Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tìm hiểu quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.75 KB, 27 trang )

Tìm hiểu quảng cáo trên truyền hình Việt Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢNG CÁO, QUẢNG CẢO TRÊN TRUYỀN
HÌNH VÀ GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH
1.1

Tổng quan quảng cáo

1.1.1

Khái niệm quảng cáo

1.1.2

Vai trị của quảng cáo

1.1.3

Phân loại phương tiện quảng cáo

1.2

Quảng cáo trên truyền hình


1.2.1

Khái niệm quảng cáo trên truyền hình

1.2.2

Đặc điểm của quảng cóa trên truyền hình

1.2.3

Vai trị của quảng cáo trên truyền hình

1.3

Giới thiệu Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1

Thực trạng quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

2.1.1

Chi phí quảng cáo trên truyền hình

2.1.2

Sản phẩm quảng cáo trên truyền hình Việt Nam


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


3.1

Giải pháp nâng cao hoạt động quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

3.1.1

Đối với nhà nước

3.1.2

Đối với các cơng ty thuê quảng cáo

3.1.3

Đối với công ty quảng cáo

3.1.4

Đối với các đài truyền hình

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế
có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các
doanh nghiệp ra sức đổi mới từ trong sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm để có thể tồn
tại và đứng vững trên thị trường. Sự thay đổi đó giúp cho một số doanh nghiệp
thành công , không những giữ vững được vị thế của cơng ty trên thị trường mà cịn
khơng ngừng phát triển và gia tăng thị phần. Bên cạnh đó khơng ít doanh nghiệp bị
phá sản. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại trên của
các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
Trước sự bùng nổ thong tin như hiện nay khách hàng có quá nhiều sự lựa
chọn. Nếu các doanh nghiệp khơng tự khẳng định mình thì rất dễ dàng bị bỏ qua
trong sự lựa chọn đó. Vì vậy , quảng cáo trên truyền hình là một hoạt động không
thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm khai thác thị trường. Quảng cáo
giúp cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn nhiều hơn. Do đó , nó góp phần
làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặc dù chỉ mới hơn một thập kỉ kể từ khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng nghành quảng cáo của Việt Nam đã có
những bước chuyển mình mạnh mẽ , đặc biệt là lĩnh vực quảng cáo trên truyền
hình. Trong nhiều năm tới , do thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt , cho nên
hoạt động quảng cáo đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau đa dạng phong phú.
Tuy nhiên , do mới chỉ hình thành và phát triển hơn 10 năm qua , nên quan điểm và
cách tiếp cận quảng cáo trên còn chưa được hiểu và đánh giá một cách đúng mực ,
phương pháp và q trình quảng cáo vẫn cịn mang tính tự phát . Hoạt động quảng
cáo ở nước ta cho đến nay vẫn trong tình trạng lộn xộn , kém hiệu quả và cịn tác
động khơng tốt tới người tiêu dùng.


2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của bài tiểu luận là quảng cáo trên truyền hình Việt Nam năm 2014
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

Về thời gian: Tìm hiểu quảng cáo trên truyền hình Việt Nam năm 2014
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của quảng cáo trên truyền hình Việt Nam.
Tìm hiểu thực trạng của quảng cáo trên truyền hình Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nâng caohoạt động của quảng cáo trên truyền hình Việt
Nam
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình thực hiện tiểu luận, ngồi việc nghiên cứu tài liệu tác giả kết
hợp quan sát thực tế:
Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu.
Phương pháp thống kê,phân tích,đánh giá,tổng hợp
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
được chia làm 3 chương.
CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II : QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
CHƯƠNG III: THỰC TẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢNG CÁO, QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN
HÌNH VÀ GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH
1.1

Tổng quan quảng cáo

1.1.1

Khái niệm quảng cáo


Quảng cáo là những hình thức truyền thơng không trực tiếp , phi cá nhân
được thực hiện được thực hiện qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các
chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí.
Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp Marketing quan
trọng . Bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tieepsveef những ý
tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo
và các chủ thể quảng cáo phải thanh tốn chi phí.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán
hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là
trong thị trường tiêu dùng hàng cá nhân. Hoạt động quảng cáo rất phong phú . Các
công ty hoạt động tích cực để truyền tin của mình qua quảng cáo ra thị trường .
Việc sử dụng thông tin quảng cáo tùy thuộc từng đối tượng nhận tin . Tuy nhiên,
tùy theo điều kiện của từng công ty, từng nghàng , từng vùng và từng loại sản
phẩm hàng hóa mà họat động quảng cáo có những nét đặc thù khác nhau .
1.1.2

