nhiên) thành công hay không là
nhờ vào kết quả của các hoạt động tìm kiếm – thăm dị, phân tích – đánh giá, liên
kết dữ liệu giếng khoan, những thơng tin liên quan đến mỏ dầu khí và kỹ năng của
người xây dựng mơ hình… Mọi mơ hình đều được lập kế hoạch tập trung vào mục
tiêu cuối cùng, bao gồm hoặc là đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu, vị trí tối
ưu để bố trí giếng khoan, thiết kế các kết cấu bề mặt, thiết kế cho khả năng thu hồi
thứ cấp hoặc thu hồi dầu tăng cường, tiên đốn các khả năng có thể xảy ra đối với
giếng khai thác (thay đổi trạng thái pha, ngập nước, các rủi ro,…).
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều mỏ khai thác sau một thời gian dài tuy nhiên
trữ lượng dầu khí tại chỗ và sản lượng khai thác sau khi đánh giá cập nhật lại có sự
chênh lệch lớn so với thời điểm đánh giá ban đầu, vì vậy cơng tác xây dựng mơ
hình địa chất tại thời điểm ban đầu càng tiệm cận sự chính xác thì càng làm giảm rủi
ro sự khác biệt lớn này. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, đề ra
phương án phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác mỏ.
Thuộc lô 02/10 bồn trũng Cửu Long, mỏ Tê Tê là một trong những dạng mỏ
nhỏ, có tính phân khối phức tạp. Việc phát hiện dầu nặng (tỷ trọng từ 16 - 25 0API)
trong tầng Miocene tại khu vực mỏ với trữ lượng tại chỗ khoảng 58.8 triệu thùng
Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278



Trang 16

dầu đã đặt ra nhiều thách thức trong việc khai thác dầu nặng kết hợp với dầu thường
trong tầng chứa chính cịn lại trong cùng khu vực mỏ là móng nứt nẻ. Trong các
tầng cát kết Miocene, tầng cát kết BI.1 (Miocene dưới) được đánh giá là tiềm năng
qua chứng minh của kết quả thử vỉa cho dòng lưu lượng dầu đáng kể trong các tầng
Miocene của mỏ (từ 800 - 850 thùng/ngày) tuy nhiên dầu có tỷ trọng tương đối
nặng (khoảng 22 - 25 0API) và độ nhớt tương đối cao (từ 3 - 7 cP). Vì vậy, cơng tác
xây dựng mơ hình địa chất chi tiết đối với tầng chứa BI.1 của mỏ với mục đích làm
rõ hơn cấu trúc địa chất và sự phân bố các thuộc tính rỗng thấm nhằm làm giảm
thiểu rủi ro cho quá trình khai thác, đánh giá trữ lượng dầu thu hồi và tính tốn chi
phí xử lý trong cơng tác lập kế hoạch phát triển mỏ đại cương (ODP) đang được
triển khai là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng mơ hình
địa chất ba chiều (3D), đánh giá đặc trưng phân bố thấm chứa của tầng cát kết
BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê bồn trũng Cửu Long” được chọn nghiên cứu phục
vụ việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trên thế giới: đã có nhiều cơng trình, nghiên cứu và ứng dụng mơ hình địa
chất trong nhiều khía cạnh như ứng dụng mơ hình cấu trúc và kiến tạo vào việc giải
quyết các vấn đề địa chất dầu khí (R.M. Larsen, H. Brekkle, với đề tài “Structural
and Tectonic Modelling and its Application to Petroleum Geology”, năm 1

2)

[11]; nghiên cứu ứng dụng địa thống kê đa điểm vào giải quyết sự bất định trong
việc xây dựng mơ hình cấu trúc và trong việc xây dựng tướng địa chất (Bin Jia, với
đề tài “Linking Geostatistics with Basin and Petroleum System Modeling:
Assessment of Spatial Uncertainties”, năm 2010) [8]; sử dụng mơ hình địa chất ba
chiều phân giải cao để mô phỏng sự cân bằng giữa trọng lực, áp suất mao dẫn và khí

dư (Jeremie Bruyelle, Terra 3E, với cơng trình “An Accurate Volumetric
Calculation Method for Estimating Original Hydrocarbons in Place for Oil and
Gas Shales including Adsorbed Gas using High-Resolution Geological Model”,
năm 201 ) [9],… Kết quả của các nghiên cứu đã tiếp cận được nhiều mức độ như
tái hiện lại sự phát triển cấu trúc mỏ, phân bố tướng trầm tích, thạch học, phân bố

