Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Kế toán tập hợp chi phớ sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Cty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.89 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đều phải dựa trên nguyên
tắc tự hạch toán kinh doanh độc lập. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm
thế nào để kinh doanh có hiệu quả "lấy thu bù chi và có lợi nhuận hợp lý". Kinh
tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng những nhu cầu của thị
trường. Do đó, doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: "Sản xuất cái gì?" "Sản
xuất cho ai?" "Sản xuất như thế nào?" : Để lựa chọn các sản phẩm (Sản phẩm
hàng hoá, Sản phẩm dịch vụ ) Kinh doanh. Cạnh tranh trên thị trường là một yếu
tố khách quan nó đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đưa
các sản phẩm có chất lượng cao và có những ưu thế cạnh tranh. Mục tiêu của
các doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận. Để đạt được những mục tiêu này, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng quan tâm đến công tác tổ chức quản lý
nhằm nâng cao năng xuất và tiết kiện chi phí.
Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ là một doanh nghiệp còn non trẻ,
Công ty phải cạnh tranh với nhiều đơn vị vận tải thuộc mọi thành phần kinh tế
để tồn tại đứng vững và phát triển trong giai đoạn đầy khó khăn thử thách này,
Công ty đã đề ra được nhiều phương án kinh doanh có hiệu quả tự bù đắp các
chi phí bằng kết quả kinh doanh của mình, đảm bảo kinh doanh có lãi, không
ngừng nâng cao đời sống người lao động. Một trong những công cụ quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty là bộ phận Kế toán nói chung và
khâu Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong thời gian
thực tập ở Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ, em nhận thấy được tầm quan
trọng của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, vì vậy
em đã tìm hiểu và chọn đề tài: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ" làm chủ đề
cho luận văn tốt nghiệp của mình!
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành dịch vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải .
Cương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá


thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần Vận tải &
Dịch vụ.

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
VÀ TẬP HỢP CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ TAI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH VẬN TẢI ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ
CHỨC KẾ TOÁN
+ Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, thực hiện việc di chuyển
hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác. Tổ chức hoạt động kinh doanh
vận tải có đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp vận tải quản lý: Là quá trình hoạt động theo nhiều khâu
khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành
khách, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch vận chuyển.
- Kế hoạch vận tải phải cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, kỳ ngắn…Lái xe
và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở bên ngoài Doanh nghiệp, trên các
tuyến đường khác nhau. Vì vậy quá trình quản lý, điều hành phải rất cụ thể, phải
xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất, chế độ khoáng hợp lý rõ ràng.
- Phương tiên vận tải: Là những tài sản cố định không thể thiếu được
trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này bao
gồm nhiều lại có tính năng, có tác dung, hiệu suất sử dụng và mức tiêu
hao nhiền liệu khác nhau do đó ảnh hưởng không ít đến chi phí vận tải.
- Việc khai thác vận tải phụ thuộc vào sơ sở hạ tầng, đường xá, cầu phà
và điều kiện địa lý của từng vùng.
- Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất và được đo lường bằng
các chỉ tiêu tấn, km, hàng hoá vận chuyển và người: km, hành khách
vận chuyển chỉ tiêu chung của nghành là tấn, km tính đổi.

- Trong những năm gần đây Doanh nghiệp được tổ chức phân cấp quản
lý, thực hiện cơ chế khoán theo đầu phương tiên và quản lý chi phí
định mức.
Ngành vận tải gồm nhiều loại hình kinh doanh như vận tải ôtô, vận tải
đường thuỷ, vận tải đường sông, biển, hàng không, đường sắt…Mỗi loại hình
vận tải lại có những đặc điểm mang tính đặc thù, chi phối điến công tác kế toán
chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ
1.2.1. Khái niệm về chi phí vận tải.
Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vận
hoá cà lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp vận tải đã bỏ ra trong một kỳ để
thực hiện dịch vụ vận tải.
1.2.2. Phân loại chi phí vận tải.
Vì chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phả phân
loại chi phi tạo thuận lợi cho công tác quản lý cà hạch toán chi phí. Đối với chi
phi vận tại hiện nay có 3 cách phân loại. Cụ thể:
1.2.1.1 Phân loại chi phí vận tải theo công dụng kinh tế.
Theo các phân loại này, chi phí vận tải được sắp xếp theo các khoản mục
có công dụng kinh tế khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thanh dịch vụ vận tải.
Mỗi loại hình vận tải có đặc điểm khác nhau nên chi phí vận tải của
những loại hình vận tải khác nhau cũa khác nhau.
- Đối với vận tải ô tô, các chi phi phân loại theo công dung kinh tế gồm
các khoản mục: Tiền lương lái xe và phụ xe; BHXH; BHYT và KPCĐ
của lái xe và phụ xe, nhiên liệu, vật liệu, chi phí săm lốp; chi phí sửa
chữa TSCĐ; chi phí khấu hao phương tiện; chi phí công cụ, dụng cụ;
chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí khác.
- Đối với vận tải đường thuỷ, chi phi vận tải phân loại theo công dụng
kinh tế gồm: Tiền lương lái tầu, phụ lái và nhân viên tổ máy; BHXH,
BHYT, KPCĐ của công nhân lái tầu; Nhiên liệu và đông lực, vật liệu,

