Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hệ công thức thiết kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ cho nữ thanh niên lứa tuổi 25 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu hồn thiện hệ cơng thức thiết
kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
cho nữ thanh niên lứa tuổi 25-35
BÙI THỊ THÙY LINH


Ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Lã Thị Ngọc Anh

Viện:

Dệt may – Da giày – Thời trang

HÀ NỘI 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu hồn thiện hệ cơng thức thiết
kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
cho nữ thanh niên lứa tuổi 25-35
BÙI THỊ THÙY LINH



Ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Lã Thị Ngọc Anh

Viện:

Dệt may – Da giày – Thời trang

Chữ ký của GVHD

HÀ NỘI 12/2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Bùi Thị Thùy Linh
Đề tài luận văn: Nghiên cứu hoàn thiện hệ công thức thiết kế mẫu cơ sở
sản phẩm áo nhẹ cho nữ thanh niên lứa tuổi 25-35
Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may
Mã số HV: CA190027
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
23 tháng 11 năm 2020 với các nội dung sau:
1. Bổ sung tóm tắt luận văn (mặt sau tờ thứ 3). Trình bày luận văn theo
quy định (Format, TLTK…).
2. Bổ sung hình vẽ thiết kế của 3 hệ công thức thiết kế vào phần phụ lục

(trang 80). Điều chỉnh bảng đo nhân trắc và hình vẽ cho khớp nhau
(trang 35; 36). Thêm tên nhà xuất bản, năm xuất bản vào mục TLTK
(trang 78).
3. Bổ sung các cơ sở chọn mẫu đảm bảo tính đại diện (trang 33; 34).

Ngày 03 tháng 12 năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Mẫu 1c


ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Nghiên cứu hồn thiện hệ cơng thức thiết kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ cho nữ
thanh niên lứa tuổi 25-35.

Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên


Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do chính tác giả nghiên cứu, do tác giả trình bày, không sao chép của bất kỳ
tài liệu nào khác. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, hình ảnh
của kết quả nghiên cứu trong luận văn.


Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2020
Người thực hiện:

Bùi Thị Thùy Linh


Lời cảm ơn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh và các thày
cô trong viện Dệt May – Da giày – Thời trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin
cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều
kiện cho tác giả học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


Tóm tắt nội dung luận văn
Tác giả nghiên cứu đặc điểm hình dáng cơ thể người nữ Việt Nam, nghiên
cứu về đặc điểm hình dáng và kết cấu của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ, mối quan
hệ giữa cơ thể người, vật liệu may và quần áo. Nghiên cứu, so sánh đánh giá các
hệ cơng thức có trước như hệ công thức khối SEV, hệ công thức ARMSTRONG,
hệ công thức ALDRICH để xây dựng hệ công thức thiết kế mới. Trong luận văn,
tác giả có sử dụng phần mềm GERBER ACCUMARK và CLO 3D để hỗ trợ thiết
kế và mô phỏng các hệ công thức thiết kế trên mẫu 3D ảo. Đánh giá các hệ công
thức thiết kế để kế thừa những ưu điểm của mỗi hệ công thức. Xây dựng hệ cơng
thức mới sau đó tiến hành mơ phỏng, hiệu chỉnh và may mẫu thật cho 3 người mẫu
để đánh giá chất lượng của hệ công thức thiết kế mới. Người mẫu được chọn là 3
người đại diện cho cỡ trung bình có kích thước cơ thể tương tự như nhau để có thể
mặc thử 1 mẫu áo. Lấy kích thước của người mẫu theo hướng dẫn trong TCVN
5781:2009. Mục tiêu của bài nghiên cứu là hoàn thiện hệ công thức thiết kế mẫu
cơ sở sản phẩm áo nhẹ kế thừa những cơng trình nghiên cứu của nước ngoài và

thay đổi các hệ số cũng như lượng gia giảm thiết kế sao cho phù hợp với cơ thể
người nữ thanh niên Việt Nam để có thể sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Kết
thúc luận văn thu được kết quả lượng gia giảm thiết kế trên từng khu vực của nửa
trên cơ thể người nữ sử dụng trong thiết kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ. Qua phân
tích xây dựng được phần đầu mang tay áo kế thừa theo hệ công thức ALDRICH
cùng với 12 điểm điều chỉnh khác. Tác giả đã hồn thiện hệ cơng thức thiết kế mẫu
cơ sở sản phẩm áo nhẹ, hệ công thức thiết kế đã được đánh giá qua phần mềm, qua
thực nghiệm và qua chuyên gia.
Đóng góp mới của tác giả: Luận văn sử dụng thành tựu của công nghệ để
triển khai nghiên cứu trong luận văn. Thơng qua đó tác giả mong muốn việc ứng
dụng công nghệ sẽ phổ biến hơn trong ngành dệt may. Góp phần làm tăng năng
suất và hiệu quả lao động.
Tính khoa học thực tiễn của luận văn: Sau khi hồn thiện hệ cơng thức thiết
kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ cho nữ thanh niên Việt Nam lứa tuổi 25-35, cho
phép sử dụng hệ công thức để thiết kế và phát triển các mẫu áo sơ mi cho nữ thanh
niên nước ta. Hệ cơng thức được nghiên cứu dựa trên đặc điểm hình dáng phụ nữ
Việt Nam nên phù hợp, có thể ứng dụng trong thực tiễn.
HỌC VIÊN