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 17

độ rỗng, độ thấm; từ sự phát triển của bể trầm tích, đến hệ thống khe nứt đứt gãy và
sự sinh dầu khí; việc tính tốn trữ lượng cho kết quả có độ tin cậy cao ở các mỏ có
độ bất đồng nhất lớn,…
Trong nước: đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng mơ hình địa chất như
xây dựng và áp dụng thành công hệ phương pháp xác định độ thấm đá móng
granitoit nứt nẻ từ tài liệu địa vật lý giếng khoan bằng mạng nơron nhân tạo – ANN
(Trần Đức Lân, luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu độ thấm đá móng granitoit mỏ Bạch
Hổ bằng mạng nơron nhân tạo”, năm 2010) [3]; các nghiên cứu mơ hình địa chất
nhằm tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ, phục vụ cho mô phỏng khai thác,… như
các đề tài “Xây dựng mơ hình địa chất và tính tốn trữ lượng dầu khí tại chỗ tầng
chứa cát kết Oligocene dưới mỏ Sư Tử Trắng, lô 15-1, bồn trũng Cửu Long” (Cao
Lê Duy, luận văn Thạc sĩ, năm 2008) [1], “Xây dựng mơ hình địa chất ba chiều để
phục vụ cho mô phỏng khai thác mỏ Gấu Đen thuộc lô 16-1, bồn trũng Cửu Long”
(Nguyễn Mạnh Tuấn, luận văn Thạc sĩ, năm 2013) [7],… Bên cạnh đó, nhiều mơ
hình đã được xây dựng xuyên suốt cho nhiều mỏ như mỏ Sư Tử Đen, Tê Giác
Trắng, Đại Hùng, Nam Rồng – Đồi Mồi,… nhằm có thể xem xét bức tranh tồn

diện của khu vực nghiên cứu, dự định đưa vào phát triển khai thác, từ đó phục vụ
cho việc thực hiện báo cáo đánh giá trữ lượng (RAR) cho đến kế hoạch phát triển
mỏ (FDP). Việc xây dựng mơ hình địa chất không những được thực hiện trước giai
đoạn khai thác mà còn thực hiện song song trong giai đoạn khai thác nhằm cập nhật
đánh giá trữ lượng để có thể quản lý khai thác mỏ một cách hợp lý và hiệu quả.
Ở một mức độ nhất định, nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên đều
liên quan đến mục tiêu, phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, do
cấu trúc mỏ Tê Tê có tính phân khối phức tạp, tầng cát kết BI.1 Miocene dưới được
hình thành và chịu ảnh hưởng bởi nhiều pha hoạt động kiến tạo khác biệt nên sự
phân bố tính thấm chứa của đối tượng này có những đặc thù riêng địi hỏi phải được
nghiên cứu với một cơng trình tổng hợp, tồn diện. Đây chính là lý do và sự cần
thiết thực hiện của đề tài luận văn này.

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 18

3. Mục tiêu:
Trên cơ sở tài liệu về địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan... tiến hành
xây dựng mơ hình địa chất ba chiều cho tầng chứa BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê
nhằm làm sáng tỏ bức tranh địa chất và sự phân bố tính thấm chứa của đối tượng
nghiên cứu. Đồng thời, mơ hình cịn cho phép kiểm tra, đánh giá lại trữ lượng dầu
khí và là tiền đề xây dựng mơ hình khai thác.
4. Nhiệm vụ:
 Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu và các báo cáo cần thiết phục vụ xây
dựng mơ hình địa chất ba chiều nhằm xây dựng, mơ tả hình dáng, kích thước