chi phí sửa chữa; Chi phí khấu hao; Chi phí thuê; Chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí công cụ; Chi phí khác.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chi phí theo
trọng điểm. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý xác định được nguyên nhân tăng
giảm của từng khoản mục chi phí để từ đó có các biên pháp thích hợp nhằm hạ
thấp giá thành dịch vụ vận tải.
1.2.2.2. Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với doanh thu vận tải.
* Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay
giảm thì số chi phí cũng tăng hay giảm theo những chi phí cho một đồng doanh
thu ( tỷ suất chi phí) thì hầu như không thay đổi.
Chi phí biến đổi bao gồm các khoản: Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ của lái xe và phụ xe (trường hợp doanh nghiệp áp dụng lương khoán theo
sản phẩm hoặc theo doanh thu vận tải, chi phí săm lốp, chi phí nhiên liêu….
* Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí hầu như không bị thay đổi khi
doanh thu vận tải thay đổi (tăng hay giảm), những tỷ suất chi phí thì sẽ thay đổi
theo chiều hướng ngược lại (giảm hay tăng). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu
tư trang thiết bị mới thì chi phí cố định sẽ tăng đột ngột.
Chi phí cố định bao gồm các khoản sau: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
tiền lương, BHXH, BHYT, KPCD…của nhân viên quản lý đội xe (nếu hưởng
lương thính theo thời gian), tiền thuế bất động sản, tiền bảo hiểm tài sản, thuê
môn bài…
Phân loại chi phi vận tải theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong
việc phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho công tác kế toán quản trị doanh
nghiệp.
1.2.2.3. Phân loại chi phí vận tải theo khoản mục chi phí
Cách phân loại này dựa trên ý nghĩa của cho phí trong giá thành sản
phẩm, đồng thời nó giúp cho người làm kế toán dễ dàng hạch toán chi phí và
tính giá thành. Theo tiêu thức này, chi phí vận tải được chia thành các khoản

mục chi phí sau:
• Chi phí vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
1.2.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí dịch vụ vận tải
Đối tượng kế toán chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các chi phi vận
tải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định cho hoạt động vận tải được tập hợp theo đó.
Xác định đối tượng kế toán chi phí vận tải là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế
toán chi phi. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là
xác định nơi gây ra chi phí hoặc đối tượng chi phí cụ thể:
+ Đối với các Doanh nghiệp vận tải ô tô thì căn cứ vào nhiệm vụ là cần
chuyển hàng hoá hoặc vận chuyển hành khách thì đối tượng tập hợp chi phí có
thể là toàn doanh nghiệp hay từng đầu xe, đội xe.
+ Đối với các Doanh nghiệp vận tải đường thuỷ có thể tập hợp chi phí vận
tải theo từng con tầu, đoàn tàu.
Đối với vận tải đường sắt do quy trình công nghệ phức tạp, nên chi phí
vận tải tập hợp riêng cho từng bộ phận.
+ Đối với vận tải hàng không do mang tính đặc thù riêng, để hoàn thành
khối lượng công việc vận tải cũng liên quan đế nhiều bộ phận khác nhau nên chi
phí vận tải cũng khác nhau nên chi phí vận tải cũng phải tập hợp riêng theo từng
các bộ phận.
1.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí vận tải.
Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp áp dụng cho những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến đối
tượng chi phí và có thể hạch toán cho đối tượng chi phí đó. Vì vậy khi phát sinh
các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượng chi phí nào kế toán căn cứ
vào chứng từ ban đầu khi nhập dữ liệu chỉ ra ngay tên đối tượng chi phí máy sẽ
tự động tính ngay chi phí cho đối ượng chi phí đó.
Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng cho những tài khoản chi phí liên quan qua đến

nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng tập hơp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được,
muốn tập hợp cho từng đối tượng phải dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý. Khi
nhận được các chứng từ về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng chi phí, kế toán căn cứ vào các chứng từ này tập hợp số liệu vào các sổ
kế toán chi phí chung thông qua việc nhập dữ liệu vào máy. Việc phân bố
thường được thực hiện vào cuối tháng khi đã nhập tất cả các dữ liệu liên quan
đến chi phí cần phân bổ, cuối tháng chỉ cần vào màn hình kết chuyển, phân bổ
cho các đối tượng đã được chỉ ra.
1.3. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.3.1. Khái niệm giá thành dịch vụ vận tải
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính
cho một khối lượng sản phẩm, công việc hay dịch vụ nhất định đã hoàn thành.
Giá thành dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền … Trong quá trình sản xuất
của doanh nghiệp.
Như vậy, trong doanh nghiệp vận tải ô tô giá thành dịch vụ vận tải bao
gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản
xuất chung
1.3.2. Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải.
Việc xác định đối tượng tính giá thành vận tải phải được căn cứ vào đặc
điểm tổ chức quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Trong ngành
vận tải hiện nay, đối với vận tải hàng hoá thương là tấn (hoặc 1000 tấn). Km
hàng hoá vận chuyển. Đối với vận tải hành khách thường là người (hoặc
100người), km, hành khách vận chuyển.
1.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh
doanh vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vận tải thuỷ, vận
tải hàng không. Giá thành theo phương pháp này được xác định như sau:

Giá thành
sản phẩm
=
Chi phí vận
tải còn đầu kỳ
+
Chi phí vận tải phát
sinh trong kỳ
-
Chi phí vận tải
còn cuối kỳ
Giá thành sản phẩm =
Tổng giá thành
Khối lượng vận tải hoàn thành
1.4.2. Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp đã có quy
trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự toán chi phí hợp lý. Việc
áp dụng tính giá thành theo phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra
tình hình thực hiện chi phí vận tải, sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả chi phí
vận tải để hạ giá thành vận tải.
Công thức xác định giá thành định mức như sau:
Giá thành
thực tế của
HĐVT
=
Giá thành
định mức của
HĐVT
±
Chênh lệch

do thay đổi
định mức
±
Chênh lệch
do thoát ly
định mức
1.4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp vận tải
hành khách và vận tải hàng hoá trong nhận vận chuyển hành khách du lịch hoặc
vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng. Đối tượng tính giá thành là
dịch vụ vận tải theo từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng. Kỳ tính
giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ. Khi có khách hàng ký hợp đồng, kế
toán phải trên cơ sở hợp đồng đã ký để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó.
Khi kết thúc hợp đồng hay cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.
1.5. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI
1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nhiên liệu trực tiếp.
Trong giá thành dịch vụ vận tải nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp có tỷ
trọng cao nhất. Không có nhiên liệu không thể nào có hoạt động được, chi phí
nhiên liệu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Loại phương tiện
vận tải, mức độ mới hay cũ của phương tiện… Do đó doanh nghiệp phải căn cứ
vào tình hình thực tế để xây dựng định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng loại
phương tiện.
Chi phí nhiên liệu được xác dịnh theo công thức
Chi phí về
nhiên liệu
tiêu hao
=
Chi phí nhiên liệu

còn ở phương
tiện đầu kỳ
+
Chi phí nhiên
liệu đưa vào sử
dụng trong kỳ
-
Chi phí nhiên
liệu còn phương
tiện cuối kỳ.
* Chứng từ kế toán sử dụng.
- Hàng hoá giá trị gia tăng.
- Phiếu xuất kho
- Giấy đi đường
- Bảng theo dõi nhiên liệu;
- Bảng tổng hợp nhiên liệu tiêu hao
* Tài khoản kế toán sử dụng
Để tập hợp chi phí nhiên liệu, kế toán sử dụng tài khoản TK 621 “chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp”.
Kết cấu của TK 621”
Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nhiên liệu đưa vào sử dụng trực tiếp
cho phương tiện vận tải.
Bên có: Kết chuyển giá trị nhiên liệu tính vào chi phí dịch vụ vận tải.
TK 621 không có số dư
*Phương pháp hạch toán chi phí nhiên liệu trực tiếp:
- Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải, căn cứ vào phiếu
xuất kho kế toán phân loại và nhập dữ liệu theo định khoản:
Nợ TK 621 : Chi phíi nguyên vật liệu trực tiếp.
(Chi tiết cho từng hoạt động)
Có TK : Nguyên vật liệu.

