Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐỊA VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.45 KB, 73 trang )


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-------------------------

SINH VIÊN: TỐNG MỸ NINH
LỚP: CQ54/11.02
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ ĐỊA VIỆT
Chuyên ngành

: Tài chính Doanh nghiệp

Mã số

: 11

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Đặng Phương Mai

Hà Nội - 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế tại đơn vị thực tập , dựa trên những kiến thức đã được học và hướng
dẫn của TS.Nguyễn Hoàng Tuấn
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Thị Hồng Vân

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

3

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
TRANG BÌA

i

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tên

XNK

Xuất, nhập khẩu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

FIATA

Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế

TMQT

Thương mại quốc tế

L/C

Thư tín dụng chứng từ

AWB

vận đơn chủ

HAWB


vận đơn của người gom hàng

HAB

Vận đơn thứ cấp

HĐQT

Hội đồng quản trị

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

IATA

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

4


Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây với xu thế tồn cầu hóa trở thành xu hướng

chủ đạo thì thị trường ngày càng được mở rộng tạo cơ hội giao thương giữa
các nước, mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng
và chặt chẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đối với mỗi quốc
gia Ngoại thương trở thành lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng thực tế cấp
thiết trên địi hỏi Việt Nam phải tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế
với kinh tế khu vực và trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh
của nền kinh tế trong nước.
Hiện nay chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các ngành kinh
tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng khơng nói riêng đã có
những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội địa được phủ
kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng
hàng hố xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch
buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường
được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển.Trong hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,tổ chức giao nhận vận tải bằng
đường hàng khơng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng do tính ưu việt về tốc độ
vận tải và tính an tồn cao nên vận tải hàng khơng vận giữ vai trị rất quan

trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận bằng
đường hàng không đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung
và ở cơng ty TNHH tư vấn kỹ thuật hàng khơng nói riêng tơi đã chọn đề tài
“tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu bằng đường hàng
khơng tại cơng ty TNHH tư vấn kỹ thuật hàng không Việt Nam”

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

5

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

2.

Học viện Tài chính

Mục tiêu nghiêm cứu
Hệ thống hóa lại các nội dung lý luận và phân tích về tổ chức giao nhận

và vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng qua đó nghiêm
cứu về thực trạng tổ chức giao nhận và vận tải tại công ty TNHH tư vấn kỹ
thuật hàng không Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện tổ chức giao nhận và vận tải tại công ty
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiêm cứu của đề tài là tổ chức giao nhận và vận tải hàng

hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề chung về tổ chức giao nhận và vận
tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại công ty TNHH tư vấn kỹ thuật hàng
không Việt Nam từ 2017 đến 2020
4.

Phương pháp nghiêm cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận biện chứng,

phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà
nước trong việc xây dựng và hồn thiện q trình thực hiện thủ tục hải quan
đối trong lĩnh vực xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa.
Sử dụng kết hợp giữa các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích,
thống kê, đối chiếu và dự đốn để giải quyết những vấn đề mục tiêu đã được
xác định.
5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo luận

văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

6

Lớp: CQ54/05.06



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 2: Thực trạng thực hiện tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng khơng tại cơng ty TNHH tư vấn
kỹ thuật hàng không Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức giao nhận và vận tải
hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH tư
vấn kỹ thuật hàng không Việt Nam

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

7

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1.Tổng quan về tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không

Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các
quốc gia khác nhau. Để hàng hóa từ người bán đến tay người mua phải thơng
qua vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải
hàng hóa quốc tế. Vậy giao nhận là gì?
1.1.1

Khái niệm dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng
khơng
Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải vận chuyển đến nhiều nước

khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua. Trong trường hợp đó,
nghiệp vụ giao nhận là tổ chức việc di chuyển và thực hiện các thủ tục liên
quan đến việc vận chuyển
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA,
dịch vụ giao nhận được định nghĩa là “bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa
cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hóa”.
Theo điều 163 luật Thương mại Việt Nam : “Dịch vụ giao nhận hàng hóa
là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ
và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