Vai trị của quảng cáo

Quảng cáo khơng phải mục đích sau cùng mà chỉ là một phương tiện , một
công cụ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Nói chung tùy thuộc
vào chiến lược marketing của doanh nghiệp mà hoạt động mà hoaatj động quảng
cáo có những vai trị sau:
Đặc trưng hóa sản phẩm : Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt , các
doanh nghiệp luôn ln cố gắng làm cho sản phẩm của mình có những tính năng


khác so với sản phẩm của cácđối thủ cạnh tranh thơng qua hoạt động quảng cáo.
Bên cạnh đó , hoạt động quảng cáo khong chỉ nhằm lôi cuốn sự chú y, sự thích thú

của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm đã
được đặc trưng hóa mà cịn nâng cao hơn nữa uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.
Đặc trưng hóa sản phẩm dẫn đến đặc trưng hóa nhã hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp
trên thị trường là một trong những vai trò cơ bản của hoạt động quảng cáo. Nó giúp
doanh nghiệp tạo dựng long tin từ phía khách hàng , thực hiện được mục tiêu cuối
cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh thu bán hàng, đồng thời đạt mức lợi
nhuận cao nhất.
Cung cấp thông tin về sản phẩm : Hoạt động quảng cáo là công cụ hiệu quả
nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện chức năng thông tin về sản phẩm.
Đối với sản phẩm mới, việc cung cấp các thơng tin chính xác về sản phẩm là vô
cùng cần thiết. Mặt khác, không một công cụ yểm trợ, xúc tiến hỗ trợ kinh doanh
nào lại tác động cùng một lúc đến đông đảo khách hàng đạt hiệu quả lan truyền
nhanh như ở hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, việc tun truyền các thơng tin về
sản phâm thơng qua hoạt đọng quảng cáo cịn có tác dụng lôi kéo một lượng lớn
khách hàng tiềm năng chưa sử dụng sản phẩm hay các khách hàng đang sử dụng
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm : Đối với một số sản phẩm có tính năng sử
dụng tương đối phức tạp hoặc cần phải có một số những hiểu biết nhất định mới có
thể sử dụng được như máy móc, mỹ phẩm… thì hoạt đọng quảng cáo là phương
tiện tốt nhất để tiếp cận với một lượng lớn khan giả trong một thời gian ngắn. Hoạt
động quảng cáo thực hiện tốt vai trò hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm nhằm tạo
cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi mua sản phẩm của công ty. Và đay cũng
là con bài để nâng cao uy tín hình ảnh của cơng ty trước mắt người tiêu dùng.
Chẳng hạn như các chương trình quảng cáo về dược phẩm thường nêu ra một số


hướng dẫn cũng như cấm chỉ định với một số trường hợp như “ không cho trẻ em
dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng” hay “ không sử dụng khi lái xe”…
Mở rộng mạng lưới phân phối : Mục đích của các hoạt động và xúc tiến kinh
doanh là nhằm đẩy nhanh lượng bán và mở rộngmạng lưới bán hàng, tăng thị phần

của mình trên thị trường. Bằng việc thực hiện các chương trình quảng cáo, doanh
thu từ việc bán hàng sẽ tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa số
lương các nhà phân phối , các đại lý , các nhà bán buôn, bán lẻ đẻ đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
1.1.3

Phân loại phương tiên quảng cáo

Quảng cáo được coi là nghệ thuật trong hoạt động kinh doanh. Do đó, hoạt
động quảng cáo được sử dụng rất nhiều các phương tiện khác nhau nhằ thực hiện
được chức năng của mình. Về phương tiện quảng cáo, hoạt động quảng cáo bao
gồm các nhóm phương tiện chính sau:
 Nhóm các phương tiện quảng cáo nghe nhìn : Quảng cáo trên truyền hình,
quảng cáo trên đài phát thanh và quảng cáo trên internet


Nhóm phương tiện quảng cáo in ấn : Quảng cáo trên báo chí, tạp chí,

quảng cáo trên Catalogue, tờ rơi, lịch quảng cáo…


Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời : Panoo quảng cáo, biển

quảng cáo điện tử, biển tơn có đen rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn.
 Nhóm các phương tiện quảng cáo di động : Quảng cáo trên các phương
tiện giao thơng,..
 Nhóm các phương tiện quảng cáo khác : Quảng cóa bằng các sự kiện kì lạ,
quảng cáo nhờ các sản phẩm khác.
1.2


