Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Đừng sợ ý tưởng của mình là
lập dị vì tất cả các ý tưởng được cơng nhận ngày nay đều lập dị". (Batrad Russell)
Bài làm
Trên trời cao có vơ vàn những vì sao, chúng xa xơi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, người
ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất. Đây
chính là “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người cơng nhận lúc đó. Nhưng
Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ơng viết trong sách của
mình rằng: “Tất cả khơng phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái
đất không chỉ quay quanh mặt trời mà cịn tự quay quanh mình nó theo một trục”. Những ý
kiến của ơng bị Giáo hội đả kích và đưa ra xét xử. Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tịa thánh La
Mã đã cơng khai thừa nhận, khẳng định điều Galilê nói là đúng. Giáo hồng chính thức tun
bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối
cùng đã có phán quyết công bằng đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại này, tên tuổi của
Galilê mãi mãi được lồi người kính trọng. Từ câu chuyện lịch sử này bạn suy nghĩ gì về một
câu nói của Batrad Russell: “Đừng sợ ý tưởng của mình lập dị vì tất cả các ý tưởng được
công nhận ngày nay đều lập dị”.
Để hiểu hơn về câu nói này, trước hết chúng ta cần phải xem xét khái niệm “ý tưởng lập dị”.
Lập dị thông thường là khái niệm để chỉ về cách sống khác người, cốt để gây sự chú ý của
người khác. Ví dụ như một cách ăn mặc khác người, phá cách, kì lạ; một thói quen sinh hoạt
khác với thói quen sinh hoạt của đại đa số... Nó có thể khác người vì đi chậm sau thời đại, đi
trái ngược với thời đại, và tất nhiên có cả trường hợp đi trước thời đại. Đặc biệt là khi đi
trước thời đại, đó sẽ là cách sống mới lạ với những người khác, cách sống có thể mang lại
nhiều thái độ khác nhau, đồng tình hoặc phản đối. Và rồi cuối cùng, tùy vào mức độ hợp lý
của nó mà có thể, nó sẽ trở thành lối sống tiên phong đi đầu, mở đường cho sự đi theo của
những người khác. Và tất nhiên cũng không loại trừ khả năng tuy mới lạ và gây được sự chú
ý nhưng nó khơng phù hợp nên sẽ nhanh chóng bị đào thải. Từ đây ta có một cách hiểu tồn
diện hơn về khái niệm “ý tưởng lập dị”. Ý tưởng lập dị, tất nhiên là những ý tưởng khác
người, những ý tưởng mà khơng hề có ở người khác cũng như hiếm ai có ý định thực hiện
chúng. Cũng như ý nghĩa của khái niệm lập dị nói chung, ý tưởng lập dị có thể là ý tưởng thú
vị mang đến những điều thực sự quan trọng, cần thiết và đúng đắn mà người khác chưa từng
nghĩ ra. Và có thể, đó là những ý tưởng được coi là điên rồ vì khơng có khả năng thực thi
trong hiện thực đời sống. Tất nhiên, cũng không phải là tất cả những ý tưởng được công
nhận ngày nay đầu là lập dị cũng như tất cả những ý tưởng lập dị ngày nay đều được công
nhận. Nhưng trong ý kiến này của Batrad Russell, ông nghiêng về những ý tưởng lập dị thực
sự có ý nghĩa đối với con người, có nghĩa là những ý tưởng lập dị mang tính chân lí, trước
sau sẽ được mọi người thừa nhận. Hẳn là ông đã lấy những thực tế lịch sử, đặc biệt là lịch sử
về khoa học để làm tiền đề cho nhận định của mình. Lịch sử đã chứng minh điều đó bằng rất
nhiều dẫn chứng hùng hồn. Trước đó là Copecnic và đến thế kỷ XVI là Galile đã khẳng định
những chân lí mà thời kì đó bị coi là lập dị, điên rồ: Không phải trái đất mà mặt trời mới là
trung tâm của vũ trụ. Những ý kiến đó bị đả kích, bị khép tội và không được thừa nhận.
