Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận tân phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Phƣớc

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG
ĐÓNG KỊCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON
TẠI QUẬN TÂN PHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Phƣớc

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG
ĐÓNG KỊCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON
TẠI QUẬN TÂN PHÚ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Mầm non)
Mã số:

8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thị Quốc Minh, các trích dẫn được trình bày trong
luận văn hồn tồn chính xác và đáng tin cậy.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Phƣớc


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Trần Thị
Quốc Minh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em rất nhiều
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường, các Thầy, Cô chuyên viên Phòng Sau
Đại học và Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý Ban Giám hiệu, và tập thể Giáo viên, công
nhân viên Trường Mầm non Quỳnh Anh, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú,
TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành phần thực nghiệm của
luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tất cả thành viên trong gia
đình đã ở bên cạnh ủng hộ và động viên tinh thần em trong suốt quá trình làm
luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Hồng Phƣớc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM.................................................................. 9
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 9
1.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin trên thế giới .................................. 9
1.1.2. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin ở Việt Nam ................................ 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm sự tự tin và biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi ........... 18
1.2.2. Khái niệm hoạt động đóng kịch ................................................................. 20
1.3. Một số vấn đề về giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi ....................................... 22
1.4. Tổ chức hoạt động đóng kịch theo tác phẩm văn học ....................................... 29
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục sự tự tin cho trẻ ................................... 33
1.6. Một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng
kịch trong trường mầm non.............................................................................. 35
1.6.1. Biện pháp xây dựng môi trường ................................................................. 35
1.6.2. Biện pháp trải nghiệm ................................................................................ 36
1.6.3. Biện pháp trò chơi ...................................................................................... 37
1.6.4. Biện pháp giao việc .................................................................................... 38

1.6.5. Biện pháp khuyến khích động viên ............................................................ 39
1.6.6. Biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ............................................................. 39
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 41


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT
ĐỘNG ĐÓNG KỊCH TRONG TRƢỜNG MẦM NON TẠI
QUẬN TÂN PHÚ. ............................................................................. 43
2.1. Mục đích và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại
quận Tân Phú ................................................................................................... 43
2.2. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 43
2.3. Phương pháp tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho
trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận Tân
Phú.................................................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu (anket)................................................... 44
2.3.2. Phương pháp quan sát................................................................................. 46
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................. 46
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GVMN ....................... 47
2.3.5. Tiến trình khảo sát ...................................................................................... 47
2.4. Phân tích về kết quả điều tra thực trạng thơng tin CBQL, GVMN các
trường nghiên cứu ............................................................................................ 50
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua
hoạt động đóng kịch ở trường mầm non .......................................................... 51
2.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục sự tự tin cho trẻ qua
hoạt động đóng kịch. ................................................................................ 51
2.5.2. Thực trạng việc giáo viên sử dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin
cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non ......... 60
2.5.3. Thực trạng những khó khăn, thuận lợi của giáo viên mầm non trong sử

dụng một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch ......................................................................................... 73
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 76


Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO
DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG
ĐÓNG KỊCH ....................................................................................... 78
3.1. Đề xuất biện pháp .............................................................................................. 78
3.1.1. Cơ sở khoa học xây dựng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6
tuổi ............................................................................................................ 78
3.2. Xây dựng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động
đóng kịch sẽ tiến hành làm thử nghiệm. .......................................................... 80
3.3. Mục đích và bối cảnh thử nghiệm ..................................................................... 88
3.4. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động đóng kịch ........................................................................ 92
3.4.1. Nội dung thử nghiệm .................................................................................. 92
3.4.2. Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6
tuổi qua hoạt động đóng kịch ................................................................... 93
3.5. Kết quả thử nghiệm............................................................................................ 99
3.5.1. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm trước thử nghiệm ......................................................................... 99
3.5.2. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm sau thử nghiệm .......................................................................... 102
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Thuật ngữ Tiếng Việt