tầng chứa BI.1 Miocene dưới.
 Đánh giá đặc trưng phân bố tính thấm chứa của tầng BI.1 một cách xác thực
nhất trên cơ sở mơ hình địa chất được xây dựng.
5. Đối tượng và giới hạn vùng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tầng cát kết BI.1 Miocene dưới, mỏ Tê Tê, lô 02/10,
bồn trũng Cửu Long.
6. Cơ sở tài liệu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các báo cáo và số liệu tổng hợp được tại
Tổng Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí (PVEP) như sau:
 Các báo cáo địa chất khu vực.
 Các kết quả nghiên cứu địa chất, minh giải tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng
khoan, phân tích mẫu lõi… trong khu vực nghiên cứu.
 Báo cáo đánh giá trữ lượng mỏ Tê Tê đã được phê duyệt.
 Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh và các trường khác về việc xây dựng mơ hình địa chất ba
chiều.
7. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 19

 Phương pháp địa chất – địa vật lý: nghiên cứu đặc điểm địa chất của mỏ Tê
Tê thông qua các tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan, kết quả
phân tích mẫu lõi…
 Phương pháp mơ hình hóa: sử dụng các phương pháp mơ phỏng, phần mềm

thích hợp để xây dựng mơ hình phân bố đá chứa và mơ hình phân bố tính
thấm chứa của đối tượng.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: với sự tổng hợp tất cả các dữ liệu để nghiên cứu mỏ vào
mơ hình, việc mơ hình hóa địa chất là một trong những giải pháp giúp tối ưu
hóa cho việc giúp cho các nhà địa chất, nhà quản lý mỏ có một cái nhìn bao
qt, giúp quản lý, tính tốn trữ lượng và dự báo hay đưa ra kế hoạch khai
thác.
 Ý nghĩa thực tiễn: việc xây dựng mơ hình địa chất là giải pháp mang tính
khoa học, giúp cho việc tìm kiếm thăm dị, phát triển mỏ một cách hiệu quả.
Giúp cho quá trình đánh giá trữ lượng tại chỗ của mỏ, lựa chọn vị trí cũng
như quỹ đạo giếng thăm dị, thẩm lượng, phát triển, phân tích các yếu tố bất
định, rủi ro xun suốt các q trình thăm dị, khai thác.
9. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung chính và phần kết luận –
kiến nghị với bố cục như sau:
 Mở đầu
 Chương 1: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở tài liệu và lý thuyết cơ bản về xây dựng mơ hình địa chất
ba chiều (3D)
 Chương 3: Xây dựng mơ hình địa chất ba chiều (3D), đánh giá đặc trưng
phân bố thấm chứa cho tầng cát kết BI.1 Miocene dưới, mỏ Tê Tê, bồn trũng
Cửu Long
 Kết luận – kiến nghị
Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278



Trang 20

 Tài liệu tham khảo
10. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
a) Điều kiện tự nhiên:
Lô 02/10 nằm ở phía Đơng Bắc của bể Cửu Long, đới nâng Cơn Sơn và phía
Bắc của bể Nam Cơn Sơn, thuộc vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận và cách thành
phố Vũng Tàu khoảng 160 km về phía Đơng.
Mỏ Tê Tê nằm ở phía Tây Bắc lơ 02/10 (gần ranh giới giữa lô 01/10 và
02/10), cách mỏ Thăng Long (NĐH Lam Sơn JOC) khoảng 8 km về phía Đơng
Bắc. Khu vực này có mực nước biển dao động từ 0 - 70 m. [10]
b) Lịch sử tìm kiếm thăm dị dầu khí:
Từ năm 1

2 đến năm 2002: Petronas là nhà thầu hoạt động thăm dị lơ 01 &

02. Petronas đã thu nổ 563.73 km2 tuyến địa chấn 3D năm 2002 tại phần phía Nam
của lơ (khu vực Đơng Đơ – Thăng Long) và 13,870 km địa chấn 2D trong các năm
1

