Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 15 | Ngữ văn, Đề thi đại học - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ SỐ 15</b> <b>BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC</b>
<i>Môn: Ngữ văn</i>


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b> Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ </i>
<i>Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười </i>
<i>Giữa một vùng lửa cháy bom rơi </i>


<i>Tất cả lộ nguyên hình trần trụi </i>
<i>Cây xấu hổ với màu xanh bối rối </i>
<i>Tự giấu mình trong lá khép lim dim </i>
<i>Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm </i>
<i>Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ </i>
<i>Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá </i>
<i>Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào </i>
<i>Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau </i>
<i>Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm </i>
<i>Cây đã hé những mắt trịn chúm chím </i>
<i>Đang thập thị nghịch ngợm nhìn theo </i>
<i>Phút lạ lùng trời đất trong veo </i>


<i>Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ </i>
<i>Nhiều dáng điệu thống qua trong trí nhớ </i>
<i>Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời </i>
<i>Giữa một vùng lửa cháy bom rơi </i>
<i>Cây hiện lên như một niềm ấp ủ </i>
<i>Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ </i>
<i>Ướp vào trong trang sổ của mình </i>
<i>Và chuyện này chỉ cây biết với anh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 1. Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp</b>
tu từ đó?



<b>Câu 2. Hình tượng người lính trong Cây xấu hổ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Hãy kể tên</b>
một bài thơ khác cùng viết về người lính và nêu điểm chung của hai bài thơ ấy?


<b>Câu 3. Câu thơ: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi được lặp lại hai lần, có ý nghĩa gì? Chỉ ra</b>
dụng ý của sự đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ trên và hình ảnh hoa xấu hổ. Nêu chủ đề
của bài thơ.


<b>Câu 4. Đọc xong bài thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về cây xấu hổ và đời sống của con người</b>
hiện đại.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm)</b>


Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến, được
nêu ở phần Đọc hiểu:


<i>Giữa một vùng lửa cháy bom rơi </i>
<i>Cây hiện lên như một niềm ấp ủ.</i>


<b>Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích và so sánh sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật</b>
Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đơng cắt dây trói cứu A Phủ trong <i>Vợ chồng A Phủ</i>
của Tơ Hồi.



<b>HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI</b>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1. – Biện pháp nhân hóa.</b>


– Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của lồi hoa. Bởi
vậy nó trở nên gần gũi trong tâm hồn người lính.


<b>Câu 2. – Hình tượng người lính trong bài thơ:</b>


+ Người chiến sĩ trên đường hành quân, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, trong
chiến tranh khốc liệt.



+ Người lính vẫn mang nét tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn. Sự hài hịa giữa lí tưởng và
tâm hồn tạo nên vẻ đẹp của người lính trong thơ.


– Thí sinh có thể chỉ ra một bài thơ viết về người lính và tìm ra được điểm chung giữa hai
bài thơ. (Liên hệ bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia
<i>sơng Đuống của Hồng Cầm, Đồng chí của Chính Hữu, Bài ca lái xe đêm của Tố Hữu...).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 3. – Lặp lại hai lần câu: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi nhằm nhấn mạnh sự ác liệt tàn</b>
khốc của chiến tranh.


– Sự đối lập: chiến tranh tàn khốc đối lập với sự tồn tại diệu kì cùa một loại cây yếu ớt. Dụng


ý: gợi tâm hồn kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất của con người Việt
Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù tàn khốc nhất.


– Từ vẻ đẹp của một lồi hoa bình dị, bài thơ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp tâm hồn của những
người lính Việt Nam, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, hịa bình
cho Tổ quốc.


<b>Câu 4. – Cây xấu hổ không chỉ gợi vẻ đẹp kín đáo, thẳm sâu, sức sống mãnh liệt, bất khuất</b>
mà còn như nhắc nhở con người hãy biết giữ gìn cảm xúc, sự xấu hổ, tức là giữ lòng tự trọng
để sống tốt đẹp hơn, nhất là trong nhịp sống xô bồ, hối hả thời hiện đại.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>



<b>Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn</b>
<b>1. Giải thích câu hỏi</b>


– Hình ảnh vùng lửa cháy bom rơi gợi ra những liên tưởng và suy nghĩ về môi trường sống
khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sơi, phát triển.