8

Lớp: CQ54/05.06



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

của chủ hàng , của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác(gọi
chung là khách hàng ).”
Như vậy, về cơ bản giao nhận hàng hóa là tập hợp những cơng việc có
liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng ( người gửi hàng ) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng ).
Giao nhận và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là tập hợp các
nghiệp vụ liên quan đến qúa trình vận tải hàng khơng nhằm thực hiện việc di
chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận và vận tải
bằng đường hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải
quyết các thủ tục liên quan đến qúa trình chuyên chở hàng hố bằng đường
hàng khơng
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu bằng đường hàng khơng
Giao nhận vận tải hàng khơng có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế
giới nói chung và TMQT nói riêng.Vận tải hàng khơng chiếm 20%-30% tổng
kinh ngạch của buôn bán quốc tế, nhưng chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối
lượng hàng hóa chuyên chở quốc tế. Đây là phương thức mà hàng được
chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng ( Cargo Aircraft/ Freighter),
hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane)
Vận tải hàng khơng chiếm vị trí số một trong chun chở hàng hóa cần
giao khẩn cấp, dễ thối, hàng cứu trợ khẩn cấp,súc vật hoang dã và loại hàng
nhạy cảm với thời gian.
Vận tải hàng khơng có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các
nước, là cầu nối giữa các nền văn hóa của các dân tộc, là phương tiện chính
trong du lịch quốc tế


Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

9

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Vận tải hàng khơng có những đặc điểm chung của một phương thức vận
tải, ngồi ra cịn có các đặc trưng riêng sau:
Thứ nhất, tuyến đường trong vận tải hàng không cao, thời gian vận
chuyển ngắn. Tốc độ vận tải hàng không gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần
oto và 8 lần tàu hỏa. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ
bình qn vào khoảng 800-1000km/h, rất cao so với các phương thức phổ
biến khác như tàu biển(12-25 hải lí/giờ). Tàu hỏa(ở Việt Nam chỉ khoảng 6080km/h)
Thứ hai, vận tải hàng khơng ln địi hỏi sử dụng cơng nghệ cao, khơng
cho phép sai sót dù cho nhỏ nhất. Vận tải hàng không đáp ứng được các nhu
cầu đặc biệt về chính trị, xã hội … trong từng thời điểm mà không phương
thức vận tải nào đáp ứng được,như viện trợ khẩn cấp để cứu đói, bão, động
đất…
Thứ ba, vận tải hàng khơng cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất
lượng nâng cao hẳn so với các phương thức vận tải khác và được đơn giản
hóa các về thủ tục, giấy tờ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra,
kiểm sốt…
1.1.3.Vai trị của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng
khơng

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở
rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận và
vận tải hàng khơng ngày càng có vai trị quan trọng và nó có những vai trị nổi
bật sau đây:
Một là,Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng khơng bị cản
trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối
được gần như các quốc gia trên thế giới.

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

10

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Hai là,dịch vụ nhanh chóng đúng giờ , nhờ vào tốc đọ vận chuyển nhanh
vì vậy phù hợp với việc giao nhận và vận tải hàng hóa có giá trị cao hoặc dễ
hư hỏng. Bên cạnh đó, giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hỏng hàng , đổ vỡ
hay trộm cắp vặt gây ra.
Ba là, Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương
thức vận chuyển khác. Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và
tốc độ xử lí thủ tục nhanh chóng.
1.1.4. Người giao nhậntrong giao nhận vận tải hàng hóa bằngđường hàng
khơng
1.1.4.1 Khái niệm của người giao nhận
Người chuyển chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của

người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người
giao nhận cũng đảm nhiệm thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng
giao nhận như: bải quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm
hóa,..
Theo luật 164 Luật Thương Mại Việt Nam năm : Người giao nhận là
thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh về dịch vụ giao nhận
hàng hóa.
Người giao nhận có thể là chủ hàng khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận
cơng việc giao nhận hàng hóa của mình, có thể là đại lý hàng hóa , cơng ty
xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào
khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Vậy người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ
hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng, lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người
vận tải, có thể sử dụng thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

11

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

tải. Nhưng anh taký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao
nhận chứ không phải người vận tải.
Ở các nước khác nhau tên người giao nhận có khác nhau nhưng đều có
chung một tên giao dịch quốc tế là người giao nhận hàng hóa quốc tế