CBQL

Cán bộ quản lí

GVMN

Giáo viên mầm non

GV

Giáo viên

MN

Mầm non

GDVĐT

Giáo dục và đào tạo

GDSTT

Giáo dục sự tự tin

ĐK


Đóng kịch

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TN

Thử nghiệm

ĐC

Đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về sự tự tin. ............ 52

Bảng 2.2.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về biện pháp giáo
dục sự tự tin. ................................................................................ 53

Bảng 2.3.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về vai trị của hoạt
động đóng kịch đối với việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6

tuổi. .............................................................................................. 55

Bảng 2.4.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về biểu hiện sự tự
tin của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch. ........................ 56

Bảng 2.5.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch ............................................................................ 57

Bảng 2.6.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về mục tiêu giáo
dục sự tự tin cho trẻ ..................................................................... 57

Bảng 2.7.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về việc sử dụng
chuẩn 5 tuổi để đánh giá sự tự tin của trẻ ................................... 58

Bảng 2.8.

Tổng hợp nhận thức của GVMN và CBQL về việc lựa chọn
chủ đề để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động
đóng kịch ..................................................................................... 59

Bảng 2.9.


Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp xây dựng môi trường vào giáo dục sự tự tin cho trẻ
5 – 6 tuổi trong trường mầm non ................................................ 60

Bảng 2.10. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp trải nghiệm vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong trường mầm non ................................................................. 62
Bảng 2.11. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp trò chơi vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non ........................ 64


Bảng 2.12. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp giao việc vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong trường mầm non .................................................................. 66
Bảng 2.13. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp khuyến khích động viên vào giáo dục sự tự tin cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non ........................................... 68
Bảng 2.14. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ vào giáo dục sự tự tin cho
trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non .. 70
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp cách thức thực hiện biện pháp phối hợp với
cha mẹ trẻ để giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch ............................................................................ 72
Bảng 2.16. Tổng hợp những thuận lợi của giáo viên khi sử dụng một số
biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động
đóng kịch ..................................................................................... 73
Bảng 2.17. Tổng hợp những khó khăn khi giáo viên sử dụng một số biện
pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng

kịch .............................................................................................. 74
Bảng 3.1.

Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện STT của trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động đóng kịch ở trường mầm non............................ 90

Bảng 3.2a. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động
đóng kịch “Mèo con đi học” tính theo tỉ lệ %. ............................ 99
Bảng 3.2b. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm thử nghiệm và
nhóm đối chứng theo các tiêu chí.............................................. 100
Bảng 3.3.

Mức độ biểu hiện sự tự tin của nhóm TN và nhóm ĐC sau
thử nghiệm. ................................................................................ 102

Bảng 3.4.

Kết quả tổng hợp biểu hiện tự tin của trẻ ở hai nhóm trước và
sau q trình thử nghiệm. .......................................................... 103

Bảng 3.5.

Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm đối chứng và thử
nghiệm sau khi tiến hành thử nghiệm ....................................... 105


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của CBQL và GVMN về sự tự
tin ............................................................................................... 53
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện nhận thức của CBQL và GVMN về biện

pháp giáo dục sự tự tin .............................................................. 54
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thực trạng mức độ sử dụng và hiệu quả biện pháp
xây dựng môi trường ................................................................. 61
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thực trạng mức độ sử dụng và hiệu quả biện pháp
trải nghiệm vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch trong trường mầm non..................................... 63
Biểu đồ 2.5. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp trò chơi vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non ...................... 65
Biểu đồ 2.6. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp giao việc vào giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong trường mầm non ................................................................ 67
Biểu đồ 2.7. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp khuyến khích động viên vào giáo dục sự tự tin
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non .................................. 69
Biểu đồ 2.8. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GVMN về việc sử dụng
biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ vào giáo dục sự tự tin cho
trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm
non ............................................................................................. 71
Biểu đồ 3.1a. Biểu đồ thể hiện sự tự tin của nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm qua hoạt động đóng kịch “Mèo con đi học” ................ 99
Biểu đồ 3.1b. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN
trước thử nghiệm theo tiêu chí ............................................... 101