Trường hợp khoán chi phí nhiên liệu cho lái xe hoặc giao tiền cho lái xe
để mua nhiên liệu trực tiếp cho phương tiện:
Kế toán ứng trước cho lái xe một số tiền nhất định, căn cứ vào phiếu chi
kế toán nhập vào với định khoản:
Nợ TK 141:Tạm ứng
Có TK 111: Tiền mặt.
- Sau khi hoàn thành chuyến vận tải cuối tháng lái xe thanh toán với
phòng kế toán, kế toán căn cứ vào số thực chi đối chiếu với định mức
tiêu hao nhiên liệu cho từng xe.
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(Chi tiết cho từng hoạt động)
Có TK 141: Tạm ứng
Cuối tháng tính toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nhiên
liệu) cho từng hoạt động vận tải:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(Chi phí cho từng hoạt động )
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện vận tải cuối kỳ là số dư của TK 154
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Sơ đồ hạch toán (sơ đồ 1- phụ lục)
1.5.1. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Trong hoạt động vận tải, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương,
khoảng tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của lái xe, không bao gồm tiền lương,
BHXH, BHTY, KPCĐ của đội sửa chữa, quản lý.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng
chịu chi phí có liên quan (đầu xe, đội xe), trường hợp cá biệt liên quan đến nhiều
đối tượng thì cần phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý.
* Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng phân bổ tiền lương
* Tài khoản kế toán sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK
622.
“Chi phí nhân công trực tiếp”. Nội dung,
Kết cấu của TK 622:
Bên nợ: Phản ánh chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của
lái xe, phụ xe
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này không có số dư. Việc tính toán và phân bổ chi phí nhân
công trực tiếp được hịên trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
* Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào số liệu ở bảng thanh toán tiền công bao gồm lương chính,
lương phụ, phụ cấp phải trả cho lái xe, phụ xe trong kỳ để tập hợp và phân bổ
cho từng đôi tượng liên quan:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
(Chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK334: Phải trả nhân viên
Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên cơ sở tiền công
phải trả cho lái xe trong kỳ.
Nợ TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp
(Chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác
- TK 338(2): Kinh phí công đoàn
- TK 338(3): Bảo hiểm xã hội
- TK 338(40: Bảo hiểm y tế
Cuối kỳ kết chuyển cho từng đối tượng chi phí
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(Chi tiết theo từng hoạt động)
Có TK 622: Chi phí phân công trực tiếp

(Chi tiết theo tưng hoạt động)
(Sơ đồ hạch toán – Sơ đồ 2 - Phụ lục)
1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Trong kỳ chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí như: Sửa chữa
săm lốp, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa phương tiên, lương của nhân viên
sửa chữa, chi phí vật liệu…và chi phi khác bằng tiền.
* Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản quyết toán sửa chữa phương tiên
* Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sủa dụng TK 627”Chi phí
sản xuất chung”.
Kết cấu và nội dung của TK 627:
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung
Bên có: Các khoản chi phí sản xuất chung ( nếu có)
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí sản xuất không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến
cho các đối tượng chi phi
TK 624 không có số dư cuối kỳ được mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp
yếu tố chi phí:
- TK 627(1): Chi phí nhân viên hân xưởng
- TK 627(2): Chi phí vật liệu
- TK 627(3): Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 627(4): Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 627(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 627(8): Chi phí khác
* Phương pháp hạch toán
a. phương pháp kế toán trích trước chi phí săm lốp

(1) căn cứ vào số liệu đã tính otán trích trước chi phí săm lốp vào chi phí
vận tải, kế toán ghi :
Nợ TK 627 :chi tiết (627.3 chi phí săm lốp cho từng hoạt đôngj )
Có TK 335 :chi phí phải trả
(2) khi phát sinh chi phí săm lốp trên thực tế :
Nợ TK 335 :chi phí phải trả
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
(3) Cuối kỳ chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản
chênh lệch được hạch toán tăng thu nhập.
Nợ TK 335: Chi phí phả trả
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
(4) Ngược lại nếu chi phí trích trước nhỏ hơn chi phí trên thực tế phát sinh
Nợ TK 627: chi tiết (627.3 cho từng hoạt động)
Có TK 335: Chi phí phải trả
(5) Cuối kỳ, chi phí săm lốp tình vao tri phí vận tải được kết chuyển sang
TK 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, hoặc TK 631 – “Giá thành
sản xuất” ( phương pháp kiểm kê đinh kỳ):
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung ( chi tiết theo từng đối tượng)
b. Phương pháp kiểm kế toán chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu trong vận tải ô tô bao bồm: dầu nhờn, mỡ, xà phòng, giẻ
lau và các phương tiện khác dùng để bảo quản xe.
Chi phí vật liệu được tâp hợp vào TK627 (Chi tiết TK 627.2) – Chi phí
sản xuất chung
(1) Căn cứ vào phiếu xuất kho, khi xuất vật liệu sử dụng cho các phương
tiện thuộc các hoạt động khác nhau, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 152: Nguyên vật liệu, vật liệu

(2) Trương hợp mua vật liệu ngoài đưa vào sử dụng ngay, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có Tk 111,112,141,331…
(3) Cuối kỳ, kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí vật liệu cho từng hoạt
động vận tải theo tiêu chuẩn hợp lý, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất ( Phương pháp kểm kê định kỳ)
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
C. Phương pháp kế toán khấu hao phương tiện
(1) Hàng tháng, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao phương tiện
cho các hoạt động vận tải, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627.4)
(Chi tiết cho tưng hoạt động)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (TK 214.1)
(2) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí khấu hao phương tiện cho từng
hoạt động vận tải, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết cho từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất( Phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 627: Giá thành sản xuất chung ( chi tết cho từng hoạt động)
d. Phương pháp kế toán chi phí sửa chữa phương tiện
(1) Căn cứ vào số tiền trích trước chi phí sửa chữa, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 335: chi phí phải trả
(2) Cuối kỳ kế toán xử lý số chênh lệch về trích trước chi phí sửa chữa,
đồng thời thực hiện kết chuyển chi phí sửa chữa vào TK 154- Chi phí SCKD dở
dang, hoặc TK 631 – Giá thành sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang ( Chi phí theo từng hoạt động_
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 627: chi phí sản xuất chung (Chi tiết theo từng hoạt động)

