Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 8 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.07 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ SỐ 8</b> <b>BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC</b>
<i>Môn: Ngữ văn</i>


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b> Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:</b>


<i>(1) Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút</i>
<i>thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh</i>
<i>những phản ứng bệnh hoạn.</i>


<i>(2) Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng gió</i>
<i>là bạn ấy khéo làm thân với các thầy, các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới hợp thời trang, người</i>
<i>đố kị tìm cách dìm, bảo: “Báu gì, hàng thùng ấy mà!”. Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh</i>
<i>phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng: “Rồi xem, được bao lâu!”.</i>


<i>(3) Hiện tượng đố kị trong cuộc sống đã có từ xưa. Thời Tam Quốc có danh tướng Đơng</i>
<i>Ngơ là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du</i>
<i>đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị</i>
<i>thua. Lòng đố kị cịn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào</i>
<i>Lượng cũng đoán biết và thốt hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình khơng bằng Gia Cát</i>
<i>Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói</i>
<i>đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: khơng chấp nhận thực tế người khác hơn mình.</i>


<i>(4) Lịng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình khơng thua</i>
<i>chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta</i>
<i>phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược</i>
<i>lại, chỉ là sự biến dạng của lịng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích</i>


<i>thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lịng ích kỉ tăng</i>
<i>lên. Phân tích lịng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ</i>
<i>cảm thấy dằn vặt đau đớn khơng chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà cịn vì phải nhìn thấy</i>
<i>người khác thành cơng”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ khơng muốn nhìn</i>
<i>thấy người khác thành cơng.</i>


(Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 96 – 97)
<b>Câu 1. Đoạn trích trên có câu chủ đề khơng? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề đó.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng? </b>
<b>Câu 4. Anh (chị) hãy nêu ít nhất hai hậu quả của lòng đố kị theo quan điểm của riêng mình.</b>
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được
nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: Kẻ đố kị là kẻ khơng muốn nhìn thấy người khác thành
<i>công.</i>


<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>


Đánh giá về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: Tràng giang đã nối tiếp
<i>mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực. Anh (chị) hãy làm rõ sự cách tân đích</i>
thực của Huy Cận trong bài thơ này.


<b>HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI</b>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. – Đoạn trích trên có câu chủ đề.</b>



– Câu chủ đề: Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị.
<b>Câu 2. – Trong đoạn (3), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận chứng minh.</b>
– Tác dụng: làm sáng tỏ lòng đố kị của một số nhân vật thời Tam quốc.


<b>Câu 3. – Tác giả lại cho rằng, tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lịng hiếu thắng, vì: đố kị là</b>
tâm lí của kẻ thất bại.


<b>Câu 4. – Đố kị sẽ khiến tâm lí ta bất an, ln ghen tị với người khác.</b>
– Đố kị sẽ làm cho người khác coi thường, lánh xa chúng ta.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:</b>
<b>1. Giải thích</b>


– Tính đố kị là thù ghét những ai có điều gì đó hơn mình. Từ đó nảy sinh thái độ đố kị.
– Thái độ đố kị là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.


<b>1.</b>

<b>Phân tích và chứng minh</b>


– Sự đố kị có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần:


+ Người có tính ganh ghét, đố kị bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần, tổn hại về sức khỏe.
+ Sự đố kị phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kị mà hịa
khí bị rạn nứt, sức mạnh đoàn kết của tập thể bị tổn thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Thiếu tự tin, hay mặc cảm, tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại.


+ Cuộc sống thường xuyên gặp thất bại nên con người có thói quen chỉ trích, đả kích người


khác.


+ Ln suy nghĩ người khác sung sướng, hạnh phúc, may mắn hơn mình.
<b>3. Bàn luận vấn đề</b>


– Chúng ta phải nhận biết cái mà người ta có, khơng phải tự dưng nó đến mà phần lớn là
công sức lao động, học tập với tài năng, trí tuệ hình thành.


– Trước sự thành cơng của người khác, chúng ta hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Học cái
hay, cái tốt của "đối phương" để bổ sung và hồn thiện mình.


– Hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Nếu có thể so bì, ấm ức thì tại sao
khơng biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên? Tại sao không biết biến sự ấm
ức, ganh tị với người khác thành động lực phấn đấu cho chính mình?


<b>4. Bài học nhận thức và hành động</b>


– Nếu ai cũng đem khả năng của mình ra đóng góp thì cộng đồng này, xã hội này sẽ rất tốt
đẹp. Nhưng chính vì cịn tồn tại những điều đố kị nên nhiều người khơng dám bộc lộ khả
năng của mình.