Biểu đồ 3.2. Mức độ biểu hiện sự tự tin của trẻ trong nhóm đối chứng và
nhóm thử nghiệm sau thử nghiệm. .......................................... 103
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện sự tự tin của hai nhóm trước và
sau thử nghiệm ........................................................................ 104



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là giai đoạn vàng để giáo dục nhân cách cho trẻ. Thật
vậy, vào thế kỉ XIX tác giả L.N. Tônxtôi cho rằng: “Tất cả những gì mà đứa
trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời kì thơ ấu.
Trong qng đời cịn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần
trăm những cái đó mà thơi” (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị
Kim Thoa, 2013).
Ngày nay, khoa học và xã hội càng phát triển thì việc giáo dục trẻ em
càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Sự tự tin ảnh hưởng đến các tính
cách khác như tính tự lập, sự mạnh dạn,… Theo trường phái kiến tạo, trẻ phải
tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động. Sự tự tin là yếu tố hết sức quan
trọng trong việc mang lại sự thành công trong cuộc sống của mỗi người như
Helen Keller đã khẳng định: “Bạn sẽ chẳng làm được điều gì nếu thiếu đi hi
vọng và sự tự tin” (Hà Yên, 2014). Điều này thể hiện rõ ràng hơn trong thể
thao, tự tin là một trong những nhiệm vụ được đặt ra cho sự chuẩn bị tâm lý
trước thi đấu: “Tạo ra một lòng tin vững chắc vào sức lực và khả năng của
mình có thể đạt thắng lợi hoặc đạt một kết quả thể thao cao trong trận thi đấu
sắp tới” (P.A. Rudich, 1986).
Giáo dục sự tự tin (GDSTT) cho trẻ được thể hiện trong chương trình
giáo dục mầm non (GDMN). Mục tiêu giáo sự tự tin được đề cập tới như sau:
“Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực” (Chương trình giáo
dục mầm non, 2017). Trong quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
cũng đã đề cập tới giáo dục sự tự tin cho trẻ ở chuẩn 8 là “trẻ tin tưởng vào
khả năng củ

ản thân”. Mặt khác, “Sự tự tin trong gi i đoạn này có vai trị


đặc biệt quan trọng, nó giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, sẵn sàng khám phá
những điều mới mẻ và chuẩn bị ước vào lớp 1 một cách dễ dàng” (Trương
Thị Khánh Hà, 2015).


2

Ngồi ra, “tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ ản
nhất củ văn học thiếu nhi” (Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết, 2008). Hoạt
động đóng kịch là hoạt động hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động, vui chơi đi vào
thế giới người lớn mà khơng sợ thất bại. Hoạt động đóng kịch là phương tiện
hữu hiệu giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, “phát triển lời nói một cách mạch lạc,
nâng cao khả năng iểu đạt (diễn đạt một vấn đề nào đó có hình ảnh, giàu
tính tạo hình và tính biểu cảm)” (Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết, 2008).
Khi trẻ đứng biểu diễn trước đám đông dần dần trẻ sẽ trở nên tự tin hơn.
Thực tế hiện nay ở các cơ sở giáo dục mầm non tại quận Tân Phú việc
giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch bước đầu được quan tâm.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Giáo viên chưa thường xuyên
tổ chức các hoạt động để giáo dục sự tự tin cho trẻ. Giáo viên ngại giao tiếp
với cha mẹ trẻ nên biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ chưa đạt độ sâu cần
thiết để giáo dục sự tự tin cho trẻ.
Hiện nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về biện pháp giáo dục sự tự
tin. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi ở một số trường cơng lập và tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả
Đinh Thị Hậu. Một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong trường mầm non, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Túy. Trong hai đề tài
trên các tác giả đã phần nào nêu lên được các khái niệm cơ bản và đưa ra một
số biện pháp tuy nhiên chỉ dừng lại ở tiến hành khảo sát nên độ tin cậy chưa
cao. Đề tài Giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua trị chơi đóng kịch trong

trường mầm non của tác giả Bùi Thị Hằng Nga đã tiến hành thử nghiệm tại
tỉnh Phú Thọ một số biện pháp như: Tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng, tổ
chức luyện tập thường xuyên, khuyến khích động viên, cá biệt hóa, đánh giá.
Tuy nhiên, biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ và biện pháp giao việc vô cùng
quan trọng đã không được đề cập tới. Đối với các tác giả khác, trong đề tài có
đề cập đến biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ nhưng chỉ dừng lại ở trao đổi