e. Phương pháp kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền
Trong doanh nghiệp vận tải, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Chi phí
điện nước, sửa chữa thuê ngoài… Chi phí khác bằng tiền bao gồm chi phí cầu,
phà, chi lệ phí bến bãi, chi phí quảng cáo…
(1) Phí phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627.7)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331…
(2) Khi phát sinh các chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK 627.8)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
(3) cuối kỳ, kế toán tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung liên quan
đế nhiều hoạt động vận tải để phân bổ cho từng hoạt động theo tiêu
chuẩn phân bổ đã lựa chọn, phụ vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi phí SCKD dở dang (chi tiết theo từng hoạt động)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
(Sơ đồ hạch toán – Sơ đồ 3 - phụ lục)
1.6. CÁC HÌNH THỨC SỔ SÁCH SỬ DỤNG ĐỂ HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI
Chế độ sổ kế toán sử dụng ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/ 3/ 2006, Bộ tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép quản lý, lưu trữ
và bảo quản sổ sách kế toán.Việc tận dụng hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc
và đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. có thể áp dụng các hình
thức kế toán sau
- Hình thức Nhật ký sổ cái: Sơ đồ 4 - Phụ lục
- Hình thức Nhật ký chung: Sơ đồ 5 - Phụ lục
- Hình thức Chứng từ ghi sổ: Sơ đồ 6 - Phụ lục

- Hình thức Nhật ký chứng từ: Sơ đồ 7 - Phụ lục
CHNG II: THC TRNG CễNG TC K TON TP
HP CHI PH SN XUT V TNH GI THNH DCH V
VN TI TI CễNG TY C PHN VN TI V DCH V
2.1 KHI QUT CHUNG V CễNG TY C PHN VN TI V DCH
V
2.1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin
Trớc kia,Công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Vận tải và Đại
lý Vận tải đợc thành lập theo QĐ số 25/QĐTC ngày 26/2/1997 với tên gọi
Trung tâm Vận tải và Dịch vụ.
Xét thấy sự nhạy bén, năng động vốn có của Công ty, thực hiện quyết định số
100/1999/QĐ-TT ngày 12/4/1999 ( theo nghị định số 44/1998/CP ngày
29/06/1998) của thủ tớng chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nớc thành
Công ty Cổ phần Trung tâm Vận tải và Dịch vụ đã chuyển thành Công ty Cổ
phần Vận tải và Dịch vụ với:
Tên gọi: Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ
Tên quốc tế: Transportion and Service Join - Stock Company.
Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là: T & S.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Km12+300 quốc lộ 1A - Thanh Trì - Hà
Nội.
Vốn cổ phần : 2,300,000,000 đồng ; chia làm 23,000 cổ phần , trong đó :
- Tỷ lệ cổ phần Nhà nớc : 15% VĐL (3,450 Cổ phần).
- Tỷ lệ cổ phần bán cho ngời lao động trong Công ty là : 74% VĐL
(17,020 Cổ phần).
- Tỷ lệ cổ phần bán cho ngời lao động ngoài Công ty là : 11% VĐL
(2,530 Cổ phần).
Công ty vẫn giữ nguyên trụ sở, một mặt nó mang ý nghĩa truyền thống, mặt
khác nó đảm bảo giữ vững uy tín với khách hàng, hơn nữa chức năng, nhiệm vụ
của Công ty không đổi.
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ mới đi vào hoạt động đợc gần 8 năm,

nhng đã khẳng định đợc vị thế của mình trên thơng trờng.
2.1.2. Chc nng v nhim v
Hin nay cụng ty cú cỏc chc nng nhim v chớnh nh sau:
- Dch v vn ti hng hoỏ bng ụ tụ.
- ại lý bán các loại xe ôtô nh: xe con, xe khách, xe tải hạng nhẹ (1.4 tấn
1.5 tấn)
- Trung tõm bo hnh, Dch v sa cha ô tô
- Dch v cho thuờ kho bói, cho thuờ nh xng
Thi gian u mi hot ng kinh doanh, cụng ty ch yu s dng ti sn
c nh (phng tin vn ti ) ca cỏc nc xó hi ch ngha, cỏc phng tin
ny a s l nhng phng tin lc hu, giỏ tr cũn li ca ti sn c nh nh.
Cnh tranh trờn th trng ngy cng gay gt c bit l lnh vc dch v vn ti
trong nhng nm u ca thi k i mi, nhng loi hỡnh vn ti ca nn kinh
t:
- Vn ti ng b:
+ Vn ti quc doanh
+ Vn ti hp tỏc xó
+ Vn ti t nhõn
+ Cụng ty TNHH
+ Cụng ty liờn doanh vn ti
Ngun vn kinh doanh ca cụng ty hin nay l: 21.206.444.193
Trong ú:
Vn c nh l :5.921.904.848
Vn lu ng l: 15.284.539.345
V ngun nhõn lc ca cụng ty hin nay:
Tng nhõn lc : 154 ngi
Trỡnh i hc:35 ngi
Trỡnh trung cp: 21 ngi
Cụng nhõn k thut: 32 ngi
Lỏi xe: 66 ngi