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ......................................................... 2
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 2
1.1.1 Đặc điểm hình dáng cơ thể người ............................................................. 2
1.1.1.1. Đặc điểm phần cổ cơ thể người ......................................................... 2
1.1.1.2. Đặc điểm phần vai cơ thể người ........................................................ 3
1.1.1.3. Đặc điểm phần ngực cơ thể người ..................................................... 3
1.1.1.4. Đặc điểm phần bụng cơ thể người ..................................................... 4
1.1.1.5. Đặc điểm phần mông cơ thể người .................................................... 4

1.1.1.6. Đặc điểm đường bao sau lưng của phần thân trên cơ thể người ........ 5
1.1.2 Đặc điểm hình dáng và kết cấu của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ ........... 5
1.1.3 Yêu cầu của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ ................................................ 6
1.1.4 Mối quan hệ giữa cơ thể người - vật liệu may và quần áo ...................... 7
1.1.4.1. Mối quan hệ giữa cơ thể người với quần áo ...................................... 7
1.1.4.2. Mối quan hệ giữa vật liệu may với quần áo ....................................... 7
1.1.5 Phương pháp thiết kế quần áo ................................................................. 8
1.1.5.1. Phương pháp thiết kế trên manocanh ................................................. 8
1.1.5.2. Phương pháp thiết kế bằng phương pháp tính tốn phân tích ............ 9
1.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẪN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ SẢN
PHẨM ÁO NHẸ......................................................................................................... 10
1.3. NGHIÊN CỨU CÁC HỆ CÔNG THỨC THIẾT KẾ TRONG VÀ NGỒI NƯỚC............. 14
1.3.1. Cơng thức thiết kế của các hệ công thức................................................. 14
1.3.2. Nhận xét các hệ công thức thiết kế ......................................................... 28
1.4. CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ QUẦN ÁO.................................. 29
1.4.1. Phần mềm GERBER ACCUMARK ....................................................... 29
1.4.2. Phần mềm CLO 3D ................................................................................. 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2 :ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 33
2.1.1. Người mẫu............................................................................................... 33
2.1.1.1 Mốc đo, kích thước đo ...................................................................... 34
2.1.1.2 Dụng cụ đo ........................................................................................ 38
2.1.1.3 Kích thước đo của người mẫu .......................................................... 38
2.1.2. Mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ .................................................................... 41
2.1.2.1 Vật liệu .............................................................................................. 41
2.1.2.2 Kiểu dáng .......................................................................................... 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN HỆ CƠNG THỨC THIẾT KẾ MẪU CƠ
SỞ ÁO NHẸ .............................................................................................................. 42



2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 42
2.3.1. So sánh đánh giá các hệ CTTK ................................................................ 43
2.3.2. Hoàn thiện hệ CTTK mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ ..................................43
2.3.2.1. Xây dựng hệ công thức thiết kế ........................................................ 43
2.3.2.2. Mô phỏng hệ công thức thiết kế ....................................................... 44
2.3.2.3. May mẫu và đánh giá mẫu ................................................................ 46
2.3.2.4. Hiệu chỉnh hệ công thức thiết kế ...................................................... 47
2.3.2.5. Hồn thiện hệ cơng thức thiết kế mẫu cơ sở áo nhẹ ......................... 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................49
3.1. SO SÁNH ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ CÔNG THỨC THIẾT KẾ ..........................................49
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ CÔNG THỨC THIẾT KẾ MẪU CƠ SỞ ÁO NHẸ ................53
3.2.1. Xác định lượng gia giảm thiết kế ............................................................. 53
3.2.1.1. Phân tích phần cổ áo .........................................................................53
3.2.1.2. Phân tích mang tay áo .......................................................................54
3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu lượng gia giảm thiết kế .....................................55
3.2.2. Kết quả xây dựng hệ công thức thiết kế ..................................................56
3.2.3. Kết quả mô phỏng thiết kế .......................................................................63
3.2.4. May mẫu và đánh giá hệ công thức thiết kế ............................................64
3.2.5. Hiệu chỉnh hệ công thức thiết kế ............................................................. 67
3.2.6. Kết quả hồn thiện hệ cơng thức thiết kế mới .........................................69
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BDM: Băng dây mốc.
CTN: Cơ thể người.
CTTK: Công thức thiết kế.

DN: Doanh nghiệp.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. 2. Bảng thống kê số lượng các chi tiết của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ ....6
Bảng 1.1.5. 2. Lượng gia giảm thiết kế được đề xuất bởi MyersMcDevitt (2004) ...10
Bảng 1.3.1 a. Lượng gia giảm cho mẫu áo nữ cơ sở .................................................14
Bảng 1.3.1 b. Bảng giá trị tham khảo cho số hạng điều chỉnh ..................................14
Bảng 1.3.1 c. Bảng tính tốn kích thước thiết kế áo cơ sở theo hệ thống công thức
khối SEV .................................................................................................................... 15
Bảng 1.3.2. Bảng nhận xét các hệ công thức thiết kế …………………………. 29
Bảng 2.1. 1. Thơng số kích thước cơ bản để thiết kế quần áo nữ trưởng thành ........33
Bảng 2.1.1.1 a. Chú thích các mốc đo nửa trên cơ thể người ....................................34
Bảng 2.1.1.1 b. Chú thích các kích thước cần đo ...................................................... 36
Bảng 2.1.1. 3. Bảng kích thước cơ thể người mẫu .................................................... 40
Bảng 2.1.2. 1. Đặc tính kỹ thuật của vải sử dụng may mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ .41
Bảng 2.3.2.3. a. Thang điêm đánh giá mẫu .............................................................. 47
Bảng 2.3.2.3. b. Bảng tổng hợp đánh giá của người mẫu ..........................................47
Bảng 3.1 a. Bản vẽ 2D các hệ công thức thiết kế ...................................................... 49
Bảng 3.1 b. Đánh giá ngoại quan các hệ công thức thiết kế ......................................50
Bảng 3.1 c. Đánh giá độ vừa vặn các hệ công thức thiết kế ......................................52
Bảng 3.2. 1. Áp suất được đo tại điểm có áp suất lớn nhất của từng khu vực...........53
Bảng 3.2.1. 1. Cơng thức thiết kế vịng cổ của các hệ công thức thiết kế .................54
Bảng 3.2.1. 2. Nghiên cứu và điều chỉnh lượng gia giảm thiết kế mang tay.............55
Bảng 3.2.1. 3. Lượng gia giảm thiết kế sử dụng trong hệ công thức nghiên cứu
trong luận văn ............................................................................................................55
Bảng 3.2. 2. Bảng cơng thức tính tốn và phương pháp dựng hình của hệ CTTK....56
Bảng 3.2.4 a. Bảng thơng số kích thước của người mẫu ...........................................65
Bảng 3.2.4 b. Hình ảnh so sánh giữa mẫu ảo và 3 mẫu thật ......................................66
Bảng 3.2.4 c. Bảng tổng hợp đánh giá của người mẫu ..............................................67

