Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN: Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương Oxi-Lưu huỳnh môn Hóa học lớp 10 cơ bản trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 26 trang )

Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh

MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÉT TẮT……………………………….2
MỤC LỤC…………………………………………………………………………1
...................................................................................................................................1
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………27

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÉT TẮT
THPT : trung học phổ thông
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
PP : Phương pháp
PPDH : Phương pháp dạy học
PPGD : phương pháp giảng dạy
BTHH : Bài tập hoá học

1 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm
tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh (HS) trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục
khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng tích hợp liên mơn, dạy HS dùng kiến
thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn.


Hóa học là mơn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm,mục tiêu giáo dục
mơn Hố trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức kĩ năng phổ
thông cơ bản hiện tại thiết thực và gắn với đời sống .Nội dung chủ yếu bao gồm cấu
tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời
sống, sản xuất và mơi trường .Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học
vấn phổ thơng tương đối tồn diện để có thể tiếp tục học lên ,đồng thời có thể giải
quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất ; mặt khác
,góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .
Tuy nhiên, thực tế việc dạy hóa ở các trường THPT cho thấy, HS vẫn học
nặng về lý thuyết, chưa được rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều, chưa gắn các kiến

2 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
thức lý thuyết với các hiện tượng thực tiễn. PPDH vẫn còn cũ, chưa khơi dậy được
sự hứng thú, tính độc lập sáng tạo của HS.
Chính vì những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài “Lựa chọn và xây dựng hệ thống
bài tập thực tiễn chương Oxi-Lưu huỳnh mơn hóa học lớp 10 cơ bản trường THPT”
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đại trà.
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh
thông qua việc dạy học hóa học gắn với thực hành, thực tiễn.
Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh lớp
10 chương trình cơ bản, và nghiên cứu sử dụng chúng.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Hoá phi kim lớp 10, chương oxi-lưu huỳnh.
- HS lớp 10 cơ bản trường THPT.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Chương trình hố học lớp 10 cơ bản trường THPT.
Đề tài được thực hiện năm học 2014-2015.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài, các vấn đề : Bài tâp hoá học thực
tiễn; Cấu trúc của một bài tập;
- Xây dựng hệ thống bài tập hoá học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh.
- Thực nghiệm sư phạm để đành giá chất lượng hệ thống bài tập và hiệu quả
của việc sử dụng chúng trong giảng dạy hoá học ở trường THPT.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân
tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số
phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: tiến hành trao đổi, học hỏi từ đồng
nghiệp, các tích lũy qua việc dự giờ từ đồng nghiệp.
Sưu tầm, liệt kê các bài tập hóa học thực tiễn áp dụng ở chương oxi- lưu
huỳnh, chương trình hóa học lớp 10 trung học phổ thông, giảng dạy cho lớp 10A1,
10A3 trong các giờ học luyện tập và tự chọn.
3 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh

PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.1.Một số cơ sở lý luận về bài tập hoá học thực tiễn.
2.1.1. Khái niệm về bài tập hoá học thực tiễn.
- Bài tập hoá học là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người
học tự vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kỹ năng thực tiễn, sử dụng các hoạt
động trí tuệ hay hoạt động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh

tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú, sáng tạo.
- Bài tập hố học thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu
cầu) xuất phát từ thực tiễn.
Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất góp
phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
Đó có thể là những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực
tiễn (bài tập thực tiễn) : Bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm, cách
xử lý tai nạn hố chất; bảo vệ mơi trường; sản xuất hố học; sử lý và tận dụng chất
thải.
Trên cơ sở phân loại bài tập, và phân hoá theo năng lực học tập của học sinh,
chúng ta có thể xây dựng hệ thống các bài bài tập hoá học thực tiễn với mức độ
khác nhau.
4 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
• Mức độ 1: Hiểu biết, tái hiện kiến thức. Cần hướng học sinh nêu ra được các
tính chất, các hiện tượng, cách giải thích những ngun nhân đơn giản nhất,
trình bày lại các kiến thức cơ bản dựa vào trí nhớ.
• Mức độ 2: Lĩnh hội vận dụng kiến thức. Học sinh biết vận dụng kiến thức
vào những điều kiện và hoàn cảnh mới. Để giải quyết vấn đề này học sinh cần
có sự phân tích, so sánh để nêu ra một số yêu cầu cơ bản đối với một số lớn
các chất, các hiện tượng.
• Mức độ 3: Là mức độ cao nhất- lĩnh hội sáng tạo kiến thức. Mức độ này u
cầu khơng chỉ phân tích, so sánh mà phải khái quát hoá các số liệu thu được,
sử dụng chúng trong điều kiện phức tạp hơn
2.1.2. Vai trò chức năng của bài tập hóa học thực tiễn.
Trong giáo dục học, bài tập hóa học được xếp vào hệ thống các PPDH. PP
này được coi là một trong những PP quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng
dạy môn hóa học.

Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hóa học. Bài
tập cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại
niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.
Bài tập hóa học có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, kiểm tra, đánh
giá, chức năng phát triển…Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các
mục đích dạy học. Và trong thực tế, các chức năng này không tách rời nhau.
Giảng dạy làm sao để HS có thể giải quyết các bài tập? HS phải học tập như
thế nào để giải quyết được các bài tập ?Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để
HS vận dụng các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu
khoa học.
Thông qua BTHH, HS thêm hiểu kiến thức đã học, hình thành, phát triển và
hiện thực các kỹ năng, năng lực của bản thân; HS được bồi dưỡng thêm về tình
cảm, thái độ.
Bài tập hố học thực tiễn có đày đủ vai trị, chức năng của một bài tập hố
học.
2.1.3.1. Về kiến thức
- Thơng qua bài tập thực tiễn, HS hiểu kỹ hơn các khái niệm, tính chất hoá học,
củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức, mở rộng sự
hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến
thức của HS.
5 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
2.1.3.2. Về kỹ năng.
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức thích ứng, năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm…
- Rèn luyện và phát triển các khả năng học tập như : khả năng thu thập thông
tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng
tạo…

- Rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học.
- Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy, quan sát, so sánh, phân tích,
suuy đốn, tổng hợp…
2.1.3.3. Giáo dục.
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo
trong học tập và trong quá trình giải quyết các ván đề thực tiễn.
- Giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học mơn hố học từ đó tạo động cơ học
tập tích cực, kích thích trí tị mị, óc quan sát, sự ham hiểu biết… làm cho HS say
mê nghiên cứu khoa học và cơng nghệ, giúp HS có những định hướng nghề nghiệp
trong tương lai.
- Vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của
gia đình, của địa phương và mơi trường xung quanh nên cũng góp phần tăng động
cơ học tập của HS : học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của
cộng đồng.Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ
thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS thêm tự tin vào bản thân mình, để tiếp
tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.
2.2. Thực trạng việc dạy và học mơn hóa học lớp 10 ở trường THPT.
Thực tế hiện nay trong các nhà trường, HS thường học nặng về lý thuyết, các
hiện tượng, thí nghiệm thường chỉ được nghe mô tả, xem tren máy nhiều hơn là tận
mắt nhìn thấy, tận tay được làm thí nghiệm.
Nhà trường có một phịng thí nghiệm hóa học, dụng cụ và hóa chất chỉ ở
mức độ tối thiểu.
Hầu hết HS lớp 10 mới vào trường THPT, mới chỉ được làm quen với các
thí nghiệm cơ bản, chưa tự làm thí nghiệm, chưa tự suy nghĩ, với dụng cụ hóa chất
thế này, thì sẽ phải lắp thế nào thao tác nào trước sau để tiến hành thí nghiệm, có
cần chú ý gì khơng? Với mỗi chất hóa học, nó có tính chất, ứng dụng gì trong đời
sống sản xuất?

6 /26



Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
Khảo sát HS, có đến 60% HS lớp 10 chưa được làm quen nhiều với dụng cụ
hóa chất và thí nghiệm hóa học; hơn 50% chưa biết vận dụng kiến thức hóa học vào
các hiện tượng tực tiễn.
Việc dạy và học hóa học, cần phải thay đổi PPGD, kết hợp lý thuyết và thực
nghiệm, áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn, tăng sự thích thú, say mê, tự
chủ, sáng tạo trong học tập cho HS, rèn luyện kỹ năng thực hành và bước đầu hình
thành kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.3. Một số câu hỏi và bài tập hoá học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh, lớp 10
cơ bản trường THPT.
2.3.1. Bài tập hóa học thực nghiệm.
Ví dụ 1: Lắp đặt thiết bị khi tiến hành phản ứng.
Mức độ 1: Hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lý các thao tác khi làm thí nghiệm natri
cháy trong khí ơxi.
1. Đốt cháy natri trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Cho 1 lượng natri bằng hạt ngô vào muỗng lấy hố chất.
3. Mở nắp lọ đựng ơxi.
4. Đưa nhanh muỗng có natri đang cháy vào lọ đựng khí oxi có sẵn một lớp cát.
5. Khi cháy xong đậy nắp lọ lại.
6. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của chất
tham gia phản ứng.
A. 1, 2, 3, 4, 5, ,6
B. 2, 1, 3, 4, 6, 5
C. 2, 1, 3, 4, 5, 6
D. 3, 1, 2, 4, 5, 6
Hãy chọn đáp án đúng
Đáp số: đáp án C
Mức độ 2: Giải thích tại sao: Khi tiến hành các phản ứng hoá học giữa chất rắn và
chất khí, kèm theo đun nóng thì bình đựng khí phải có một ít nước hoặc một ít cát,

