Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thực trạng việc học của trẻ khiếm thị đang tham gia chương trình can thiệp sớm tại trường phổ thông đặc biệt nguyễn đình chiểu, tp hcm đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.78 KB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG MAI KHANH
Chủ nhiệm đề tài:
NGUYỄN THỤY VŨ VI
SV. Ngành Giáo dục Khóa: 2005–2009.
Các thành viên:
NGUYỄN THÚY AN
SV. Ngành Giáo dục Khóa: 2005–2009.
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT
SV. Ngành Giáo dục Khóa: 2005–2009.
MAI TRỊNH NGUYỆT MINH
SV. Ngành Giáo dục Khóa: 2005–2009.
TRẦN HUY HÙNG
SV. Ngành Giáo dục Khóa: 2005–2009.

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 8
1.1. Khái niệm công cụ: ............................................................................... 8


1.2. Tìm hiểu về trẻ khiếm thị: .................................................................. 12
1.3. Vai trò của chương trình can thiệp sớm (CTS): .............................. 19
1.4. Giới thiệu tổng quan về trường Phổ thông Đặc biệt (PTĐB) Nguyễn
Đình Chiểu: .................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH CTS VÀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
TRẺ KHIẾM THỊ Ở TRƯỜNG PT ĐẶC BIỆT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU. .. 28
2.1
Trẻ khiếm thị với việc tham gia chương trình CTS: ......................... 29
2.2
Quá trình học tập của trẻ khiếm thị tại trường PT đặc biệt Nguyễn
Đình Chiểu: .................................................................................................... 30
2.3
Những khó khăn của nhà trường: ...................................................... 32
CHƯƠNG 3: CHA MẸ VÀ VIỆC HỌC CỦA TRẺ KHIẾM THỊ ĐANG
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CTS TẠI TRƯỜNG PTĐB NGUYỄN ĐÌNH
CHIỂU ............................................................................................................... 35
3.1
Nhận Thức. .......................................................................................... 35
3.2
Thái độ của cha mẹ đối với chương trình can thiệp sớm. ................. 40
3.3
Hành Vi ............................................................................................... 44
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài.

Nghị quyết ngày 20–12–1993 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã quy định thực
hiện quyền bình đẳng đối với người khuyết tật. Trong tuyên ngôn về giáo dục đặc
biệt Salamanca (Tây Ban Nha, năm 1994) cũng đã đề cập đến vấn đề giáo dục cho
người khuyết tật: “Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật
cũng có quyền được học trong các trường phổ thơng và các trường đó phải được
thay đổi để tất cả trẻ em đều được học”.
Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người (năm 1990) đặc biệt chú ý đến trẻ
khuyết tật thể hiện qua việc khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu
được giáo dục của trẻ khuyết tật nhằm đạt đến mục tiêu bình đẳng giáo dục đã
được đề ra trong chương trình “giáo dục cho mọi người” của UNESCO. Một lần
nữa, công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng nhấn mạnh rằng xã hội có trách
nhiệm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ em và cung cấp các dịch vụ, sự giúp
đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân về mọi mặt 1…
Bà Marianne Simpson, một chuyên gia giáo dục đặc biệt của Anh quốc từng có
nhiều tháng làm việc với trẻ khuyết tật ở TP. Hồ Chí Minh khuyên rằng: “Để giúp
một đứa trẻ khuyết tật hòa nhập tối đa vào xã hội, ngồi tình thương và lịng tận
tụy cịn phải có chun mơn. Vì vậy hãy đưa trẻ đến bệnh viện và trường học”.
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới ký cam kết thực hiện Công ước của Liên
hiệp quốc về quyền trẻ em, chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai hàng loạt biện
pháp nhằm đảm bảo việc thực thi quyền trẻ em tại Việt Nam. Điều 23, Luật Bảo
vệ và chăm sóc trẻ em năm 1991 xác định trẻ bị khuyết tật có quyền được đối xử
bình đẳng, được học tập và có nghề nghiệp. Đến năm 2004 Luật Bảo vệ Chăm sóc
và Giáo dục trẻ em sửa đổi đã dành hẳn 1 chương cho vấn đề trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn…
1

Công ước quốc tế về quyền trẻ em, điều 18, 23.



2

Hiện nay chúng ta đang ra sức xây dựng một xã hội bình đẳng nơi mà theo lời
Bác: “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Theo chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ số 01–2006/CT–TTg ngày 6–1–2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã biên soạn và trình Thủ tướng, các chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục
trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010. Định hướng đến năm 2015, hầu hết các trẻ
khuyết tật Việt Nam đều có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có
chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp
tích cực cho xã hội. Trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 phải bảo đảm cho
70% trẻ khuyết tật được đi học. Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), Việt Nam có khoảng bảy triệu người khuyết tật (chiếm khoảng 810% dân số), trong số đó có khoảng 20.000 trẻ khiếm thị nhưng chỉ có khoảng 850
trẻ mù đang học ở 20 cơ sở là các trường chuyên biệt hoặc các trung tâm khuyết
tật, khoảng 200 em được học tại các lớp hòa nhập, hội nhập, tỷ lệ là 5 – 7%2.
Trong khi theo Thứ trưởng Đặng Hùynh Mai Trưởng ban Chỉ đạo Giáo dục Trẻ
khuyết tật Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam đã xác
định: Giáo dục Hòa nhập là hướng đi chính, nhằm đảm bảo cơ hội được học tập và
phát triển cho mọi trẻ khuyết tật, đồng thời, lựa chọn này cũng phù hợp với xu thế
phát triển của giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới vì giúp trẻ có thể tự lực khi
trưởng thành, đó mới là nền giáo dục tốt nhất.
Có thể nói giáo dục hịa nhập là nền giáo dục hoàn thiện nhất hiện nay cho trẻ
khuyết tật. Bởi vì giáo dục hịa nhập là hệ thống giáo dục gồm các đối tượng học
sinh rất khác biệt và được đa dạng hóa đến mức có thể, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ
cho trẻ khuyết tật, đáp ứng được những nhu cầu học tập chuyên biệt của mỗi cá
nhân học sinh. Về mặt kinh tế, giáo dục hịa nhập ít gây tốn kém mà có thể giải
quyết cho nhiều trẻ khuyết tật được đến trường hơn so với một số mơ hình khác.
Về mặt xã hội, trẻ được tham gia các lớp gần nhà sẽ có được môi trường quen
thuộc, gần gũi với người thân, bạn bè… đối với trẻ khiếm thị thì đây là một trong


2

Theo thống kê của Viện khoa học Giáo dục–Bộ Giáo dục và Đào tạo.