3

trong giờ đón trả trẻ mà chưa đi sâu.
Trên cơ sở các vấn đề đã nêu ở trên chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu
là: “Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch
trong trường mầm non tại quận Tân Phú”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin
cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non. Trên
cơ sở đó đề xuất và tiến hành thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch ở
trường mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: Lịch sử nghiên cứu,
các khái niệm liên quan sự tự tin giáo dục sự tự tin trong hoạt động đóng kịch,
đặc điểm trẻ 5 – 6 tuổi và vai trị của hoạt động đóng kịch tới việc giáo dục sự
tự tin cho trẻ mầm non (MN).

- Tìm hiểu thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin
cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non tại quận
Tân Phú.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua
hoạt động đóng kịch trong trường mầm non.
5. Giả thuyết khoa học
Trong trường mầm non giáo viên đã sử dụng một số biện pháp giáo dục
sự tự tin cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi. Có một số biện pháp đã đạt hiệu quả tốt,


4

tuy nhiên vẫn còn một số biện pháp đạt hiệu quả chưa cao đặc biệt là biện
pháp phối hợp với cha mẹ trẻ chưa được nhiều giáo viên chú trọng. Ngồi ra,
có nhiều khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp GDSTT cho trẻ như: Một
số trẻ mới đi học nên cịn nhút nhát khó giao tiếp với giáo viên, cha mẹ trẻ
chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục sự tự tin cho trẻ, ngôn ngữ của trẻ
còn nhiều hạn chế.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp đã được sử dụng trong tổ
chức hoạt động đóng kịch, làm rõ nguyên nhân để có cơ sở xây dựng những
biện pháp mới nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở một số trường mầm non tại quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tơi phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, làm rõ các khái niệm: Sự tự tin, biện pháp giáo dục sự tự tin, biện pháp

giáo dục sự tự tin qua hoạt động đóng kịch,…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích: Điều tra cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non
(GVMN) để biết: Thực trạng nhận thức của giáo viên về tự tin. Vai trò sự tự
tin đối với trẻ, tầm quan trọng của giáo dục sự tự tin. Các biện pháp giáo viên
đã sử dụng để giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch. Những khó
khăn giáo viên gặp phải trong q trình sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự
tin cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch. Đề xuất của giáo viên về các
biện pháp mới giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch.


5

- Đối tượng: Điều tra GVMN và CBQL 4 trường mầm non: Mầm non
Quỳnh Anh, Mầm non Hoa Anh Đào, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Rạng
Đông.
- Nội dung: Lập bảng hỏi để điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên
về sự tự tin, vai trò của sự tự tin đối với trẻ, các biện pháp giáo dục sự tự tin
cho trẻ mà giáo viên đã sử dụng, những khó khăn giáo viên gặp phải, những
đề xuất của giáo viên.
- Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát bảng
hỏi cho giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi và CBQL trong các trường mầm non mà
người nghiên cứu muốn khảo sát. Thực hiện phiếu thăm dị và phiếu chính
thức.
- Mơ tả phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
+ Phần A là một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu, bao
gồm: Chức vụ, Trình độ, Thâm niên cơng tác, lứa tuổi giảng dạy, số trẻ
trong lớp, số giáo viên trong lớp.
+ Phần B là nội dung các câu hỏi khảo sát, bao gồm:

 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tự tin, vai trò sự tự tin đối với
trẻ, tầm quan trọng của giáo dục sự tự tin.
 Các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục sự tự tin cho trẻ qua
hoạt động đóng kịch.
 Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân dẫn đến khó khăn của giáo viên khi
sử dụng biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch.
 Đề xuất của giáo viên về các biện pháp mới giáo dục sự tự tin cho trẻ
qua hoạt động đóng kịch
- Cơng cụ: Phiếu thăm dị, phiếu chính thức
7.2.2. Phương pháp qu n sát
- Mục đích: Quan sát một số hoạt động của giáo viên và trẻ, biểu hiện


