Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

2 một số lưu ý SGK NGỮ văn 6 CÁNH DIỀU 2021 04 26 7 49

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.87 KB, 10 trang )

Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Bài 4.
HỆ THỐNG VĂN BẢN ĐỌC TRONG SÁCH NGỮ VĂN 6 (CÁNH DIỀU)
Để hoàn thành bản thảo, các biên tập viên, họa sĩ đã rất vất vả. Trong quá trình
lựa chọn VB đọc cho bộ sách NV (CD từ lớp 6-12), chúng tôi đã và tiếp tục tham vấn ý
kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Tạ Duy Anh, các nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên, La Khắc Hòa, Văn Giá… Xin chân thành cảm ơn tất cả.
1. Mô tả khái quát
Sách Ngữ văn 6 hiện hành (2002) có tổng số 34 VB đọc (tập 1: 19 VB + tập 2: 15
VB). Trong quá trình thực hiện giảm tải đã bớt đi một số VB (khoảng 9 VB).
Ngữ văn 6 mới (CD) có 10 bài, mỗi bài 3 VB, trong đó có 2 VB chính. Như thế
tổng số VB dạy đọc hiểu là 30 VB, gồm 20 VB chính và 10 VB dành cho thực hành đọc.
Dạy VB chính cần hướng dẫn HS đọc kĩ nhằm hình thành cho các em kĩ năng đọc hiểu;
thực hành đọc là củng cố, rèn luyện kĩ năng đã hình thành sau khi học VB chính. Văn
bản đọc trong NV 6 (CD) cụ thể như sau (VB thứ 3 là VB thực hành đọc):
Bài 1. Truyện ( truyền thuyết và cổ tích): Thánh Gióng, Thạch Sanh; Sự tích Hồ
Gươm.
Bài 2. Thơ (lục bát): À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam
Khương); Ca dao về tình cảm gia đình.
Bài 3. Kí ( hồi kí hoặc du kí): Trong lịng mẹ ( Ngun Hồng); Đồng Tháp Mười
mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô).
Bài 4. VB nghị luận (NL văn học): Nguyên Hồng – nhà văn của những người
cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh), Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh
Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lịng u nước ( Bùi Mạnh Nhị).
Bài 5. VB thông tin (1 sự kiện theo trình tự thời gian): Hồ Chí Minh và “Tun
ngơn Độc lập (Bùi Đình Phong), Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ; Giờ Trái Đất.
Bài 6. Truyện (Đồng thoại và Pushkin...): Bài học đường đời đầu tiên (Tơ Hồi),
Ơng lão đánh cá và con cá vàng (Pushkin); Cô bé bán diêm (Andersen).
****************************************************************************************************************************





1


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Bài 7. Thơ ( có yếu tố tự sư, miêu tả): Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ),
Lượm (Tố Hữu); Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp).
Bài 8. VB nghị luận ( NL xã hội): Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động
vật? (Kim Hạnh Bảo), Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn); Tại sao nên có vật ni trong
nhà? (Thuỳ Dương)
Bài 9. Truyện (Truyện ngắn): Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), Điều khơng
tính trước (Nguyễn Nhật Ánh); Chích bơng ơi! (Cao Duy Sơn)
Bài 10. VB thông tin (1 sự kiện theo nhân - quả): Phạm Tuyên và ca khúc mừng
chiến thắng (Nguyệt Cát), Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?; Những phát
minh “tình cờ và bất ngờ”.
2. Giải thích về hệ thống bài đọc
Văn bản đọc là linh hồn của sách Ngữ văn. Việc lựa chọn được một hệ thống VB
đọc hay, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu của CT, vừa kế thừa, vừa đổi mới…là rất khó.
- Thứ nhất, các VB đọc trước hết phải bảo đảm tiêu chí do CT đã nêu lên về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ; phù hợp với lứa tuổi…
- Thứ hai, VB phải tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thể loại và kiểu VB do CT quy định
để hình thành cho HS cách đọc các VB tương tự, đồng thời trang bị vốn văn học, văn
hóa dân tộc và nhân loại.
- Thứ ba, hệ thống văn bản phải ngắn gọn, có độ dài (dung lượng) và độ khó vừa
sức với HS lớp 6. Vì thế một số VB dài phải trích lại và cắt bớt, bên dưới ghi là
“theo…”.