3

những thuận lợi cho việc phát triển cân đối, ổn định tâm lý cho các em, tiến tới
việc phát triển tồn diện, dễ thích ứng với mơi trường xã hội, có cơ hội tìm được
việc làm về sau. Bên cạnh đó chương trình học được điều chỉnh cả về nội dung lẫn
phương pháp cho phù hợp với học sinh. Kết quả từ các chương trình giáo dục hịa
nhập trên thế giới đều cho thấy trẻ khuyết tật khơng hồn tồn vô dụng như suy
nghĩ của mọi người, với cách xử sự đúng đắn, cách chăm sóc và dạy dỗ hợp lý, trẻ
khuyết tật hồn tồn có thể sống tốt và dễ dàng hịa nhập với cộng đồng về sau.
Trong đó, điều kiện tiên quyết để phát triển môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ
khuyết tật là cần phải tiến hành giáo dục càng sớm càng tốt. Theo đó, giai đoạn
mở đầu là nền tảng, mang tính chất quan trọng nhất là giai đoạn can thiệp sớm cho
trẻ từ 0–6 tuổi, được tổ chức thành một chương trình chia thành 2 giai đoạn: Hỗ
trợ phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà, hịa nhập mẫu giáo cùng với các trẻ bình
thường.
Hiện nay, chương trình “Can thiệp sớm” vẫn cịn rất mới đối với giáo dục trẻ
khuyết tật ở Việt Nam, chỉ có một vài cơ sở đã bắt đầu thực hiện chương trình này.
Theo Tâm lý học phát triển thì 5 năm đầu đời đối với trẻ rất quan trọng, đây là giai
đoạn hình thành các kỹ năng sống và phát triển ngôn ngữ, trong giai đoạn này trẻ
sẽ quan sát và bắt chước các hành động của người lớn. Đối với trẻ khuyết tật nói
chung và trẻ khiếm thị nói riêng thì giai đoạn này rất cần có sự can thiệp, giúp đỡ
một cách hợp lý để trẻ có nhiều cơ hội phát triển tối đa nhất. Trong chương trình
“Can thiệp sớm” yếu tố nhận thức, thái độ của gia đình, nhà trường và xã hội đối
với khuyết tật của trẻ, cũng như việc học tập của trẻ sau này có vai trị rất lớn, đây

chính là yếu tố quyết định sự thành cơng hay thất bại của chương trình. Theo sự
tìm hiểu của chúng tơi, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực này vì vậy
chúng tơi chọn đề tài:
“Thực trạng việc học của trẻ khiếm thị đang tham gia chương trình Can thiệp
sớm tại trường PT Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Tp. HCM“


4

2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài.

Một số ngiên cứu ở nước ngoài:
-

Karen A. Erickson – 2007 – Journal of Visual Impairment and Blindness –

All Rights Reserved. Đề tài nghiên cứu định tính bằng phương pháp điều tra theo
tình huống. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hỗ trợ phát triển tiềm năng đọc, viết
cho những trẻ có sự suy giảm về thị lực trong chương trình can thiệp sớm cần chú
ý: Tầm quan trọng của gia đình trong việc rèn luyện khả năng đọc viết; vai trò của
can thiệp sớm trong việc phát triển ngôn ngữ và tư duy; cần tập trung rèn luyện
các giác quan còn lại. Những kết quả thu được từ thực tế cho thấy vai trò to lớn
của can thiệp sớm trong việc hỗ trợ phát triển sớm khả năng đọc, viết cho trẻ
khiếm thị.
-

Rowland – 2000 – Creating classroom environments that nurture


independence for children who are Deaf–Blindness (Final report)–Special
Education Programs, Washinton, DC. Bài báo cáo này mô tả về những hoạt động
cũng như kết quả sau 4 năm thực hiện dự án được chính quyền liên bang ủng hộ
nhằm phát triển khả năng độc lập của 12 trẻ (3 – 5 tuổi) bị điếc–mù tham gia
chương trình can thiệp sớm tại một số trường cộng đồng ở Portland (Oregon). Dự
án tập trung hỗ trợ các giáo viên học tập với mục đích rèn luyện khả năng truyền
đạt thông tin và cơ hội học hỏi kinh nghiệm thơng qua tồn bộ những hoạt động
trong lớp. Kết quả đánh giá cho thấy thành công của sự kết hợp giữa việc nắm bắt
thông tin và kỹ năng nhận thức trong những hoạt động của lớp và làm tăng tính
độc lập cho trẻ. Tuy nhiên, sự can thiệp không thành công trong việc hướng dẫn
thao tác cho những trẻ bị suy giảm nghiêm trọng về thị giác và sức nghe. Dự án đã
xây dựng nên một thang đánh giá và tài liệu để hướng dẫn giáo viên trong việc xử
lý những hành vi nhất định và việc tạo môi trường thuận lợi cho trẻ học tập.
Nghiên cứu trong nước:


5

-

ThS Phan Thị Ngọc Anh–2006–Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giáo

dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tuổi mẫu giáo–Viện CLCT Giáo dục. Theo đề
tài: “giáo dục hoà nhập” trong giáo dục mẫu giáo là phương thức giáo dục cho trẻ
khuyết tật tuổi mẫu giáo vào học chung với những trẻ bình thường. Trong đó giáo
viên tổ chức cho trẻ tiếp xúc, giao tiếp với môi trường tự nhiên, xã hội, tham gia
các hoạt động cùng với trẻ bình thường, được cung cấp những kiến thức đơn giản
và cơ bản nhất, hình thành những kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi, giúp trẻ có thói
quen và lịng tự tin.
-


Nguyễn Hữu Chùy–2003–Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật

ở một số tỉnh phía Nam và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo–
Trường ĐHSP Tp.HCM. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng đào tạo đội ngũ giáo
viên ở một số tỉnh phía Nam. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
-

Th.s Nguyễn Thị Kim Hiền-2007-Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm để

dạy học vần và tập đọc cho lớp 1 hoà nhập học sinh khuyết tật ngôn ngữ-VCLGD.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy các giáo viên đã có ý thức thực hiện
khắc phục khuyết tật ngôn ngữ cho học sinh nhưng rất ít giáo viên khắc phục theo
phương pháp đặc thù. Tác giả đưa ra kiến nghị cần phải có hệ thống lí thuyết cơ
bản và những hướng dẫn cụ thể cho giáo viên. Từ đó đề tài phát triển hệ thống các
khái niệm và quy trình: Giáo dục hồ nhập học sinh khuyết tật ngơn ngữ, phương
pháp khắc phục khuyết tật đặc thù…
Sách: Nguyễn Đức Minh-2006-Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam-một số vấn đề lý
luận và thực tiễn-Nxb Giáo dục. Nội dung cuốn sách gồm 5 chương, nêu lên các
vấn đề chung về giáo dục trẻ khuyết tật. Đề cập và làm rõ các quan điểm giáo dục
trẻ khuyết tật trong lịch sử. Giới thiệu các mô hình giáo dục trong lĩnh vực này,
đồng thời đề cập, phân tích áp dụng cho trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau. Tác
giả cũng nêu một số kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục trẻ khuyết tật trên thế


6

giới và Việt Nam trong những năm gần đây, qua đó phân tích những thành tựu
cũng như những mặt cịn hạn chế trong lĩnh vực này ở nước ta.

