Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra bài viết số 2 môn Văn lớp 12 năm 2017 THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt có đáp án | Ngữ văn, Lớp 12 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.66 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG</b>


<b>TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT</b>


<b> BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12</b>


Thời gian: 90’

<i>(không kể thời gian giao đề)</i>



Ngày kiểm tra: 11/11/2016



<b>I. PHẦN ĐỌC-HIỂU</b>

(3 điểm)



<b>Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:</b>


Trong lễ khai giảng năm học 2017-2018, nhà giáo Văn Như Cương – chủ tịch Hội đồng nhà
trường, trường THPT Lương Thế Vinh- Hà Nội đã có những chia sẻ đầy tâm huyết với học sinh:


<i>“ ….Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các</i>
<i>em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập</i>
<i>tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người khơng quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành</i>
<i>những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên</i>
<i>nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành</i>
<i>người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và khơng giúp ích gì cho xã hội.</i>


<i>Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách</i>
<i>nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười</i>
<i>làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.</i>


<i>Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức</i>
<i>tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân</i>
<i>mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc</i>
<i>rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.</i>



<i>Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng</i>
<i>thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ khơng suy nghĩ gì,</i>
<i>khơng làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua</i>
<i>ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác</i>”….


(Trích)
1. Xác định nội dung đoạn văn bản?


2. Theo nhà giáo Văn Như Cương, “ bệnh lười” có những biểu hiện và triệu chứng nào?
3. Đoạn văn bản thể hiện nỗi lo lắng của người viết về hậu quả của “bệnh lười” đối với toàn
xã hội. Anh/chị hãy cho biết đó là hậu quả gì?


4. Tác hại trực tiếp của “bệnh lười” đối với người mắc bệnh?
<b>II. PHẦN LÀM VĂN (7Đ)</b>


<b>Câu 1 (2đ)</b>: Từ đoạn văn bản, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải
chữa “bệnh lười” ở thanh thiếu niên hiện nay.<i>( Đoạn văn khoảng 200 chữ)</i>


<b> Câu 2</b> (<b>5 điểm</b>)


<b>Học sinh chọn một câu thích hợp (câu 2a hoặc câu 2b ) để làm bài. Nếu làm cả hai câu thì</b>
<b>khơng được chấm</b>


<b>Câu 2a </b>(Dành cho chương trình cơ bản)


Cảm nhận của anh/chị về khát vọng của người con gái đang yêu qua đoạn thơ sau:
<i>Cuộc đời tuy dài thế</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Giữa biển lớn tình u</i>


<i>Để ngàn năm cịn vỗ”.</i>


( Trích Sóng – Xn Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXBGD)
<b> Câu 2b</b> (Dành cho chương trình nâng cao)


<i> " - Mình về mình có nhớ ta</i>


<i>Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.</i>
<i> Mình về mình có nhớ khơng</i>


<i>Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?</i>
- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li


Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
(Trích Việt Bắc- Tố Hữu)


Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về tính dân tộc trong
phong cách nghệ thuật Tố Hữu thể hiện qua đoạn thơ.


<b>--- </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12 </b>


<b>I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3điểm)</b>


<b>Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn bản?</b>


<b>Nội dung: </b>Bàn về căn bệnh lười ở thanh thiếu niên hiện nay


<b>Điểm 0.5: T</b>rả lời đúng nội dung


<b>Điểm 0.25: </b>Trả lời gần đúng với nội dung
<b>Điểm 0: </b>Trả lời sai hoặc không trả lời


<b>Câu 2</b>: <b>Theo nhà giáo Văn Như Cương, “ bệnh lười” có những biểu hiện và triệu chứng</b>
<b>nào?</b>


Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài
tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.


Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười
lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục
thể thao, rèn luyện thân thể.


<b>Điểm 1.0: </b>Trả lời đúng theo đáp án
<b>Điểm 0.5: </b>Trả lời được 1/2 số ý
<b>Điểm 0: T</b>rả lời sai hoặc không trả lời


<b>Câu 3:</b> <b>Đoạn văn bản thể hiện nỗi lo lắng của người viết về hậu quả của “bệnh lười” đối</b>
<b>với toàn xã hội. Anh/chị hãy cho biết đó là hậu quả gì?</b>


Xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ
được.