Quảng cáo trên truyền hình

1.2.1

Khái niệm

Khái niệm truyền hình


Truyền hình là một loại hình tuyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng
hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng song vô tuyến điện.
Xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 , truyền hình phất triển với tốc độ như vũ bão nhờ
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ , tạo ra một kênh thông tin quan
trọng trong đời sống xã hội . Ngày nay , truyền hình là phương tiện thiết yếu cho
mỗi gia đình , mỗi quốc gia dân tộc và trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư
tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội , an ninh , quốc phịng.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng them hung mạnh , tăng cả về số lượng và chất lượng. Cơng chúng của
truyền hình ngày một đơng đảo trên khắp hành tinh.
Xét theo góc độ kĩ thuật truyền tải có truyền hình sóng ( wireless TV ) và
truyền hình cáp (CATV ) . Xét theo góc độ thương mại có truyền hình cơng cộng
( public TV ) và truyền hình thương mại ( commercial TV ) . Xét theo tiêu chí mục
đích nội dung có truyền hình giáo dục , truyền hình giải trí,… Xét theo góc độ kỹ
thuật có truyền hình tương tự (Analog TV ) và truyền hình số ( Digital TV ) .
Khái niệm quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là một loại hình quảng cáo khá phỏ biến được sử
dụng từ những năm 50 của thế kỉ 20 . Do là loại hình quảng cáo hiệu quả , quảng
cáo trên truyền hình ngày một phát triển . Cùng với sự thành công của nghành cơng
nghiệp truyền hình , các chương trình quảng cáo trên truyền hình đã trở thành một
phần khơng thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.

Quảng cáo trên truyền hình là một phương pháp truyền tin từ người thuê
quảng cáo qua phương tiện truyền hình đến nhiều người .
Do là một bộ phận của hoạt động quảng cáo và xúc tiến kinh doanh nên quảng
cáo trên truyền hình cũng có nhiều đặc điểm tương tự như các hoạt động trên . Tuy
nhiên , khái niệm về quảng cáo trên truyền hình có phạm vi nhỏ hơn so với các
khái niệm quảng cáo nói chung. Khái niệm về quảng cáo trên truyền hình đã đặc


tính hóa phương tiện truyền thơng tín từ người th quảng cáo đến người tiêu
dùng.
1.2.2

Đặc điểm của quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo trên truyền hình có phậm vi truyền thông ti quảng cáo rất rộng,
khả năng tiếp cận được thị trường lớn. Có thể thấy rằng, khó có một phương tiện
quảng cáo nào qua mặt được truyền hình khi muốn tiếp cận được thị trường rộng
lớn trong một thời gian ngắn. Một nguyên nhân đơn giản là truyền hình thuộc về
mọi người. Nói chung , truyền hình hầu như khơng có tính chọn lọc khán giả như
những phương tiện truyền thơng khác như quảng cáo trên báo chí hay có thời
lượng quảng cáo nhiều như internet 24/24 giờ nên quảng cáo trên truyền hình
chiếm được số lượng khán giả theo dõi nhiều nhất trong các loại phương tiện
truyền thông.
Quảng cáo trên truyền hình tao ra sức hút mạnh mẽ do các thơng điệp trong
quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp giũa hình ảnh của quảng cáo ấn phẩm và
quảng cáo ngoài trời, âm thanh của quảng cáo trên radio, cử động, các kỹ sảo
truyền hình. Do đo tao sự chú ý, cuốn hút , kích thích trí tò mò của khán giả để đạt
được mục tiêu quảng cáo.
Các mẫu quảng cáo trên truyền hình có thể dễ dàng chuyển sang phương tiện
truyền thơng khác. Chẳng hạn,hình quảng cáo trong mẫu quảng cáo trên truyền

hình có thể chuyển thành các mẫu quảng cáo trên báo chí, in aanshay quảng cáo
ngồi trời…Bên cạnh đó, âm thanh trong mẫu quảng cáo trên truyền hình có thể
biến thành mẫu quảng cáo trên radio…
Truyền hình là một phương tiện để giao lưu văn hóa giữa các quốc gia do đó
các mẫu quảng cáo trên truyền hình ở nước này có thể được mang sang quảng cáo
ở nước khác. Hình ảnh , cảnh vật cũng như diễn viên xuất hiện ở trên chương trình
quảng cáo ở nước khac mà vẫn tạo được hiệu quả quảng cáo, cũng như đạt được ý
đồ của công ty quảng cáo hay thuê quảng cáo.


1.2.3

Vai trị của quảng cáo trên truyền hình

Quảng cáo truyền hình có rất nhiều vai trị, trong đó nổi bật là những vai trị
sau:
- Giới thiệu và khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm của nhà sản xuất
- Tạo ra giá trị và ảnh hưởng ngay lập tức cho một sản phẩm hoặc dịch vụ bởi
truyền hình ln có một lượng khán giả đông đảo.
- Thẩm mĩ: một quảng cáo với hình ảnh đẹp và bắt mắt, cộng thêm lời
nói có sức lơi cuốn sẽ thu hút được người xem, khơi dậy ham muốn sở hữu,

khiến họ muốn mua sản phẩm được quảng cáo ngay tức thì.
- Giải trí: những quảng cáo vui nhộn, thú vị trên truyền hình giúp cho
người xem cảm thấy thoải mái và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
1.3

Giới thiệu Đài truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, được

phát sóng trong nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế. Tên viết tắt thông
dụng của đài là VTV. Ba ký tự VTV (ở dạng in) này xuất hiện trong biểu tượng
của đài, lần lượt được thể hiện trong ba màu đỏ, lục, lam.
 Lịch sử hình thành
Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập
của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền hình ngày 7 tháng
9 năm 1970. Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam. Lịch
sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:
Ngày 7 tháng 9 năm 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài
Tiếng nói Việt Nam
Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới
Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình
Việt Nam


Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm song song
2 kênh: VTV1 và VTV2
Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa
phương thu và phát lại nhằm phủ sóng tồn quốc
Tháng 3 năm 1996: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này
được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào ngày 31 tháng
3 năm 1998
Ngày 27 tháng 4 năm 2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu
qua 3 quả vệ tinh phủ sóng tồn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc
Úc
Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát
sóng số mặt đất của VTV
Ngày 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số
bằng tiếng dân tộc
Tháng 10 năm 2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với

mạng truyền hình cáp và MMDS
Tháng 12 năm 2005: Dịch vụ Internet băng thơng rộng được chính thức khai
trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát sóng tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp
VTVCab) và VTV6-Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc,
hàng chục kênh trả tiền.
Ngày 31 Tháng 3 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử nghiệm
kênh VTV3 chuẩn tín hiệu HD và từ ngày 1 tháng 6 phát sóng chính thức theo lộ
trình
Tháng 9 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng kênh VTV6 chuẩn
tín hiệu HD từ ngày 7 tháng 9 năm 2013


Ngày 31 tháng 3 năm 2014: kênh VTV1 HD chính thức phát sóng, nâng tổng
số kênh HD của VTV lên thành 3 kênh
 Cơ cấu tổ chức
Tổng giám đốc: Trần Bình Minh
Phó Tổng giám đốc:
Lâm Kiết Tường
Nguyễn Thành Lương
Trần Dũng Trình (Được thủ tướng bổ nhiệm từ ngày 23/5/2011)
Phạm Việt Tiến (cũng là Trưởng Ban Khoa giáo)
Nguyễn Thị Thu Hiền (Trưởng ban Thời Sự)
Ngồi trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh (cổng cũ bên
đường Giảng Võ), Hà Nội, VTV cịn có các trung tâm truyền hình khu vực, gồm:
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế VTV Huế, Trung tâm Truyền hình Việt
Nam tại Đà Nẵng VTV Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú
Yên VTV Phú Yên, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Hồ Chí
Minh VTV9 và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ VTV Cần Thơ.

 Các kênh phát sóng quảng bá
VTV1
Kênh thơng tin tổng hợp với nội dung thơng tin về mọi mặt của đời sống
như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngày phát sóng chính thức: 7/9/1970.
Thời lượng: 24 giờ (Từ 15/6/2011)
VTV2
Chương trình khoa học và giáo dục, nhằm vào đối tượng sinh viên, học
sinh và cải thiện giáo dục cộng đồng. Nội dung chương trình tập trung vào các chủ
đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin phát minh cơng nghệ. VTV2
đang có kế hoạch phát triển các chương trình giáo dục từ xa cho các cấp đại học và


các ngành nghề cụ thể.. Ngày phát sóng chính thức: 1/1/1990. Thời lượng: 24 giờ
(Từ 1/1/2012)
VTV3
Kênh thể thao, giải trí và thơng tin kinh tế. Đây là kênh truyền hình rất được
ưa chuộng tại Việt Nam với các thể loại chương trình đa dạng phong phú, chất
lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả thuộc mọi lứa tuổi từ các
giải bóng đá quốc tế cho những người hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi kiến thức
cho tầng lớp sinh viên và những người lớn tuổi hay các cuộc thi về kỹ năng cơng
việc gia đình cho các bà nội trợ... Kênh chương trình này đóng góp một phần lớn
vào việc tăng doanh thu quảng cáocho VTV là kênh VTV3 dưới sự cho phép đăng
ký Đài Truyền hình Việt Nam.
Kể từ ngày 31/03/2013, theo lộ trình phát triển của Đài Truyền hình Việt
Nam, kênh VTV3 sẽ phát sóng thử nghiệm theo cơng nghệ HD và phát sóng chính
thức từ 01/06/2013. Ngày phát sóng chính thức: 31/3/1996 . Thời lượng: 24 giờ
VTV4
Chương trình đặc biệt cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung kênh này
bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất
nước, Con người, các chương trình du lịch, văn hóa. Kênh được phát sóng

bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh.Ngày phát sóng chính
thức: 27/4/2000 . Thời lượng: 24 giờ. Từ năm 2015, VTV4 sẽ đổi tên thành VTV
World
VTV5
Chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số bằng tiếng của họ. Trên lãnh
thổ Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng
đồi núi xa xơi. Kênh chương trình này được đánh giá là cách hiệu quả nhất để kết
nối với những người dân này và đem đến cho họ các thông tin về chính sách
của chính phủ, các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Bằng cách này,


khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong đất nước đã được giảm bớt.Ngày
phát sóng chính thức: 10/2/2002. Thời lượng: 24 giờ
VTV6
Kênh truyền hình dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng. Kênh truyền hình
dành cho tuổi trẻ với các MC đều là những sinh viên làm VTV6 trở nên gần gũi
với giới trẻ hiện nay. Từ ngày 07/09/2013, kênh VTV6 chính thức phát HD trên hệ
thống DVB-T2 của VTV, VTVCab,...Ngày phát sóng chính thức: 29/4/2007. Thời
lượng: 24 giờ (Từ 1/1/2013)
VTV9
Kênh truyền hình mới, đã chính thức phát sóng vào ngày 08 tháng 10 năm
2007. Chương trình được xây dựng chủ yếu để phục vụ khán giả Thành phố Hồ
Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu.Thời lượng: 24 giờ
Khơng chỉ có những kênh trên, VTV cịn có một số kênh theo từng khu vực
do các Trung tâm THVN tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ phát sóng phục vụ
riêng cho nhân dân khu vực này và các vùng lân cận. Các kênh này trước đây có
logo gồm chữ cái đầu của khu vực + với logo VTV.
Ví dụ: HVTV, DVTV, CVTV, PVTV. Chính vì vậy, khi kênh VTV9 ra mắt,
đáng lẽ phải có tên là HVTV(do Trung tâm THVN tại TP Hồ Chí Minh quản lí),
nhưng do trùng với HVTV của Huế nên phải lấy tên là VTV9 (tên VTV + với

"số" vốn chỉ dành cho các kênh của quốc gia, không dành cho kênh khu vực). Sau
này các kênh khu vực đổi lại tên, bao gồm logo VTV và tên khu vực viết ở dưới,
nhưng tiêu chí, nội dung kênh khơng đổi. Hiện nay, VTV9 đang là kênh của quốc
gia.
Ngồi ra, VTV cịn mua bản quyền của một số hãng hay kênh truyền phát trên
hai kênh thu tiền của VTV là truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình
cáp VTVCab.


Từ năm 2010 Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác cùng Canal Plus của Pháp
mở thêm kênh truyền hình K+ (Một kênh truyền hình thuê bao, khách hàng cần
mua đầu thu để tiếp sóng các kênh). Kênh K+ đã độc quyền phát sóng các trận đấu
hay của những giải bóng đá lớn, nghĩa là chỉ có các khách hàng của K+ mới có khả
năng xem.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM
2.1

Thực trạng quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

2.1.1

Chi phí quảng cáo trên truyền hình

Có thể nói rằng , chỉ khi nước ta chính thức thi hành mơ hình cơ chế thi
trường và áp dụng các biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián
tiếp , thì nghành quảng cáo thì ngành quảng cáo trên truyền hình mới thực sự phát
triển một cách chóng mặt với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn vượt 100% trong

những năm đầu tiên, chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình từ năm 1993
– 1996 ln ở mức năm sau tăng gấp đơi năm trước . Chi phí quảng cáo trên truyền
hình năm 1995 đạt 34 triệu USD tăng 180% so với năm 1994 , năm 1994 so với
1993 tăng 150% đạt 13 triệu USD . Nguyên nhân của sự gia tăng như vũ bão của
hoạt động quảng cáo trên truyền hình đánh giá từ góc độ chi phí quảng cáo trên
truyền hình đó là sự xuất hiện của các cơng ty lien doanh nước ngồi , cùng với các
nhãn hiệu mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam của các công ty lien doanh này.
Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển này , ngành quảng cáo trên truyền
hình ở Việt Nam chủ yếu phát triển về quy mô theo hướng tự phát , chất lượng của
các chương trình quảng cáo trên truyền hình trong giai đoạn này vân chưa thực sự
được chú ý.
Trong một số năm trở lại đây , hoạt động quảng cáo trên truyền hình bắt đầu
hướng tới con đường chuyên nghiệp hơn. Tốc đọ tăng trưởng xét về mặt chi phí
dành cho quảng cáo trên truyền hình so với thịi kì trước có vẻ chững lại . Tốc đọ
tăng trưởng trung bình từ năm 1997 đến năm 2003 là vào khoảng 14,5 % năm. Tuy
nhiên nếu đem so sánh với một số nước trong khu vực như Thái Lan , Singpore
hay Malaysia thì tốc độ tăng trưởng trong khoảng thời gian này vẫn được xem như
là con số mơ ước , đặc biệt ấn tượng khi mà các hoạt động quảng cáo trên truyền
hình ở Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định . Cũng trong giai đoạn này tốc độ


tăng trưởng trên truyền hình của Malaysia gần như khơng tăng , thậm chí năm
2001 cịn xuất hiện tình trạng tăng trưởng âm (- 6.1 % ) so với năm 2000, Thái Lan
tuy có khá hơn song mức tăng trưởng trung bình trong thời kì này cũng chỉ đạt
mức dưới hai con số , khoảng 7,5 % năm , còn Singapore cũng chỉ đạt mức tăng
trưởng trung bình trong giai đoạn này là 10% năm.
Có thể nói, hoạt động quảng cáo trên truyền hình là loại hình có chi phí lớn
nhất , ưu việt nhất hiện nay ở Việt Nam . Chi phí quảng cáo trên truyền hình gấp 11
lần so với hoạt động quảng cáo trên radio , gấp trên 5 lần so với chi phí cho các
dịch vụ quảng cáo ngồi trời .