6

sự tự tin của trẻ ở trường mầm non để tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp
giáo dục STT cho trẻ qua hoạt động đóng kịch, đồng thời đề xuất một số biện
pháp mới.
- Đối tượng: Hoạt động của giáo viên và trẻ, biểu hiện STT của trẻ.
- Nội dung: Thực trạng biểu hiện của trẻ. Thực trạng và hiệu quả của
việc sử dụng các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch
- Cách thực hiện: Tiến hành quan sát hoạt động đóng kịch của giáo viên
và trẻ, viết biên bản quan sát.
- Cơng cụ: Máy quay phim, chụp hình, biên bản quan sát.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên mầm non để thu thập thông tin sau khi làm phiếu điều
tra.
- Mục đích: Phỏng vấn Ban Giám hiệu để đánh giá các biện pháp giáo
dục mà giáo viên sử dụng nhằm giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch. Phỏng vấn giáo viên để biết thực trạng nhận thức và sử dụng

biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ qua hoạt động đóng kịch.
- Đối tượng: CBQL, GVMN
- Nội dung: Nhận thức của CBQL và GVMN về giáo dục sự tự tin, biện
pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch.
- Cách thực hiện: Phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý sau đó viết vào
biên bản phỏng vấn.
- Công cụ: máy ghi âm, biên bản phỏng vấn.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GVMN
- Mục đích: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên như kế
hoạch giáo dục, giáo án giảng dạy để đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng
biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch.
- Đối tượng: Kế hoạch, giáo án của giáo viên.


7

- Nội dung: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên như kế
hoạch giáo dục, giáo án giảng dạy của giáo viên.
- Cách thực hiện: Thu thập 15 kế hoạch năm, tháng, tuần và ngày của
các lớp 5 – 6 tuổi trong các trường nghiên cứu.
- Công cụ: máy ảnh, biên bản nghiên cứu sản phẩm.
7.2.5. Phương pháp thử nghiệm
- Mục đích: Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất nhằm kiểm chứng
tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Đối tượng: Giáo viên và trẻ tại lớp 5 - 6 tuổi (lá 2), trường Mầm non
Quỳnh Anh.
- Nội dung: Thử nghiệm một số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường MN.
- Cách thực hiện: Đánh giá trẻ đầu vào tại lớp lá 1 và lá 2, so sánh mức
độ tự tin của trẻ ở hai lớp. Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên về sự tự tin, một
số biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động đóng kịch,

Cùng giáo viên sử dụng một số biện pháp mới trong giảng dạy cho trẻ, đánh
giá trẻ đầu ra và so sánh với nhóm đối chứng.
- Cơng cụ: máy quay phim, đồ dùng, trang phục biểu diễn, kịch bản.
7.2.6. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: Tìm ra kết quả của quá trình khảo sát thực trạng, kết quả
nghiên cứu phương pháp thực nghiệm.
- Đối tượng: Dữ liệu, thông tin.
- Nội dung: Sử dụng một số công thức tốn học thống kê có liên quan:
Cơng thức tính tỉ lệ %, cơng thức tính điểm trung bình cộng, độ lệch chuẩn,
kiểm định giá trị lệch chuẩn để lượng hoá kết quả quá trình khảo sát thực
trạng, nghiên cứu thực nghiệm.


8

- Cách thực hiện: Dựa trên phiếu thăm dò, phiếu khảo sát, biên bản
quan sát, số liệu thử nghiệm để thống kê.
- Cơng cụ: Máy tính, phần mềm excel, phần mềm SPSS 20.0.
8. Đóng góp của đề tài
 Về lí luận
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 – 6
tuổi qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non.
 Về thực tiễn
Đề tài làm rõ và đánh giá đúng thực trạng giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 –
6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Tân Phú. Từ đó cùng với
GVMN, CBQL thảo luận, đề xuất và vận dụng một số biện pháp giáo dục sự
tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động đóng kịch trong trường mầm non
một cách có hiệu quả. Kết quả thử nghiệm là minh chứng xác thực khẳng định
tính khả thi của các biện pháp giáo dục sự tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt
động đóng kịch đối với việc hình thành và phát triển sự tự tin cho trẻ mầm

non tại quận Tân Phú.