<b>Điểm 0.5: T</b>rả lời đầy đủ theo đáp án


<b>Điểm 0.25: </b>Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ý
<b>Điểm 0: </b>Trả lời sai hoặc không trả lời



<b>Câu 4:</b> Tác hại trực tiếp của “bệnh lười” đối với người mắc bệnh?


- Trở thành những người vô dụng. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có
nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.


- Khoảng thời gian sống trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ khơng suy
nghĩ gì, khơng làm được một việc gì


<b>Điểm 1.0: </b>Trả lời đầy đủ yêu cầu trên.
<b>Điểm 0.5: </b>Trả lời được ½ số ý


<b>Điểm 0: T</b>rả lời sai hoặc không trả lời
<b>II. PHẦN LÀM VĂN: (7điểm)</b>


<b>Câu 1: (2điểm)</b>: Từ đoạn văn bản, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết
phải chữa “bệnh lười” ở thanh thiếu niên hiện nay.<i>( Đoạn văn khoảng 200 chữ)</i>


- <i>Nội dung</i>: HS trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình theo yêu cầu: sự cần thiết phải chữa
“bệnh lười” ở thanh thiếu niên hiện nay. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
hướng đến các ý sau:


- Khái quát nội dung đọan văn bản: Bàn về bệnh lười của thanh thiếu niên hiện nay, một số
biểu hiện của bệnh lười và tác hại của nó đối với con người và xã hội


- Suy nghĩ về sự cần thiết phải chữa “bệnh lười” ở thanh thiếu niên hiện nay


+ Giúp bản thân con bệnh sống có suy nghĩ, có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người có
ích cho xã hội, sống có nhân cách


+ Chữa căn bệnh lười góp phần làm cho xã hội văn minh, tiến bộ



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- <i>Hình thức</i>: Viết đúng cấu trúc của đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết
đoạn. Các phần liên kết chặt chẽ, diễn đạt tốt và có cảm xúc.


<b>Câu 2a (5điểm): </b>Dành cho chương trình cơ bản
<b>* Yêu cầu chung:</b>


<i><b>- </b>Về kiến thức:</i> trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ <i>Sóng</i>, cần làm rõ
nội dung đề ra: <i>cảm nhận khát vọng của người con gái đang yêu qua đoạn thơ Sóng.</i>


<i>- Về kĩ năng<b>:</b></i> biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<b>* Yêu cầu cụ thể: </b>Học sinh có nhiều cách diễn đạt, tuy nhiên bài viết cần đáp ứng được một
số yêu cầu cơ bản sau:


<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài luận (1.0)</b>


- <b>1.0 đ:</b> Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt hợp lí và nêu được
vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ, sáng tỏ vấn đề, phần kết khái quát
được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.


<b>- 0.5đ:</b> Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết nhưng chưa thể hiện đầy đủ, phần thân chỉ có
1 đoạn văn


<b>- 0đ:</b> Thiếu mở hoặc kết. chỉ mới viết 0 đoạn văn
<b>b. Xác định vấn đề cần nghị luận (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Xác định đúng vấn đề: <i>Cảm nhận khát vọng của người con gái đang yêu qua đoạn thơ</i>
<i>“Cuộc đời ... còn vỗ”</i>



<b>- 0.25:</b> Xác định chưa rõ, phân tích chung chung


<b>c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm phù hợp (2.5đ)</b>


<b>- Điểm 2.5:</b> Đảm bảo các u cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ <i>Sóng</i> và đoạn trích


2. Nội dung:


* Luận điểm 1: Khái quát


* Luận điểm 2: Cảm nhận về khát vọng của người con gái đang yêu
<i><b>- Ý 1</b>:</i> Cảm thức về thời gian và đời người


<i>+ Đời tuy dài - năm tháng vẫn đi qua</i>
<i>+ Biển dẫu rộng - mây vẫn bay về xa </i>


--> Nhạy cảm với dòng chảy vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của kiếp người
<i><b>- Ý 2: Khát vọng </b></i>


<i>+ được tan ra - trăm sóng nhỏ - biển lớn </i>
<i>+ ngàn năm cịn vỗ </i>


--> Khát vọng về tình u trường tồn, bất tử dù đời người hữu hạn


--> Khát khao sống hết mình cho tình yêu, một tình yêu vị tha, cao thượng


<i>* Luận điểm 3: Nghệ thuật</i>: Thể thơ năm chữ, kết cấu song hành, xây dựng hình ảnh chân
thực giàu tính biểu tượng



3. Đánh giá chung:


<b>- Điểm 2.0:</b> Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, song tính liên kết thể hiện chưa chặt chẽ.
- <b>Điểm 1.5: </b>Đáp ứng được khoảng ½ yêu cầu


<b>- Điểm 1.0:</b> Đáp ứng được một vài ý, hệ thống luận điểm chưa rõ
- <b>Điểm 0: </b>Lạc đề hoặc chưa viết được gì


<b>d. Sáng tạo (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt, bày tỏ được quan điểm của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>- 0đ</b>: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, khơng có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


<b>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
<b>- 0.25đ:</b> Mắc lỗi vừa phải


<b>- 0đ:</b> Mắc nhiều lỗi.