Bảng 3.2. 5. Bảng tổng hợp đánh giá của người mẫu ................................................69
Bảng 3.2.6 a. Kết quả lượng gia giảm thiết kế .......................................................... 69
Bảng 3.2.6 b. Kết quả hoàn thiện hệ cơng thức thiết kế hồn chỉnh ......................... 69


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1.1. 1. Hình dạng của cổ nhìn từ trên xuống .............................................. 2
Hình 1.1.1. 2. Hình dạng của vai người nữ ............................................................ 3
Hình 1.1.1. 3. Hình dạng của ngực nữ ................................................................... 3
Hình 1.1.1. 4. Hình dáng bụng nữ giới .................................................................. 4
Hình 1.1.1. 5. Hình dáng nghiêng của mơng nữ giới ............................................. 5
Hình 1.1.1. 6. Hình dạng lưng nữ giới theo hướng nghiêng .................................. 5
Hình 1.1.5. 1. Hình ảnh minh họa thiết kế bằng manocanh ................................... 9
Hình 1.2a. 1. Hình ảnh lỗi ở vị trí cổ áo và cách khắc phục……………………. 11
Hình 1.2a. 2. Hình ảnh lỗi dâng cổ và cách khắc phục………………………….11
Hình 1.2b. 1. Cách xác định vị trí đúng của tay áo……………………………...12
Hình 1.2b. 2. Lỗi tạo vệt ngang bắp tay và cách khắc phục……………………. 12
Hình 1.2b. 3. Lỗi nhăn đầu mang tay và cách khắc phục………………………. 13
Hình 1.2b. 4. Lỗi thiếu hạ mang tay và cách khắc phục………………………... 13
Hình 1.2b. 5. Lỗi thừa hạ mang tay và cách khắc phục………………………… 13
Hình 1.4.1 a. Giao diện của phần mềm GERBER ACCUMARK ...................... 29
Hình 1.4.1 b. Chức năng thiết kế của phần mềm GERBER ACCUMARK ........ 29
Hình 1.4.1 c. Chức năng nhảy mẫu của phần mềm GERBER ACCUMARK .... 30
Hình 1.4.1 d. Chức năng giác sơ đồ của phần mềm GERBER ACCUMARK.... 30
Hình 1.4.2 a. Giao diện của phần mềm CLO 3D………………………………. 31
Hình 1.4.2 b. Chức năng mơ phỏng mẫu trong phần mềm CLO
3D……………………………………………………………………………… 31
Hình 2.1.1.1 a. Các mốc đo nửa trên cơ thể người…………………………….. 34
Hình 2.1.1.1 b. Mốc đo và vị trí đo cơ thể người……………………………… 35

Hình 2.1.1. 2. Dụng cụ đo cơ thể người……………………………………….. 38
Hình 2.1.2. 1. Hình ảnh mơ tả sản phẩm.............................................................. 42
Hình 2.3.2. 4 Thực hiện hiệu chỉnh ngay trên phần mềm CLO 3D ..................... 48
Hình 3.2. 2. Bản vẽ theo hệ cơng thức thiết kế mới……………………………. 63
Hình 3.2.3 a. Hình ảnh ngoại quan của mẫu cắt ra từ phần mềm ........................ 63
Hình 3.2.3 b. Hình ảnh mơ phỏng áp suất của áo lên cơ thể ............................... 64
Hình 3.2. 5. Hình ảnh hiệu chỉnh tay áo và chú thích…………………………...69
Hình 3.2. 6. Bản vẽ thiết kế của hệ công thức thiết kế ………………………....77



LỜI MỞ ĐẦU
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, đóng góp khoảng
16% trong tỷ trọng xuất khẩu của cả nước, trở thành một ngành xuất khẩu chủ
lực của cả nước. Tuy nhiên ngành dệt may vẫn cần có nhiều nghiên cứu cải tiến
để cạnh tranh với các đối thủ rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Hiện
nay chúng ta chưa thể chủ động trong một số khâu sản xuất làm ảnh hưởng tới
các đơn đặt hàng về thời gian, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tỷ lệ nội địa hóa
các sản phẩm ngành may còn thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao. Một trong số
điểm hạn chế đó là khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã
đặt hàng của phía nước ngồi để xuất khẩu.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, tất cả các ngành đã và đang ứng
dụng tin học trong sản xuất, ngành Dệt may cũng không ngoại lệ, việc áp dụng
công nghệ giúp quá trình sản xuất tối ưu hơn, năng suất lao động cao hơn. Tuy
nhiên việc áp dụng khoa học công nghệ trong ngành Dệt may còn hạn chế. Theo
khảo sát của Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách cơng thương (Bộ Công
Thương) năm 2018, tỷ lệ sử dụng thiết bị cơng nghệ có trình độ cao, nhất là sử
dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chiếm khoảng 20%;
70% thiết bị có cơng nghệ trung bình; 10% công nghệ thấp. Nhà nước và DN
cùng đầu tư mạnh mẽ hơn cho việc phát triển khoa học công nghệ. Cụ thể, xây