ví dụ khi thực hiện phản ứng giữa natri với oxi, natri với clo, sắt với oxi, sắt với clo
.v.v..
Hướng dẫn: Vì khi đốt nóng hoặc đun nóng chảy (kim loại kiềm) sau đó cho vào
bình đựng khí, các phản ứng toả nhiệt, sản phẩm sinh ra rơi xuống bình có thể làm
vỡ bình.
Mức độ 3: Hãy giải thích cách làm sau:
Sau khi điều chế oxi xong, người ta phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi
mới tắt đèn cồn ( phương pháp đẩy nước).
7 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
Hướng dẫn :
Nếu lấy đèn cồn (tắt đèn cồn) thì áp suất trong bình giảm nên nước từ ngồi phun
vào bình làm vỡ ống nghiệm
Ví dụ 2: Điều chế khí oxi trong phịng thí nghiệm và tính chất của oxi.
Mức độ 1:
Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng

KMnO4

bơng

cụ thí nghiệm, điều chế oxi trong
phịng thí nghiệm.Hãy giải thích
cách lắp đặt đó.

Hướng dẫn:
• ống nghiệm hơi trúc xuống,để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO 4
khơng rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.

• Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bơng để hạn chế bụi thuốc
tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra.
• Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào
chỗ có thuốc tím vì tránh q trình thuỷ tinh co giãn đột ngột làm vỡ ống
nghiệm.

Mức độ 2:

Cách 1: Khi điều chế oxi trong phịng thí nghiệm có thể thu khí oxi bằng 2 cách
sau: Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích?

8 /26
1

2


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh

Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hố học của khí oxi là:
- Nặng hơn khơng khí, khơng tác dụng với khơng khí
- Tan ít trong nước
Từ đó học sinh dễ dàng suy ra:
Phương pháp 1: oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong khơng khí ( phương
pháp đẩy khơng khí)
Phương pháp 2: thu được oxi tinh khiết ( phương pháp đẩy nước)
Cách 2: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mơ tả cách thu khí oxi trong phịng thí
nghiệm, hãy giải thích?

1


2

Hướng dẫn:
Phương pháp 1,3: ống nghiệm tư thế đặt
nằm ngang, nên hơi nước sinh ra trong q
trình điều chế ngưng tụ có thể làm vỡ ống
nghiệm
Phương pháp 2:Là cách lắp đặt đúng để
điều chế khí oxi và thu được oxi tinh khiết
hơn
9 /26

3


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
 Từ cách 1 và 2 trên có thể xây dựng bài tập trắc nghiệm sau:
Cách 3: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ mơ tả đúng nhất cách thu khí O 2 tinh khiết
là:
A. chỉ có 1
B. chỉ có 2
C. Chỉ có 3
D. chỉ có 1.2
Hướng dẫn: đáp án B
Mức độ 3:
Ví dụ 3: Điều chế khí SO2
Mức độ 1: Để điều chế SO2 trong phịng thí nghiệm , chúng ta tiến hành như sau:
A - Cho lưu huỳnh cháy trong khơng khí.
B - Đốt cháy hồn tồn khí H2S trong khơng khí.

C - Cho dung dịch Na2SO3 + dung dịch H2SO4
D – Nhiệt phân muối sunfit
Hãy chọn đáp án đúng
Đáp số: Đáp án C
Mức độ 2: Cho các hoá chất: Cu, H2SO4 đặc nóng. Các dụng cụ thí nghiệm: bình
cầu có nhánh, phễu, giá thí nghiệm, bình tam giác, bơng tẩm dung dịch NaOH đặc.
Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2
Hướng dẫn:
H2SO4 đ

Cu
bơng tẩm NaOH đ

Khí SO2

Mức độ 3: Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh
khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.
Hướng dẫn:
Hố chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với
dung dịch H2SO4, CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc

10 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam giác,
ống dẫn khí, đèn cồn.
Sơ đồ:

H2SO4 hoặc H2SO4 đ


bơng tẩm NaOH

Cu hoặc Na2SO3

Khí SO2
CuSO4 khan

Ví dụ 4: Nghiên cứu tính chất của SO2
Mức độ 1:Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO 2 có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi mở khố K
hiện tượng quan sát được là:
A.
Nước khơng màu phun vào trong bình cầu
SO2
B.
Nước có màu hồng phun mạnh vào bình cầu
C.
Nước có màu xanh phun mạnh vào bình cầu
D.
Khơng có hiện tượng gì xảy ra
K
H2O

Hướng dẫn: Khí SO2 là khí tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch H2SO3 làm
quỳ tím chuyển màu hồng, nên nướccó màu hồng phun mạnh vào bình cầu. Đáp án
đúng là B
Mức độ 2: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO 2 có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brơm. Khi mở khố K hiện tượng quan sát
được là:

A. Khơng có hiện tượng gì xảy ra
11 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
B. Nước phun mạnh vào bình cầu
C. Dung dịch brơm phun mạnh vào bình
D. Chất lỏng khơng màu phun mạnh vào bình
Hướng dẫn: SO2 tác dụng được với dung dịch brôm theo phương trình sau:
SO2 + Br2 + 2H2O  2 HBr
+ H2SO4
Đáp án đúng là D
Mức độ 3:Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí A có cắm ống
dẫn khí vào các cốc đựng chất lỏng B. Khi mở khố K dung dịch B phun vào bình
cầu. Hãy xác định khí A là khí nào trong các khí sau : H 2, N2, HCl, CO2, SO2, H2S,
Cl2,C2H4, C2H2. Khi chất lỏng B là:
a) H2O
b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch nước brơm

A

K
B

Hướng dẫn:
Chất lỏng B phun vào bình cầu khi khố K mở nên khí A trong bình cầu phải dễ
hoà tan trong B hoặc tác dụng với B tạo ra chất lỏng nên áp suất trong bình cầu
giảm mạnh so với áp suất khí quyển làm cho nước phun mạnh vào bình cầu chứa
khí A. Vậy:

a)

HCl

b)

HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2

c)

HCl, SO2, C2H4, C2H2, H2S
12 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
2.3.2. Bài tập hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn.
Ví dụ 1 : Tính chất và điều chế oxi
Mức độ 1 : Trong công nghiệp, oxi được sản xuất từ oxi khơng khí. Câu nào sau
đây sai ?
a.Khơng khí sau khi đã loại bỏ CO 2 và hơi nước, được hố lỏng dưới áp suất
200 atm.
b.Chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng, thu được khí oxi ở -183oC.
c.Khí oxi được vận chuyển trong những bình thép ở dưới áp suất 200 atm.
d.Trong công nghiệp, oxi được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn
khơng khí lỏng.
Hướng dẫn: c sai. Oxi được vận chuyển ttrong những bình bằng thép có dung tích
100 lít dưới áp suất 150 atm.
Mức độ 2 : Oxi trong ngành Y không được lẫn ozon. Làm thế nào để phát hiện
ozon có lẫn vào oxi?
Hướng dẫn: Dùng giấy tảm dd KI và hồ tinh bột đưa vào mẫu khí oxi nghi

ngờ có lẫn ozon, nếu giấy chuyển sang màu xanh  chứng tỏ có lẫn ozon.
O3 + 2KI + H2O  2KOH + O2 + I2
I2 + HTB  màu xanh
Mức độ 3 : Một thanh sắt để trong khơng khí ẩm một thời gian thì khơng cịn
nhẵn bóng mà có nổi lên những mụn đỏ (rỉ sét). Giải thích, viết PTHH?
Hướng dẫn: trong khơng khí ẩm có khí oxi và hơi nước, sắt bị oxi hố chậm
theo PTHH : 4 Fe + O2 +2 H2O  4Fe(OH)3
2Fe(OH)3  Fe2O3.nH2O
Rỉ sét nâu đỏ là hỗn hợp oxit và hiđroxit sắt.
Ví dụ 2 :Tính oxi hóa mạnh của ozon.
Mức độ 1. Hãy cho biết quá trình tạo thành ozon trên tầng cao của khí
quyển và nguồn sản sinh ozon trên mặt đát. Ozon ở đâu có vai trị bảo vệ sự
sống?ở đâu gây hại cho sự sống?
Hướng dẫn : Ơzon trong bầu khí quyển được tạo thành khi các tia cực
tím chạm phải các phân tử oxy ,tạo thành hai nguyên tử oxy đơn ,được gọi là
oxy nguyên tử Ôxy nguyên tử kết hợp cùng một phân tử oxy tạo thành phân
tủ ozon .Phân tử ozon có hoạt tính cao,khi bị tia cực tím chạm phải,lại tách ra
thành một phân tủ oxy và một oxy phân tủ . Đây là một quá trình liên tục gọi
13 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
là chu kỳ ơxy-ơzon
O2 + Tia cực tím → O + O
O + O2 → O3

Mức độ 2. Nước sinh hoạt được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu
do lượng nhỏ clo dư gây nên. Hiện nay một số nhà máy đã sử dụng PP khử
trùng bằng ozon đẻ nước khơng có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước
với hàm lượng từ 0,5- 5 g/m 3. Lượng ozon dư được duy trì trong nước