- Thứ tư, hệ thống VB phải đa dạng, hài hịa giữa VH Việt Nam và nước ngồi,
miền xi và miền núi, đề tài và chủ đề, giới tính, VB đơn và đa phương thức…
- Thứ năm, các VB thông tin và NL xã hội (bài 5,8 và 10) cần đáp ứng yêu cầu
kiểu VB và phải lựa chọn được VB có nội dung thời sự, vừa gần gũi với HS, vừa mang
tính giáo dục cao về các vấn đề mà quốc gia và quốc tế đang quan tâm.
HN 24-02-2021. Tiếp theo (bài 5): Tiếng Việt trong Ngữ văn 6

****************************************************************************************************************************



2


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Bài 5.
HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH NGỮ VĂN 6 (CÁNH DIỀU)
"Ôi tiếng Việt suốt đời tơi mắc nợ
Qn nỗi mình qn áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình." (LQV)
1. Mơ tả
Sách NV6 (CD) quán triệt tinh thần dạy học TV theo hướng vận dụng, thực hành
để củng cố TV đã học ở Tiểu học; khơng nặng về trang bị lí thuyết hệ thống, hàn lâm,
đầy đủ…
Trước hết thể hiện ở việc lựa chọn VB đọc để HS tiếp xúc với các VB hay, chuẩn
mực, tiêu biểu về việc sử dụng tiếng Việt. Từ các VB này, giúp các em học hỏi những
kiến thức cơ bản về TV và cách diễn đạt bằng TV. Mặt khác, sách cũng giúp các em

thực hành, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó vào các hoạt động đọc, viết, nói và
nghe, trước hết là để hiểu VB trong SGK và các VB khác trong đời sống. TV trong NV
6 chỉ nêu một số khái niệm cơ bản ở mục Kiến thức ngữ văn theo CT quy định, như là
cơng cụ để đọc, viết, nói, nghe. Các kiến thức này sẽ được hình thành khi HS vận dụng
làm các bài tập thực hành. Trong khi thực hành, HS đối chiếu, tra cứu lại phần kiến thức
ngữ văn để hiểu và nắm được kiến thức ấy. Tức là học TV qua làm, qua thực hành. Hoạt
động thực hành tiếng Việt trong sách NV6 tập trung vào 2 loại bài tập sau:
a) Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngơn ngữ (chiếm số lượng nhỏ), ví
dụ: nhận biết các từ đơn, từ phức; các từ đơn nghĩa, đa nghĩa, đồng âm; các từ thuần
Việt, từ mượn; các kiểu câu; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ,...
b) Bài tập vận dụng kiến thức TV để rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
(chiếm số lượng lớn). Cụ thể:

****************************************************************************************************************************



3


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

– Vận dụng kiến thức TV phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ
năng đọc hiểu văn bản), ví dụ: phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ
trong văn bản để hiểu văn bản sâu hơn.
– Vận dụng kiến thức TV phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo
luận, viết văn bản); ví dụ: vận dụng kiến thức về mở rộng các thành phần chính của câu,
kiến thức về văn bản và đoạn văn để thể hiện được đầy đủ, sinh động thực tế khách quan
và suy nghĩ, tình cảm, thái độ của các em trong bài viết.