3.

Giới hạn của đề tài.

Theo dự kiến bước đầu, chúng tôi muốn tìm hiểu về thái độ của gia đình và nhà
trường đối với việc học của trẻ khiếm thị nói chung tại trường PT Đặc biệt
(PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu Tp. HCM. Song trong quá trình thu thập số liệu điều
tra, nghiên cứu… chúng tơi đã gặp phải một vài khó khăn chủ quan cũng như
khách quan vì vậy chúng tơi quyết định chuyển hướng nghiên cứu. Tuy gặp khó
khăn nhưng cũng nhờ đó chúng tơi đã nhận thấy chương trình can thiệp sớm thật
sự hỗ trợ rất nhiều cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng trong
việc trang bị cho các em khả năng sống tự lập, hòa nhập xã hội… Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu về việc học của trẻ khiếm
thị có độ tuổi từ 0 – 6 đang tham gia chương trình can thiệp sớm tại trường PTĐB
Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM.
4.

Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng mà chúng tôi phỏng vấn điều tra là các giáo viên đang dạy khối mẫu
giáo theo chương trình Can thiệp sớm tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu và
những cha mẹ có con đang tham gia chương trình Can thiệp sớm tại trường. Mẫu
gồm có 30 phụ huynh có con theo học Can thiệp sớm tại trường và 8 giáo viên phụ
trách giảng dạy các lớp Can thiệp sớm của trường.
5.

Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp kết quả của các cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài, nội dung của các sách, bài báo, tài liệu từ internet…

Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn sâu bán hướng dẫn: Phỏng vấn ngẫu nhiên
một số phụ huynh và giáo viên trong mẫu nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Có xây dựng bảng hỏi cho phụ huynh nhưng
gặp phải khó khăn từ phía trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu trong việc phát và


7

thu bảng hỏi, nên giới hạn về số lượng quá ít không đủ để xử lý số liệu bằng
phương pháp thống kê (phần mềm SPSS) nên chúng tôi chỉ phân tích nội dung
một số thơng tin trong bảng hỏi ở phần nội dung.
6.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

Đề tài nghiên cứu của chúng tơi nhằm tìm hiểu thực trạng (gồm cả những thuận lợi
và khó khăn) về việc tham gia CTS của trẻ khiếm thị; và thái độ, nhận thức, hành
vi của cha mẹ về việc học của trẻ khiếm thị đang tham gia chương trình CTS tại
trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó, chúng tơi mạnh dạn nêu ra một vài ý
kiến đề xuất nhằm hỗ trợ các em trong q trình học tập. Có thể các ý kiến của
chúng tơi cịn mang tính chủ quan hoặc chưa đầy đủ, nhưng chúng tôi hi vọng
những ý kiến này sẽ góp phần tạo thuận lợi cho trẻ khiếm thị khi hịa nhập vào
cộng đồng.
7.

Kết cấu của đề tài.

Ngồi các phần mục lục, mở đầu, kết luận – kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục thì đề tài gồm 3 chương, 10 mục.
Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2: Chương trình CTS và quá trình học tập của trẻ khiếm thị ở trường đặc
biệt Nguyễn Đình Chiểu.
Chương 3: Cha mẹ và việc học của trẻ khiếm thị đang tham gia chương trình CTS
tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu.


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm công cụ:
1.1.1. Nhận thức – Thái độ – Hành vi:
Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong
quá trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình;
Từ đó, tìm ra quy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và
hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần3. Thông qua
khái niệm nhận thức đã nêu, đề tài của chúng tôi xem xét nhận thức của cha mẹ
theo hướng nhận thức là sự hiểu biết, kiến thức của một người về một vấn đề, lĩnh
vực nhất định thơng qua học tập, tích lũy kinh nghiệm…
Q trình nhận thức của con người thường gắn liền với thái độ và chúng luôn ảnh
hưởng, quy định lẫn nhau. Năm 1935, Allport đưa ra định nghĩa về thái độ: “là
một trạng thái sẵn sàng về tâm thần và thần kinh, được sắp xếp qua kinh nghiệm,
sử dụng ảnh hưởng mang tính hướng dẫn hay động lực trong phản ứng của cá
nhân đối với mọi đối tượng và tình huống có liên quan”4.
Trong khi đó vào năm 1948 Rokeach định nghĩa thái độ theo cách khác: “là một
định hướng hay tùy ý sử dụng được tập quen tạo ra một khuynh hướng phản ứng
có lợi hay bất lợi đối với đối tượng hay tình huống” 5.
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, thái độ là: “những biểu hiện ra
bên ngồi (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai
hoặc đối với một sự việc nào đó”.

Nhìn chung thái độ là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách chính xác,
cho nên mặc dù được nghiên cứu nhiều, nhất là về mặt xã hội, nhưng những bậc
3

Từ đđiển bách khoa toàn thư Việt Nam />Nicky Heyes – 2005 – Nền tảng Tâm lý học – NXB Lao Động.
5
Nicky Heyes – 2005 – Nền tảng Tâm lý học – NXB Lao Động.
4