khoảng 5-10 phút để diệt các vi khuẩn.
a. Vì sao ozon lại có tính sát trùng?
b. Hãy nêu PP nhận biết lượng ozon dư trong nước.
c. Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước cung cấp cho chung cư
1000 dân trong mỗi ngày. Biết trung bình một người dùng hết 250 lít/ngày
và giả sử trung bình hàm lượng ozon đưa vào nước là 2,0 g/m3.
Hướng dẫn :
- Ozon có tính sát trùng do nó dễ phân huỷ cho oxi nguyên tử, oxi nguyên tử
có tính chất này.
O3  O2 + O
- Nhân biết bằng giấy tẩm dd KI có nhỏ thêm hồ tinh bột.
- mO3 = 250 .10-3 . 1000 . 2 = 500 gam
Mức độ 3. Khơng khí chứa một lượng nhỏ ozon (dưới 10 -6 % theo thể tích) có tác
dụng làm cho khơng khí trong lành. Hãy cho biết lý do vì sao?
14 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
a. Sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây… bầu trời
xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
b. Ở các rừng thơng khơng khí thường rất trong lành, dễ chịu và các viện
dưỡng lão thường được đặt ở gần các đồi thông?
Câu hỏi giúp các em củng cố và phân biệt nội dung kiến thức về sự hình
thành của ozon trên tầng cao do tác dụng của tia UV với sự tạo thành ozon ở
mặt đất một phần do sự oxi hóa một số chất hữu cơ (nhựa thơng, rong biển),
tính oxi hóa mạnh dẫn đến khả năng diệt khuẩn: làm trong lánh khơng khí,..
của ozon.
Ví dụ 3 : tính chất của khí H2S.
Mức độ 1 : Hít thở nhiều phải khí H2S sẽ có hiện tượng gi?
Hướng dẫn: Gây đau đầu, bất tỉnh, có thể tử vong.

Mức độ 2 : Tỷ khối hơi của hidro sunfua so với khơng khí gần bằng 1,17. Trong tự
nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra H2S, nhưng tại sao trên mặt đất khí này khơng
tích tụ lại? Giải thích bằng các PTHH.
Hướng dẫn: H2S bị oxi hố chậm trong khơng khí :
2H2S + O2  2S + 2H2O
Mức độ 3 : Mức tối thiểu cho phép của H 2S trong khơng khí là 0,01 mg/l. Để đánh
giá sự nhiễm bẩn trong khơng khí ở một nhà máy, người ta là như sau: Lấy 2 lít
khơng khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thấy dung dịch vận đục đen.
Lọc lấy kết tủa đen đó rửa nhẹ và làm khô, cân được 0,3585 mg. Giải thích thí
nghiệm và cho biết sự nhiễm bẩn khơng khí ở nhà máy trên có vượt qua mức cho
phép khơng? Biết hiệu suất phản ứng là 100%.
Hướng dẫn: H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3
34mg
239mg
0,051mg
0,3585mg
Trong 1 lít khơng khí chứa lượng H2S : 0,051/2 = 0,0255mg >0,01
Vậy khơng khí ở nhà máy đó đã bị nhiễm bẩn H2S.
Ví dụ 4 : Tính chất của khí sunfurơ.
Mức độ 1 : hít thở nhiều phải khí sunfurơ thì có hiện tượng nào sau đây?
a. Đau đầu buồn nơn
b. Khơng vấn đề gì
c. Gây sốc, rát họng, khó thở...
d.Dễ chịu
Hướng dẫn: c đúng.
Khí sunfurơ độc, hít thở phải gây rát họng, viêm đường hơ hấp.
Mức độ 2: Khí SO2 do các nhà mày thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây
ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định, nếu lượng SO2 vượt quá
15 /26



Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
30.10-6 mol/m3 (khơng khí) thì coi khơng khí bị ơ nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít
khơng khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì khơng khí ở
đó có bị ơ nhiễm khơng?
Hướng dẫn: nSO2 = 0,012. 10-3/64 = 1,875. 10-7 (mol)
1 m3 khơng khí chứa lượng SO2 là :
1,875.10-7/50.1000 = 375.10-6 mol/m3
Lượng SO2 vượt quá quy định quốc tế. Vậy khơng khí ở thành phố đó bị ơ
nhiễm.
Mức độ 3 : Khí thải của các nhà máy, xí nghiệp chứa nhiều lưu huỳnh đioxit, là
một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những cơn mưa axit gây tổn hại cho
những cơng trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích q trình trên và viết các
PTHH minh họa.
Hướng dẫn: SO2 + H2O ⇋ H2SO3
SO2 + O2 + H2O  H2SO4
Axit sinh ra tan trong nước mưa, tác dụng với sắt (cơng trình bằng thép), đá vơi
(cơng trình làm bằng đá) gây tỏn hại
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
CaCO3 + H2SO4  CaSO4 + CO2 + H2O
Ví dụ 5 : tính chất của axit sunfuric
Mức độ 1 : Nguyên tắc pha loãng axit H2SO4 đặc vào nước là
A. rót từ từ nước vào axit.
B. rót nhanh axit vào nước.
C. rót nhanh nước vào axit.
D. rót từ từ axit vào nước.
Hướng dẫn: axit sunfủic đặc hút nước mạnh và toả nhiều nhiệt, nên khi pha
loáng axit, phải rót từ từ axit vào nước và khuấy đều. Làm ngược lại, khối axit
sơi có thể làm vỡ bình và bắn axit ra xung quanh nguy hiểm cho người làm thí
nghiệm.