( international freight forwarding ) và cùng làm dịch vụ giao nhận.
Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về địa vị pháp lý của người giao
nhận nên ở các nước khác nhau thì địa vị pháp lý của người giao nhận khác
nhau. Theo các nước sử dụng luật Common law: Người giao nhận có thể lấy
danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng hay người giao nhận ) thì địa vị
người giao nhận dựa trên khái niệm về đại lý. Hay có thể đảm nhiệm vai trò
của người ủy thác, tự chịu trách nhiệm trong quyền hạn của chính mình.Theo
các nước sử dụng luật Civil law: có quy định khác nhau nhưng thông thường
người giao nhận lấy danh nghĩa của người giao dịch cho công việc của người
ủy thác, họ vừa là người ủy thác, vừa là đại lý.
1.1.4.2 Vai trò người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày nay cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế thì các phương
thức vận tải ngày càng phát triển, người giao nhận khơng chỉ làm đại lý,
người nhận ủy thác mà cịn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trị như một
vai chính – người chuyên chở. Người giao nhận đã đóng vai trị:
Một là mơi giới hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
Hai là đại lý: Người giao nhận đóng vai trị như một đại lý của người
chuyên chở đểthực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng,
lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,..trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
Ba là người gom hàng: người chuyển chở đóng vai trị là đại lý hoặc
người chun chở. Đặc biệt là không thể thiếu trong vận tải container nhằm

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

12

Lớp: CQ54/05.06



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên để tân dụng sức chở của container và
giảm cước vận tải.
Bốn là người chuyển chở: Trong nhiều trường hợp người giao nhận
đóng vai trị là người chuyển chở hoặc trong trường hợp người giao nhận
cung cấp vận tải đa phương thức.
1.1.4.3 Phạm vi và trách nhiệm của người giao nhận


Phạm vi của người giao nhận:

Thường thì người giao nhận sẽ thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận
hàng thực hiện q trình vận chuyển hàng hóa qua các cơng đoạn. Người giao
nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những đại lý mà họ thuê,
những dịch vụ này bao gồm:
Một là,thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):Theo những chỉ dẫn
của người gửi hàng, người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích
hợp, lưu cước với người chuyên chở đã chọn lọc.
- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
- Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan như: biên lai nhận hàng,
chứng từ vận tải,…
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật
pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải hàng hoá, cũng như chuẩn bị
các chứng từ cần thiết
- Ðóng gói hàng hố (trừ khi hàng hố đã đóng gói trước khi giao cho

người giao nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần)

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

13

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu
vực giám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
- Theo dõi q trình vận chuyển hàng hố đến cảng đích bằng cách liện
hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có)
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất
mát hay tổn thất của hàng hoá.
Hai là,thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu): Theo những chỉ
dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khi
người nhận hàng lo liệu vận tải hàngtrong trường hợp người nhập khẩu chịu
trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận hàng và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa

- Nhận hàng của người vận tải và thanh toàn cước nếu cần
- Khai báo hải quan và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ
phí khác liên quan
- Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
- Nếu cần giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người
chuyên chở về những tổn thất của hàng hóa (nếu có)



Trách nhiệm của người giao nhận:

Khi là đại lý của chủ hàng

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

14

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách
nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa dù đã có hướng dẫn

+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc khơng hồn lại thuế
+ Những thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba mà người giao
nhận gây nên
Khi là người chuyên chở
Khi là người chun chở, người giao nhận đóng vai trị là một nhà thầu
độc lập, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, và
phải chịu trách nhiệm về hành vi của người chuyên chở, của người giao nhận
khác mà người giao nhận thuê để thực hiện hợp đồng giao nhận hàng hóa. Khi
người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu
kho hay phân phối, thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên
chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của
mình.
Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát,
hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc do người được khách hàng ủy thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu khơng phù hơp
+ Do bản chất của hàng hóa
+ Do chiến tranh, đình cơng
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