9

thang đo lường thái độ đã đưa ra chưa được công nhận một cách phổ biến 6.
Nhưng cho dù xem xét “thái độ” từ nhiều hướng khác nhau, nhìn chung các nhà
nghiên cứu đều tổng kết rằng thái độ là yếu tố tâm lý bên trong và nó có ảnh
hưởng nhất định đến hành vi, phản ứng của con người, đây cũng là khái niệm
chúng tôi sử dụng trong đề tài này.
Yếu tố thứ ba mà chúng tôi xét đến khi tìm hiểu về “thực trạng việc học của trẻ
khiếm thị đang tham gia chương trình CTS tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu
Tp. HCM” là hành vi của cha mẹ. Trong Đạo đức học Mác-Lênin quan niệm hành
vi là một hành động (lời nói, cử chỉ, việc làm…) hoặc một sự khơng hành động có
hội đủ 2 yếu tố sau đây:
Một là, động cơ, ý định nẩy sinh từ động cơ, mục đích cần phải đạt được sau khi
đã thực hiện ý định và ý chí đã được vận dụng để thực hiện đúng ý chí. đây là yếu
tố thuộc về ý thức của chủ thể hành vi, một yếu tố chủ quan, bên trong đảm bảo
cho hành vi là một hành vi có ý thức, cố ý.
Hai là, kết quả mà hành vi đó gây ra, một kết quả có ảnh hưởng xấu hay tốt cho lợi
ích người khác, của tập thể, của xã hội. Đây là yếu tố thuộc về đối tượng của hành
vi, thuộc về khách thể, một yếu tố khách quan, bên ngoài.
1.1.2. Khuyết tật:

1.1.2.1. Định nghĩa khuyết tật.

Theo Liên hiệp quốc: “Thuật ngữ “Khuyết tật” tóm tắt vơ số hạn chế về chức năng
xảy ra trong bất kỳ nhóm dân cư nào ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Người ta
có thể bị khuyết tật do những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần, trí tuệ, giác
quan hoặc điều kiện y tế hoặc bệnh tâm thần. Những khiếm khuyết, điều kiện hoặc
bệnh này có thể là vĩnh viễn mà cũng có thể là tạm thời”7 Theo công ước Quốc tế
về quyền trẻ em, “trẻ khuyết tật là những trẻ có khiếm khuyết nào đó về thể chất
6

Nguyễn Khắc Viện – 2007 – Từ điển Tâm lý –NXB Thế Giới – Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em – Hà
Nội.
7
Năm 1994 – Quy định về tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc –Trang 4.


10

hay tinh thần”. Nói cách khác một cá nhân có khiếm khuyết về thể chất, tinh thần,
giác quan,… mà những khiếm khuyết đó có những tác động xấu dai dẳng đến khả
năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ thì được gọi là người
khuyết tật. Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là có khiếm khuyết về
cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt
động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập. Có nhiều tiêu chí để xác nhận về khuyết
tật như khả năng vận động, khả năng sử dụng tay hoặc chân bình thường, khả năng
nghe, nói, nhìn, hay khả năng tập trung, hiểu và học… ngồi ra có thể tham khảo
thêm những thơng tin có liên quan đến ý nghĩa về người khuyết tật được đề cập
trong đạo luật về người khuyết tật, trong phần Hướng dẫn của Vụ An ninh Xã hội
(1996).
1.1.2.2. Phân loại khuyết tật.


Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì phân loại khuyết tật không
phải là phân loại con người mà là phân loại những đặc điểm sức khỏe cùng với
những hạn chế trong hoạt động của cá thể trong môi trường sống của họ. Phân loại
khuyết tật căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau:
-

Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng.

-

Những hạn chế trong hoạt động của cá thể.

-

Môi trường sống: Những khó khăn, trở ngại do mơi trường sống mang lại

làm cho họ khơng thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng
đồng.
Căn cứ theo sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế chức năng ở trẻ khuyết tật biểu
hiện ở những mức độ khác nhau sẽ có nhiều dạng khác nhau. Thường gặp những
dạng chính sau:
-

Khuyết tật thính giác hay cịn gọi là khiếm thính.


11

-


Khuyết tật trí tuệ: Những trẻ này thường gặp khó khăn trong học tập và

nhận thức thế giới xung quanh nên dạng này thường gọi là trẻ có khó khăn về học.
-

Khuyết tật ngôn ngữ: Hậu quả của khuyết tật dạng này là trẻ gặp nhiều khó

khăn trong giao tiếp.
-

Khuyết tật vận động: Phần lớn những trẻ có khuyết tật về vận động có năng

lực trí tuệ phát triển bình thường.
-

Khuyết tật về mắt hay cịn gọi là khiếm thị.

-

Ngồi ra cịn có các dạng khuyết tật khác có thể có ở trẻ như tự kỷ, trẻ mắc

những bệnh mãn tính như động kinh, bệnh về tim,… gây cho trẻ những khó khăn
học tập.
1.1.3. Định nghĩa can thiệp sớm.
“Can thiệp sớm là sự nhận diện, phát hiện, đánh giá và chuẩn đốn sự thiếu chức
năng; phát triển các chương trình can thiệp, giáo dục, y tế dành cho phụ huynh có
trẻ khuyết tật từ 0 – 6 tuổi cùng với nhà trường/ trung tâm và giáo viên”8.
Can thiệp sớm còn là sự phát hiện sớm tình trạng khuyết tật của trẻ và có những
hướng dẫn sớm về y tế và giáo dục nhằm hạn chế những tác hại của khuyết tật,

giúp trẻ phát triển hết mọi khả năng và hoạt động có thể trong gia đình, xã hội, để
trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chương trình can thiệp sớm là chương trình hướng dẫn phụ huynh của trẻ khuyết
tật từ 0 – 6 tuổi biết cách trực tiếp giúp con mình phát triển các khả năng, kỹ năng
thực hiện các nhu cầu của bản thân trẻ.
Các bước tiến hành can thiệp sớm.
Chương trình can thiệp sớm bao gồm 2 giai đoạn:
8

Hướng dẫn phụ huynh:
Đặng Thị Thu Hà – năm 2005 – Bài giảng Giáo dục trẻ khuyết tật – Khoa Giáo dục. – Tp. HCM


12

Phụ huynh có con khuyết tật từ 0-3 tuổi, khi tham gia chương trình can thiệp sớm
phụ huynh được cung cấp các thông tin, kiến thức về khuyết tật và các phương
pháp chăm sóc giáo dục trẻ, được giúp đỡ xây dựng kỹ năng hỗ trợ trẻ giúp trẻ có
đủ khả năng và niềm tin để hịa nhập vào mơi trường học đường và xã hội sau này
một cách độc lập.
-

Học hòa nhập:

Trẻ từ 3 – 6 tuổi đã tham gia chương trình can thiệp sớm, nếu đạt được một số kỹ
năng cần thiết sẽ học hòa nhập với các bạn đồng trang lứa tại các trường mầm non
bình thường. Thông thường trẻ khuyết tật được can thiệp sớm từ lúc 12 tháng tuổi
với một chương trình hỗ trợ chất lượng cao có thể có khả năng học hịa nhập vào
lớp mẫu giáo 3 tuổi, tiếp tục hòa nhập vào các lớp ở bậc tiểu học và trung học sau
này.