Tóm lại , quảng cáo trên truyền hình là loại hình quảng cáo được các doanh
nghiệp chi phí cho nhiều nhất trong hoạt động uảng cáo nói chung. Chi phí quảng
cáo trên truyền hình tăng trưởng với tốc độ vừa cao vừa ổn định , trung bình trong
một năm trở lại đây là 14,5 %. Chi phí cho các chương trình quảng cáo trên truyền
hình của các doanh nghiệp thuê quảng cáo biến động theo từng tháng và có xu
hướng gắn liền với vịng quay mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
2.1.2

Sản phẩm quảng cáo trên truyền hình Việt Nam

Các chương trình quảng cáo trên truyền hình trong những năm gần đây tập
trung vào các sản phẩm như mỹ phẩm làm đẹp , thực phẩm , đồ uống , các sản
phẩm gia dụng , dược phẩm là chủ yếu.
Có thể nói rằng trong một vài năm trở lại đây , các sản phẩm làm đẹp , mỹ
phẩm luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí quảng cáo ( thường
chiếm khoảng 25% tổng chi phí quảng cáo ) , điển hình như các sản phẩm : sữa rửa
mặt , các sản phẩm làm trắng da của các hang sản xuất tên tuổi như P&G ,
Unilever , Kao ,LG,… Cũng chiếm một tỷ trọng không kém lĩnh vực làm đẹp , các
sản phẩm đồ uống cũng chiếm một vị trí đáng kể trong tổng số chi phí chi cho
quảng cáo trên truyền hình, khoảng 15 – 17 % với những sản phẩm nổi tiếng như
nước ngọt của Coca Cola , Pepsi Cola , nước tăng lực Number 1 của công ty bia


Bến Thành , nước uống tinh khiết Vital , các sản phẩm bia nổi tiếng như Tige ,
Heineken của tập đoàn các nhà máy bia Việt Nam…Các sản phẩm khá cá biệt như
ực phẩm cũng được quảng cáo khá công phu và tốn kém với chi phí quảng cáo
chiếm 6% . Mức độ quảng cáo các sản phẩm thực phẩm , các sản phẩm làm sạch
trong nhà cungc có chi phí quảng cáo trên truyền hình tương tự ( cũng khoảng 6% )
. Số chi phí cịn lại dành cho quảng cáo các sản phẩm như ô tô , xe máy , các sản
phẩm điện tử…

Cơ cấu phân bố chi phí quảng cáo trên truyền hình như thế là hợp lí. Bởi các
sản phẩm như đồ ướng , thực phẩm , các sản phẩm làm đẹp , các sản phẩm làm
sạch trong gia đình là các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày , do đoa quảng cáo trên
truyền hình hàng ngày là một biện pháp trực quan vô cùng hữu hiệu nhằm mục
đích nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến các san phẩm của doanh nghiệp mình . Một
lí do khác là số lượng các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên khá lớn , thị trường
cạnh tranh khốc liệt, do đó dãn đến một thực tế là muốn tồn tại các doanh nghiệp
buộc phải thực hiện các biện pháp để yểm trợ , xúc tiến hoạt động bán hàng và
khơng một biện pháp tiếp cận nào lại có thể thu hút người tiêu dùng một cách
nhanh nhất với lượng nhiều nhất như ở hoạt động quảng cáo trên truyền hình . Lí
do tiếp theo để giải thích sự hợp lí trong cơ cấu phân bổ chi phí quảng cáo trên
truyền hình theo lĩnh vực đó là kênh phân phối . Các doanh nghiệp , các tập đoàn
sản xuất các sản phẩm nêu trên chỉ có thể tiếp cận gián tiếp đến người thơng qua
mạng lưới các đại lí , các nhà bán lẻ …do vậy để tiếp cận một cách “trực tiếp” với
người tiêu dùng các oanh nghiệp này chỉ còn mỗi bện pháp hữu hiệu để giớ thiệu
một cách chính xác nhất đặc tính , các cơng cụ sản phẩm đó là quảng cáo trên
truyền hình.


CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
3.1

Một số giải pháp nâng cao hoạt động quảng cáo trên truyền hình Việt

Nam.
2.1

Đối với nhà nước


Do mới xuất hiện ở Việt Nam tròng vòng khoảng hơn chục năm trở lại đây,
cho nên nghành quảng cáo nói chung và nghành quảng cáo trên truyền hình nói
riêng vẫn còn nhiều bất cập , hoạt động quảng cáo trên truyền hình nói riêng diễn
ra lộn xộn , việc qunr lí nhà nước đối với hình thức quảng cáo này cịn chồng
chéo , thiếu tính khoa học do tính chất đặc thù vốn vô cùng phức tạp của hoạt
động quảng cáo này.
Để qunr lí tốt hơn quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói
riêng , nhà nước Việt Nam đã bãi bỏ một số các ăn bản pháp luật như nghị định
194/CP năm 1994 quy định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam ,
chương 2 ( từ ddiieuf 11 đến điều 25 ) của nghị định 32/1999/ND-CP của chính
phủ về khuyến mại , quảng cáo thương mại , hội trợ và triển lãm thương mại …và
ban hành pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL – UBTVQH10 cùng với nghị định
24/2003/ND-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo . Tuy đã được phân
rõ trách nhiệm quản lí đối với hoạt động quảng cáo giữa các bộ ban nghành , song
trên thực tế sự liên kết phố hợp giữa các bộ còn nhiều bất cập . Nhà nước cần đưa
ra những quy định chi tiết hơn nữa về trách nhiệm quyền hạn của các bộ phận liên
quan đến hoạt động quản lí hoạt động quảng cáo ní chung và quảng cáo trên truyền
hình nói riêng, đặc biệt đưa ra mức thịi hạn thẩm định của các bộ phận chức năng
nhằm mục đích đảm bảo không qua 10 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ , bộ văn hóa thơng tin hoặc sở văn hóa thơng tin có thể cấp phép thực hiện
quảng cáo.
2.2

Đối với các công ty thuê quảng cáo


Thông tin , quảng cáo là yếu tố vô cùng quan trọng đặc biệt là các doanh
nghiệp mới kinh doanh hoặc với các loại hàng hóa mới tung ra thị trường. Chi phí
dành cho hoạt động quảng cáo , trong đó có quảng cáo trên truyền hình cần phải ở
mức 25 – 30% doanh thu. Tuy nhiên , rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam cho

rằng không cần thiết phải bỏ quá nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền
hình nói riêng. Nhìn chung , đó cũng là một lí do mà rất nhiều các sản phẩm của họ
tuy có chất lượng tốt nhưng , giá cả hợp lí song vẫn chưa tạo ra được tiến vang trên
thị trường . Để khỏi bị bỏ lạo đằng sau , trong một thế giớ tràn ngập thông tin , các
công ty Việt Nam cần nhìn nhận lại chiến lược phát triển lâu dài , đồng thời có cái
nhìn chiến lược hơn nữa đối với các hoạt động yểm trợ , xúc tiến bán hàng , đặc
biệt là hoạt động quảng cáo trên truyền hình . Nói chung để hoạt động hiệu quả
hơn các doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc những vấn đề sau :
Một là , doanh nghiệp cần phải xác lập chiến lược marketing cũng như chiến
lược quảng cáo nói chung và chiến lược quảng cáo trên truyền hình trong ngắn hạn
và dài hạn.
Hai là , dựa vào chiến lược quảng cáo và phân tích tình hình thị trường , tình
hình tài chính hiện tại , doanh nghiệp sẽ hình thành ngân sách hợp lí . Ngân sách
dành cho quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình cần phải cân nhắc
một cách khoa học khơng nên chỉ dựa vào số lượng hàng hóa sắp bán ra.
2.3

Đối với công ty quảng cáo

Hiện nay , số lượng các công ty quảng cáo ở Việt Nam tương đối nhiều đặc
biệt là các công ty trong nước . Tuy nhiên hầu hết các công ty quảng cáo này đều
thiếu thốn các thiết bị kĩ thuật hiện đại , hoạt động quản lí và phương thức kinh
doanh cịn nhiều bất cập. Do khơng có đủ các trang thiết bị hiện đại cho nên một số
chương trình quảng cáo trên truyền hình được sản xuất ở các công ty này thường
không tải hết được nội dung thông điệp mà người thuê quảng cáo u cầu . Chính
vì lẽ đó , mà rất nhiều các chương trình quảng cáo khơng đến tay những công ty


sản xuất , thực hiện các chương trình quảng cáo trên truyền hình như vậy.Vì thế ,
để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong quá trình hoạt động các công

ty quảng cáo đặc biệt là công ty quảng cáo truyền hình trong nước cần tăng cường
đầu tư để đổi mới và cải tiến phương thức sản xuất , nâng cao chất lượng chương
trình quảng cáo,đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được với những nhu cầu
của thị trường . Đặc biệt chú ý đến việc đầu tư cho các thiết bị chuyên dùng phục
vụ quá trình sản xuất các chương trình quảng cáo trên truyền hình. Ngoai ra , các
cơng ty cần tận dụng tối đa những công cụ , những thiết bị hiện có nhằm đáp ứng
những đồi hỏi của người thuê quảng cáo .
2.4

