Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu ứng dụng chủng bacillus licheniformis tt01 xử lý mùi hôi tại chuồng nuôi chim cút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG

---------------------------------------

Võ Văn Tiền Khơi

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỦNG
BACILLUS LICHENIFORMIS TT01 XỬ LÝ MÙI
HÔI TẠI CHUỒNG NUÔI CHIM CÚT

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG
---------------------------------------

Võ Văn Tiền Khơi

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHỦNG
BACILLUS LICHENIFORMIS TT01 XỬ LÝ MÙI
HÔI TẠI CHUỒNG NUÔI CHIM CÚT

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số

: 315032151121


GVHD

: TS. Đoàn Thị Vân

Đà Nẵng – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố ở bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả

Võ Văn Tiền Khôi


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đoàn Thị Vân – Đại học sư phạm Đà Nẵng.
Người đã định hướng, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tḥn lợi để tơi hồn thành
khóa ḷn này.
Tơi xin cám ơn thầy cô giáo khoa Sinh – Môi trường – Đại học sư phạm Đà
Nẵng đã trang bị những kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành khóa
ḷn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã ln đợng viên,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên bài viết khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ giáo cũng như các bạn
để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Đà Nẵng, ngày


tháng 05 năm 2019

Võ Văn Tiền Khôi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CFU

Colony Forming Unit

ppm

Parts Per Million

CPVS

Chế phẩm vi sinh

LB

Lysogeny Broth

E.coli

Escherichia coli

ĐC

Đối chứng


TN

Thí nghiệm


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
1

TÊN HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình ni chim cút trong chuồng trại

2

Hình 1.2. Chế phẩm vi sinh SUPER BIO.GS

3

Hình 1.3. Sản lượng thịt chim cút của mợt số

SỐ TRANG

3
4
8

nước trên thế giới (2007)
4


Hình 1.4. Đặc điểm hình thái của Bacillus

9

licheniformis TT01
5

Hình 1.5. Thí nghiệm Bio Plus 11 trên heo con

11

theo mẹ
6

Hình 1.6. Thí nghiệm BioPlus 1 trên gà thịt Ross

12

308 ni 40 ngày
7

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

8

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phun thử nghiệm

9

Hình 3.1: Biểu diễn ảnh hưởng của mơi trường


15
16
21

bợt gạo, nhiệt độ, thời gian đến tốc độ sinh trưởng
và phát triển của chủng Bacillus licheniformis
TT01
10

Hình 3.2. Biểu diễn ảnh hưởng của môi trường

22

LB, nhiệt độ, thời gian đến tốc đợ sinh trưởng và
phát triển của chủng Bacillus licheniformis TT01
11

Hình 3.3. Tính đối của chủng Bacillus

23

licheniformis TT01 với vi khuẩn E. coli
12

Hình 3.4. Tính đối của chủng Bacillus
licheniformis TT01 với vi khuẩn Salmonella

23



Hình 3.5. Khả năng sinh enzym amylase (a),
13

14

24

enzyme protease (b), enzyme cellulase (c)
Hình 3.6. Mật đợ Salmonella trong chất thải chăn

26

ni chim cút
15

Hình 3.7. Mật đợ E. coli trong chất thải chăn

27

ni chim cút
16

Hình 3.8. Nồng đợ khí NH3 trong mơi trường

28

khơng khí chăn ni chim cút
17


Hình 3.9. Nồng đợ khí H2S trong mơi trường
khơng khí chăn ni chim cút

29


DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

1

Bảng 1.1. Thống kê tình hình chăn nuôi chim cút ở Việt Nam

2

Bảng 1.2. Sản lượng thịt chim cút năm 2007 tại một số nước
cao nhất thế giới (Nguồn: Worldpoultry, Vol. 25 số 2)
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mơi trường, nhiệt đợ và thời
gian cho sự phát triển, sinh trưởng tốt nhất đối với chủng

3

Bacillus licheniformis TT01

4

Bảng 3.2. Mật độ Salmonella trong chất thải qua 2 tháng


5

Bảng 3.3. Mật độ E. coli trong chất thải qua 2 tháng

6

7

Bảng 3.4. Nồng đợ khí NH3 trong mơi trường khơng khí
chăn ni chim cút qua 2 tháng
Bảng 3.5. Nồng đợ khí H2S trong mơi trường khơng khí chăn
ni chim cút qua 2 tháng

8

Bảng 3.6. Kết quả phân tích vi sinh vật và mẫu khí trong
chuồng trại chăn ni chim cút


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài..................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 1
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 2

4.1.