2.1.3. T chc b mỏy qun lý.
2.1.3.1. S b mỏy (- Ph lc 1)
Là đơn vị hạch toán độc lập và có con dấu riêng, có t cách pháp nhân. Bộ
máy quản lý của Công ty đợc quản lý theo mô hình trực tuyến
Bộ máy quản lý của Công ty đợc kiện toàn và hoàn thiện, là một cơ cấu khoa
học, ổn định, hoạt động có hiệu quả. Bộ máy của Công ty đợc tổ chức từ trên
xuống dới và mỗi phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng của mình:
Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và 3 phó Giám đốc.
+ Giám đốc Công ty: kiêm chủ tịch hội đồng quản trị là ngời lãnh đạo toàn Công
ty, có trách nhiệm lớn nhất đối với toàn Công ty.
+ Các phó Giám đốc: có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp điều hành
một số công việc khi đợc Giám đốc ủy quyền
Cỏc phũng ban ca cụng ty: phũng vn ti, phũng i lý vn ti, phũng ti
chớnh k toỏn, phũng kinh doanh, Phòng Kỹ thuật - Vật t, Trung tâm bảo hành -
sửa chữa, Phòng Kế toán, Phũng t chc hnh chớnh
2.1.3.2. Nhim v chớnh ca cỏc phũng ban.
+ Phòng Vận tải: Chịu trách nhiệm điều hành các loại xe và phơng tiện vận tải
trên phơng án sản xuất, tính toán chi phí, hiệu quả hạch toán ở từng phơng tiện...
+Phòng Đại lý Vận tải: Thực hiện các hợp đồng đại lý vận tải, đại lý bán dầu
Shell, lên phơng án tính toán chi phí, dự thảo hợp đồng...
+ Phòng Kinh doanh: Trực tiếp thực hiện việc mua bán ôtô Suzuki và Isuzu.
+ Phòng Kỹ thuật - Vật t: Quản lý kỹ thuật, phơng tiện vận tải, cung ứng vật t.
+ Trung tâm bảo hành - sửa chữa: Theo dõi bảo hành sửa chữa ôtô.
+ Phòng Kế toán: Theo dõi, giám sát hoạt động của Công ty thông qua việc thực
hiện chế độ tổ chức theo đúng văn bản của Nhà nớc. Thực hiện hoạt động nghiệp
vụ phát sinh tại doanh nghiệp, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá
hiệu quả và đề suất các biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả đồng vốn.
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác quản lý: Cán bộ lao
động, tiền lơng, đào tạo hành chính, bảo vệ.
2.1.4. T chc b mỏy k toỏn.

* S b mỏy k toỏn (Ph lc 2)
Cụng ty C phn Vn ti v Dch v l mt cụng ty cú hỡnh thc kinh
doanh dch v. B mỏy t chc qun lý và sản xuất gọn nhẹ, tập trung nên mô
hình tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty đợc tập trung theo một cấp. Toàn bộ
công tác Kế toán trong Công ty tập trung tại phòng Kế toán.
Phũng ti chớnh k toỏn l ni phn ỏnh, ghi chộp, kim tra tớnh toỏn cỏc
nghip v kinh t ti chớnh phỏt sinh trong quỏ trỡnh hot ng kinh doanh ca
cụng ty. T ú phõn loi, x lý tng hp s liu, thụng tin v hot ng kinh
doanh, cung cp thụng tin cho ban lónh o nh hng la chn nhng
phng ỏn ti u em li hiu qu cao nht.Vi i ng k toỏn tr nng ng
phũng ti chớnh k toỏn ca cụng ty gm: 8 ngi.
+ Chc nng v nhim v ca tng b phn.
+ Kế toán trởng: Có trách nhiệm phối hợp giữa các nội dung của công tác kỹ
thuật nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt Kế toán, lập báo cáo nhanh về các nội
dung Kế toán cụ thể để trình lãnh đạo khi cần thiết, cùng lãnh đạo Công ty lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh, tính toán, phân tích phơng án kinh doanh để lựa chọn
phơng án tốt nhất.
+ Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số lợng, giá trị , cơ cấu về TSCĐ và tình
hình tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo quy định.
+ Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi, thanh toán toàn bộ công nợ của các đối
tợng liên quan tới Công ty nh các khoản tiền vay, tiền nộp ngân sách...
+ Kế toán thuế: Lập các tờ khai thuế, lập các công văn và chịu trách nhiệm xử lý
khi có bất kỳ công văn nào liên quan tới cơ quan thuế.-
+ Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để
tiến hành xuất, nhập quỹ... ghi sổ, trong ngày đối chiếu với sổ kế toán chi tiết của
Kế toán thanh toán tiền mặt.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm 2007,2008:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008
Khối lượng h.hoá V/C Tấn 64.000 70.000
Khối lượng h.hoá L/C TKm 9.600.000 10.000.000