9

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN, BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC SỰ TỰ TIN CHO TRẺ EM.
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự tự tin vốn dĩ có vị trí, vai trị quan trọng trong sự thành công của mỗi
con người và giúp con người sống tích cực hơn. Tuy nhiên khái niệm sự tự tin
là gì? Sự tự tin có vai trị cụ thể như thế nào? Biện pháp nào hữu hiệu để giáo
dục sự tự tin? Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua nghiên cứu của một
số nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin trên thế giới
Vào thế kỉ XIX, nhà tâm lý học Albert Bandura trong thuyết nhận thức
xã hội, tác giả đã cho rằng sự tự tin vào năng lực bản thân là niềm tin của một
người về sự thành cơng trong những tình huống cụ thể hoặc hoàn thành một
nhiệm vụ (theo Wikipedia).
Theo E. Erikson trong các giai đoạn phát triển tâm lí xã hội và các cuộc
khủng hoảng của cá nhân (có 8 giai đoạn) ở giai đoạn 4: (6 - 12 tuổi) là tài
năng hoặc thiếu tự tin, cảm giác thất bại. Theo tác giả “Trẻ phải làm chủ được
những kĩ năng lí luận và xã hội quan trọng. Đây là thời kì đứa trẻ hay so sánh
mình với bạn bè cùng tuổi. Nếu thực sự chăm chỉ, đứa trẻ sẽ có được những kĩ
năng xã hội và lí luận để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân. Nếu không đạt
được những thứ này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy mình thấp kém. Tác nhân xã
hội có ý nghĩ là giáo viên và ạn cùng tuổi” (Nguyễn Đức Sơn, et al,…2015.
Tr 44). Ngồi ra, tác giả cịn cho rằng “Khi trẻ tự thực hiện được các hành
động cơ ản mà không cần có sự giúp đỡ củ người lớn thì chúng cảm thấy tự
tin hơn” (Trương Thị Khánh Hà, 2015).
Glen Stenhouse cho rằng mối quan hệ giữa thành công với sự tự tin và tự

trọng là mối quan hệ hai chiều. Khi cá nhân tích cực cho phép cá nhân đó tiếp
cận sự việc một cách tự tin từ đó tăng cơ hội thành công và sau mỗi thành


10

công sẽ làm tăng sự tự tin, tự trọng của cá nhân đó (Glen Stenhouse, 1994).
Rob Yeung cho rằng “Tự tin khơng phải là đức tính bẩm sinh. Nó cũng
khơng phải là nét tính cách suốt đời khơng đổi. Nói như vậy nghĩ là mọi
người đều có khả năng trở thành người tự tin”. Ngồi ra theo tác giả thì tự tin
là “Khả năng hành xử thích hợp và hiệu quả dù gặp phải bất kỳ tình huống
khó khăn và trở ngại nào”. Ông cho rằng tự tin là hành động và khả năng
kiểm sốt, điều đó có nghĩa là bất cứ cá nhân nào đều có thể sợ hãi trước một
sự việc nào sắp xảy đến trong đó người tự tin là người có khả năng kiểm sốt
và hành động cịn người thiếu tự tin thì khơng kiểm sốt được hành vi của
mình. Đồng thời tác giả đã thiết lập được thang đánh giá lịng tự tin, thơng
qua đó mỗi cá nhân có thể tự đánh giá bản thân, thiết lập được mục tiêu trong
các lĩnh vực mình tự tin và lĩnh vực mình khơng tự tin để có các kế hoạch và
hành động thiết thực (Rob Yeung, 2009). Ngoài ra, tác giả cho rằng “Nếu bạn
thiếu tự tin, hãy nhớ rằng những gì bạn đ ng cảm thấy chỉ là do tâm trí đánh lừa
bạn thơi”. Do đó, trong các biện pháp, bài tập mà tác giả đưa ra để rèn luyện sự tự
tin chủ yếu là các biện pháp thay đổi về suy nghĩ của chính cá nhân từ tiêu cực
thành tích cực, thường xuyên tự động viên bằng những câu nói trong đầu như: “Cố
lên nào”. “Mình “lì địn” hơn mọi người nghĩ nhiều”. “Mình từng làm việc này rồi
mà – Mình có thể làm được nó một lần nữa!”. Vậy ta có thể thấy các biện pháp của
tác giả chủ yếu là biện pháp mang tính trị liệu về mặt tâm lý.
Nhóm tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis trong
cuốn "The Confident Learn: Help your child succeed in school" cho rằng một đứa
học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá cao bản thân (Marjorie R.Simic,
Melinda Mc Clain và Michael Shermis, 1992). Cùng quan điểm với nhóm tác giả