15

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

+ Do các trường hợp bất khả kháng
Ngồi ra người giao nhận khơng chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng
lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà
khơng phải do lỗi của mình.
1.2 Chứng từ trong giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
bằng đường hàng không
1.2.1 Khái niệm của chứng từ trong giao nhận và vận tải hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không
Vận đơn đường hàng không (AWB-AirwayBill): là chứng từ do
cơ quan vận tải hàng không cấp cho người gửi hàng để xác nhận đã nhận hàng
để chở. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng
chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về
điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa vận chuyển.
Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau: là bằng
chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và
người gửi hàng, là bằng chứng của người chuyên chở hàng không đã nhận
hàng, là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
khơng, là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa, là hướng dẫn cho nhân
viên hàng khơng trong qua trình phục vụ chun chở hàng hóa.
Khơng giống như trong vận tải đường biển, trong vận tải đường
hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch được, hay nói
cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như
vận đơn đường biển thơng thường. Ngun nhân cúa điều này là do tốc độ
vận tải hàng không rất cao , hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng
hóa được giao ngay ở nơi đến một thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ
hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của


Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

16

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập
khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng khơng thường khơng có chức
năng sở hữu hàng hóa
Vận đơn hàng khơng có thể do hãng hàng khơng phát hành, cũng có thể
do người khác khơng phải do hãng hàng không phát hành.
1.2.2. Phân loại vận đơn hàng không


Căn cứ vào người phát hành, vận đơn hàng không được chia làm hai
loại là:
Một là,vận đơn của hãng hàng không ( Airline airway bill): Vận đơn này

do hãng hãng hàng không phát hành,trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã
nhận dạng của người chuyên chở( Isuing carrier indentification).
Hai là,vận đơn trung lập( Neutral airway bill): Loại vận đơn này do
người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành, trên vận đơn
khơng có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở hay người giao
nhận phát hành.



Căn cứ vào việc gom hàng,vận đơn chia làm hai loại:
Một là, vận đơn chủ( Master airway bill-MAWB): Là vận đơn do

người chun chở hàng khơng cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng
ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa chuyên chở
hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận giữa người chuyên
chở và người gom hàng
Hai là, vận đơn của người gom hàng( House airway bill-HAWB): là
vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để
các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

17

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận
hàng hóa giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ.
Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung q trình gom hàng trong
lĩnh vực hàng khơng như sau: Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận
đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng,
giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình
phát hành khi nhận hàng từ đầu đi

1.2.3 Các chứng từ khác
Vận đơn thứ cấp (HAB-House Airwaybill)
Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ ghi nơi sản xuất cuarhangf hóa do
người xuất khẩu kê khai, được ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước
xuất khẩu xác nhận
Hóa đơn thương mại: Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi
người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua
hang hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh tốn cho người bán hàng theo
những điều kiện cụ thể.
Bản lược khai hàng hóa: Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên
chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lơ hàng lẻ
gửi chung một vận đơn( trường hợp gom hàng)
Bản kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list) là bảng khai chi tiết về hàng
hóa của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê
khai chi tiết.
1.3 Cơ sở lí luận về tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu
nhập khẩu bằng đường hàng không
1.3.1 Khái niệm tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu bằng đường hàng không
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

18

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


Giao nhận và vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng là tập hợp các
nghiệp vụ liên quan đến qúa trình vận tải hàng khơng nhằm thực hiện việc di
chuyển hàng hố từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng. Giao nhận và vận tải
bằng đường hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải
quyết các thủ tục liên quan đến qúa trình chun chở hàng hố bằng đường
hàng khơng
Vận tải đường hàng không so với vận tải đường biển thì vận tải hàng
khơng sẽ ít thơng dụng hơn. Bởi loại hình này hạn chế về chủng loại cũng như
khối lượng, kích cỡ của hàng hóa. Thơng thường chỉ phù hợp với vận chuyển
hàng nhỏ lẻ, hàng nhẹ, hàng có giá trị cao, bưu kiện, thư tín hoặc các mặt
hàng có yêu cầu thời gian giao hàng gấp rút. Chi phí cũng cao hơn so với giao
nhận vận tải đường biển. Tuy nhiên trên quốc tế, đây được xem là thị trường
hấp dẫn và tiềm năng bởi các ưu điểm nhưng nhanh nhóng và an tồn.
1.3.2 Cơ sở pháp lí trong tổ chức giao nhận và vận tải quốc tế bằng
đường hàng không
1.3.2.1 Các nguồn lực điều chỉnh
Chuyên chở hàng hóa và hành khách bằng đường hàng khơng
quốc tế được điều chỉnh bằng các Công ước, Quy tắc, Nghị định thư về vận
tải hàng khơng quốc tế, Cụ thể đó là:
Công ước Vác-xa-va 1929: Đây là một công ước quốc tế chủ yếu về vận
tải hàng không quốc tế, được ký kết tại Vác-xa-va năm 1929
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-xa-va 1929: ký kết tại Hague ngày
28/9/1955 nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1995
Công ước bổ sung Công ước Vác-xa-va để thống nhất một số quy tắc
lien quan tới vận tải hàng không quốc tế được thực hiện bởi một người khác
không phải là người chuyên chở theo hợp đồng: được ký kết tại Guadalajara
ngày 18/9/1961 nên gọi là công ước Guadalajara 1961
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