Khối lượng h.hoá ĐL Tấn 250.000 275.000
Tổng doanh thu 1.000đ 66.000.000 71.100.000
- Doanh thu VT ôtô 1.000đ 3.600.000 4.600.000
- Doanh thu ĐLVT 1.000đ 54.400.000 47.500.000
- Doanh thu KD ô tô 1.000đ 12.400.000 20.000.000
Hoa hồng ĐLVT 1.000đ 3.800.000 2.500.000
Lợi nhuận 1.000đ 430.000 500.000
Thuế thu nhập DN 1.000đ 180.867 232.967
Nộp ngân sách 1.000đ 1.300.000 1.300.000
Tổng lao động BQ Người 158 146
Thu nhập BQ ng/tháng 1.000đ 1.100 1.150
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải
và Dịch vụ có triển vọng tốt. Tổng doanh thu năm2008 đạt 71.100.000.000đ
tăng 5.100.000.000đ tương ứng với tỷ lệ 7,7% so với năm 2007, cụ thể :
- Doanh thu vận tải ô tô tăng 1000.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng
27,7%
- Doanh thu KD ô tô tăng 7.600.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng
3,8%
- Lợi nhuận năm 2008 đạt 500.000.000đ tăng 70.000.000đ tương ứng
16,3% so với năm 2007.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng 50.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng
4,5%.
- Do có đổi mới trong chiến lược kinh doanh và định hướng tốt nên
công ty đã tìm được nhiều hợp đồng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng,
thu nhập bình quân đầu người cũng tăng. Đời sống của cán bộ công
nhân viên được cải thiện nên yên tâm gắn bó với công ty.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ
DỊCH VỤ
2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuât của Công ty.
Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải nói
chung không làm tăng giá trị sử dụng cho xã hội mà chỉ tạo điều kiện để thực
hiện giá trị sử dụng của sản phẩm. Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch mang đặc
điểm chung của loại hình kinh doanh này như: Hợp đồng vận chuyển được thực
hiện bên ngoài doanh nghiệp, việc khai thác vận chuyển phụ thuộc vào cơ sở hạ
tầng, giao thông, địa lý khí hậu... do đó chi phí vận tải cũng mang tính đặc thù
và sự tham gia của các yếu tố chi phí vào quá trình thực hiện dịch vụ vận tải
cũng khác các ngành sản xuất vật chất khác.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty đã thực hiện phân loại chi phí
của hoạt động vận tải ô tô là:
* Chi phí của hoạt động vận tải bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm giá trị nguyên vật liệu tham gia
trực tiếp vào quá trình vận tải như là nhiên liệu (xăng,dầu…)
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản phải trả cho lái xe, phụ xe
các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung gồm:
 Chi phí khấu hao phương tiện vận tải, tài sản cố định phòng vận tải.
 Chi phí săm lốp, bảo dưỡng xe.
 Chi phí sửa chữa phương tiện (sửa chữa lớn và sửa chữa thường
xuyên)
 Chi phí bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn.
 Các chi phí khác…
Hàng tháng, để phục vụ việc thực hiện các hợp đồng vận chuyển, phòng
kế hoạch kinh doanh đều lập các bảng kê ứng chi phí xe điều động căn cứ vào
hợp đồng vận chuyển, sau đó tính định mức tiêu hao nhiên liệu và các chi phí
khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để đề nghị tạm ứng được kế toán
trưởng và thủ trưởng đơn vị duyệt ký, sau đó gửi tới phòng kế toán để viết phiếu
chi.

Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ càn thiết liên quan đến các chi phí xe
điều động, phòng kinh doanh tiến hành lập giấy thanh toán tạm ứng, giấy thanh
toán tạm ứng được ký duyệt giống giấy đề nghị tạm ứng. Toàn bộ giấy tờ trên sẽ
được gửi tới phòng KTTC làm căn cứ ghi vào các khoản chi phí
2.2.1.3. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất dịch vụ.
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ là đơn vị kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực khác nhau như: Vận tải, kinh doanh thương mại … do đó công ty đã xác
định đối tượng tập hợp chi phí là từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, đối với lĩnh vực vận tải thì đối tượng tập hợp chi phí vận tải.
2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ
2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động vận tải chỉ bao gồm chi
phí nhiên liệu (xăng, dầu). Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải, phòng vận tải
cần tạm ứng một số tiền căn cứ theo định mức tiêu hao nhiên liệu của phương
tiện vận tải để chi cho lái xe. Với mỗi phương tiện vận tải khác nhau thì định
mức tiêu hao nhiên liệu là khác nhau. Khi đó chi phí nhiên liệu tiêu hao sẽ được
tính theo công thức:
Chi phí
nhiên liệu
tiêu hao
=
Số nhiên liệu cho 1
km đường bằng
(định mức từng xe)
*
Số km
đường xe
đã đi
*
Đơn giá

thực tế 1 lít
nhiên liệu
Với các khoản mục chi phí đã được mã hoá, để hạch toán chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 621 – “chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp” và theo dõi trên cả sổ chi tiết, sổ cái.
Mỗi xe được mở một bảng theo dõi nhiên liệu (Phụ lục 3) để theo dõi
tình hình sử dụng nhiên liệu trong cả tháng. Cuối tháng, tổng hợp nhiên liệu tiêu
hao của từng xe để lập bảng tổng hợp tiêu hao (phụ lục số 4) của toàn đội xe.
VD: Căn cứ vào hoá đơn mua nhiên liệu (Phụ lục 5) do Công ty Xăng
dầu quân đội cung cấp trong tháng 12/2008, kế toán tiến hành định khoản trên
máy tính.
Nợ TK 152: 84.436.364 đồng
Nợ TK 133:7.882.636 đồng
Có TK 331: 92.319.000 đồng
Cuối tháng, căn cứ vào số NL tiêu hao thực tế và số NL còn tồn trên các
xe trong bảng hợp nhiên liệu tiêu hao (phụ lục 4), kế toán ghi:
Nợ TK 621: 75.975.661 đồng
Có TK 152: 75.975.611 đồng
Cuối quý, toàn bọ CP NVL TT được kết chuyển sang TK 154 xác định
CP được phản ánh trên sổ chi tiết TK 6231 theo định khoản:
Nợ TK 154: 239.732.304 đồng
Có TK 621: 239.832.304 đồng
Máy tính sẽ tự động lên sổ nhật ký chung (phụ lục số 6)
2.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí về lao động là một trong những chi phí cấu thành nên giá trị sản
phẩm, dịch vụ. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành
sản phẩm dịch vụ. Do vậy, việc hạch toán đúng chi phí này sẽ quyết định rất lớn
đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm, dịch vụ, mặt khác hạch
toán tốt chi phí nhân công còn thúc đẩy người lao động làm việc, giúp doanh
nghiệp sử dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động, hạ thấp giá thành sản

phẩm, dịch vụ và bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại trung tâm dịch vụ vận tải được
hạch toán vào tài khoản 622.
Các căn cứ để tính lương:
- Lương thời gian
- Lương sản phẩm
* Lương thời gian:
Lương thực tế =
Hệ số x lương cơ bản (820.000)
24
* Ngày công thực tế
VD: Tính lương cho lao động là ông Nguyễn Đức Huy, lái xe của công ty
có hệ số lương là 2, lương cơ bản công ty trả cho ông là: 820.000 hệ số cấp bậc
2:
Lương lái xe =
2 x 820.000
24
* 17 1.161.667
* Lương sản phẩm
- Đơn giá lương sản phẩm được tính theo số km vận hành đối với xe có
02 lái xe chạy đường dài.
 Lái chính: 180 đồng/km
 Lái phụ: 100 đồng/km
- Đơn giá lương sản phẩm được tính theo số km vận hành đối với xe có
01 lái xe chạy đường dài: 230 đồng/km
VD: Căn cứ vào số km trong bảng tiêu hao nhiên liệu (Phụ lục số 3) và
đơn giá lương sản phẩm, kế toán tính lương sản phẩm cho ông Nguyễn Đức
Dũng như sau:
Lương sản phẩm = 6030 x 180 = 1.085.400 đồng
(Các lái xe khác cũng được tính theo cách trên)

• Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Quỹ BHXH: Được hình thành bằng cách tính vào chi phí của doanh
nghiệp và trừ vào thu nhập của người lao động. Theo quy định của chế độ tài
chính hiện hành về công tác kế toán tại công ty TNHH vận tải và thưong mại
trường hưng việc lập trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20%.Trong đó:
+ 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ 5% trừ vào lương tháng của nhân viên.
Quỹ BHYT: Theo quy định của chế độ hiện hành, hàng tháng công ty
phải đóng BHYT là 3% của tiền lương. Trong đó:
+ 2% tính vào lương chi phí sản xuất kinh doanh
+ 1% từ vào lương tháng của nhân viên

×