Mức độ 2 : Bình đựng H2SO4 đặc để trong khơng khí ẩm sau một thời gian thì khối
lượng bình thay đổi như thế nào?
A. Khơng thay đổi
B. Có thể tăng hoặc giảm
C. Tăng lên
D. Giảm đi
Hướng dẫn: Khối lượng bình tăng lên, vì axit sunfuric đã hút hơi nước của
khơng khí ẩm.
Mức độ 3 : Tại sao khi tháo axit sunfuric đặc ra khỏi các toa thùng bằng thép,
người ta phải khóa chốt ngay vịi lại, thì toa thùng khơng bị hư hỏng, cịn nếu cứ để
mở thì sẽ khơng dùng được toa thùng nữa?
16 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
Hướng dẫn: Nếu sau khi tháo axit sunfuric đặc mà cứ để mở chốt vịi, thì axit sẽ
hút hơi nước từ khơng khí làm lỗng axit cịn lại trong thùng, axit lỗng sẽ ăn mịn
thép, dẫn đến hỏng thùng.
Vì vậy cần phải khố chốt vịi lại ngay sau khi đã tháo axit.
2.3.3. Một số bài tập thực tiễn khác.
Bài 1 : Một hình cầu đựng bột Mg được nút kín bằng nút cao su có ống dẫn
khí qua và có khóa (hình)

a. Cân bình để xác định khối lượng. Đun nóng bình một thời gian rồi để
nguội và cân lại. Hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào so với khối
lượng bình trước khi nung ?
b. Cũng đun nóng bình một thời gian, để nguội nhưng mở khóa rồi mới cân
lại. Hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào so với khối lượng bình
trước khi nung ?
Bài 2 : Có 3 HS tiến hành điều chế oxi băng phản ứng nhiệt phân thuốc tím

trong ống nghiệm, các ống nghiệm được lắp như hình.

a. Viết PTHH nhiệt phân thuốc tim?
b. Cho biết cách lắp ống nghiệm hình nào đúng nhất, giải thích?

17 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
Bài 3 : Sơ đồ sau (hình) là thiết bị thí nghiệm dùng để nghiên cứu phản ứng
giữa hiđro và lưu huỳnh. Đun nóng chảy lưu huỳnh ở ống hình trụ thứ nhất
rơi dẫn luồng khí H2 đi qua. Hãy giải thích tại sao :

a. Trước khi đun nóng chảy S cần thổi 1 luồng khí H2 qua ống nghiệm?
b. Ở cốc đựng dd Pb(NO3)2 có kết tủa đen xuất hiện ?
c. Đun nóng đồng thời cả ống hình trụ thứ hai, hãy giải thích tại sao :
+ Lượng kết tủa đen ở cốc đựng dd Pb(NO3)2 giảm ?
+ Trên lớp bông trắng có xuất hiện chất bột màu vàng?
Bài 4: Sù hình thành ozon (O3) là do nguyên nhân nào ?
A. Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tư oxi.
B. Sù phãng ®iƯn (sÐt) trong khÝ qun.
C. Sù oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt ®Êt.
D. A, B, C ®Ịu ®óng.
Bài 5 :Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lao Cai, cam
Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nơng dân đã có thu nhập cao
hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu
ngày:
a. Ozon là một khí độc
b. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi
c. Ozon có tính chất oxi hố mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước

hơn oxi
d. Ozon có tính tẩy màu
Bài 6 : Tại sao khi điều ché hidro sunfua từ sunfua kim loại, người ta thường dùng
HCl mà không dùng axit H2SO4 đậm đặc hay HNO3? Giải thích và viết PTHH minh
họa.
Bài 7 : Oxi dùng để hàn cắt kim loại phải thật khô. Những chất nào sau đây có thể
làm khơ oxi?
18 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
CuSO4 khan; CaSO4 khan; CuO; CaO; H2SO4 đặc; P2O5.
Bài 8 : Ozon là một chất rất cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì :
a. Nó làm cho trái đát ấm hơn.
b. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím).
c. Nó ngăn ngừa khí oxi thốt khỏi trái đất.
d. Nó phản ứng với tia gamma từ ngồi khơng gian để tạo khí freon.
Bài 9: Thủy ngân là một chất độc đối với con người và động vật, mặt khác ở đk
thường, thủy ngân tồn tại dưới dạng lỏng rất linh động. Khi ống chứa thủy ngân bị
vỡ (thí dụ nhiệt kế), người ta thường rắc bột lưu huỳnh lên chỗ các giọt thủy ngân.
Hãy giải thích việc làm trên và viết PTHH (nếu có).
Bài 10 : Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong những bình
hở miệng các dd sau đây : nước clo; nước brom; dd sunfu hiđric; nước vôi trong;
nước ga (chứa CO2). Gải thích.
Bài 11 : Nước suối ở các vùng mỏ chứa FeS2 bị axit hoá rất mạnh (pH thấp). Giải
thích, viết PTHH?
Bài 12 : Giải thích tại sao các dụng cụ băng Ag, Cu để lâu trong không khí thượng
bị đen?
Bài 13 : Những bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì” {PbCO3.Pb(OH)2} lâu
ngày bị hố đen trong khơng khí. Người ta có thể dùng hiđro peoxit để phục hồi