dựng nền tảng thiết kế 3D để đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường. Thực
tế đã có nhiều phần mềm hỗ trợ riêng cho ngành Dệt may, ví dụ như phần mềm
GERBER ACCUMACK, LECTRA, OPPITEX, CLO 3D … ở đây tác giả chỉ liệt
kê một số phần mềm liên quan đến nội dung của luận văn. Các phần mềm này hỗ
trợ thiết kế và ứng dụng mơ phỏng mẫu, chỉnh sửa mẫu nhanh chóng, hiệu quả và
cực kỳ chính xác.
Là một người Việt Nam được học tập và đào tạo bài bản về kiến thức
chuyên ngành Công nghệ may tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, tác giả mong
muốn đem tâm huyết và thời gian của mình để góp một phần nhỏ vào ngành Dệt
may nước nhà. Với mục tiêu như vậy tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hoàn thiện hệ công thức thiết kế mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ cho
nữ thanh niên lứa tuổi từ 25 đến 35”.

1


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm hình dáng cơ thể người
Hình dạng bên ngồi của cơ thể người liên quan rất nhiều tới phương pháp
thiết kế và tạo dáng quần áo. Chúng ta đã biết hình dạng và kích thước cơ thể
người phụ thuộc vào cấu tạo và liên kết của hệ cơ và hệ xương, độ lớn và sự phân
bố các bắp cơ và các lớp mỡ dưới da.
Nếu quan sát theo chiều dọc, cơ thể người được phân ra hai phần rõ rệt :
phần thân trên và phần thân dưới cơ thể, ranh giới giữa hai phần là đường ngang
eo. Nếu nhìn chính diện, hình dạng cơ thể người đối xứng một cách tương đối
qua mặt phẳng chính giữa và cơ thể được chia làm hai nửa: trái và phải. Khi
nghiên cứu thiết kế sản phẩm áo người ta thường tiến hành nghiên cứu đặc điểm
hình thái các bộ phận của cơ thể người như phần đầu, cổ, vai, ngực, bụng lưng
mông, tay và nghiên cứu đường viền cơ thể người phía trước và sau.

1.1.1.1. Đặc điểm phần cổ cơ thể người
Phần cổ được tính từ dưới hộp sọ đến đốt sống cổ thứ 7. Hình dáng của cổ
gần như hình trụ nghiêng về phía trước, đường kính vịng cổ lớn nhất là trên
đường chân cổ. Độ cao của cổ phụ thuộc vào độ dốc của vai, vai càng xi thì cổ
càng cao và ngược lại.

Cổ tròn

Cổ dạng elip ngang

Cổ dạng elip dọc

Hình 1.1.1. 1. Hình dạng của cổ nhìn từ trên xuống [1]

- Hình dáng cổ:
Mặt cắt ngang: Trẻ em, phụ nữ trịn hơn nam giới, thiết diện hình trịn hay elip.
Mặt chiếu thẳng: Hình trụ, hình thang thuận, hình thang ngược, hình cơn.
- Chiều dài cổ được phân loại :
Cổ ngắn H = 13-32mm
Cổ trung bình H= 33-55mm
Cổ dài H= 56-90mm
- Chiều rộng cổ/dầy cổ được phân loại :
Cổ rộng, tỷ lệ trên bằng 1 ± 0,05
Cổ trung bình, tỷ lệ trên bằng 0,9 ± 0,05
Cổ mảnh, tỷ lệ trên bằng 0,8 ± 0,05
- Góc nghiêng cổ :
Nghiêng nhất ở đốt sống cổ 5 – 6.
Dao động từ 130 đến 350, trung bình từ 180 đến 220.

2



1.1.1.2. Đặc điểm phần vai cơ thể người
Phần vai được tính là phần nằm phía trên ngực, từ chân cổ đến khớp mỏm
cùng của xương bả vai. Nếu nhìn chính diện, đường vai của cơ thể có độ dốc từ
điểm chân cổ xuôi xuống khoảng giữa của đường vai, đoạn còn lại ra tới mỏm
cùng vai gần như nằm ngang. Hình dáng vai phụ thuộc vào kích thước các xương
đai vai, sự phát triển các cơ, tư thế người.
- Độ dốc của vai (Xv,)
+ Vai phân ra: Vai ngang có Xv ≤ 5,0 cm, vai trung bình có Xv= 6,0 ±1,0cm,
vai xi có Xv ≥7,0cm.
+ Góc nghiêng vai: tb =200-250, nam tb = 240, nữ tb = 210.
- Độ ưỡn ra phía trước của vai phụ thuộc: Tư thế, kết cấu của xương và cơ.
Mức độ ưỡn chia vai ra: Vai cánh cung, vai ngửa, vai trung bình.
- Vị trí hai đầu vai: Vai ngang, vai lệch.

Vai ngang

Vai trung bình

Vai xi

Hình 1.1.1. 2. Hình dạng của vai người nữ

1.1.1.3. Đặc điểm phần ngực cơ thể người
Hình dáng của lồng ngực phụ thuộc vào xương của lồng ngực và sự phát
triển của các cơ trên phần ngực. Ngồi ra hình dáng của ngực còn phụ thuộc vào
lứa tuổi. Đối với người nữ trên bắp thịt cịn có bầu ngực. Bầu ngực nữ chia làm 3
dạng :
Dạng hình bán cầu.