Ý nghĩa khoa học ........................................................................ 2

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1.Tổng quan về tình hình ni và xử lý mùi hơi phân chim cút ............ 3
1.1.1. Tình hình ni và xử lý mùi hơi phân chim cút ở Việt Nam...... 3
1.1.2. Tình hình ni chim cút trên thế giới ......................................... 6
1.2.Tổng quan về chủng Bacillus lichenformis......................................... 8
1.2.1. Nguồn gốc ................................................................................... 8
1.2.2. Phân loại...................................................................................... 8
1.2.3. Cấu trúc ....................................................................................... 9
1.2.4. Đặc tính ....................................................................................... 9
1.2.5. Ứng dụng .................................................................................. 10
1.2.6. Chế phẩm xử lý mùi hôi Bacillus sp. ........................................ 12
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
2.1.Thời gian và thời phạm vi nghiên cứu .............................................. 13
2.2.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 13
2.3.Thiết bị, dụng cụ và hoá chất ............................................................ 13
2.3.1. Thiết bị, dụng cụ ....................................................................... 13
2.3.2. Hoá chất .................................................................................... 14


2.4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 14
2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................. 14
2.4.2. Sơ đồ bố trí các cơng thức thí nghiệm ...................................... 16

2.4.3. Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ, thời
gian đến tốc độ sinh trưởng và phát triển Bacillus licheniformis TT01 16
2.4.4. Phương pháp xác định Salmonella ........................................... 17
2.4.5. Phương pháp xác định E. coli ................................................... 17
2.4.6. Phương pháp phân lập chủng vi sinh vật .................................. 17
2.4.7. Phương pháp hoạt hóa chủng .................................................... 17
2.4.8. Phương pháp xác định hoạt tính đối kháng .............................. 18
2.4.9. Phương pháp xác định hoạt tính enzym ................................... 18
2.4.10.Phương pháp tạo chế phẩm dạng lỏng ..................................... 19
2.4.11.Phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh .................................. 19
2.4.12.Phương pháp thu mẫu khí và phân tích các khí NH3 và H2S ... 19
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 21
3.1.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ và thời gian đến
tốc độ sinh trưởng và phát triển của chủng Bacillus licheniformis TT01. 21
3.2.Khả năng đối kháng với Salmonella, E. coli và sinh enzym ngoại bào
........................................................................................................... 23
3.2.1. Khả năng đối kháng với Salmonella, E. coli ............................ 23
3.2.2. Khả năng sinh enzym ngoại bào ............................................... 24
3.3.Đánh giá hiệu quả chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm
EM1, Balasa N01 ...................................................................................... 25
3.3.1. Xác định mật độ Salmonella, E. coli trong phân chim cút ....... 26
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý mùi của chế phẩm vi sinh bổ sung vào
chuồng nuôi chim cút ............................................................................ 27
3.4.Đánh giá hiệu quả khi sử dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 31
TÀI LIỆU KHAM KHẢO .......................................................................... 32
PHỤ LỤC .................................................................................................... 36


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề

Mùi hơi là vấn đề đau đầu từ rất nhiều năm của các hộ chăn ni. Đứng trước
vấn đề đó, nhiều chủ trang trại thường xử lý bằng cách sử dụng các hóa chất bán sẵn
trên thị trường, nhưng hiệu quả mang lại không cao mà còn để lại nhiều tác hại nghiêm
trọng đến môi trường.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì
nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi ngày càng địi hỏi cao
hơn khơng những về số lượng mà cả về chất lượng. Trong các chuồng trại, phế phẩm
chăn nuôi thải ra như phân, nước tiểu hay thức ăn thừa,... gây nên mùi hơi khó chịu và
ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân phát sinh mùi hơi là do khí H 2S từ
phân bóc lên khi khơng xử lý đúng cách, khí NH3 từ nước tiểu vật nuôi, mùi chua của
acid từ sự lên men của thức ăn thừa. Bên cạnh đó, các acid hữu cơ và các chất phân
hủy có trong phân, thức ăn cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi chuồng trại. Mùi hôi
không những ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi mà cịn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh
người chăn ni và đời sống người dân sống gần đó. Đặc biệt trong chuồng nuôi chim
cút, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn bởi khó xử lý dứt điểm mà hiệu quả xử lý lại
không cao.
Hiện nay, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt là chế
phẩm khử mùi hôi chuồng trại được áp dụng hiệu quả và rộng rãi bởi đây là hướng đi
thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe mọi người và có ý nghĩa rất lớn
trong việc phát triển nơng nghiệp bền vững. Từ những yêu cầu cấp bách trên, tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 xử lý mùi hôi
tại chuồng nuôi chim cút”.