Trẻ được can thiệp càng sớm thì càng có khả năng hịa nhập vào xã hội, đặc biệt là
mơi trường học đường. Cho dù trẻ bị khuyết tật nặng khó hịa nhập vào mơi
trường học với trẻ bình thường sau giai đoạn can thiệp sớm nhưng trẻ vẫn có khả
năng hịa nhập vào cộng đồng xã hội và có nhiều thuận lợi hơn so với các trẻ khác
khi tham gia học ở các trường chuyên biệt.
1.2.

Tìm hiểu về trẻ khiếm thị:

1.2.1. Khái niệm khiếm thị.
Theo Đạo luật về khuyết tật của Vụ An ninh Xã hội (1996) thuật ngữ “Khiếm thị”
được sử dụng để mơ tả tình trạng bệnh lý thị lực khơng thể điều chỉnh bằng kính
thuốc hay phẫu thuật, điều này cũng bao gồm những người bị mù hoàn tồn hay
chỉ có thị lực một phần (nhìn kém). Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những
vật ngay trước mắt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở 2 bên và
ngước lại, chỉ thấy những vật ở ngay trước mắt còn những vật ở xung quanh thì bị
hạn chế…


13

Trẻ khiếm thị là trẻ có tật về mắt như: mù, lịa, nhìn kém. Bản chất của khiếm thị
là mắt khơng cịn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh với cự ly
từ gần đến xa, hoặc nhìn thấy khơng rõ ràng.
Người nhìn kém là người có khó khăn khi thực hiện các cơng việc thị giác, ngay
cả khi đã đeo kính nhưng họ có thể nâng cao khả năng thực hiện các cơng việc đó
bằng cách sử dụng kế hoạch hỗ trợ thị giác, công cụ trợ giúp nhìn kém và điều
chỉnh mơi trường.
1.2.2. Phân loại.
Theo trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo dục Đặc biệt, trẻ khiếm thị bao gồm

các loại: Mù và nhìn kém, đó là những trẻ có thị lực trong khoảng từ 0 đến 0.3 ViS
sau khi đã đeo kính hỗ trợ. Người bình thường có thị lực bằng 1ViS: Thị trường
ngang (góc nhìn bao qt theo chiều ngang) cả hai mắt là 1800, một mắt là 1500,
thị trường dọc (góc nhìn bao qt theo chiều đứng) là 1100.
Trẻ mù được chia thành 2 loại:
-

Mù hoàn toàn: Thị lực 0 ViS, thị trường bằng 0, mắt khơng cịn khả năng

phân biệt ánh sáng và bóng tối.
-

Mù thực tế: Thị lực còn lại từ 0.005 đến 0.04 ViS, thị trường còn khoảng từ

100 đến 150. Mắt còn khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối nhưng khơng
rõ.
Loại trẻ này phải học chữ nổi (chữ Braille).
Trẻ nhìn kém có các mức độ:
-

Nhìn q kém: Thị lực cịn lại từ 0.04 đến 0.05 ViS. Trẻ rất khó khăn trong

học tập, nếu thiếu phương tiện hỗ trợ mắt, các em phải học bằng chữ nổi.
-

Nhìn kém: Thị lực cịn từ 0.05 đến 0.08 Vis. Trẻ cần giúp đỡ thường xuyên

trong sinh hoạt và học tập.



14

-

Nhìn kém khơng đáng kể: Thị lực cịn từ 0.09 đến 0.3 ViS. Những trẻ này

có khả năng tự phục vụ, lao động, định hướng di chuyển trong không gian và học
cùng với trẻ sáng mắt, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có cách định nghĩa về
“khiếm thị” khác nhau vì thế những loại hình này có khi sẽ thay đổi tùy theo
những định nghĩa y tế của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó.
1.2.3. Ngun nhân gây khiếm thị.
Khiếm thị hay cịn gọi là khuyết tật thị giác là sự suy giảm hay mất khả năng nhìn
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mỗi nguyên nhân này sẽ có ảnh hưởng
khác nhau trên khả năng và nhu cầu nhìn. Nguyên nhân là các bệnh lý liên quan
đến bệnh tật và tuổi tác như đục thủy tinh thể, thối hóa hồng điểm… ở Anh hiện
nay thối hóa do tuổi già là một trong những nguyên nhân gây khiếm thị thường
gặp nhất. Ngoài ra nguyên nhân chủ yếu thường gặp là:
-

Do bẩm sinh (từ trong bụng mẹ): Do di truyền gen; bố hoặc mẹ bị nhiễm

chất độc hóa học; nhiễm trùng từ mẹ do các bệnh sởi Đức (Rubella), bệnh hoa
liễu, lao, cúm…; mẹ bị tai nạn gây chấn thương thai nhi; suy dinh dưỡng…
-

Trong khi sinh: Mẹ sinh khó.

-


Sau khi sinh: Khơng điều trị nhiễm khuẩn ở mắt cho tre; nằm lồng kính;

hậu quả của các bệnh đau mắt hột, tiểu đường, thiếu vitamin A…; tai nạn…
1.2.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị.
Khi cơ quan thị giác bị phá hủy sẽ có ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh
khác:
-

Q trình ức chế mạnh hơn quá trình hưng phấn.

-

Giảm hiệu quả hình thành phản xạ có điều kiện.

-

Khả năng thu nhận và phân tích thơng tin chậm.


15

Từ đó sẽ có những đặc điểm khác biệt giữa trẻ khiếm thị và trẻ bình thường.
1.2.4.1.

Nhu cầu.