1, 1 3 và 1 5 và đã khoan 3 giếng thăm dị trên diện tích lơ 01 & 02: giếng

02-D-1X (Saphire), 02-M-1X (Opal) và 01-E-1X (Agate). Giếng Opal có biểu hiện
dầu, cịn hai giếng Saphire và Agate cho kết quả khơ. Sau giai đoạn thăm dò,
Petronas đã giữ lại một phần vùng tây lô 01 (các mỏ Ruby, Jade, Diamond, Topaz)
và đã trả lại diện tích phần lớn hai lơ 01 & 02.
Từ năm 2003 đến 200 : Petronas cùng với PVEP thành lập Công ty Điều
hành chung Lam Sơn JOC hoạt động trên phần diện tích của lơ 01/97 & 02/97. Lam
Sơn JOC đã tiến hành thu nổ 538 km2 3D, tái xử lý 86 km2 3D và 4,21 km địa
chấn 2D. Khoan 7 giếng khoan thăm dò và thẩm lượng và kết quả đã phát hiện các

mỏ Đông Đô, Thăng Long và Hổ Xám Nam. Lam Sơn JOC đã giữ lại phần diện
tích mỏ Đơng Đơ, Thăng Long và Hổ Xám Nam đưa vào giai đoạn phát triển và
phần cịn lại (sau này là lơ 01/10 & 02/10) được hồn trả lại sau khi kết thúc Pha
Thăm dị.
Từ năm 2010 đến nay: Cơng ty thăm dị khai thác dầu khí trong nước PVEP
POC điều hành trên phần diện tích Lam Sơn JOC hoàn trả. Năm 2011, PVEP POC
Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 21

đã tiến hành tái xử lý và minh giải 520 km2 tài liệu địa chấn 3D bao phủ khu vực Tê
Tê, chia ra 3 cấu trúc nếp lồi: Tê Tê Nam, Tê Tê Trung Tâm (Hồ Tây cũ) và Tê Tê
Bắc. Đó là cơ sở để xác định vị trí giếng khoan 02/10-TT-1X (năm 2013) trên cấu
trúc Tê Tê Nam. Từ phát hiện của TT-1X, các giếng khoan tiếp theo là TT-2X &
TT- X trên cấu tạo Tê Tê Nam. Tính đến thời điểm tháng 6/2017, mỏ Tê Tê (thuộc
cấu tạo Tê Tê Nam) đã được khoan tổng cộng 3 giếng khoan thăm dò và thẩm
lượng, cụ thể:


Giếng khoan thăm dò TT-1X (tháng 4/2013) đã phát hiện 5 tầng chứa dầu
khí trong: đá móng granite; cát kết BI.1, cát kết BI.2 (Miocene dưới); cát kết
BII.1.20 và BII.1.10 (Miocene giữa).



Giếng khoan thẩm lượng TT-2X (tháng 5/2013) được khoan với mục đích

thẩm lượng cho tầng móng granite, kết quả cho dịng thành cơng.



Giếng TT-4X (tháng 5/2015) được khoan với mục đích thăm dị/thẩm lượng
đối tượng chính là cát kết Oligocene E và móng, tuy nhiên kết quả cho dịng
khơng thành cơng. [5]

c) Khái quát về tiềm năng dầu khí của tầng cát kết Miocene mỏ Tê Tê:
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cấu trúc địa chất và đặc điểm hệ thống dầu
khí mỏ Tê Tê tương tự như các phát hiện Thăng Long, Đơng Đơ, Kình Ngư Trắng,
Kình Ngư Trắng Nam,… Về nguồn sinh và di cư dầu khí khu vực này được đánh
giá là khá tốt, khi các cấu trúc xung quanh đều đã có phát hiện dầu khí và gần
nguồn sinh. Đối với đối tượng chứa Miocene của mỏ, tầng chứa Miocene bao gồm
các tập vỉa BI.1, BI.2 tuổi Miocene sớm và các tập vỉa BII.1, BII.2 tuổi Miocene
giữa được thành tạo chủ yếu trong môi trường sông cho đến biển nơng có độ rỗng
khá tốt từ 10 - 30 %, độ thấm từ 5 - 3,000 mD.
Để đánh giá tiềm năng dầu khí tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê,
thông số đầu vào được tham khảo kết quả của các giếng khoan TT-1X, 2X & 4X.
Trong đó các giếng TT-2X & X với mục đích thăm dị/thẩm lượng đối tượng chủ
yếu là móng, cát kết Oligocene, duy chỉ có giếng TT-1X đã khẳng định được tiềm
năng của tầng Miocene qua phát hiện dầu khí của kết quả khoan, cụ thể đã phát hiện
Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 22