<i> </i>



<b>Câu 2b (5điểm): </b>Dành cho chương trình nâng cao
<b>* Yêu cầu chung:</b>


<i><b>- </b>Về kiến thức:</i> trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Tố Hữu và bài thơ <i>Việt Bắc</i>, cần làm rõ nội
dung đề ra: <i>cảm nhận đoạn thơ “Mình về .... nói gì hơm nay”</i>



<i>- Về kĩ năng<b>:</b></i> biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


<b>* Yêu cầu cụ thể: </b>Học sinh có nhiều cách diễn đạt, tuy nhiên bài viết cần đáp ứng được một
số yêu cầu cơ bản sau:


<b>a. Đảm bảo cấu trúc bài luận (1.0)</b>


- <b>1.0 đ:</b> Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt hợp lí và nêu được
vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ, sáng tỏ vấn đề, phần kết khái quát
được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.


<b>- 0.5đ:</b> Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết nhưng chưa thể hiện đầy đủ, phần thân chỉ có
1 đoạn văn


<b>- 0đ:</b> Thiếu mở hoặc kết. chỉ mới viết 0 đoạn văn
<b>b. Xác định vấn đề cần nghị luận (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Xác định đúng vấn đề: <i>Cảm nhận đoạn thơ “Mình về ... nói gì hơm nay”</i>
<b>- 0.25:</b> Xác định chưa rõ, phân tích chung chung


<b>c. Chia vấn đề NL thành các luận điểm phù hợp (2.5đ)</b>


<b>- Điểm 2.5:</b> Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ <i>Việt Băc</i> và đoạn trích


2. Cảm nhận về đoạn thơ:
* Luận điểm 1: Khái quát


* Luận điểm 2: Cảm nhận về đoạn thơ


<i><b>- Ý 1</b>:</i> Nội dung


<i>+ </i>Tâm trạng người Việt Bắc: Gợi nhắc thời gian gắn bó<i> “15 năm ấy…”, </i>cội nguồn cách
mạng<i> “núi, nguồn”…</i>


+ Tâm trạng người cán bộ về xuôi: Bâng khuâng, lưu luyến, nghẹn ngào, xúc động, nói
khơng nên lời <i>“Tiếng ai tha thiết”, “bâng khng”, “bồn chồn”, “biết nói gì”</i>


--> Người đi kẻ ở đều khơng muốn có cuộc chia tay
<i><b>- Ý 2: Nghệ thuật</b></i>


Giàu tính dân tộc thể hiện ở kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ


<i>* Luận điểm 3: </i>Bình luận ngắn gọn về tính dân tộc trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu thể
hiện qua đoạn thơ.


- Đọan thơ sử dụng thành công thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc, kết cấu theo
lối đối đáp giao duyên thường gặp trong ca dao, cách xưng hơ mình - ta được vận dụng linh hoạt,
uyển chuyển


- Nội dung ca ngợi nghĩa tình sâu nặng của con người Việt Nam trong kháng chiến


-> Đoạn thơ giàu tính dân tộc – một trong những nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu
3. Đánh giá chung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- <b>Điểm 1.5: </b>Đáp ứng được khoảng ½ yêu cầu


<b>- Điểm 1.0:</b> Đáp ứng được một vài ý, hệ thống luận điểm chưa rõ
- <b>Điểm 0: </b>Lạc đề hoặc chưa viết được gì



<b>d. Sáng tạo (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt, bày tỏ được quan điểm của bản thân.


<b>- 0.25:</b> Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện quan điểm riêng ở mức độ vừa phải, không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


<b>- 0đ</b>: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, khơng có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


<b>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5đ)</b>


<b>- 0.5đ:</b> Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
<b>- 0.25đ:</b> Mắc lỗi vừa phải


</div>

<!--links-->

×