2.


Mục tiêu đề tài

Ứng dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 để xử lý mùi hôi chuồng trại chăn
nuôi chim cút.

3.

Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát môi trường, thời gian, nhiệt độ nuôi cấy ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của chủng Bacillus licheniformis TT01;

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

1


Khóa luận tốt nghiệp
- Khảo sát khả năng kháng khuẩn của Bacillus licheniformis TT01 đối với sinh
vật gây bệnh Salmonella, E. coli và khả năng sinh enzym ngoại bào;
- Đánh giá khả năng ứng dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm
EM1, Balasa N01 để xử lý mùi hôi chuồng trại nuôi chim cút của ông Nguyễn Văn
Rạng, Điện Bàn, Quảng Nam.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1.


Ý nghĩa khoa học

- Đề tài góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về Bacillus
licheniformis TT01 và phương pháp xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi chim cút.
4.2.

Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài góp phần cung cấp phương hướng ứng dụng chủng Bacillus
licheniformis TT01 để xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi chim cút trên địa bàn Điện
Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng cũng như khu vực miền
Trung và Tây Ngun nói chung, góp phần giảm nguy cơ ơ nhiễm môi trường cũng
như đáp ứng các vấn đề bức xúc hiện nay về vệ sinh môi trường nông thôn và trong
chăn ni.
- Ngồi ra, chủng Bacillus licheniformis TT01 cịn giảm tỷ lệ mắc bệnh và giúp
chim cút tăng trọng nhanh.

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

2


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về tình hình ni và xử lý mùi hơi phân chim cút


1.1.1. Tình hình ni và xử lý mùi hơi phân chim cút ở Việt Nam
Miền Nam, chim cút được nhập vào và phát triển mạnh trong những năm 1971 1972, phong trào nuôi chim cút nở rộ vào những năm 1985 - 1990, với con giống chim
cút Pharaoh, nặng khoảng 180 – 200 g. Đến khoảng năm 1980, nhập thêm giống cút
Pháp, to hơn cút Pharaoh, con trưởng thành nặng tới 250 – 300g, có màu lơng trắng
hơn cút Pharaoh. Ngồi ra, trên thị trường cịn mợt số chim cút Anh, khối lượng trung
gian giữa cút Pharaoh và cút Pháp, trung bình nặng 220 – 250 g, có lơng màu nâu sẫm,
rất khó phân biệt trống mái, chỉ phân biệt được khi đã trưởng thành [5], [16], [17].
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi chim cút, tháng 4/1997, Viện Chăn nuôi tiếp tục
nhập chim cút Nhật Bản và chim cút Mỹ [5], [16], [17].
Mơ hình ni chim cút thương phẩm đã xuất hiện tại Việt Nam giữa thế kỉ XX,
nhưng chỉ rải rác với quy mô không lớn với nhiều mơ hình khác nhau như chăn ni
thả vườn hay ni trong chuồng. Trong đó, phương pháp ni trong các chuồng trại thì
được ưu tiên hơn (hình 1.1). Mơ hình này mang lại năng suất cao đối với cả hai sản
phẩ khai thác đó là trứng và thịt.