2. Giải thích định hướng biên soạn TV của NV6
Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm, nhiều cách biên soạn SGK tiếng Việt qua các lần
thay sách. Cho đến CT và SGK hiện hành (CT 2006) việc dạy học TV vẫn bị cho là
nặng nề, phức tạp; thiên về cung cấp kiến thức, khái niệm, ít thiết thực... Nhiều vấn đề
TV trong khi dạy và ra đề thi đã gây tranh cãi quyết liệt, khó thống nhất.
Chúng tơi cho rằng, do có bản năng tiếng mẹ đẻ, vì thế với phần lớn HS, những
hiểu biết phổ thông về TV nên tập trung giải quyết ở cấp tiểu học (chữ viết, chính tả,
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…). Nghĩa là hết tiểu học về căn bản các em đã có cơng cụ để
đọc, viết thành thạo. Nghe, nói cũng cần nhưng khơng bằng đọc, viết; vì nếu khơng đến
trường HS vẫn nghe nói bình thường. Như thế trừ HS dân tộc ít người cần có cách thức
và các giải pháp tăng cường học TV ở tiểu học, còn đến THCS chỉ nên tập trung thực
hành rèn luyện, củng cố tiếng Việt gắn với yêu cầu đọc, viết, nói và nghe. Để HS được
tiếp nhận, tạo ra và sử dụng một thứ tiếng Việt đời thường phong phú, sinh động, mềm
mại. Một thứ TV có hồn, tự nhiên như con cá đang bơi lội thoải mái trong hồ nước chứ
khơng phải bị mổ xẻ trong phịng thí nghiệm; thấy đủ mọi bộ phận, nhưng vẫn là con cá
chết, cứng đơ.
Chính vì thế, u cầu cần đạt của CT Ngữ văn 2018 chỉ tập trung hướng đến 4 kĩ
năng đọc, viết, nói và nghe, tức năng lực giao tiếp. Khơng có u cầu cần đạt về TV. Vì
năng lực TV thể hiện ngay trong các hoạt động đọc, viết, nói, nghe rồi. Biết kiến thức
TV thật nhiều để làm gì khi đọc khơng hiểu hoặc hiểu sai VB; khi viết vẫn sai chính tả,
ngữ pháp; nói vẫn tối mị, khó hiểu, thiếu tự tin; và nghe một đường hiểu một nẻo.
****************************************************************************************************************************



4


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************


Đương nhiên để có năng lực giao tiếp, HS phải có và biết vận dụng kiến thức, trong đó
có kiến thức TV được nêu ở cột nội dung. CT coi đó là cơng cụ, phương tiện để HS đạt
được mục tiêu đọc, viết, nói và nghe có hiệu quả, chứ khơng phải để trang bị, nhồi nhét
thật nhiều, thật sâu kiến thức TV. Và khi đánh giá kết quả học TV cũng chỉ thông qua
đọc, viết, nói, nghe.
HN, 26-02-2021. Tiếp theo (bài 6): Kĩ năng viết trong NV6.

****************************************************************************************************************************



5


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Bài 6.
KĨ NĂNG VIẾT TRONG SÁCH NGỮ VĂN 6 (CÁNH DIỀU)

1. Mô tả yêu cầu về viết
Viết là hoạt động tạo lập VB, bao gồm viết chữ và viết văn bản. Dạy và học viết
thực chất là dạy người; là rèn luyện tư duy, dạy cách nghĩ và cách biểu đạt suy nghĩ sao
cho có hiệu quả. Với Ngữ văn 6 hiện hành (2002), cả tập 1 yêu cầu HS viết văn tự sự (kể
chuyện); tập 2 tập trung vào văn miêu tả; có làm tập làm thơ 4 và 5 chữ và viết đơn từ.
CT 2018 yêu cầu HS lớp 6 học viết thông qua thực hành tạo lập 6 kiểu VB sau: i)
VB tự sự: Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích và viết được
bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất. ii)VB miêu
tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. iii)VB biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ lục bát;

viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát. iv) VB thuyết minh: Bước đầu
biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. v)VB nghị luận: Bước đầu biết viết
bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm. vi) VB nhật dụng (*): Viết
được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận. Tóm tắt được nội dung
chính của một số VB đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.
2. Giải thích về yêu cầu Viết
Tại sao CT và sách NV 6 yêu cầu kĩ năng viết như trên?
- Một là, CT 2018 quy định thời lượng cho kĩ năng viết chỉ chiếm 22% (so với
đọc 63% , nghe nói 10%, ơn và kiểm tra 5%), vì thế khơng thể u cầu nhiều nội dung
dạy viết. Mặt khác do CT tiểu học đã dành khá nhiều thời lượng cho HS viết các kiểu
VB tự sự, miêu tả; phương thức miêu tả lại gắn rất chặt với tự sự, có trong tự sự, nên
không cần dạy nhiều về miêu tả mà yêu cầu tích hợp với tự sự. Riêng tả cảnh sinh hoạt
( tả hoạt động) khó hơn nên có yêu cầu riêng.
- Hai là, do tích hợp cao và góp phần giảm tải nên yêu cầu viết các kiểu VB gắn
bó chặt chẽ tới đọc hiểu. VB văn học (truyện, thơ, kí,…) thường sử dụng các phương
thức tự sự, miêu tả, biểu cảm; vì thế, khi dạy đọc hiểu VB văn học thì tiếp đó sẽ u cầu
****************************************************************************************************************************