Cũng như mọi trẻ em bình thường khác, những trẻ khuyết tật cũng có những nhu
cầu cơ bản, ngồi ra để chuẩn bị cho tương lai trẻ khuyết tật cịn có những nhu cầu
khác và cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Con người có những nhu cầu: nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về

xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu cầu về sự tự hồn thiện9, trẻ khuyết tật nói
chung có những nhu cầu sau:
-

Nhu cầu về sinh lý: Những trẻ bình thường cần có thức ăn, nước uống, chỗ

ở… để phát triển về thể chất, trong khi đó, một trẻ khuyết tật sẽ gặp một vài khó
khăn trong việc ăn uống và cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.
-

Nhu cầu về sự an tồn: Những trẻ bình thường cần có sự ổn định, vững

chắc, khơng phải sợ hãi; những nhu cầu này đối với trẻ khuyết tật lại hết sức thiết
yếu. Những em bị khiếm thị cần có người dắt, hoặc hướng dẫn, các dụng cụ hỗ trợ
khác khi di chuyển ngoài đường…
-

Nhu cầu về xã hội: Bất kỳ ai cũng cần được u thương, chăm sóc khơng

riêng gì trẻ em, ai cũng cần cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó, cũng cần
được chấp nhận là thành viên của cộng đồng. Trong khi, thành kiến lâu nay của xã
hội đối với người khuyết tật đã gây ra rất nhiều hậu quả như việc xa lánh của xã
hội, sự khơng thừa nhận của chính cha mẹ…
-

Nhu cầu được tôn trọng: Một đứa trẻ chào đời là một niềm vui to lớn cho

cha mẹ, gia đình nhưng nếu đứa bé chẳng may có khiếm khuyết, đó sẽ được xem
như là gánh nặng của gia đình và xã hội. Trẻ khuyết tật cần được đánh giá năng
lực một các nghiêm túc, bởi vì bé có thể phát triển bình thường gần như các trẻ

khác nếu được hỗ trợ hợp lý.

9

Abraham Maslow – Thuyết thang bậc nhu cầu.


16

-

Nhu cầu về sự tự hoàn thiện: Trẻ khuyết tật cũng cần được đi học, vì nhà

trường là mơi trường phát triển tốt nhất cho trẻ với những phương pháp và phương
tiện hỗ trợ phù hợp, bên cạnh đó nhà trường cịn có thể làm cơng tác tư tưởng cho
cha me, hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc con…
Cần lưu ý dưới góc độ tâm lý học, nhu cầu cịn là động cơ để phát triển, là nguồn
gốc tính tích cực của hành động. Nhu cầu của trẻ có thể được hình thành cũng như
thay đổi tùy theo những điều kiện cụ thể như môi trường sống, các hoạt động học
tập, những gì trẻ được giáo dục… Nhu cầu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu
tố cảm xúc, tình cảm của trẻ khuyết tật, yếu tố này cũng cần được quan tâm và tìm
hiểu thêm.
1.2.4.2. Cảm xúc, tình cảm.
Cảm xúc là những thái độ không ổn định nhất thời của con người với sự vật và
hiện tượng.
Tình cảm là những thái độ nhất định của con người với những sự vật và hiện
tượng.
Ở người khiếm thị mặc dù phạm vi nhận thức, cảm tính bị thu hẹp nhưng tình
cảm, cảm xúc khơng vì thế mà thay đổi nhiều, chỉ ảnh hưởng đến một vài khía
cạnh riêng lẻ. Nhìn chung, tình cảm của con người được phát triển một cách mạnh

mẽ hay không đều liên quan đến mức độ thỏa mãn các nhu cầu của họ, điều này
không là cá biệt với người khiếm thị.
Một vài kết quả nghiên cứu thông qua việc quan sát người khiếm thị cho thấy, các
tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ khơng được biểu hiện rõ thể hiện qua việc người
khiếm thị có vẻ thờ ơ, ít sơi nổi trong các hoạt động tập thể. Nguyên nhân của kết
quả này có thể là do chưa có sự quan tâm đúng mức đến cuộc sống của người
khiếm thị, do thái độ cư xử thiếu tế nhị của mọi người xung quanh, do chưa có sân
chơi phù hợp với khả năng của họ. Tình cảm trí tuệ phụ thuộc nhiều vào vị trí xã
hội và khả năng nhận thức của con người, trong khi đó trẻ khiếm thị vẫn chưa có


17

được sự giáo dục, chăm sóc phù hợp dẫn đến trẻ có hạn chế trong việc phát triển
trí tuệ, năng lực so với trẻ sáng.
Tình cảm thẩm mỹ có lẽ là khía cạnh chịu nhiều ảnh hưởng nhất ở trẻ khiếm thị,
rất nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, kiến trúc, con người… khó cảm thụ một cách
trọn vẹn chỉ thơng qua các giác quan khác.
Những hạn chế trong tình cảm, xúc cảm của người khiếm thị vừa nêu trên đều có
thể khắc phục được nếu tạo cho họ một mơi trường xã hội cùng các điều kiện hỗ
trợ thiết thực để họ có thể phát triển các năng lực của mình.
1.2.4.3.

Năng lực.

Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động
nhất định và là điều kiện để thực hiện kết quả hoạt động nào đó. Bất cứ hoạt động
nào cũng địi hỏi ở con người các dạng năng lực tương ứng.
Quá trình phát triển của trẻ khiếm thị chỉ khác trẻ bình thường ở chỗ: chúng bị
giảm khả năng này hay khả năng khác, chứ không hề mất hết khả năng.



Với trẻ mù, nếu được giáo dục trong môi trường thuận lợi trẻ sẽ phát triển

tư duy, phát triển khả năng sáng tạo như mọi trẻ khác.
- Trẻ có thể làm được nhiều nghề: từ lao động chân tay( trồng cây, chăn ni, thủ
cơng mỹ nghệ, cơ khí...) đến lao động trí óc( nghiên cứu khoa học, sáng tác, giảng
dạy...).
- Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sống chân thực, khiêm nhường, kỷ cương...
- Nhiều trẻ mù có năng khiếu về âm nhạc, một số đã trở thành nhạc sỹ, nhạc công
nổi tiếng.
Tuy nhiên, khơng phải trẻ mù nào cũng có thể trở thành nhạc sỹ hay nhạc công nổi
tiếng. Năng khiếu âm nhạc được phát triển hay không phải dựa vào khả năng của
từng em, cộng với vốn văn học, âm nhạc và khả năng cảm thụ, thẩm mỹ. Bởi vậy,
trẻ mù vẫn cần được học tập và hoà nhập với cộng đồng càng sớm càng tốt.


18



Với trẻ nhìn kém, mắt vẫn là giác quan chính để tri giác thế giới bên ngồi.

Do đó, trẻ vẫn chủ động trong mọi hoạt động, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của
người khác.
Tuy nhiên, trẻ nhìn kém gặp khơng ít khó khăn trong học tập và sinh hoạt như:
chữ viết trên bảng, đồ dùng học tập chưa đủ kích thước và màu sắc để mắt cảm
nhận đầy đủ và chính xác thì khơng thể nhìn thấy.
Bên cạnh đó trẻ khiếm thị trong độ tuổi mẫu giáo thường thụ động, ít giao tiếp, từ
chối hợp tác hành động, định hướng lựa chọn tìm điểm yếu… Về mặt giao tiếp, trẻ

khiếm thị có những thuận lợi, cũng như khó khăn sau:
-

Thuận lợi:



Có khả năng nghe được ngơn ngữ nói của người khác.