19


Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Nghị định thư bổ sung số 1: được ký kết tại tành phố Montreal ngày
25/9/1975 nên gọi tắt là nghị định thư Montreal 1975 số 1
Nghị định thư bổ sung số 2 : được ký kết tại thành phố Montreal ngày
25/9/1975 nên gọi tắt là nghị định thư Montreal 1975 số 2
Các công ước hiệp định, Nghị định thư nói trên chủ yếu sửa đổi về giới
hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng hóa đối với tai nạn
hành khách, hành lý và thời gian thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên
chở hàng không.
1.3.2.2 Trách nhiệm của người chuyên chở đường hàng khơng đối với
hàng hóa
Thời hạn trách nhiệm: người chun chở chịu trách nhiệm đối với hàng
hóa trong q trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển hàng hóa bằng
máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng háo nằm trong sự bảo quản của người
chuyên chở ở trong cảng hàng không, trong máy bay và bất kỳ nơi nào, nếu
phải hạ cánh ngồi cảng hàng khơng. Vận chuyển hàng hóa bằng máy bay
không bao gồm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường song trừ phi nhằm
thực hiện hợp đồng vận tải hàng khơng có chuyển tải
Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam quy định tương tự như các Công
ước quốc tế.Q trình vận chuyển hàng hóa bằng máy bay được tính từ khi
người gửi hàng giao hàng hóa cho người vận chuyển tới khi người vận
chuyển trả hàng xong cho người có quyền nhận hàng.
Cơ sở trách nhiệm : Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về

thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt hay bị châm giao hàng( sau 7
ngày, kể từ ngày lẽ ra hàng hóa phải tới hoặc người chuyên chở tuyên bố hàng
bị mất, thì người nhận hàng có quyền kiện người chun chở. Điều 13. Mục 3
của Công ước Vác-xa-va1929). Người chuyên chở được miễn trách nhiệm

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

20

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

nếu chứng minh được rằng anh ta và đại lý đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết hoặc không thể áp dụng được những biện pháp nhưu vậy để tránh thiệt
hại. Người chuyên chở cũng được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được
thiệt hại trong việc hoa tiêu, chỉ huy bay, vận hành máy bay.
Tại Việt Nam, người vận chuyển chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng
cúa hàng hóa và chậm giao hàng. Người vận chuyển được miễn trách nhiệm
đối với mất mát hư hỏng hàng hóa hoặc chậm giao hàng trong các trường hợp
sau: Do đặc tính tự nhiên hay khuyết tật vốn có uẩ hàng hóa , do cưỡng chế
của chính phủ và tòa án; do xung đột vũ trang, do lỗi của chủ hàng hay người
áp tải của chủ hàng…
Giới hạn trách nhiệm: trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng
hóa được giới hạn bằng số tiền 250 Fr. Vàng/1kg theo Công ước Vác-xa-va
và Nghị định thư Hague. Theo hiệp định Montrael 1966 giới hạn trách nhiệm
là 9,07 USD/ 1pound, tương đương với 20 USD/1kg. Nếu hàng hóa đã kê

khai gía trị ở nới giao hàng cho người chuyên chở, thì giới hạn trách nhiệm là
giá trị đã kê khai trừ khi người chuyên chở thì giới hạn giá trị trách nhiệm là
giá trị dã kê khai, trừ khi người chuyên chở chứng minh được giá trị đã kê
khai lớn hơn giá trị thực sự của hàng hóa. Theo nghị định thư Guatemala,
giưới hạn trách nhiệm của