– Hình ảnh "cây" là loài thực vật nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vơ danh, ít người chú
ý.


– Hình ảnh cây hiện lên như một niềm ấp ủ nghĩa là những loài cây sống giữa tự nhiên lặng
lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hồn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở


hoa.


 Như vậy, câu nói mượn hình ảnh: "lửa cháy", "bom rơi" mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống
của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu cái đẹp vẫn tồn
tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.


<b>2. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu thơ</b>


– Đây là một hình ảnh mà ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong cuộc sống quanh mình.


Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Chúng sẵn sàng
thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt:



+ Nơi xa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bơng hoa nép
mình dưới xù xì gai nhọn.


+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày
vẫn có những đám địa y.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống ln đặt ra đối với mỗi con
người. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, ln chứa đựng những bất ngờ/ biến cố ngồi ý
muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó.


+ Ta khơng nên đầu hàng hồn cảnh, khơng bng xi phó thác cho số phận. Trong hồn


cảnh "khắc nghiệt", vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên.


+ Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người
càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết
quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi
người học tập.


<b>3. Đánh giá và mở rộng</b>


– Câu thơ là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện
tượng tự nhiên.



– Sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối
đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống.


– Phê phán: Những người có lối sống ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn
đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân. Sự lãng phí ấy là vô
cùng đáng trách..


<b>4. Bài học nhận thức và hành động</b>


– Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người
cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình u và niềm
tin của những người thân và cả cộng đồng.



– Cộng đồng nên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những đóng góp của những người
ở hồn cảnh đặc biệt, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


<b>Câu 2. (5,0 điểm) </b>
<b>1. Mở bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>chồng A Phủ là một thành công nghệ thuật xuất sắc của Tơ Hồi sau Cách mạng, là thành tựu</i>
của văn học kháng chống Pháp, đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi.


– Trước Cách mạng Tơ Hồi cũng đã từng viết về đề tài miền núi nhưng chưa thành công và


chỉ từ sau chuyến đi thực tế Tây Bắc nhà văn mới thật sự khẳng định mình là một trong
những cây bút xuất sắc viết về đề tài miền núi. Chính vì vậy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn
là kết quả của sự chuyển biến về tư tưởng, về độ chín muồi của nhà văn khi viết về miền núi.
Điều đó được thể hiện rõ nét nhất về sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật
<i>Mị trong đêm tình mùa xn và đêm mùa đơng cắt dây trói cứu A Phủ.</i>


<b>2. Thân bài</b>


<i><b>2.1. Dẫn nhập vào bài</b></i>


– Mị là một cô gái trẻ đẹp, đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu
mến ngày đêm thổi sáo đi theo.



– Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có
những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống
nô lệ. Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. (Phần này chỉ nêu ngắn gọn,
khơng phân tích).


– Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.
<i><b>2.2. Phân tích sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình</b></i>
<i><b>mùa xuân</b></i>


– Yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm trạng và hành động của Mị:



+ Mùa xuân năm ấy thật đặc biệt: Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh
<i>vàng ửng...</i>


+ Mùa xuân ở Hồng Ngài rộn rã âm thanh và màu sắc. Đó là tiếng cười của trẻ con, màu
vàng ửng của cỏ gianh và gió rét dữ dội, là màu đỏ của những chiếc váy hoa phơi trên những
mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ và chắc chắn không thể thiếu được tiếng sáo gọi
<i>bạn u lửng lơ bay ngồi đường. Chính những hình ảnh và âm thanh ấy như một cơn gió</i>
thổi tung đám tàn tro đang vây quanh cuộc đời Mị.


– Tiếng sáo làm Mị mạnh mẽ hơn, Mị thoát khỏi cái lớp xác vô hồn ấy bằng một hành động
"nổi loạn nhân tính":



+ Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị ngồi bền bếp lửa <i>tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn</i>
<i>đầu làng nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước. Tiếng sáo đánh thức tâm hồn Mị, đánh</i>
thức quá khứ, đưa Mị trở về với mùa xuân cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

– Hiện tại và quá khứ, thân phận và khát vọng giao tranh gay gắt trong Mị. Mị đến góc nhà
xắn ống mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Mị muốn đi chơi. Mị thay váy áo chuẩn bị đi chơi.
Hành động của Mị không khác nào một sự nổi loạn.