Có khả năng hiểu được nội dung, ý nghĩa của ngơn ngữ phổ thơng như mọi

người.


Có khả năng truyền đạt thơng tin, phản ánh tư tưởng tình cảm, nguyện

vọng bằng ngôn ngữ.


Nhạy cảm, dễ bắt chước các ngữ điệu, cách diễn đạt thơng qua các ngữ

cảnh cụ thể.
-

Khó khăn:




Khơng nhìn thấy đối tượng giao tiếp một cách trực tiếp.



Thường bị động trong giao tiếp, không chủ động giao tiếp một cách tự

nhiên.


Khó nắm bắt, thăm dị các đặc điểm tính tình, hình dạng của đối tượng để

chuẩn bị tâm lý giao tiếp.


Khó khăn trong trang phục, lễ nghi.


19



Khó định hướng trong khơng gian giao tiếp để điều chỉnh độ cao thấp của

âm thanh.


Tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp do thiếu vốn từ, hay không hiểu đầy đủ ý

nghĩa nội dung giao tiếp do bị hạn chế trong việc quan sát các ngôn ngữ cử chỉ,
điệu bộ, ánh mắt của đối tượng.

Theo quy luật bù trừ của cơ thể sống thì khi chức năng của một cơ quan bị suy
giảm hay mất hồn tồn sẽ có sự gia tăng chức năng của các cơ quan khác để bổ
sung, thay thế sự thiếu hụt đó. Tuy nhiên, sự phát triển bù trừ này hồn tồn khơng
phải tự nhiên mà phải thơng qua các hoạt động tích cực, rèn luyện của con người.
Trước hết chúng ta phải luyện cho trẻ kỹ năng biết sử dụng tối đa các giác quan
như xúc giác, thính giác, thị giác cịn lại, khướu giác, vị giác trong mọi hoạt động
thường ngày của trẻ khiếm thị.
1.3.

Vai trò của chương trình can thiệp sớm (CTS):

1.3.1 Vai trò của chương trình CTS đối với trẻ khiếm thị:
CTS là một trong những điều kiện tiên quyết của hòa nhập (cả hòa nhập toàn
phần và một phần) hay hội nhập, bởi vì thông qua CTS sẽ giúp xác định rõ
được mức độ và phạm vi khuyết tật. Từ đó sẽ có thể xác định và quyết định sự
sắp xếp tối ưu nhất trong hệ thống trường học và phát triển các chương trình
giáo dục phù hợp với nhu cầu của trẻ khuyết tật. Nếu có một hệ thống CTS
thích hợp thì có thể phát hiện khuyết tật sớm. Sau đó có thể chẩn đoán và đánh
giá mức độ khuyết tật, khả năng của trẻ. Thông qua CTS sẽ giúp xác định rõ
và phát triển các chương trình y tế, giáo dục, phục vụ cho nhu cầu cá nhân của
từng trẻ khuyết tật. CTS thích hợp còn cho biết được chương trình giáo dục như
thế nào là thích hợp và giám sát sự tiến bộ của các chương trình khác sau này.
Ngoài ra, CTS còn giúp cung cấp được các thông tin đều đặn, kịp thời cho phụ


20

huynh, nhà trường, cộng đồng về tất cả các khía cạnh khuyết tật. Hơn thế nữa,
hệ thống CTS thích hợp còn giúp phát triển các chương trình chuyển tiếp giáo
dục CTS vào chương trình tiền học đường và giáo dục tiểu học.

Có thể thấy rằng CTS có vai trò quan trọng đối với trẻ khuyết tật. Trẻ khiếm
thị càng được CTS thì khả năng hòa nhập vào xã hội càng cao – đặc biệt là
trong môi trường học đường. Giả sử nếu trường hợp trẻ bị khuyết tật nặng, khó
có khả năng hòa nhập vào môi trường học bình thường, nhưng sau giai đoạn
CTS thì trẻ vẫn có thể hòa nhập vào các sinh hoạt trong cộng đồng, xã hội.
Nhờ đó trẻ sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi học ở trường chuyên biệt so với trẻ
không tham gia chương trình CTS.
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh có con em là trẻ khuyết tật còn chưa nhận
thức được tầm quan trọng của CTS, hoặc thiếu hiểu biết về vấn đề này. Vì thế,
khi phát hiện thấy con mình mang khuyết tật, họ không kịp thời đưa con đến
trường để tham gia chương trình CTS, điều này đã làm ảnh hưởng rất xấu đến
việc hồi phục chức năng cũng như sự phát triển các khả năng của trẻ.
1.3.2 Lý thuyết về vai trị của cha mẹ trong chương trình CTS.
Chúng ta phải thừa nhận rằng trẻ khuyết tật cần được giáo dục theo một chương
trình giáo dục mà sự hỗ trợ của gia đình và cha mẹ lớn hơn so với những trẻ bình
thường cùng độ tuổi. Chúng tơi đã tìm hiểu và nêu ra một số lý thuyết về vai trị
của cha mẹ trong chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị.
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hệ thống giáo dục cho người khuyết
tật đang có xu thế hướng tới giáo dục hịa nhập. Một khi xu hướng này càng phát
triển thì càng thấy rõ cơng tác can thiệp sớm đóng một vai trị rất quan trọng.
Phát hiện sớm khuyết tật của trẻ và can thiệp sớm liên quan rất nhiều đến yếu tố
gia đình và cần sự hỗ trợ của gia đình. Hỗ trợ gia đình (hay hướng dẫn phụ huynh)