-

Dạng hình chóp.
Dạng chảy xệ.

Dạng hình bán cầu
Dạng hình chóp
Dạng chảy xệ
Hình 1.1.1. 3. Hình dạng của ngực nữ
Chỉ số Lorent (So sánh các kích thước ngang): Lorent = Vntb – Vbtb.
3


Chỉ số lorent > 14 người gầy
Chỉ số lorent = 14 người trung bình
Chỉ số lorent < 14 người béo
1.1.1.4. Đặc điểm phần bụng cơ thể người
Phần bụng được giới hạn phía trên bởi hai cặp xương sườn tự do và đầu dưới
xương ức, phía dưới được giới hạn bởi hai xương cánh chậu. Hình dáng và kích
thước phần bụng rất khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào giới tính, lứa tuổi, độ
dày lớp mỡ bụng và tỷ lệ giữa xương lồng ngực và xương chậu. Bụng nữ thường
cong tròn và hơi lồi lên ở phía dưới. Hình dáng của bụng phụ thuộc vào sự phát
triển của các cơ bụng và lớp mỡ dưới da. Kích thước của vùng bụng liên quan
đến sự gầy béo của cơ thể. Thông thường với người béo thì bụng to hơn, với
người gầy thì bụng nhỏ hơn. Hình dáng bụng được chia thành 3 dạng: bụng lõm,
bụng phẳng, bụng lồi [1].

Bụng lõm

Bụng phẳng


Bụng lồi

Hình 1.1.1. 4. Hình dáng bụng nữ giới

1.1.1.5. Đặc điểm phần mơng cơ thể người
Phần mơng nằm ở phía sau cơ thể, từ thắt lưng đến hết xương cùng. Hình
dáng và kích thước của phần mơng phụ thuộc vào hình dáng và kích thước xương
chậu và sự phát triển của các cơ phần mông. Mông phụ nữ thường thấp hơn và
lớn hơn mơng nam giới [1].
Theo hướng nghiêng, hình dáng của mông nữ chia làm 3 dạng:
- Dạng mông dẹt
- Dạng mơng trung bình
- Dạng mơng nhơ

4


Mơng dẹt
Mơng trung bình
Mơng nhơ
Hình 1.1.1. 5. Hình dáng nghiêng của mông nữ giới
1.1.1.6. Đặc điểm đường bao sau lưng của phần thân trên cơ thể người
Lưng được giới hạn từ đốt sống cổ 7 đến xương chậu. Đặc điểm hình dáng
của lưng phụ thuộc vào hình dáng của xương sống. Hình dáng của xương sống
bình thường theo hướng trực diện là thẳng, theo hướng nghiêng nửa trên hơi
cong về phía sau, nửa dưới hơi cong về phía trước. Do chế độ sinh hoạt hàng
ngày mà xương sống có thể bị vẹo dẫn đến hình dáng của lưng khơng cân đối.
theo hướng nghiêng lưng nữ giới được chia thành ba dạng: Lưng bình thường,
lưng gù, lưng phẳng [1].


Lưng bình thường
Lưng gù
Lưng phẳng
Hình 1.1.1. 6. Hình dạng lưng nữ giới theo hướng nghiêng
1.1.2 Đặc điểm hình dáng và kết cấu của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
Khái niệm về mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
Sản phẩm cơ sở áo nhẹ là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai
cánh tay của cơ thể [2].
Đặc điểm hình dáng của trang phục
5


Đối với mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ thông thường có ba loại hình dáng cơ
bản là áo dáng thẳng, dáng nửa bó sát và dáng bó sát. Đối với dáng rộng (hay cịn
gọi là dáng xng), dáng này tạo cảm giác thoải mái vì vùng vi khí hậu lớn (vùng
vi khí hậu là vùng khơng khí nằm giữa bề mặt cơ thể người và lớp quần áo), giúp
người mặc dễ dàng hoạt động, phù hợp với những người có cơ thể quá gầy hoặc
quá béo và những người phải hoạt động nhiều. Đối với dáng nửa bó sát, dáng này
giúp tôn lên đường cong của người phụ nữ, vùng eo được thắt lại trong khi vùng
ngực và vùng mông nở ra, loại áo này phù hợp với những người hoạt động nhẹ
nhàng, những công việc yêu cầu trang nghiêm lịch sự đặc biệt là hay dùng trong
sản xuất áo đồng phục cơng sở. Đối với dáng bó sát, khoảng cách giữa da và lớp
áo sấp sỉ bằng 0, mọi vị trí trên áo đều bám sát vào cơ thể, dáng này thường được
may bằng vải co giãn như vải dệt kim hoặc vải dệt thoi có sợi chun. Ngồi ra,
trên thị trường hiện nay có nhiều kiểu dáng hơn nữa, tuy nhiên chúng đều được
biến tấu từ ba loại cơ bản trên.
Đặc điểm cấu trúc của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
Xác định chủng loại sản phẩm
 Theo giới tính: nữ

 Theo lứa tuổi: thanh niên
 Theo ý nghĩa sử dụng: áo mặc thường ngày
 Theo chức năng xã hội: thường phục, đồng phục
 Theo đặc điểm kỹ thuật: áo
- Dưới đây là bảng thống kê số lượng các chi tiết của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
-

Bảng 1.1. 2.. Bảng thống kê số lượng các chi tiết của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ

STT
1
2
3

Tên chi tiết
Thân trước
Thân sau
Tay áo

Số lượng chi tiết
2
1
2

1.1.3 Yêu cầu của mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ
Cùng với sự phát triển của quần áo, các yêu cầu của chúng ngày càng được
bổ sung và nâng cao. Các yêu cầu của quần áo là cơ sở xác định các chỉ tiêu chất
lượng của sản phẩm may. Đối với quần áo hiện nay tồn tại hai nhóm yêu cầu là
nhóm yêu cầu tiêu dùng và nhóm yêu cầu sản xuất. Nhóm yêu cầu tiêu dùng bao
gồm sự phù hợp giữa kích thước, hình dạng của sản phẩm với cơ thể người mặc,

đảm bảo người mặc có thể cử động dễ dàng khi mặc, sự thoải mái và tiện nghi về
sinh lý cho con người khi sử dụng sản phẩm, độ tin cậy trong quá trình sử dụng
sản phẩm, độ rủ, độ dày, độ mềm mại … của chất liệu có phù hợp với chức năng
sử dụng. Việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào lựa chọn phù hợp tính vệ sinh
của vật liệu, cấu trúc quần áo, lượng gia giảm thiết kế, kiểu dáng… Về ngoại
quan và kỹ thuật yêu cầu sản phẩm êm phẳng, đúng hình dáng sản phẩm, khơng
nhăn, các chi tiết đối xứng phải có kích thước bằng nhau và đối xứng nhau, các
6


mép, góc khơng dúm, khơng rách. Nhóm u cầu sản xuất bao gồm cấu trúc quần
áo hợp lý để có thể sử dụng những phương pháp và thiết bị hiện có để gia cơng
sản phẩm, giảm tiêu hao vật liệu hoặc thời gian gia công mà không làm giảm
chất lượng sản phẩm.
Các yêu cầu của trang phục là cơ sở để xác định các chỉ tiêu chất lượng của
thiết kế sản phẩm may. Từ các yêu cầu trên của người tiêu dùng và nhà sản xuất,
các chỉ tiêu đánh giá gồm: Ngoại quan – thẩm mỹ trang phục, độ vừa vặn và
công thái trang phục, sự phù hợp của chất liệu với ngoại quan trang phục, sự phù
hợp của chất liệu với độ vừa vặn trang phục, sự phù hợp của trang phục với điều
kiện khí hậu, sự phù hợp của trang phục với chức năng sử dụng, sự phù hợp của
trang phục với chức năng văn hóa xã hội. [3]
1.1.4 Mối quan hệ giữa cơ thể người - vật liệu may và quần áo
1.1.4.1. Mối quan hệ giữa cơ thể người với quần áo
Hình dạng cơ thể con người được xác định là bề mặt của lớp da bao phủ trên
cơ thể, đó là dạng cấu trúc phức tạp với độ lồi lõm, mềm cứng khác nhau. Khi
hoạt động các cơ trên cơ thể thay đổi làm thay đổi bề mặt bên ngồi của cơ thể
người. Vì vậy khi thiết kế trang phục chúng ta không chỉ quan tâm đến CTN ở
trạng thái tĩnh mà còn phải quan tâm đến trạng thái động. Sự thay đổi kích thước
CTN khi vận động đặc biệt quan trọng trong thiết kế để sản phẩm vừa vặn trong
mọi tư thế.

Những bộ phận quan trọng của CTN cần sự vừa vặn và thoải mái là ngực,
eo, hơng, bắp tay và vịng nách. Một số bộ phận trên cơ thể khi cử động sẽ có
kích thước tăng hoặc giảm tối đa. Theo nghiên cứu của Lee và Ashdown [4] khi
đo bề mặt trên cơ thể tại các vị trí nhân trắc khi đứng yên và chuyển động thì số
đo ngang vai, khoảng cách từ nách đến thắt lưng là bị thay đổi nhiều nhất. Cụ thể
khoảng cách từ nách đến thắt lưng tăng tối đa 8,4 cm giảm tối đa 15,75 cm.
Hatch (1993) [5] định lượng những thay đổi của cơ thể với chuyển động qua vai
là 13–16%, ở chiều rộng mơng 4–6%, đường kính khuỷu tay và đầu gối từ 12%
đến 22%. Choi và Ashdown (2010) [5] đo lường sự khác biệt về số đo cơ thể
giữa đứng và ngồi đối với phụ nữ trẻ và nhận thấy rằng số đo vịng hơng ở tư thế
ngồi tăng khoảng 7% so với tư thế đứng. Chiều dài giữa thân trước tăng khoảng
10% và chiều dài lưng giảm khoảng 19%. Đối với sản phẩm áo, Aldrich, Smith
và Dong (1997) [5] đã nghiên cứu rằng biến dạng của áo sẽ xảy ra nhiều nhất ở
các khu vực bắp tay, lưng, khuỷu tay và cánh tay khi thực hiện các tư thế cơ thể
tự nhiên.
1.1.4.2. Mối quan hệ giữa vật liệu may với quần áo
Quan tâm đến vật liệu khi thiết kế trang phục là vô cùng quan trọng. Khi
thiết kế quần áo để xác định lượng gia giảm phải căn cứ vào tính chất của nguyên
liệu sử dụng để may sản phẩm. Quần áo được may từ các nguyên liệu có độ giãn
thấp như vải dệt thoi, vải lơng, vải khơng dệt khi thiết kế dựng hình bao giờ cũng
cộng thêm một giá trị nào đó vào kích thước ngang của sản phẩm. Hầu hết các
7