những bức tranh đó. Hãy giải thích và viết PTHH?
Bài 14 : Hiện tượng mưa axit là gỉ ? Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng
này? Nêu các hậu quả do mưa axit gây ra?
Bài 15 : Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là
sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, saccarozơ. Sự làm
khơ và sự hóa than khác nhau như thế nào?
Bài 16 : Người ta thở 20 lần trong 1 phút, mỗi lần 0,5 lít và biết rằng khơng khí thở
ra chưa 4% khí CO2. Hỏi trong 24 giờ (1 ngày) thể tích oxi cần dùng để tạo thành
khí CO2 là bao nhiêu, thể tích khí CO2 thải ra là bao nhiêu?
Bài 17 : Trong phịng thí nghiệm có Fe, S, HCl và dụng cụ thí nghiệm. Hãy điều
chế khí H2S bằng 2 phương pháp. Nêu cách làm thực nghiệm và viết PTHH, nêu
biện pháp để khi làm thực nghiệm khơng thải H2S ra ngồi khơng khí ?
Bài 18 : Để xác định hàm lượng khí độc H 2S trong khơng khí, người ta làm thí
nghiệm sau: Lấy 30 lít khơng khí nhiễm H 2S (d=1,2) cho đi qua thiết bị phân tích
có bình hấp thụ đựng lượng dư dd CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S dưới dạng CdS
19 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
màu vàng. Sau đố axit hóa tồn bộ dd chứa kết tủa, thu khí H 2S vào ống đựng 10ml
dd I2 0,0107M để oxi hóa H2S thành S. Lượng I2 dư phản ứng vừa đủ 12,85ml dd
Na2S2O3 0,01344M.
Viết PTHH và tính hàm lượng H2S trong khơng khí theo ppm (số microgam
chất trong 1 gam mẫu)?
Bài 19 : Đặt 2 cốc A, B có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa cân : Cân thăng bằng.
Cho 10,6 gam Na2CO3 vào cốc A và 11,82 gam BaCO 3 vào cốc B, sau đó thêm 12
gam dd H2SO4 98% vào cốc A. Cân mất thăng bằng. Nếu thêm từ từ một lượng dd
HCl 14,6% vào cốc B cho tới khi cân thăng bằng trở lại thì tốn bao nhiêu gam dd
HCl 14,6% vào cốc B cho tới khi cân thăng bằng trở lại thì tốn bao nhiêu gam dd
HCl 14,6% ? Giả sử nước và HCl bay hơi không đáng kể.

Sau khi cân thang bằng, lấy lượng các chất trong cốc B cho vào cốc A, cân mất
thăng bằng.
a.Hỏi phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc B để cho cân thăng bằng trở lại ?
b.Nếu khơng dùng nước mà dùng dd HCl 14,6% thì phải dùng bao nhiêu gam dd
HCl?
Bài 20 : Cho 2 cốc A, B bằng nhau. Đặt A, B lên 2 đĩa cân, cân thăng bằng. Thêm
vào cốc A 126 gam K2CO3 và cốc B 85 gam AgNO3.
a.Thêm 100 gam dd H2SO4 19,6% vào cốc A và 100 gam dd HCl 36,5% vào cốc
B. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A hay B để cân thăng bằng?
b.Sau khi cân thăng bằng, lấy cốc B cho vào cốc A. Phải thêm bao nhiêu gam
nước để cân thăng bằng?

2.4. Kết quả thực hiện.
* Những việc đã hoàn thành.
- Đã xây dựng được hệ thống bài tập hóa học thực tiễn theo theo 3 mức độ :
Biết, hiểu vận dụng và vận dụng sáng tạo kiến thức.
- Đã đưa vào sử dụng loại bài tập này trong các tiết học luyện tập và tự chọn
chương oxi-lưu huỳnh, ở một số lớp 10 – trường THPT.
20 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
- Sau khi sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn, đánh giá kết quả với bài thực hành
số 5 chương oxi-lưu huỳnh và bài kiểm tra 45 phút ( khảo sat riêng về kiến thức
hoá học gắn với thực tiễn) với 4 lớp 10 gồm 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng.
* Kết quả như sau:

Bảng 1
Lớp thực nghiệm
Lớp

ss
Nam Nữ
1OA 1
46
25
20
10A 3
47
24
21

Lớp đối chứng
Lớp
ss
Nam
10A2
45
16
10A4
45
31

Nữ
29
14

Bảng 2: Kết quả đánh giá bài thực hành chương oxi – lưu huỳnh của các lớp

Tần
số ni


Số
Lớp HS
1 2
kt

LớpTN 10A1
10A3
Tổng
TN
LớpĐC 10A2
10A4
Tổng
ĐC

46
47

0
0

93
45
45

0
0

90


0

Điểm xi
3

0
0

4

5

6

7

8

9

10

0
0

1
4
5
14
15

5
2
3
7
8
13
11
4
1
4
11
13
27
26
9
3
(4,3%) (11.8%) (14%)
(29%) (28%) (9,7%) (3,2%)
0
1
3
11
18
6
5
1
0
0
2
6