6


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

HS viết các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm,…Khi đọc hiểu VB nghị luận, các em
học cách viết bài văn nghị luận. VB thông tin thường sử dụng phương thức thuyết minh
nên khi đọc hiểu VB thông tin thường gắn với yêu cầu viết hai kiểu VB thuyết minh và
nhật dụng . Như thế, việc rèn viết các kiểu VB dàn đều ra cả 2 tập sách gắn với các VB

đọc hiểu.
- Ba là, NV6 (mới) có thêm yêu cầu về VB nghị luận vì HS phải đọc hiểu loại VB
này, thì viết cần tích hợp gắn với đọc hiểu. Tuy nhiên chỉ là bước đầu và chỉ yêu cầu viết
nghị luận xã hội. Có nghĩa là yêu cầu viết rất đơn giản: chủ yếu là nêu ý kiến của cá
nhân, lí giải vì sao (lí lẽ), đưa ra các bằng chứng. Ví dụ: Em có ý kiến gì về nhận xét:
“Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?
Hoặc trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?”…
- Bốn là, để hình thành kĩ năng viết VB, sách NV 6 rèn cho HS biết viết theo quy
trình các bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết và kiểm tra, chỉnh sửa. Vì cũng như
đọc hiểu, kĩ năng viết khơng thể có được qua vài ba bài, nên phải lặp lại quy trình này
suốt cả q trình, khơng chỉ ở một bài, một lớp, một cấp...
- Năm là, để giúp HS thuận lợi trong rèn luyện nhưng không rơi vào sao chép, học
thuộc mẫu, phần thực hành viết hướng dẫn theo các bước và có ví dụ cụ thể nhưng
khơng giải quyết hết mà để HS tự hồn thành tiếp; khuyến khích HS nêu ý tưởng và yêu
cầu vận dụng vào bối cảnh mới, ngữ liệu mới. Yêu cầu tập làm thơ lục bát và viết đoạn
văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát thực chất là rèn phương thức biểu cảm.
Nhưng cũng như CT hiện hành, việc yêu cầu tập làm thơ chỉ là để HS qua làm mà hiểu
hơn đặc điểm hình thức của thơ lục bát, hỗ trợ cho đọc hiểu chứ không bắt buộc HS phải
làm được thể thơ này.
HN, 28-02-2021
P/S; Riêng khái niệm VB nhật dụng (everyday text), trong CT mới được hiểu là:
kiểu VB dùng trong đời sống hàng ngày như biên bản, đơn từ, tờ rơi, phiếu bảo hành,
bảo hiểm... có khác với cách hiểu của sách NV hiện hành.
Tiếp theo ( bài 7): Kĩ năng nói và nghe trong sách NV 6
****************************************************************************************************************************