Hình 1.1. Mơ hình ni chim cút trong chuồng trại
Hiện nay, thịt và trứng chim cút đã trở thành các thực phẩm quen thuộc trên thị
trường và chăn nuôi chim cút đã trở thành một nghề phổ biến của nhiều hộ nông dân
với các quy mô khác nhau từ vài trăm con tới hàng chục ngàn con. Tổng đàn chim cút

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

3


Khóa luận tốt nghiệp
trong cả nước đã lên đến hàng chục triệu con, tốc độ phát triển không ngừng tăng cao
do kỹ tḥt chăn ni đơn giản và ít rủi ro hơn so với chăn nuôi các đối tượng gia cầm
khác [5], [16], [17]. Số liệu cụ thể về tình hình ni chim cút ở Việt Nam (năm 2018)

được thể hiện dưới bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1. Thống kê tình hình ni chim cút ở Việt Nam
Số con hiện

Số con xuất

Sản lượng

Sản lượng



chuồng

thịt hơi xuất

trứng trong kì

(1000 con)

(1000 con)

chồng (tấn)

(1000 quả)

Cả nước

25642.7


46826.9

6519.8

3381655.5

ĐB Sông Hồng

7277.3

3379.7

844.0

716247.4

654.9

493.4

144

31918

2728.4

3312.2

854


398924

Tây Nguyên

3404.8

3844.9

852

771987

Đông Nam Bộ

8249.6

20711.8

3099

1087061

3327.6

15084.9

725

375456


Miền núi và
Trung Du
Bắc Trung Bộ
và DHMT

ĐB sông
Cửu Long

Nguồn: Cục thống kê (tháng 10 năm 2018)
- Sử dụng Chế phẩm vi sinh SUPER BIO.GS của Nhật Bản

Hình 1.2. Chế phẩm vi sinh SUPER BIO.GS

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

4


Khóa luận tốt nghiệp
Chế phẩm vi sinh SUPER BIO.GS (hình 1.2) được áp dụng ở trại giống chim
cút ở Vĩnh Long và trại chim cút giống Cần Thơ. Chế phẩm này thường kết hợp với
trùn quế vì khi chim cút ăn thức ăn có trợn chế phẩm này thì phân thải ra sẽ không hôi
và trùn quế sẽ ăn phân đó đỡ mất cơng phải dọn dẹp (kiểu chăn ni thả vườn).
- Đệm lót sinh học
Ở Hà Nam, đệm lót sinh học để cải thiện một số chỉ tiêu môi trường như khơng
khí, mùi hơi, bệnh dịch… (Ứng dụng đệm lót sinh học trong cải thiện mợt số chỉ tiêu
mơi trường khu chăn nuôi gia cầm tại hai xã tỉnh Hà Nam) [16].
Ở Vĩnh Phúc, sử dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio để xử lý mùi hôi của chất lót
chuồng (nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm vi sinh Sagi Bio trong lý chất lót chuồng ni

gà Vĩnh Phúc) [1].
- Cơng dụng đệm lót sinh học:
+ Giảm cơng vệ sinh chuồng trại.
+ Mùa đông không cần tắm cho vật nuôi.
+ Giảm chi phí điện, nước.
+ Giảm ơ nhiễm mơi trường.
+ Giảm chi phí sử dụng thuốc chữa bệnh.
+ Giảm bệnh tả phân trắng của con non.
+ Tạo nguồn phân hữu cơ cho cây trồng.
+ Khử mùi hôi chuồng trại rất tốt.
- Cách làm đệm lót sinh học:
B1: Hịa 1kg chế phẩm vi sinh + 5 lít rỉ đường (hoặc 1,5 kg đường phên) với
100 - 150 lít nước sạch.
B2: Trợn đều 400 - 500kg trấu với 20kg cám gạo, đồng thời tưới đều dịch chế
phẩm sinh học vừa pha sao cho độ ẩm đạt 30% (kiểm tra độ ẩm bằng cách sờ tay vào
đống nguyên liệu, thấy hơi ướt là được).
B3: Sau khi trộn đều, vun nguyên liệu thành đống, che bạt kín, ủ từ 2 - 3 ngày,
thấy có mùi thơm, chua dịu. Sau đó rải đều vào chuồng với đợ dày 50cm.
- Đệm lót sinh học + Men vi sinh EM1TECH- BKS (trại chim cút ở Bình Dương)