– Vì vậy, sống trong môi trường hơn thua, đố kị, ganh tị đủ điều, chúng ta cần cố gắng chịu
dựng, kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện cho mình có bản lĩnh kiên cường để có thể vượt qua mọi
chơng gai thử thách, sóng gió của cuộc đời và cống hiến được nhiều hơn cho đất nước.


<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>


<b>1. Dẫn ra vấn đề nghị luận</b>


<i>Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm</i>


<i>Nỗi nhớ thương khơng biết đã tan chưa?</i>
<i>Hay lịng chàng cứ tủi nắng, sầu mưa</i>
<i>Cùng đất nước mà lặng buồn sông núi.</i>


(Trích Mai sau – Huy Cận).
Huy Cận – một cái tên – một con người lưu khắc dấu ấn cho riêng mình trên dịng sơng thi ca
mảnh hồn thiêng chữ S. Ta hãy lắng mình về quá khứ của miền miên viễn để cảm hiểu và
trân trọng một hồn thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam (1932 –1945).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

– Khi đánh giá về bài thơ Tràng giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng: Tràng giang đã tiếp
<i>nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực.</i>


<b>2. Giải thích nhận định</b>


– Mạch thi cảm truyền thống là cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về
nỗi buồn: nỗi buồn về thế thái nhân tình; buồn về cái nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái
vô hạn, vô biên của đất trời – nỗi sầu vũ trụ; buồn về quê hương đất nước, về thân phận người
lữ khách xa quê, cái buồn biệt li, xa cách...


– Sự cách tân đích thực đó là sự đổi mới trong thi ca hiện đại ở cách nhìn, cách cảm, quan
niệm thẩm mĩ và những phương thức biểu đạt rất mới.


<b>3. Phân tích bài thơ </b><i><b>Tràng giang</b></i><b> để làm nổi bật một vế của nhận định: Sự cách tân đích</b>
thực của Huy Cận trong bài thơ


<i><b>a. Khái quát</b></i>


<i>– Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945.</i>


– Tràng giang sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng, là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu


nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.


<i><b>b. Phân tích</b></i>


<i>– Hình ảnh trong thơ khơng hề sử dụng những ước lệ, tượng trưng truyền thống mà rất giản</i>
dị trong sáng, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người Việt Nam.


– Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít
tắp, vơ tận đến mênh mơng (dài, rộng, cao):


<i>Nắng xuống trời lên sâu chót vót</i>
<i>Sơng dài trời rộng bến cơ liêu.</i>


<i>=> Đó là khơng gian ta thường thấy trong những bức họa Phục hưng phương Tây hay trong</i>
những bài thơ lãng mạn Pháp.


– Nhưng câu thơ nắng xuống, trời lên, sâu chót vót mới thực sự gây ấn tượng mạnh bởi lối
dùng từ mới mẻ, táo bạo (cách dùng hình dung từ "sâu chót vót" thay cho cách diễn đạt thơng
thường "cao chót vót") vừa mở ra chiều cao mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn
tả nỗi cơ đơn của cái tơi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước
một vũ trụ vô biên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

– Sự cách tân còn thể hiện ở việc sáng tạo, đưa vào những cảm xúc mới khi mượn tứ thơ của
Thôi Hiệu: xưa Thơi Hiệu nhìn khói sóng trên sơng mà chạnh nỗi nhớ nhà; nhưng nay đến
Huy Cận nỗi nhớ ấy thường trực, có sẵn trong lịng, được dâng lên cao độ hơn, cùng cách
diễn đạt cũng tân kì, sáng tạo hơn: Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.


<i>– Thể thơ thất ngơn nhưng khơng bị gị bó trong niêm luật của thơ trung đại mà với nhạc điệu</i>
phong phú, từ ngữ giản dị, hàm súc, tinh tế đã đem lại cho Tràng giang một sự hài hòa giữa ý
và tình, giữa cổ điển và hiện đại.



<b>4. Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân</b>


– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể
vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc kéo hợp giữa không gian thiên
nhiên với không gian tâm tình, quan trọng hơn là vì Tràng giang mang một triết lí sâu xa về
cuộc đời, về đất nước. Tuy không thể hiện trực tiếp nhưng Huy Cận đã in bóng vào Tràng
<i>giang một tình u Tổ quốc, cũng sự lặng lẽ buồn trước cuộc sống thời bấy giờ.</i>


</div>

<!--links-->

×