Đối với các đài truyền hình

Hiện nay , ở Việt Nam có hơn 60 đài truyền hình trung ương và địa phương
thực hiện hoạt động cho thuê phát sóng quảng cáo trên truyền hình. Do đó , sự
cạnh tranh giữ các đài truyền hình là khơng thể tránh khỏi. Ngoài biện pháp như áp
dụng giá quảng cáo thấp , các đài truyền hình áp dụng mức giá quảng cáo trong
năm , cho hép kí hợp đồng vào những thời điểm thích hợp. Nói chung , các giải
pháp về giá chỉ là những giải pháp tạm thời . Muốn phát triển bền vững , lâu dài ,
các đài truyền hình cần tiến hành các biện pháp nhừm đầu tư , nâng cấp trang thiết
bị kĩ thuật , cũng như nội dung chất lượng các chương trình truyền hình nhằm thu
hút nhiều hơn nữa lượng khan giả theo dõi các chương trình truyền hình của mình.
Khi nội dung cũng như chất lượng các chương trình truyền hình trở nên hấp dẫn
hơn, tốt hơn, số lượng khán giả theo dõi các chương trình truyền hình nhiều hơn,
các đài truyền hình sẽ dễ dàng thu hút được các doanh nghiệp thuê phát sóng
quảng cáo trên truyền hình.
Bên cạnh đó , các đài truyền hình cũng cần tiến hành đào tạo , đào tạo lại đội
ngũ nhân viên. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên là vô cùng cần thiết.
Noa giúp các đài truyền hình có thể triệt để tận dụng các trang thiết bị hiện có,


cũng như khai thác tối đa các trang thiết bị hiện đại nhằm có được các chương trình

truyền hình có chất lượng tốt nhất để phục vụ người xem.


KẾT LUẬN
Quảng cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo hiện đại, trong thời đại của
nền kinh tế thị trường thì truyền hình là một thứ khơng thể thiếu được ở tất cả moin
nhà mọi lãnh thổ quốc gia lãnh thổ, chính vì vậy mà hình thức quảng cáo truyền
hình có thể bao qt được nhiều nhất chia sẻ được nhiều thông tin nhất, làm cho
con người ở bất cứ nơi đâu cũng costheer theo dõi được.
Quản cáo có rất nhiều ưu điểm, đó là truyền hình sẽ có tác dụng tới người
xem cả về thính giác lẫn thị giác từ đó làm cho người xem cảm thấy dễ hiểu hơn.
Đối với những phim quảng cáo hay và có diễn viên nổi tiếng, hoặc những phim
quảng cáo là phim hoạt hình thì sẽ kích thích được khán giả xem một cách hứng
thú hơn.
Quảng cáo trên truyền hình thể hiện một trình độ cao hơn, tầm nhận thức cao
hơn, địi hỏi kỹ năng , hiểu biết của người làm quảng cáo cũng như người thuê
quảng cáo trên truyền hình.
Hiện nay ở Việt Nam , các hoạt động kinh doanh diễn ra vơ cùng sơi động ,
kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt .Để khỏi bị thua cuộc trong cuộc chiến kinh
doanh , rất nhiều doanh nhiệp đã tìm kiếm đến vũ khí quảng cáo trên truyền hình.
Quảng cáo trên truyền hình hiện nay là một hoạt động có vai trị khá quan
trọng . Nó góp phần quyết định sự thắng bại của một doanh nghiệp . Nếu quảng
cáo có hiệu quả sẽ giúp cho khách hàng hiểu biết , tin tưởng vào hàng hóa , sản
phẩm của doanh nghiệp ,góp phần đẩy mạnh cơng tác tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ,
đồng thời khuếch trương danh tiếng, tên tuổi của doanh nghiệp. Tuy nhiên , hoạt
động quảng cáo trên truyền hình vẫn được xem như là một bài tốn khó khăn và
tốn kém đối với bất kì doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường , đặc
biệt là trong nền công nghiệp quảng cáo trên truyền hình vẫn đang được hình thành
và phát triển như ở Việt Nam.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo ( nghị định
194/1994/CP , nghị định 24/2003/ND-CP , pháp lệnh quảng cáo số 39/2001)
2. Đậu Nhật Minh (2005) , Giáo trình quảng cáo truyền hình,Đại học sân
khấu & Điện ảnh Hà Nội.
3. Giáo trình Nguyên lí Marketing , trường Đại Học văn hóa Hà Nội
4. Ngơ Đức Việt , khóa luận tốt nghiệp năm 2001, “ Hoạt động kinh doanh
quảng cáo của đài truyền hình Việt Nam : thực trạng và hướng phát triển”
5. Phipip Kotler (1998 ) , Marketing căn bản, Nxb Thống kê Hà Nội.
6.

Trang web www.google.com

7.

Trang web www.vtv.vn


PHỤ LỤC

Hình 1 : Quảng cáo Dầu ăn Meizan

Hình 2 : quảng cáo mì ăn liền Chíp Chíp


×