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

5


Khóa luận tốt nghiệp
- Đệm lót sinh học + Chế phẩm vi sinh EM1UNIV.
- Nệm lót lên men + chế phẩm sinh học Balasa N01.
Chăn ni trên nệm lót lên men với chế phẩm sinh học Balasa N01 là sự lên

men vi sinh vật trên nền đệm lót, khi nước tiểu và phân từ con vật nuôi thải ra được vi
sinh phân hủy hết, chính vì vậy trong chuồng ni sẽ khơng cịn mùi hơi. Nhóm vi
khuẩn này đã được các nhà khoa học phát hiện, nghiên cứu thành công và đã triển khai
sâu rộng đều đạt kết quả tốt. Năm 2010, Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nợi nhập
nhóm vi khuẩn này và đã chọn lọc những chủng vi khuẩn phù hợp với điều kiện Việt
Nam và triển khai làm thí điểm tại mợt số tỉnh như Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội đều
cho kết quả tốt [19].
- Chế phẩm sinh học Balasa N01 có chứa 04 chủng vi sinh vật chính sau:
+ Chủng Streptococcus lactis (BS 2c): Có khả năng chuyển hóa các hợp chất có
chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành CO2 và nước.
+ Chủng Bacillus subtilis (RU1a): Có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa
N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4.
+ Chủng Saccharomyces cereviseae (LV 1a): Có khả năng chuyển hóa NH4 thành
protein của vi sinh vật.
+ Chủng tḥc giống Thiobacillus spp (NN3b): cũng có khả năng chủn hóa các
hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4.
Nên chế phẩm sinh học Balasa N01 được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong
gia cầm, đặc biệt là trong trại nuôi chim cút
1.1.2. Tình hình ni chim cút trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã phát triển
mạnh mẽ là nhờ áp dụng các tiến bộ về di truyền, chọn giống và cải thiện phương thức
chăm sóc, ni dưỡng theo số lượng của FAO (Food and Agriculture Organization of
the United Nations), 2002 tổng số đàn gia cầm trên thế giới có hơn 40 tỷ con, đứng thứ
nhất là gà tiếp theo là vịt, ngang, ngỗng và chim cút. Trong đó, số lượng chăn ni
chim cút tăng 30% so với năm 1999 ở các nước phát triển [2], [3].
Trong ngành chăn nuôi gia cầm, thịt chim cút cịn rất khiêm tốn so với thịt gà.
Ni chim cút lấy trứng phổ biến rộng rãi hơn chim cút thịt. Theo T.S Lin Qilu, trường

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM


6


Khóa luận tốt nghiệp
Đại học Nơng nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc là nước chăn nuôi chim cút lớn nhất trên
thế giới. Chim cút thịt được nuôi 4 tuần rồi giết thịt, khi khối lượng đạt khoảng 200 g.
Mỗi năm, Trung Quốc thịt khoảng 1.040 đến 1.360 triệu con (13 - 17 lứa/năm/trang
trại). Nếu tỷ lệ thân thịt là 70% thì mỗi năm Trung Quốc sản xuất 146.000 - 190.000
tấn. Nếu kể cả chim cút thanh lý sau 10 tháng đẻ, vào khoảng 315 - 350 triệu con thì
sản lượng thịt của Trung Quốc còn lớn hơn nữa [3], [5], [16].
Tây Ban Nha là nước xuất khẩu chim cút tương đối lớn, năm 2004 sản xuất
9.300 tấn, dành 75% cho xuất khẩu, đối thủ chính của họ là Pháp và Trung Quốc.
Nước Pháp năm 2005 sản xuất 8.938 tấn, năm 2006 là 8.197 tấn, xuất khẩu
khoảng 2.000 tấn mỗi năm, riêng năm 2007 đã xuất khẩu tới 3.782 tấn.
Nước Áo năm 2007, nhập khoảng 419 tấn thịt chim cút.
Các nước thuộc EU như Bỉ và Đức là những nhà nhập khẩu chủ yếu của Pháp
và Tây Ban Nha.
Trong 6 năm qua, nước Italia mỗi năm giết thịt 20 - 24 triệu con (3.300 - 3.600
tấn thân thịt chim cút), xuất khẩu được khoảng 600 - 650 tấn/năm.
Tại Mỹ, năm 2002 có 1.907 trang trại nuôi chim cút, với trên 19 triệu con. Nếu
khối lượng xuất chuồng trung bình là 200 - 300g/con với sản lượng 2.674 - 4.011 tấn.
Bang Georgia sản xuất nhiều nhất, tiếp theo là Bắc Carolina, Texas và Alabama.
Ngoài ra, Mỹ cũng nhập chim cút thịt, chủ yếu là từ là Canada.
Bồ Đào Nha cũng chăn nuôi chim cút với số lượng khiêm tốn. Trong bảy năm
qua, đã giết thịt 8 - 13 triệu con, sản lượng 960 - 1.600 tấn. Nước Úc, trong 2001 2002 đã thịt 6,5 triệu con (trên 17 triệu chim đẻ).
Trong năm 2007, Canada xuất khẩu 628 tấn thịt chim cút vào Hoa Kỳ.
Bra-xin luôn là một đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực gia cầm, trong đó
có chim cút. Trong năm 2007, sản xuất 1.200 tấn chim cút, với tốc độ phát triển
10%/năm. Phần lớn sản phẩm dùng trong nước và xuất khẩu tới Trung Đông [5], [16].