trên, tác giả Bryan Robinson cho rằng “Nếu bạn là người tự tin, cái tôi tự tin
sẽ nắm giữ vị thế chủ đạo. Bạn biết rõ bản thân trung thành với chính mình.
Bạn làm những việc bạn tin là đúng mà không cần qu n tâm đến qu n điểm


11

củ người khác. Bạn là nhà thám hiểm đầy sáng tạo, biết vượt qua những
ranh giới thông thường mà vẫn biết rõ giới hạn của mình. Bạn là bậc thầy
trong việc sử đổi bản thân, luôn học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những sai
lầm của mình, thay vì che dấu chúng. Khi đối mặt với những việc nằm ngồi
khả năng của mình, bạn có thể tự tin nói: “Khơng” mà khơng cảm thấy xấu
hổ. Khi đó, ạn có khuynh hướng sống từ nội tâm hướng ra bên ngoài”.
Ngoài ra, tác giả đưa ra 10 bí quyết để sống tự tin, theo ơng đây cũng là 10 bí
quyết sẽ làm thay đổi cuộc đời. 10 bí quyết đó bao gồm:
1. Phân tách: Tách biệt cái tôi tự tin ra khỏi bản ngã của mình.
2. Sử dụng năng lực tri giác: Giải phóng bản thân khỏi những ảo giác
của quá khứ làm che lấp đi bản chất thật sự của bạn.
3. Lựa chọn: Ghi nhớ rằng bạn có quyền lựa chọn trong từng khoảnh
khắc, bất kể hồn cảnh có khó khăn đến mức nào.
4. Lạc quan: Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, ngay cả khi bạn đang
ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
5. Tăng cƣờng sức mạnh: Nghĩ về bản thân như một người tự chủ chứ
không phải là một nạn nhân; và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm với số phận
của mình.
6. Ứng xử hài hịa: Nhượng bộ những việc nằm ngồi tầm kiểm sốt của
bạn và tận dụng chúng theo cách tốt nhất.
7. Tƣ duy mở: Thực hành lối tư duy mở trước hoàn cảnh mới.
8. Nguyên lý khoảng chân không: Loại bỏ những điều bạn không muốn
để tập trung vào những điều bạn thật sự mong muốn

9. Nguyên lý lực hút nam châm: Cuốn hút mọi người và mọi việc nhằm
phản ánh sự tự tin của bạn về bản thân.
10. Nguyên lý chiếc Boomerang: Lòng tự tin được phản chiếu từ trong
nội tâm sẽ quay trở lại với cuộc đời bạn, ở dạng này hay dạng khác. (Bryan
Robinson, Ph. D, 2010).