người chuyên chở đối với hàng hóa là 250

Fr.vàng/1kg .
Theo Nghị thư Montrael năm 1975 số 1,2,3,4 giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở đối với hàng hóa là 17 SDR/1kg
Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam cũng quy định trong trường hợp
vận chuyển có kê khai giá trị của hàng hóa thì giưới hạn là giá trị đã kê khai
và cước phí vận chuyển đến nơi đến. Trong trường hợp vận chuyển không kê
khai giá trị, giới hạn trách nhiệm bằng giới hạn quy định trong các công ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhưng vẫn chưa quy định rõ là bao nhiêu và
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

21

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Việt Nam cũng chưa tham gia công ước quốc tế nào, trừ tham gia tổ chức
ICAO. Theo điều lệ vận chuyển hàng hóa quốc tế Vietnam Airlines năm 1993,
quy định giưới hạn trách nhiệm là 20 USD/1kg nhưng không vượt quá giá trị

của hàng hóa tại nơi đến
1.3.3 Nội dung tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu bằng đường hàng khơng.
1.3.3.1 Xác định các loại cước phí trong giao nhận, vận tải bằng đường
hàng khơng
Theo Giáo trình “ Giao nhận vận tải quốc tế” của TS. Nguyễn Thị Kim
Oanh và TS. Thái Bùi Hải An ( 2019,tr137) gồm một số các loại cước phí
trong giao nhận và vận tải quốc tế bằng đường hàng khơng là:
Cước hàng bách hóa( General Cargo Rate-GCR): cước hàng bách hóa
được coi là mức cước cơ bản, tính cho lơ hang khơng được hưởng bất kỳ
khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ
sở để tính cước cho những mặt hàng khơng có cước riêng. Cước hàng bách
hóa thường được tính theo từng mức trọng lượng hàng hóa: đến 45kg, từ 45100kg, từ 100-250kg,từ 250-500kg, từ 500-1000kg,từ 1000-2000kg…
Cước tối thiểu(Minimum Rate-MR): là mức thấp nhất mà người vận
chuyển hàng không chấp nhận khi vận chuyển một lô hàng. Đó là chi phí cố
định cúa một hãng vận chuyển nên nếu cước thấp hơn thì khơng hiệu quả, và
họ chẳng muốn nhận làm gì.Thực tế khi tính cước bao giờ cũng cao hơn hoặc
bằng tối thiểu. Cước tối thiểu do IATA quy định trong TACT.
Cước đặc biệt (Special Cargo Rate-SCR): thường thấp hơn cước GCR và
áp dụng cho hàng hóa đặc biệt thơng thường trên những tuyến đường nhất
định. Mục đích là để chào giá cạnh tranh nhằm cho phép sử dụng tối ưu khả
năng chuyên chở của hãng hàng không.

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

22

Lớp: CQ54/05.06



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Cước thống nhất(Unified Cargo Rate): là cước áp dụng khi hàng hóa
chuyên chở qua nhiều chặng, người chuyên chở chỉ áp dụng một giá cước dù
giá cước chuyên chở phải áp dụng cho các chặng là khác nhau. Cước này có
thể thấp hơn tổng tiền cước mà chủ hàng phải trả riêng cho từng người
chuyên chở.
Cước gửi hàng nhanh(Priority rate): còn gọi là cước ưu tiên, hàng được
ưu tiên chuyển nhanh hơ, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện
dắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay. Cước này thường bằng
130-140% của cước GCR
Cước hàng gộp(Group Rate): là cước áp dụng cho những khách hàng
thường xuyên gửi hàng nguyên cả Container hay Pallet( thường là đại lý hay
người gom hàng hay người giao nhận)
Cước container( Container rate): sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các
loại hàng được đóng trong container hàng không( khác với loại container
đường biển)
Cước phân loại hàng ( Class Rate/ Commodity Classification RateCR/CCR): được tính trên cơ sở 0% so với cước hàng bách hóa, áp dụng đối
với những mặt hàng khơng có cước riêng trên một số tuyến nhất định. Áp
dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng
hạn như hàng có giá trị, các lồi động vật sống, sách, báo, hành lý….
Cước cho mọi loại hàng ( Freight All Kind- FAK): là mức cước áp dụng
choc hung mọi loại hàng hóa xếp chung trong một Container.
Cước ULD (ULD Rate): là cước tính cho hàng hóa chun chở trong các
ULD. Cước này thấp hơn cước hàng rời, khi tính chỉ căn cứ vào loại hàng và
số lượng ULD, không căn cứ vào hàng hóa ( số lượng và chủng loại hàng)
Cước hàng chậm: là cước tính cho lơ hàng gửi chậm, cước này thường
thấp hơn cước hàng gửi nhanh và hàng thông thường

