Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài soạn Thương tết của giáo viên năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.14 KB, 2 trang )

Thưởng Tết Ngành giáo dục năm 2011: Đừng so sánh...
Gần đến tết âm lịch, người lao động dồn nhiều chú ý vào vấn đề mang tên
"thưởng tết". Một năm khởi sắc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) khi được xếp vào hạng đứng đầu về thưởng tết.
Còn các thầy cô giáo trong ngành Giáo dục vẫn âm thầm, lặng lẽ với thưởng tết, chỉ
bởi vì: So sánh thì thêm buồn!
Mức thưởng Tết của giáo viên đứng ở đâu trong bảng xếp hạng?
Báo cáo nhanh của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết:
Mức thưởng tết âm lịch cao nhất rơi vào DN FDI với 532 triệu đồng. Khối doanh
nghiệp (DN) cổ phần, vốn góp của Nhà nước, mức thưởng cao nhất là 350 triệu và
thấp nhất 2,89 triệu đồng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội báo cáo tình
hình lương của năm 2010 và mức thưởng tết Tân Mão (2011) của 200 DN trên địa
bàn cũng cho thấy: Mức thưởng cao nhất thuộc về khu vực DN cổ phần và DN FDI
với 72,9 triệu đồng và 72,7 triệu đồng. Mức thấp nhất 500.000 đồng. Khu vực DN
100% vốn Nhà nước có mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng một người người và
thấp nhất là 200.000 đồng.
Vậy mức thưởng Tết của giáo viên nên xếp vào đâu? Xin chỉ ra một vài con số: Cần
Thơ, thưởng Tết giáo viên cao nhất 2 triệu đồng, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Cần
Thơ thì nhiều năm qua ngành không có chế độ thưởng riêng cho giáo viên mà chủ
yếu do bên UBND TP có chủ trương hỗ trợ tiền, quà Tết cho cán bộ, nhân viên ở
tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tại Thanh Hóa, mức thưởng Tết cho giáo
viên cao nhất là 3,5 triệu đồng. Tại Nghệ An, thưởng Tết cho giáo viên cao nhất là 1
triệu đồng. UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ 800.000 đồng tiền quà Tết cho giáo viên. Tại
Hà Nội năm 2010, thưởng Tết của giáo viên dao động từ 500.000 đồng đến 3 triệu
đồng. Con số thưởng Tết cao nhất đối với giáo viên có lẽ thuộc về TP Hồ Chí Minh
với mức thưởng ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, cao nhất là 28 triệu. Tuy
nhiên, không thể đem mức thưởng cao nhất của ngành Giáo dục ra so bì với mức
thưởng của các DN được.
Mức phổ biến nhất của thưởng tết giáo viên là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Đây được xem là mức gần áp chót theo thống kê thưởng Tết của nhiều Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội trên cả nước.


Chưa kể đến một số địa phương còn gặp khó khăn như Gia Lai và các tỉnh miền
núi phía Bắc, thưởng Tết là điều quá xa vời đối với những giáo viên ở đây.
Trên thực tế, ngành giáo dục không có quy định thưởng Tết vì không có nguồn chi
nào cho khoản này. Việc thưởng tết cho giáo viên hoàn toàn dựa vào căn cứ tự chủ
tài chính của các trường. của các trường.
Tình yêu với nghề
Từ mùa tuyển sinh năm 2009, tỷ lệ chọi khối ngành Sư phạm đã giảm hơn các năm
trước. Trung bình tỷ lệ là 1/6. Năm 2010, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.Hồ
Chí Minh đồng loạt hạ điểm chuẩn. Đại học Sư phạm Hà Nội, bất ngờ hạ chuẩn 3
điểm ở nhiều khối ngành mà trước đây thuộc hàng top cả nước như: Sư phạm Văn,
Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiểu học… Nguyên nhân được lý giải
là: Chất lượng đầu vào và cơ hội việc làm sau này.
Thực tế tuyển sinh trong mấy năm gần đây cho thấy thí sinh không còn mặn mà
lắm với ngành Sư phạm. Bởi cơ hội việc làm và thu nhập là những vấn đề được
cân nhắc hàng đầu khi người học lựa chọn theo nghề. Nếu nhìn vào mức thưởng
tết của giáo viên, hẳn còn nhiều người băn khoăn hơn khi chọn nghề giáo.
Chỉ tính riêng ở TP Hồ Chí Minh, đầu năm học 2009-2010 thiếu khoảng 3.500 giáo
viên nhưng qua hai đợt tuyển công chức vẫn không đủ chỉ tiêu. Lương không đủ
sống cộng với các chế độ dịp lễ tết hẳn là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng
giáo viên bỏ nghề trên toàn quốc có xu hương gia tăng.
Cô Lâm Phương Thảo, giáo viên bộ môn Địa lý tại Quảng Ninh cho rằng: Chọn
nghề giáo và gắn bó với nghề cái lớn nhất bắt nguồn từ tình tình yêu với nghề thôi,
nếu đem lương và thưởng tết ra so sánh thì ai còn theo nghề?

×