7



Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Bài 7.
KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE TRONG SÁCH NGỮ VĂN 6
(CÁNH DIỀU)
“Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước khơng thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.” ( LQV)
1. Mơ tả.
Nói và nghe cũng là hai kĩ năng cần học hỏi, rèn luyện. Học nói và nghe cần chú ý
cả kĩ năng tiếp thu nội dung thơng tin; cả về thái độ, tình cảm khi nghe và nói; đồng thời,
vận dụng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên thời lượng dành cho kĩ năng
này trong CT chỉ chiếm 10%, tức cả năm chỉ khoảng 13-14 tiết nói và nghe. Vì thế u
cầu về nói- nghe khơng nhiều. Tn thủ quy định của CT Ngữ văn 2018, sách Ngữ văn 6
(CD) tổ chức việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các yêu cầu sau:
- Nói: Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm
đáng nhớ. Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay
một vấn đề trong cuộc sống). Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe: Nắm được nội dung trình bày của người khác. Có thái độ và kĩ năng nghe
phù hợp.
- Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận về một vấn đề. Có thái độ và kĩ
năng trao đổi phù hợp.
Nội dung và yêu cầu trên được chia đều ra cho 10 bài học. Như thế mỗi bài ít nhất
có 1 tiết nói- nghe và 2-3 bài có 2 tiết. Yêu cầu kĩ năng thì lặp lại nhưng nội dung nói
nghe thì thay đổi vì gắn với nội dung đọc hiểu. Phần nói- nghe trong NV 6 gồm định
hướng và thực hành. Định hướng chủ yếu nêu lên yêu cầu về nội dung và cách thức nóinghe. Thực hành chủ yếu dành thời gian để HS nói và nghe.
2. Giải thích về kĩ năng nghe- nói

****************************************************************************************************************************



8


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

Vì sao CT chỉ dành cho nói- nghe thời lượng ít như thế?
- Thứ nhất, 5-6 tuổi trẻ em đã biết nói và nghe, khơng đi học , trẻ em vẫn nói và
nghe bình thường; nhưng muốn biết đọc và viết thì phải đến trường, phải đi học. Ở
trường cần ưu tiên cho việc học đọc và học viết; kĩ năng đọc, viết cần rèn luyện nhiều
hơn nói và nghe.
- Thứ hai, khác với đọc và nhất là với viết; hoạt động nói và nghe của HS diễn ra
trong rất nhiều bối cảnh, tình huống và do vậy kĩ năng này được rèn luyện ở rất nhiều
ngồi giờ trên lớp. Khơng phải lúc nào và ở đâu cũng rèn luyện được kĩ năng đọc và viết;
nhưng nói và nghe thì hầu như lúc nào và ở đâu cũng có thể rèn luyện. Có nhiều cách và
nhiều người có thể dạy cho HS “học ăn, học nói”. Đến trường nói và nghe cũng được
rèn luyện ở các môn học và các sinh hoạt tập thể khác.
Do thời lượng ít nên sách NV6 (CD) đã lựa chọn cách trình bày kĩ năng này theo
hướng sau:
- Phân biệt kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác. Vì mỗi kĩ năng có yêu cầu
riêng; hơn nữa các hoạt động này nhiều khi độc lập. Có khi nói một mình (độc thoại),
nghe một mình; cịn khi trao đổi, thảo luận (đối thoại) ít nhất 2 người trở lên, thì là nói
nghe tương tác.
- Để nói và nghe cần chú ý cả nội dung và kĩ thuật nói- nghe. Nội dung nói
thường gắn với nội dung viết và đọc hiểu để thuận tiện cho HS và giảm tải; nói lại chính
nội dung đã đọc, đã viết; chỉ thay đổi ngơn ngữ viết thành ngơn ngữ nói. Kĩ thuật nói

nghe cần chú ý hướng dẫn HS về thái độ, tình cảm khi nói và nghe; sử dụng các phương
tiện phi ngơn ngữ (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, động tác….), các thiết bị hỗ trợ ( tranh, ảnh,
video clip, hiện vật…)
- Do CT nêu lên ít yêu cầu nên kĩ năng này nên ở 10 bài học, kĩ năng nói và nghe
được rèn luyện lặp lại, nhưng nội dung nói và nghe thay đổi do gắn với nội dung đọc
hiểu và viết như đã nói.

****************************************************************************************************************************



9


Những lưu ý trong SGK Ngữ văn 6_Bộ Cánh diều (Thầy Đỗ Ngọc Thống chia sẻ)
**************************************************************************************************************************

- Do thời lượng ít, nên GV cần tập trung cho HS được thực hành nói và nghe là
chính; đồng thời cần gắn việc rèn luyện nói – nghe vào nhiều hoạt động với nhiều hình
thức đa dạng khác trong cũng như ngồi giờ chính khóa.
HN 2-03-2021. Tiếp theo ( bài 8): Phương pháp dạy học với NV 6

****************************************************************************************************************************



10




×