loại vải dệt kim có độ giãn lớn vì vậy khi thiết kế sản phẩm mặc sát cơ thể không
cần cộng thêm lượng cử động mà đôi khi giá trị lượng cử động là âm cho kích
thước rộng của sản phẩm.
Mối quan hệ giữa cơ thể người và quần áo được đánh giá để người mặc cảm
nhận sự thoải mái. Các nhà nghiên cứu trang phục đã phát triển các phương pháp
để đánh giá mối quan hệ giữa trang phục và cơ thể dựa trên phản hồi từ chuyên

gia, phân tích trực quan trang phục thơng qua đánh giá chủ quan về trang phục
khi mặc. Các yếu tố để đánh giá có thể được phân loại là thoải mái về thể chất,
thoải mái sinh lý, thoải mái tâm lý và phù hợp với thị giác. Sự phù hợp về thị
giác được đánh giá bởi các hội đồng chuyên gia dựa trên các tiêu chí và đánh giá
sự thoải mái dựa trên sở thích và nhận thức của người mặc. Thoải mái là một
thông số quan trọng trong quần áo. Slater (1985) [4] định nghĩa sự thoải mái là
một trạng thái dễ chịu, được kết hợp hài hòa về sinh lý, tâm lý và thể chất giữa
con người và các yếu tố thường nhật tác động xung quanh. Sự thoải mái về sinh
lý phụ thuộc vào sự tương tác cơ học giữa quần áo và cơ thể. Nó có hai khía
cạnh: cảm nhận về sự tiếp xúc của vải đối với từng vị trí trên da (cảm giác cục
bộ) và trên toàn bộ cơ thể (cảm giác tổng thể) (Li & Dai, 2006) [4]. Cảm giác cục
bộ đề cập đến sự thoải mái xúc giác bao gồm ngứa và thô ráp. Cảm giác toàn bộ
liên quan đến sự thoải mái áp lực bao gồm cả độ nặng và độ kín. Sự thoải mái về
thể chất cũng liên quan đến sự tương tác giữa quần áo và cơ thể. Sự thoải mái về
sinh lý liên quan đến làn da thì sự thoải mái về thể chất liên quan đến kích thước
cơ thể bị tác động bởi quần áo như thế nào khi đứng yên và khi chuyển động.
Một sản phẩm đạt yêu cầu là sự kết hợp giữa các yếu tố: không có các vệt khơng
mong muốn, bề mặt trang phục bám theo bề mặt cơ thể và tạo cảm giác thoải mái
khi mặc.
1.1.5 Phương pháp thiết kế quần áo
Trong thực tế có nhiều phương pháp để thiết kế quần áo tuy nhiên đều được
xếp vào 2 phương pháp chính là phương pháp thiết kế trên manocanh và phương
pháp thiết kế bằng tính tốn phân tích.
1.1.5.1. Phương pháp thiết kế trên manocanh
Phương pháp thiết kế mẫu trên manocanh là một phương pháp dựng mẫu
trực tiếp trên cơ thể người thông qua mô hình cấu trúc người làm bằng mút, xốp
để có thể ghim, đính, tạo hình trang phục trên đó. [6]
Manocanh là dụng cụ hữu ích trong thiết kế, chúng đại diện cho vóc dáng
của nhóm người có số đo tương tự nhau. Trong một số trường hợp chúng ta phải
thiết kế trực tiếp bằng cách phủ vải lên manocanh vì một số kiểu áo khó có thể

thiết kế bằng phương pháp thông thường.
Đề làm được điều này trước hết chúng ta phải có manocanh phom chuẩn,
phủ vải lên và thiết kế theo mong muốn. Sau khi thiết kế mẫu, để có thể sản xuất
đồng loạt, người ta đặt vải sao lại trên giấy.

8


Hình 1.1.5. 1. Hình ảnh minh họa thiết kế bằng manocanh [7]

Phương pháp này nhanh, được sử dụng để thiết kế các loại trang phục có
kiểu dáng đặc biệt tuy nhiên ít được dùng khi thiết kế các sản phẩm đơn giản vì
nó mang tính chất ước lượng và việc giữ vải trên manocanh đúng canh sợi là rất
khó khăn, việc biến kiểu từ mẫu gốc cũng rất khó hoặc khơng thể làm được. Bên
cạnh đó vải có tính chất mềm, hình dạng khơng ổn định nên khi sao lại trên giấy
sẽ dẫn đến sai số.
1.1.5.2. Phương pháp thiết kế bằng phương pháp tính tốn phân tích
Phương pháp tính tốn phân tích là phương pháp thiết kế dựa trên số đo của
cơ thể người cộng với lượng gia giảm thiết kế. Lượng gia giảm thiết kế là lượng
giá trị được thêm vào các vị trí cụ thể khi thiết kế để đảm bảo chức năng vận
động.
Lượng gia giảm thiết kế đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự phù hợp
của quần áo bởi vì nó đồng thời ảnh hưởng đến sự thoải mái về thể chất và kiểu
dáng của quần áo. Nhiều nhà khoa học đã có các nghiên cứu về lượng gia giảm
thiết kế ví dụ như Jay (1969) [4] lượng gia giảm thiết kế là sự khác biệt giữa kích
thước trang phục và kích thước cơ thể. Đây là một lượng bổ sung được thêm vào
tại các điểm quan trọng nhất định trên mẫu. Trong quá trình xây dựng công thức,
một lượng giá trị nhỏ phải được thêm vào các giá trị nhân trắc học để tạo sự thoải
mái và tự do di chuyển (Gordon, 1986) [4]. Lượng gia giảm thiết kế không chỉ là
một lượng bổ sung đơn giản cho kích thước, mà nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố bao gồm: Đặc điểm vải, sở thích và phong cách của người mặc: các vị trí trên
cơ thể thay đổi như thế nào khi di chuyển. Trang phục khi mặc phải đảm bảo
người mặc phải có thể thực hiện các hoạt động thường ngày như uốn cong, thở,
ngồi, giơ tay, đi lại … mà không bị quần áo cản trở cho tư thế thoải mái tự nhiên.