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

23

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Khi vận chuyển hàng bằng máy bay, ngồi trả cước phí hàng khơng, chủ
hàng cịn phải trả một số khoản phí khác như: DO(Delivery oder), handling,
lệ phí sân bay…Những khoản này chiếm tỉ trọng khơng lớn trong tổng cước
phí chun chở.


Cách tính cước vận chuyển hàng khơng

Cước phí trong vận tải hàng khơng được quy định trong các biểu cước
thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng khơng Quốc tế-IATA đã có quy định về quy
tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng khơng TACT
Cơ sở tính cước phí:


Cước có thể tính trên cơ sở trọng lượng, nếu là lơ hàng nhỏ và
thuộc loại hàng nặng




Cước tính theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối
với hàng nhẹ hoặc cồng kềnh



Cước tính theo giá trị đối với hang hóa có giá trị cao trên một đơn
vị trọng lượng hoặc đơn vị thể tích

Tổng tiền cước được tính bằng cách: nhân số đơn vị hàng hóa chịu cước
với mức cước. Tuy nhiên tiền cước không được nhỏ hơn cước tối thiểu dã quy
định.
Cơng thức tính cước như sau:
Cước hàng khơng= Đơn giá cước x Khối lượng tính cước
Nhìn cơng thức có thể thấy: để tính số tiền cước cho mỗi lô hàng cần
quan tâm tới hai đại lượng: Đơn giá và Khối lượng
Đơn giá cước: là số tiền phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính
cước.Các hãng hàng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng
khối lượng hàng.
Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân

24

Lớp: CQ54/05.06


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Khối lượng tính cước: là khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích của

hàng hóa chuyên chở tùy theo số nào lớn hơn
Với số đo thể tích theo centimet khối thì cơng thức là:
Khối lượng thể tích= Thể tích hàng:6000
Nếu đơn vị đo tính bằng inch,pound thì cơng thức có thay đổi, tuy nhiên
do ở Việt Nam chúng ta dùng hệ mét, nên chúng ta chỉ sử dụng một cơng thức
nêu trên. Ngồi ra, các hãng chuyển phát nhanh dùng công thức riêng.
Lý do cần phải sử dụng hai loại khối lượng trên là vì khả năng chun
chở của máy bay có hạn và bị khống chế bởi khối lượng và dung tích sử dụng
để chở hàng. Hãng hàng khơng sẽ tìm cách để tối đa lợi ích thu về nên sẽ tính
cước theo khối lượng hoặc khối lượng hoặc khối lượng quy đổi, tùy theoloaij
hàng nặng hay nhẹ. Khối lượng quy đổi từ thể tích là nhằm tới những loại
hàng cồng kềnh, có thể tích lớn
1.3.3.2 Quy trình tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa bằng đường
hàng khơng


Quy trình tổ chức giao nhận và vận tải hàng hóa xuất khẩu
hàng hóa bằng đường hàng khơng

Bước 1:Tiếp nhận u cầu, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương
Sau khi tìm được khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận và
vận tải hàng háo bằng đường hàng không bộ phận khách hàng sẽ tiến hành
xác nhận, tìm hiểu thơng tin về hàng hóa như : tên hàng, số lượng, địa điểm,
thời gian giao hàng…. Nội dung chi tiết được 2 bên đàm phán và thống nhất
cho phù hợp với nhu cầu thực tế.về các mức giá phù hợp, thời gian giao hàng
ước tính và cuối cùng tiến hành kỹ kết hợp đồng
Bước 2 tiếp nhận hàng của khách hàng

Sinh viên: Hà Thị Hồng Vân


25

Lớp: CQ54/05.06


×