Trong 10 bí quyết trên được tác giả đưa ra đều là bí quyết dành cho mỗi


12

cá nhân tự luyện tập và tự phát triển sự tự tin của mình.
Tác giả Jean Charier cũng khẳng định: “Tình trạng sức khoẻ cũng góp
phần làm ảnh hưởng tới sự tự tin của mỗi con người trước khó khăn trong
cuộc sống”. Thêm vào đó, chính ơng đã trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nhút
nhát? Bởi vì bạn thiếu ý chí! Bởi vì bạn có tự ti, mặc cảm khơng tự biết đến
khả năng của mình thực sự như thế nào và bởi vì bạn sợ” (Jean Charier,
1974).
Theo tác giả Lưu Lật, sự tự tin của trẻ phụ thuộc vào các khí chất của trẻ.
Theo tác giả khí chất của trẻ được chia làm 4 loại bao gồm: khí chất hoạt bát,
ưu tư, điềm tĩnh, sơi nổi. Trong 4 loại khí chất đó thì trẻ ở khí chất hoạt bát là
trẻ có sự tự tin tương đối cao cịn thấp nhất đó là ở khí chất ưu tư. Dựa trên
các đặc điểm cụ thể của từng thuộc tính mà giáo viên đưa ra các phương pháp
giáo dục sự tự tin cho trẻ một cách phù hợp (Lưu Lật, 2016).
Max A. Eggert. Brilliant cho rằng tự tin là “Cảm nhận và biết rằng mình
có một trong những kỹ năng và năng lực cần thiết để quản lý những sự việc
giữa cá nhân với nh u”. Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số biểu hiện của sự
tự tin bằng ngôn ngữ cơ thể như: Thở từ từ, thở đều, nhìn thẳng, cười, đứng
thẳng, cằm hơi nâng lên, tay chân tự nhiên, nói chậm rãi, tự nhiên đều đặn
(Max A. Eggert. Brilliant, 2012)

Tác giả Aikawa Atsushi và Igari Emiko người Nhật Bản đưa ra 42 bí
quyết giúp trẻ tự tin và dũng cảm trong quan hệ bạn bè. Theo tác giả, để trẻ có
thể tự tin và dũng cảm thì cần trang bị cho trẻ những kĩ năng xã hội cần thiết
và cụ thể. Tác giả phân loại ra hai kiểu trẻ em là trẻ em khép mình và trẻ em
dễ kích động. Với mỗi loại trẻ em sẽ có đặc điểm riêng từ đó đưa ra các biện
pháp và kĩ năng xã hội tương ứng cần thiết để giáo dục cho mỗi loại trẻ cụ thể
như sau “Đối với những trẻ trầm tính khép mình thì chúng cần được dạy các
phương pháp th m gi vào nhóm và các kĩ thuật làm giảm đi sự căng thẳng.


13

Cịn đối với kiểu trẻ dễ kích động thì chúng ta sẽ dạy cho các em phương
pháp xác nhận lại tâm trạng củ đối phương, cũng như dạy cho các em
phương pháp có hiệu quả hơn là sử dụng hành vi bạo lực” (Aikawa Atsushi,
Igari Emiko, 2019).
1.1.2. Một số nghiên cứu về giáo dục sự tự tin ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu
hỏi như: Sự tự tin là gì? Sự tự tin ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con
người? Có những biện pháp nào nhằm tăng sự tự tin? Sau đây là quan điểm
của một số tác giả về sự tự tin và đặc biệt là biện pháp giáo dục sự tự tin.
Theo chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, Sự tự tin đã được
thể hiện trong phần mục tiêu phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo. Sự tự tin được đề cập tới như sau: “Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh
dạn, tự tin, tự lực”. Nội dung giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi về ý thức bản thân được
ghi “Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến”. Trong quy định về bộ chuẩn phát triển
trẻ em 5 tuổi cũng đã đề cập tới giáo dục sự tự tin cho trẻ ở chuẩn 8 là trẻ tin
tưởng vào khả năng của bản thân. Trong chuẩn 8 bao gồm 4 chỉ số: “Chỉ số
31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng; Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích
khi hồn thành cơng việc; Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn

giản hằng ngày; Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân”. Đặc biệt
trong cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu
giáo lớn (5 – 6) tuổi đã đưa ra sự cần thiết phải giáo dục sự tự tin cho trẻ cụ
thể như sau: “Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ học được cách
chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng. Vì vậy, việc
giáo dục trẻ ý thức về bản thân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực phải được ưu tiên
trong kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm ở lớp mẫu giáo lớn” (Lê Thu
Hương et al., 2019).


×