9


Bảng 1.1.5. 2.. Lượng gia giảm thiết kế được đề xuất bởi MyersMcDevitt (2004) [4]

Đơn vị (cm).
Kiểu dáng
Bó sát

Nửa bó sát

Kích thước

Dáng hơi
rộng

Dáng rộng

Dáng
rất rộng

Vịng
ngực

1,27 –

5,08

5,08 –
10,16

10,16 –
12,7

12,7 –
20,32

> 20,32

Vịng eo

1,27 –
5,08

5,08 – 7,62

7,62 –
10,16

10,16 –
15,24

> 15,24

Vịng hơng


0,64 –
1,27

1,27 – 1,905

1,91 – 2,54

2,54 – 5,08

> 5,08

Vòng nách

2,54 –
5,08

5,08 – 7,62

7,62 –
10,16

10,16 –
12,7

> 12,7

Vòng bắp tay

2,54 –
5,08


5,08 – 7,62

7,62 –
10,16

10,16 - 12,7

> 12,7

Vòng khuỷu
tay

1,27 –
2,54

2,54 – 5,08

5,08 – 7,62

7, 62 –
10,16

> 10,16

Vòng tay

1,27

1,27 – 2,54


2,54 – 5,08

5,08 – 7,62

> 7,62

Vai

0 – 0,64

0,64 – 1,27

1,27 – 2,54

2,54 – 7,62

> 7,62

Rộng lưng

1,27 –
1,91

1,91 – 3,18

3,18 – 6,35

6,35 – 8,89


> 8,89

Phương pháp tính tốn phân tích được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả vì
nó được nghiên cứu phân tích dựa trên đăc điểm cơ thể người, mối quan hệ giữa
các vị trí trên cơ thể và sự tương ứng giữa CTN với quần áo. Sử dụng để thiết kế
hầu hết các loại quần áo vì sự chính xác cao, giảm được thời gian và chi phí làm
lại sản phẩm mẫu ban đầu. Từ mẫu gốc ban đầu có thể phát triển thành rất nhiều
mẫu mới khác nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và đúng dáng.
1.2. Nghiên cứu một số vấn đề thường gặp khi thiết kế mẫu cơ sở sản phẩm
áo nhẹ
a. Nghiên cứu phần cổ áo
Cổ áo có phần vịng cổ trên áo gần trùng với đường chân cổ của cơ thể
người. Theo đường chân cổ thì phần sâu cổ trước lớn hơn sâu cổ sau, tính từ góc
cổ vai thì vịng cổ thân sau chờm về phía thân trước, ngang cổ thân sau lớn hơn
ngang cổ thân trước. Nếu vòng cổ trên áo nhỏ hơn vòng cổ trên thân người thì áo
sẽ tạo áp lực lên phần chân cổ của CTN.
10


Nếu cổ áo bị kích ở góc cổ vai, khi mặc cổ áo thân trước bị giật ra phía sau
thì trong mẫu thiết kế cần bổ sung lượng gia giảm cho phần ngang cổ thân sau:

Hình 1.2a. 1. Hình ảnh lỗi ở vị trí cổ áo và cách khắc phục

Cổ áo và vai áo có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, cổ áo sẽ bị dâng lên nếu
hạ xuôi vai quá sâu hoặc nếu hạ vai quá nông sẽ bị tạo vệt từ ngực chảy chéo
xuống sườn. Lúc này cần phải điều chỉnh lượng gia giảm thiết kế khi hạ xi vai.
Trường hợp các vị trí khác đều vừa vặn nhưng chỉ có cổ áo bị dâng lên thì giảm
bớt đầu vai phía góc trong cổ.


Hình 1.2a. 2. Hình ảnh lỗi dâng cổ và cách khắc phục

b. Nghiên cứu phần đầu mang tay [8]
Một ống tay áo cơ bản phải khớp với lỗ tay trên thân áo. Khi ở trạng thái
bng lỏng, tay ln có xu hướng đưa về phía trước do đó đường canh sợi nên có
hướng nghiêng một chút về phía trước theo độ nghiêng của tay. Đường hạ nách
phải ở một góc 90 độ so với đường canh sợi.
Hầu như tất cả tay áo đều có lượng gia giảm thiết kế ở phần mang tay và
đầu tay áo. Điều này giúp dễ dàng trong việc cử động và tạo hình dáng tay. Đối
với mẫu cơ sở sản phẩm áo nhẹ sử dụng vải dệt thoi không co giãn, phải có tối
thiểu 1cm ở tay áo sau và 0,5cm ở phía trước so với vịng nách trên thân áo. Khi
may tay vào với thân, vị trí giữa của đầu mang tay lệch về phía thân sau 0,7 –
1cm.
11


Hình 1.2b. 1. Cách xác định vị trí đúng của tay áo

Nếu tay áo quá chật, lượng cử động bắp tay khơng đủ khi với tay lên trên,
tồn bộ quần áo bị kéo lên, cần phải thêm chiều rộng vào bắp tay của tay áo:

Hình 1.2b. 2. Lỗi tạo vệt ngang bắp tay và cách khắc phục

Nếu đầu tay bị kích và tạo thành các nếp nhăn thì phải bổ sung chiều rộng của
đầu tay áo:

12



×