13
17
4
3
3
9
24
35
10
8
1
0
0
(3,3%) (9,9%) (26,7%) (38,9%) (11,1%) (8,9%) (1,2%)

Bảng 3: Kết quả đánh giá bài kiểm tra khảo sát của các lớp
Tần
số ni

Lớ
p

S

H
1
S
kt

Điểm xi

2

3

4

5

21 /26

6

7

8

9

10


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
LớpT 1046 0
N
A1
10A
47 0
3
Tổng
TN

Lớp
ĐC

Tổng
ĐC

93 0
10A
45 0
2
10A
45 0
4
90

0

0

1

4

5

12

12

7


5

0

0

2

9

9

11

8

6

2

0

0

3
(3,2
%)

13

(14%
)

14
(15,1
%)

23
(24,7
%)

20
(21,5
%)

13
(14
%)

7
(7,5
%)

0

2

7

8


12

9

6

1

0

1

4

11

6

13

6

3

1

0

1

(1,1
%)

6
(6,7
%)

18
(20
%)

14
(15,6
%)

25
(27,8
%)

15
(16,7
%)

9
(10%
)

2
(2,1
%)


0

PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
3.1. Các kết luận.
Trong quá trình sử dụng loại bài tập này, Tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng,
vì nó gắn liền giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm, và với các hiện tượng trong
thực tiễn cuộc sống, giúp các em tiếp cận gần hơn với các thao tác làm thí nghiệm
như: quan sát, mơ tả, lắp đặt sơ đồ thiết bị để tiến hành làm thí nghiệm; dùng kiến
22 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
thức hố học giải quyết được các tình huống trong thực tiễn. Bài tập này là một
bước trung gian cho học sinh đi từ lí thuyết được lĩnh hội đến chứng minh bằng
thực hành thí nghiệm, đến hình thành kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Trên cơ sở bài tập dạng này học sinh sẽ tự định hướng và đề ra các bước
tiến hành làm một thí nghiệm ; với mỗi hiện tượng trong thực tế, sẽ có suy nghĩ liên
hệ với kiến thức được học để giải thích, giải quyết vấn đề một cách chủ động, độc
lập và sáng tạo. Dạng bài tập này có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học như: dạy
bài mới, ôn tập – luyện tập, thực hành. Ngồi ra có thể dùng bài tập này để kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tóm lại:
- Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển ttư duy và rèn luyện kỹ năng thực
hành thí nghiệm; dần hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
- Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức của học
sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thơng
theo hướng đổi mới căn bản tồn diện giáo dục.

3.2. Đề xuất và khuyến nghị.
Để phát triển loại bài tập này cho các chương khác của các lớp 10 và lớp 11, 12
thuộc chương trình sách giáo khoa cơ bản và nâng cao, cần cung cấp trang thiết bị
một cách đầy đủ cho giáo viên và học sinh như: dụng cụ thí nghiệm, máy tính, máy
đo pH, máy lọc li tâm... để giáo viên và học sinh tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật
và với thực tiễn. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa học ở trường
trung học phổ thơng.
Tăng cường các hoạt động ngoại khố, tham quan các cơ sở sản xuất hoá
chât hoặc các nhà máy xí nghiệp, để HS có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu thực tế. từ
đó rèn luyện khả năng quan sát, tư duy sáng tạo, gắn kiến thức lý thuyết với thực
tiễn, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tồn diện, đào tạo ra những con người có tri
thức, năng động sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào sản xuất, đời sống.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết,không sao
chép của người khác

23 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh

PHẦN 4 : TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Sách giáo khoa hóa học 10 – NXB GD, năm 2014.
Sách giáo khoa hóa học 10 nâng cao– NXB GD, năm 2014.
Bài tập hóa học 10-NXB GD, 2014.

Ơn tập hố học 10- NXB GD, 2012.
Giải tốn hoá học 10- NXB
24 /26


Bài tập hóa học thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh
6. Xây dựng bài tập hóa học thực nghiệm theo hướng phân hóa nêu vấn đề cho
2 chương Halogen và Oxi-Lưu huỳnh, Luận văn thạc sĩ PPGD Hóa học,
trường ĐH Sư phạm TP HCM- Lê Thị Kim Thoa,2009
7. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxilưu huỳnh-Luận văn thạc sĩ PPGD Hóa học, trường ĐH Sư phạm TP HCMTrần Thị Thanh Tâm,2008.

PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT
Thời gian làm bài: 45 phút
1. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa
axit phá hủy những cơng trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khi
SO2 đã hủy hoại những cơng trình này? Hãy dẫn ra phản ứng hóa học để chứng
minh.
25 /26


×