Nhưng rồi ba trăm năm sau, chính Giáo hồng, những người đã từng khép tội Galile, lại phải
đứng ra thừa nhận chân lí của ơng. Galile mất nhưng quan niệm trước đây bị coi là quái dị
giờ đây đã trở thành chân lý vĩ đại. Đó chính là bi kịch của người tiên phong, bất hạnh nhưng
đầy vinh quang. Trong văn học, chúng cũng bắt gặp rất nhiều những trường hợp tương tự khi
mà sự xuất hiện của một loại thể, một trào lưu, một trường phái văn học ban đầu ra đời
không được bạn đọc chấp nhận, bị tẩy chay, bị “ném đá”. Nhưng đó là những sản phẩm tất
yếu đi kèm với sự phát triển trong nhận thức và đời sống tình cảm của con người cũng như
tình hình kinh tế xã hội của thời đại đó, thế nên nó lại dần được cơng nhận và thậm chí sau
này phát triển rất mạnh, trường hợp của trào lưu văn học hiên thực, chủ nghĩa hiện sinh... là
những ví dụ tiêu biểu. Tất nhiên, khơng phải ý tưởng lập dị nào cũng có thể trở thành ý
tưởng được mọi người công nhận. Sự lập dị bắt nguồn từ những điều vơ lý khơng có cơ sở
trong thực tế thì chỉ có thể trở thành qi dị, qi đản mà thơi. Cịn những điều lập dị sau này
được thừa nhận ở đây thì lại là những điều lập dị xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tế. Đi
trước và thậm chí là đi ngược với quan niệm của thời đại bấy giờ, nó khơng được thừa nhận
và bị coi là khác người, là lập dị. Gailile bị kết tội vì thời đó người ta đều tin rằng các vì tinh
tú, rằng trái đất đứng yên và trái đất chính là trung tâm của vũ trụ. Nhưng ơng thì lại nói rằng
thực tế khơng phải vậy! Nhìn qua kính viễn vọng thì trái đất khơng phải là trung tâm của vũ
trụ. Nó quay quanh mặt trời và tự quay quanh chính nó. Văn học hiện sinh nói về những điều
phi lí, bất cơng, vơ nghĩa trong cuộc sống của con người thời đại ấy. Nó xuất phát từ chính sự
thất vọng của con người về cuộc sống có thực trong thời đại bấy giờ. Bởi vậy nên dù mới lạ,
khác người, nhưng nó cũng vẫn dần được thừa nhận để cuối cùng trở thành một trào lưu, một
chủ nghĩ văn học để lại nhiều giá trị. Khơng thể khơng nói đến bi kịch của người tiên phong,
đó là một bi kịch đau đớn nhưng đầy vinh quang. Họ cũng giống như chàng Đanco trong câu
chuyện của M.Gorki lấy trái tim mình làm đuốc đưa dân làng đến một mảnh đất mới, đến
một cuộc sống mới, một tương lai mới vậy.
Từ quan niệm này của Batrad Russell, ta suy nghĩ về bản thân và những điều đang diễn ra
trong cuộc sống, cần phải hiểu rằng, ý tưởng được đề cao ở đây phải là những ý tưởng xuất
phát từ cơ sở thực tiễn, khoa học của người đưa ra quan niệm. Khi ấy, mặc dù ban đầu nó
khơng được thừa nhận nhưng rồi cùng với thời gian, chiến thắng sẽ thuộc về những gì là
chân lý. Câu nói kêu gọi mỗi chúng ta hãy dám suy nghĩ và đưa ra ý tưởng, hãy dám thực
hiện những ý tưởng mà mình cho là đúng và giữ niềm tin vững vàng vào chân lý. Một điều
đã là chân lí thì có thể ban đầu chưa được thừa nhận nhưng rồi cuối cùng nó cũng sẽ ở đúng
vị trí xứng đáng với nó. Đó cũng là một cách thể hiện bản lĩnh và cá tính của con người.
Thời đại ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những cái cũ trước đó có cái đã đi vào
sáo mịn và thậm chí trở nên khơng phù hợp. Nó địi hỏi bản thân mỗi người cần là một cái
đầu “bùng nổ” những ý tưởng sáng tạo. Tất nhiên, để làm được điều này thì trước hết bản
thân mỗi người cần trang bị cho mình tri thức vững chắc làm nền tảng cho sự sáng tạo các ý
tưởng cũng như thái độ tự tin vào tính chân thực của nó. Những ý tưởng được xuất phát từ
thực tiễn và mang tính khoa học thường sẽ phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, và nó
sẽ vượt qua những sóng gió ban đầu của kẻ tiên phong để trở thành người chiến thắng.
Hãy đảm là người lấy trái tim và khối óc của mình làm ngọn đèn mở ra những vùng đất mới
như chàng Đanco đã làm. Sẽ có khó khăn, sẽ có vất vả nhưng rồi một ngày mai, vinh quang
sẽ đến...