Và số liệu cụ thể về sản lượng thịt chim cút trên thế giới được thể hiện ở hình 1.3.

SVTH: Võ Văn Tiền Khơi
Lớp: 15CTM

7


Khóa luận tốt nghiệp

Hình 1.3. Sản lượng thịt chim cút của mợt số nước trên thế giới (2007)
Ngồi ra, thịt chim cút gần như thịt gà nhưng tốt hơn, có hàm lượng protein cao,
chất béo thấp (khi bỏ da, chất béo giảm khoảng 60% - 80% so với gà). Trong thành
phần lipit, có mỡ khơng no và acid béo chưa bão hòa, giàu khoáng chất, nhất là
photpho, sắt, đồng, kẽm và selenium. Thịt chim cút giàu Vitamin niacin (vitamin B3)
và pyridoxine (vitamin B6) hơn đáng kể so với thịt gà [2], [3], [5], [16].
1.2.

Tổng quan về chủng Bacillus lichenformis

1.2.1. Nguồn gốc
Bacillus licheniformis là mợt loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất,
nước, phân và trên lơng các lồi chim. Đặc biệt là ngực và lưng bộ lông, và thường
xuyên nhất trong các loài chim ở mặt đất và các loài thủy sinh.
1.2.2. Phân loại
Theo phân loại của Bergey [29], Bacillus licheniformi được phân loại như sau:
- Giới

:


Bacteria

- Ngành :

Firmicutes

- Lớp

:

Bacilli

- Bộ

:

Bacillales

- Họ

:

Bacillaceae

- Chi

:

Bacillus


SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

8


Khóa luận tốt nghiệp
- Lồi

:

Bacillus licheniformis

Hình 1.4. Đặc điểm hình thái của Bacillus licheniformis
1.2.3. Cấu trúc
Vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que, có kích thước 0,4 – 2,4 x 1,2 – 10 mm,
khuẩn lạc có hình trịn, dẹt, mép có răng cưa, giữa khuẩn lạc có màu trắng đục xung
quanh trắng trong, kích thước khuẩn lạc 1,2 – 2,7cm (sau 2 ngày cấy), sống trong điều
kiện hiếu khí, nhiệt đợ phát triển thích hợp là 35 - 500C, ở 370C tiết ra enzyme. Trong
điều kiện môi trường bất lợi, nghèo dinh dưỡng thì nó cũng có khả năng tạo bào tử.
Những bào tử này khá chịu nhiệt, lạnh, bức xạ và các áp lực môi trường khác. Một tế
bào chỉ có duy nhất mợt nợi bào tử, nợi bào tử có hình oval hoặc hình trụ, chịu được
điều kiện bất lợi như nhiệt đợ, acid, sự hình thành bào tử khơng bị ngăn cản bởi sự tiếp
xúc khơng khí. Dưới tác động của điều kiện tốt, những bào tử nảy mầm trở thành tế
bào vi khuẩn thể hoạt động. Bacillus lichenformis có thể tồn tại ở đợ pH cao, điều kiện
bất lợi với thời gian dài.
Bacillus lichenformis khác với Bacillus subtilis về số lượng và vị trí prophages
(tiền trực khuẩn), các yếu tố transposable (gen nhảy), các enzyme nội bào và các
operon chủn hóa thứ cấp.
1.2.4. Đặc tính