21

là giai đoạn đầu tiên của can thiệp sớm, một chương trình mà các nhà chun mơn
làm việc với gia đình để hỗ trợ, động viên và cung cấp thơng tin giúp gia đình có
thể đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ một cách tốt hơn. Mục tiêu của can thiệp
sớm là hỗ trợ và làm cho gia đình có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ

một cách tốt nhất với năng lực và khả năng của mình. Can thiệp sớm với sự hỗ trợ
của phụ huynh sẽ tạo ra một nền tảng vững mạnh cho sự phát triển của trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng. Chương trình can thiệp sớm cần được sự
cộng tác của các nhóm đa chức năng, sự hỗ trợ của cha mẹ, sự hướng dẫn của nhà
trường hay các trung tâm. Trong đó sự hỗ trợ của cha mẹ đóng vai trị quyết định
cho sự thành cơng của chương trình can thiệp sớm đối với trẻ.
Cha mẹ là thành phần quan trọng của chương trình can thiệp sớm. Phụ huynh đóng
một vai trị thiết yếu và khơng thể thiếu trong việc thực hiện can thiệp cho trẻ.
Đồng thời phụ huynh cũng là người hợp tác cần thiết nhất trong mọi kế hoạch,
hoạt động, phát triển, mà chương trình can thiệp sớm dành cho trẻ.
Cha mẹ là người hiểu trẻ nhất vì họ là người ln chăm sóc, gần gũi với con mình
và hơn ai hết các bậc phụ huynh là người mong đợi sự tiến bộ, phát triển của con
mình nhất đặc biệt là sự phát triển về ngơn ngữ, giao tiếp, nhận thức. Đây chính là
những cột mốc phát triển giúp họ hiểu và tương tác với con mình. Vì vậy, trong
quá trình can thiệp sớm cha mẹ phải là người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ.
Trong chương trình can thiệp sớm việc tạo ra sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa
cha mẹ của trẻ và giáo viên hay người hướng dẫn là nhân tố cần thiết quyết định
cho sự thành công của chương trình, và là nền tảng cho những bậc thang phát triển
của trẻ. Trong đó, giáo viên, chuyên viên y tế chỉ là người hướng dẫn, cung cấp
cho cha mẹ những kiến thức, phương pháp, cách thức giúp phát triển các khiếm
khuyết của trẻ. Cịn hiệu quả của chương trình là ở phía cha mẹ vì cha mẹ là người
tiếp xúc với trẻ nhiều nhất, là người trực tiếp chăm sóc, rèn luyện các kỹ năng cho
trẻ. Chỉ có cha mẹ mới đánh giá được sự phát triển của con trẻ chính xác nhất. Vì


22

vậy, cha mẹ đóng vai trị chính, chủ đạo, là người trực tiếp điều trị, luyện tập cho
trẻ, giáo viên chỉ là người hỗ trợ cha mẹ về mặt kiến thức, phương pháp.
Trong quá trình can thiệp sớm cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, nhạy cảm để nhận ra

những tiến bộ của trẻ. Cha mẹ phải là người kiên trì theo đuổi phấn đấu đến cùng
cho sự phát triển và cho tương lai của con mình. Kết quả của chương trình can
thiệp sớm chính là sự nỗ lực, kiên trì, hợp tác của cha mẹ với các nhà chuyên mơn.
Trẻ khiếm thị thường gặp khó khăn trong việc áp dụng các kỹ năng mà trẻ được
học như kỹ năng định hướng, kỹ năng nghe, kỹ năng cảm nhận qua xúc giác, kỹ
năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng vận động tinh10, kỹ năng vận động thô vào các
công việc thực tế như việc đánh răng, tắm rửa, mặc quần áo, nhận biết và cầm nắm
các đồ vật, định hướng đường đi…và vào môi trường thực tế như trường học, công
viên, nhà ở của trẻ… Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chính gia đình và cha mẹ
phải giúp trẻ học và luyện tập các kỹ năng mà trẻ khiếm thị cần.
Các kỹ năng mới được trẻ tiếp thu dễ dàng từ những người trẻ cảm thấy thích, yêu
mến; và các kỹ năng này trẻ sử dụng được khi trẻ được thực hành nhiều lần trong
ngày, lặp đi lặp lại trong môi trường trẻ sinh sống, học tập, vui chơi. Khơng ai
khác ngồi cha mẹ và gia đình là người thích hợp dạy trẻ các kỹ năng mới và giúp
đỡ trẻ luyện tập các kỹ năng hằng ngày.
Sự chăm sóc của gia đình, cha mẹ đóng vai trị rất quan trọng trong chương trình
can thiệp sớm. Người mẹ (hoặc người cha) phải là người hướng dẫn, học cùng con
và chơi cùng con mình. Vì trẻ khiếm thị khơng có khả năng nhìn thấy mọi thứ
xung quanh trẻ nên trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại, trong các vân động tinh cầm
nắm đồ vật bằng các ngón tay, trẻ không nhận biết được các đồ vật. Cha mẹ phải
cùng chơi, nói chuyện với trẻ, miêu tả các đồ vật xung quanh trẻ, chỉ vị trí đặt các
đồ vât trong nhà để trẻ biết cách lấy chúng khi cần.

10

Việc sử dụng những bắp thịt nhỏ để thực hiện các hoạt động đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ như: viết, cầm nắm đồ
vật, xâu hạt…


23


Môi trường mà trẻ khiếm thị cũng như các trẻ khuyết tật tiếp xúc chủ yếu trong
chương trình can thiệp sớm là mơi trường gia đình và cha mẹ là người trực tiếp
trơng coi, dạy cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải luôn dành nhiều thời gian ở bên cạnh
trẻ cùng trẻ chơi, dạy cho trẻ học. Cha mẹ phải là người phát hiện ra các khả năng
của trẻ và tìm cách phát huy các khả năng đó.
Tâm lý của cha mẹ có con bị khuyết tật nói chung và cha mẹ có con bị khiếm thị là
thấy con mình khơng được như những trẻ bình thường khác, nên thấy con mình
thiệt thịi hơn. Họ tìm cách bù đắp lại cho con bằng cách nuông chiều bao bọc con
quá mức. Đây là điều không đúng, cha mẹ chỉ là người hỗ trợ trẻ trong những
công việc mà trẻ cần, giúp đỡ trẻ trong những công việc trẻ không thể tự làm
được, nên để cho trẻ tự làm những việc trẻ đã biết làm, không nên làm thay cho
trẻ.
Cha mẹ là người thực hiên các phương pháp chữa trị cho trẻ. Thế nên, cha mẹ phải
tích cực với sự can thiệp mà con họ nhận được. Chính cha mẹ và gia đình là người
có thể đánh giá được phương pháp chữa trị đó có thích hợp với trẻ hay khơng và
đạt hiệu quả ở mức nào. Khi áp dụng các phương pháp chữa trị cho trẻ cha mẹ cần
đặt ra được các câu hỏi như:
-

Cần bao nhiêu thời gian và nguồn lực gia đình để thục hiện phương pháp

đó?
-

Những tác động tích cực mà bạn mong muốn phương pháp này mang lại?

-

Phương pháp này có mang lại hiệu ứng phụ có hại nào khơng?


-

Phương pháp này có phù hợp với tình trạng hiện tại của trẻ khơng?

-

Chi phí là bao nhiêu?

-

Các chuyên gia, bác sĩ, giáo viên hướng dẫn trẻ nghĩ gì về phương pháp

chữa trị này?


×