các tầng chứa dầu khí bao gồm cát kết Miocene dưới (BI.1, BI.2), cát kết Miocene
giữa (BII.1.20 và BII.1.10). Kết quả thử vỉa của giếng khoan qua 2 DST đã được
thực hiện, cụ thể DST#2 được tiến hành trong tầng chứa BI.1 đạt lưu lượng ổn định
từ 800 - 850 thùng dầu/ngày (25 0API), khơng có nước (choke size 0/6 ”, bơm
Nitrogen); DST#3 được tiến hành trong tầng chứa BII.1.10 với kết quả 00 - 500
thùng dầu/ngày (20 0API), khơng có nước, 0.15 triệu bộ khối khí/ngày (choke size
36/6 ”). [10]
Qua đó, tiềm năng dầu khí của tầng cát kết BI.1 Miocene dưới mỏ Tê Tê đã
được xác định và cần tiếp tục đánh giá để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng mơ
hình, đánh giá đặc trưng phân bố thấm chứa nhằm hạn chế rủi ro trong cơng tác
đánh giá cập nhật trữ lượng dầu khí tại chỗ, quản lý mỏ và tối ưu khai thác trong
tương lai.

Luận văn thạc sĩ

HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


Trang 23

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan bồn trũng Cửu Long

1.1.1. Lịch sử phát triển bồn trũng Cửu Long
Bồn trũng Cửu Long nằm trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần
đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long, tọa độ địa lý trong khoảng


0

- 110 vĩ độ

Bắc và 106030’ - 1090 kinh độ Đơng, có hình bầu dục nằm dọc theo bờ biển Vũng
Tàu – Bình Thuận, kéo dài từ Phan Thiết tới sông Hậu, cách bờ biển Vũng Tàu
khoảng 135 km. Bồn trũng Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn
cách với bồn trũng Nam Cơn Sơn bởi đới nâng Cơn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng
Khorat Natuna và phía Bắc là đới trượt Tuy Hòa ngăn cách với bồn trũng Phú
Khánh. Bồn trũng có diện tích khoảng 36,000 km2 và được lấp đầy chủ yếu bởi
trầm tích lục nguyên Kainozoi (bề dày lớp trầm tích này đạt tới 7 - 8 km tại trung
tâm bồn trũng).
Bồn trũng Cửu Long là một bồn rift nội lục. Những đặc điểm cấu trúc và địa
tầng trầm tích đã xác nhận các giai đoạn tiến hóa của bồn, nó liên quan với các chế
độ địa động lực khác nhau. Lịch sử phát triển địa chất của bồn trũng Cửu Long
trong mối liên quan với lịch sử kiến tạo khu vực có thể chia ra ba thời kỳ chính như
sau: trước tạo rift hình thành nên hình thái của bề mặt móng; đồng tạo rift hình
thành các cấu tạo và dạng bẫy chứa, tầng chắn đồng thời là pha lắng đọng trầm tích
và chơn vùi chính của bồn trũng, quá trình này từ Eocene đến Oligocene; sau tạo rift
xảy ra từ Miocene sớm đến nay, đây là quá trình bình ổn kiến tạo và đá mẹ trưởng
thành và sinh dầu để di cư tích tụ trong các bẫy chứa.
 Thời kỳ trước tạo rift: là giai đoạn cố kết móng trước Kainozoi của bồn
trũng, liên quan với sự hội tụ của các lục địa vào cuối Mezozoi mà pha tàn dư của
chúng kéo dài tới Eocene. Sự hội tụ của hai lục địa Ấn – Úc và Âu – Á đã nâng
toàn bộ thềm Sunda lên cao và làm tiêu biến hồn tồn đại dương Tethys ở Đơng
Nam Á. Ở đây hầu hết phát triển mạnh các dải magma xâm nhập và phun trào có
tuổi từ Jura đến Eocene. Các trũng tàn dư của thời kỳ Mezozoi hoặc là các thung

Luận văn thạc sĩ


HVTH: Lê Ngọc Tâm
MSHV: 1570278


×