Bacillus licheniformis có khả năng tiết ra enzyme ngoại bào bền với nhiệt.
Trong các loại enzyme thì amylase và protease là hai loại enzyme rất quan trọng
tḥc hệ thống men tiêu hóa, sản sinh các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid,
protid, emzyme cellulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, enzyme phân

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

9


Khóa luận tốt nghiệp
giải gelatin, enzyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng
trực tiếp, dung giải một số type vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.
Chúng sống ở những nơi khắc nghiệt với nhiệt đợ cao như suối khoáng nóng,
suối nước nóng; lúc tổng hợp các enzyme thì enzyme phải có cấu trúc mạch bền để cắt
các cơ chất trong điều kiện đó.
1.2.5. Ứng dụng
Bacillus licheniformis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, đặc biệt là amylase
và protease, đây là 2 loại enzyme quan trọng trong hệ thống tiêu hóa, sản sinh các
enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protide, enzyme cellulase biến đổi chất xơ
thành các loại đường dễ tiêu, enzyme phân giải gelatin, enzyme phân giải fibrin và một
loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp, dung giải một số vi khuẩn Proteus
gây bệnh trong đường ruột [15].
Bacillus licheniformis được ứng dụng trong việc sản xuất men vi sinh hỗ trợ
đường tiêu hóa, trong bảo quản thực phẩm như nem chua, sữa, pho mát. Hai ví dụ
điển hình là bacillocin 490 và cerein 8A được sử dụng để chống lại các Bacillus spp. ở
cả trong điều kiện hiếu khí và ́m khí, và các hoạt đợng của nó được duy trì ở phạm vi
pH rợng, ở nhiệt đợ cao và cũng có trong sữa tức là bề mặt thực phẩm [12].
Ngồi ra, Bacillus licheniformis cịn có thể sản xuất ra nhiều chế phẩm vi sinh hỗ

trợ trong nông nghiệp, chăn ni, mơi trường như: Sản xuất chế phẩm xử lí nước hồ
ni tơm, chế phẩm vi sinh [10].
Ngồi ra, Bacillus licheniformis góp phần ổn định hệ vi khuẩn có ích cho đường
ṛt, có khả năng tổng hợp mợt số chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế sinh
trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn
gram dương, nấm gây bệnh. Do đó, Bacillus licheniformis có khả năng cạnh tranh tốt
với các vi khuẩn gây hại khác. Bacillus licheniformis giúp cải thiện trọng lượng,
chuyển hóa thức ăn và giảm bệnh tiêu chảy, tỉ lệ chết non ở vật nuôi.
Bacillus licheniformis tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất
béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất
phế thải hữu cơ, tích lũy trong nền đáy ao ni, làm sạch nước. B. licheniformis có tác
dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi. Bước đầu ứng dụng

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

10


Khóa luận tốt nghiệp
chế phẩm ở quy mơ phịng thí nghiệm bằng xử lý gián đoạn nước thải, chỉ trong ba
ngày xử lý, hàm lượng COD trong nước thải đã giảm được 65,7%, bằng xử lý liện tục
sau 5 ngày, COD giảm được 67,1% [12].
Chủng Bacillus licheniformis đã được nguyên cứu, ứng dụng để sản xuất chế
phẩm Bio Plus 11 và tiến hành thí nghiệm trên gia súc, gia cầm. Kết quả đạt được là:
Đối với gia súc:
+

Phòng tiêu chảy viêm ṛt trên heo


+

Kích thích thèm ăn, tập ăn sớm

+

Tiêu hóa triệt để thức ăn, lớn nhanh

+

Da hồng, lơng mượt, ngoại hình đẹp

+

Khử mùi hơi, giảm khí đợc NH3, H2S

Hình 1.5. Thí nghiệm Bio Plus 11 trên heo con theo mẹ
Đối với gia cầm:
+
Phịng tiêu chảy viêm ṛt trên gia cầm
+