– Sức sống trào dâng mãnh liệt đến mức ngay cả khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà, Mị vẫn
khơng biết mình bị trói, vẫn vùng bước đi theo tiếng sáo gọi bạn yêu như người mộng du.
Những vết trói đau thít, tiếng chân ngựa đạp vách, Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con
ngựa.



 Tơ Hồi đã khám phá và phát hiện đằng sau một tâm hồn câm lặng vẫn còn một tâm hồn
khát khao sống, khát khao yêu, đằng sau một con rùa lùi lũi ni trong xó cửa cịn có một
con người.


<i><b>2.3. Phân tích sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm đông</b></i>
<i><b>cứu A Phủ</b></i>


– Mấy đêm liền, nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Tâm hồn Mị đã
trở lại với sự câm lặng, vô cảm từ sau đêm tình mùa xuân ấy.


– Cho đến khi nhìn thấy một dịng nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại


của A Phủ, Mị mới xúc động, nhớ lại những dòng nước mắt và nỗi khổ của mình.


– Thương mình dẫn đến thương người cùng cảnh ngộ, Mị chấp nhận chịu sự trừng phạt của
nhà thống lí và quyết định cắt dây trói cứu A Phủ.


– Khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối và sau đó vụt chạy theo A Phủ bởi: <i>Ở đây</i>
<i>thì chết mất. Hành động ấy diễn ra một cách tức thời, là hành động bất ngờ nhưng tất yếu. Mị</i>
cắt dây trói cứu A Phủ đồng thời cũng tự giải thốt cho chính mình. Hành động ấy hồn tồn
phù hợp với tính cách của Mị – một người con gái giàu sức sống.


<i><b>2.4. Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong</b></i>
<i><b>đêm tình mùa xn và đêm mùa đơng cắt dây trói cứu A Phủ</b></i>



<i><b>a. Giống nhau</b></i>


– Sự trỗi dậy sức sống ở cả hai lần đều có cơ sở là bản tính mạnh mẽ, không dễ chấp nhận số
phận của Mị. Cả hai lần đều là khi Mị thoát khỏi trạng thái vơ cảm ngày thường.


– Hai tình huống đã khẳng định tài năng phân tích tâm lí nhân vật và chiều sâu nhân đạo
trong ngịi bút của Tơ Hồi.


<i><b>b. Khác nhau</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

– Lần thứ hai khơng có sự hỗ trợ của ngoại cảnh, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ, quyết


liệt hơn. Mị đã giải thốt mình khỏi sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền. Với
hành động này, Mị đã chiến thắng số phận.


<i><b>c. Lí giải sự khác nhau</b></i>


– Đây khơng phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí
ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu.


– Mị giải thốt cho A Phủ và giải thốt cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ
ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường
quyền và thần quyền.



– Trong lịng Mị ln tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh phuc, càng bị
vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, Mị cắt dây trói cứu A phủ và cũng cắt sợi dây
vơ hình (thần quyền và cường quyền) để tự giải phóng mình.


<b>3. Kết bài</b>


– Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã từng được dựng thành phim; từ địa hạt văn học Vợ chồng A
<i>Phủ đã bước sang cả lĩnh vực điện ảnh điều đó chứng tỏ ngồi giá trị văn chương tác phẩm</i>
này cịn có tác dụng xã hội thiết thực nó góp phần vào việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng. Một chính sách mang tinh thần nhân đạo và cách mạng: giải phóng những người lao
động bị áp bức bóc lột, giải phóng sức sống bị các thế lực tàn bạo dã man trói buộc vì hạnh
phúc và sự phát triển của các đồng bào dân tộc miền núi để người miền núi cũng như người


miền xuôi, người thiểu số cũng như người Kinh đều hòa nhập trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam.


</div>

<!--links-->

×