Tiêu hóa triệt để thức ăn, lớn nhanh

+

Khử mùi hơi, giảm khí đợc NH3, H2S

+


Phân khơ, tạo khn phân

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

11


Khóa luận tốt nghiệp

Hình 1.6. Thí nghiệm BioPlus 1 trên gà thịt Ross 308 nuôi 40 ngày
1.2.6. Chế phẩm xử lý mùi hôi Bacillus sp.
Các chế phẩm men vi sinh chứa nhóm vi khuẩn Bacillus sp. có tác dụng phân
huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ, làm mất mùi hôi, kích thích sự phát triển các vi khuẩn
có lợi, cạnh tranh môi trường sống, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại gây bệnh, làm
ổn định mơi trường. Giúp chủn hoá các chất hữu cơ như: xác động thực vật, cặn bã
thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH3, NO2- thành các chất không độc
như NO3-, NH4+ từ đó làm ổn định chất lượng nước
Ví dụ: Chế phẩm EM1 (nấm men Saccharomyces sp, Lactobacillus sp,
Bacillus sp…)
Men vi sinh Biogro-MT3 (Bacillus, Serratia sp, Candida tropicalis)
Chế phẩm vi sinh EM1-MT (Sacchromyces cerevisiae, Lactobacillus
acidophius, Bacillus subtilis, Aspergillus oryzae) ...

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

12



Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2018

đến tháng 4 năm 2019 .
Phạm vi:
-

Phịng Cơng nghệ Vi sinh - Hóa sinh tḥc Khoa Sinh - Mơi trường, Đại

học Sư phạm - Đại Học Đà Nẵng.
-

Trại nuôi chim cút của ông Nguyễn Văn Rạng, xã Điện Thắng Trung, thị

xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2.

2.2.

Đối tượng nghiên cứu

-

Chủng Bacillus licheniformis TT01 được cung cấp bởi phịng thí nghiệm


Cơng nghệ Vi sinh – Hóa sinh tḥc Khoa Sinh – Môi Trường, Trường Đại học Sư
phạm – Đại Học Đà Nẵng;
-

Các chế phẩm EM1, Balasa N01;

-

Phân chim cút.

2.3.

Thiết bị, dụng cụ và hoá chất

2.3.1. Thiết bị, dụng cụ
-

Tủ cấy;

-

Máy lắc;

-

Tủ ấm;

-


Nồi hấp tiệt trùng;

-

Máy đo quang phổ;

-

Cân kỹ thuật;

-

Tủ sấy;

-

Lò vi sóng;

-

Máy ly tâm;

-

Máy đo UV – VIS;

-

Dụng cụ dùng trong phân tích: đĩa petri, ống nghiệm, que cấy, đèn cồn,


phễu, pipet, tăm bông vô trùng, eppendorf, micropipet,

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

13


Khóa luận tốt nghiệp
-

Bình phun chế phẩm với dung tích 1 lít;

-

Máy thu khí GilAir 5.

2.3.2. Hố chất
-

Thạch (Agar);

-

Pepton;

-

Cao nấm men;


-

Cao thịt;

-

Muối NaCl;

-

Cồn 700;

-

Nước cất;

-

HCl 1M;

-

CMC;

-

Casein

-


Tinh bột tan

-

NaNO3

-

MgSO4

-

K2HPO4

-

KCl

-

FeSO4

-

NaOH 1M...

2.4.

Phương pháp nghiên cứu


2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tơi bố trí thí nghiệm như sơ đồ sau:

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

14


Khóa luận tốt nghiệp
Chủng gây hại:
E. coli, Salmonella

Chủng Bacillus licheniformis TT01

Hoạt hóa giống
Hoạt hóa giống
Ni tăng sinh khối

Ni tăng sinh khối
Khảo sát điều kiện tối ưu cho sự sinh
trưởng và phát triển của chủng

Khảo sát nhiệt
độ

Khảo sát thời gian

Khảo sát môi trường


Kiểm tra kháng khuẩn

Kiểm tra khả năng sinh enzym ngoại bào
Tạo chế phẩm vi
sinh

Thí nghiệm các CPVS trong chuồng trại
ĐC

TN 1
Chủng B.l

TN 2
EM1

TN 3
Balasa N01

Đánh giá kết quả
Viết báo cáo
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM

15


×