Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH

GVHD

: Th.S Nguyễn Thị Diệu Hà

SVTH

: Trần Thị Huyền Linh

LỚP

: 15SMN

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, trước hết, em xin tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Diệu Hà, người đã tận tình hương dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài khóa luận.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non


trường ĐHSP Đà Nẵng cùng Quý Thầy Cô giảng dạy em trong suốt những năm học
Đại học. Những kiến thức và phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nền tảng quan trọng
để em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường MN 20 – 10, quận
Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng và các giáo viên đã cộng tác, giúp đỡtạo điều kiện tốt
nhất trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng và thực nghiệm thành công.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp và bạn học cùng lớp 15SMN đã
quan tâm, động viên, hợp tác và chia sẻ kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln ủng hộ, động viên em
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù, em đã cố gắng hết sức nhưng đây là lần đầu tiên em thực hiện công
tác nghiên cứu khoa học nên chắc chắn khơng trránh khỏi những thiếu sót, rất mong
qy thầy cơ cũng tồn thể các bạn nhận xét. Đóng góp ý kiến để đề tài hồn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019
Sinh viên

Trần Thị Huyền Linh


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2

a) Khách thể nghiên cứu: ............................................................................... 2

b) Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Giả thiết khoa học ...................................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3

a) Phạm vi không gian: .................................................................................. 3
b) Phạm vi thời gian: ..................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 3

a) Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................... 3
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 4
c) Phương pháp bổ trợ ................................................................................... 4
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH ...................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 10

1.2. Khái niệm chính của đề tài .............................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm sáng tạo ............................................................................................ 12
1.2.2. Khái niệm khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ................................................. 15

1.3. Lý luận về khả năng sáng tạo .......................................................................... 16
1.3.1. Lý luận về khả năng sáng tạo............................................................................. 16

a) Cơ sở thần kinh của sáng tạo................................................................... 16
b) Cơ chế của sáng tạo ................................................................................. 17
c) Bản chất của sáng tạo .............................................................................. 19



iii

d) Cấu trúc tâm lý của sáng tạo ................................................................... 21
e) Các tiêu chí và cấp độ của sự sáng tạo.................................................... 23
f) Điều kiện của sự sáng tạo ......................................................................... 25
1.3.2. Biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi .................................................. 26
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ................... 27

a) Các yếu tố chủ quan................................................................................. 27
b) Các yếu tố khách quan ............................................................................. 28
1.4. Lí luận về trị chơi đóng kịch của trẻ 5 – 6 tuổi ............................................. 30
1.4.1. Khái niệm trị chơi đóng kịch ............................................................................ 30
1.4.2. Đặc thù của TCĐK ............................................................................................ 31
1.4.3. Ý nghĩa của trị chơi đóng kịch đối với việc giáo dục trẻ .................................. 31

a) Ý nghĩa của TCĐK đối với việc phát triển nhân cách ............................. 31
b) TCĐK với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi .............. 32
1.4.4. Tổ chức trị chơi đóng kịch ở trường Mầm non ................................................. 33

a) Yêu cầu khi tổ chức TCĐK ...................................................................... 33
b) Nội dung của TCĐK ................................................................................ 33
c) Phương pháp và hình thức tổ chức .......................................................... 33
d) Các quy trình tổ chức TCĐK ................................................................... 34
1.5. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCĐK ............... 41
1.5.1. Ảnh hưởng của TCĐK đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi
41
1.5.2. Những biểu hiện sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ................................. 42


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH TẠI
TRƯỜNG MẦM NON 20 – 10, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................. 47
2.1. Khái quát về trường Mầm non 20 – 10 .......................................................... 47
2.1.1. Địa bàn trường mầm non ................................................................................... 47
2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất của trường .................................................................. 47
2.1.3. Đội ngũ giáo viên – nhân viên ........................................................................... 47


iv

2.1.4. Tình hình trẻ....................................................................................................... 48

2.2. Khái quát quá trình điều tra khảo sát............................................................ 49
2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 49
2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát ......................................................................... 49
2.2.3. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 49
2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................................ 49
2.2.5. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 50

a) Thực trạng nhận thức của GVMN về vai trò của TCĐK đối với việc phát
triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ................................................... 50
b) Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG
5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường Mầm non........................................... 55
c) Thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong
TCĐK ........................................................................................................... 56
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ................................................................... 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ

5 -6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH Ở TRƯỜNG MẦM NON
................................................................................................................................... 62
3.1. Các nguyên tắc chung để xây dựng biện pháp .............................................. 62
3.1.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi............................................................................. 62
3.1.2. Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi
đóng kịch...................................................................................................................... 64

a) Biện pháp 1: Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về nghệ thuật diễn xuất ..... 64
b) Biện pháp 2: Tạo cơ hội để trẻ được viết kịch bản cùng cô ................... 67
c) Biện pháp 3: Xây dựng góc đóng kịch .................................................... 73
d) Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề .................................................. 75
3.2. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 77
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 77
3.2.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ................................................... 77


v

3.2.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................... 78
3.2.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ............................................... 78
3.2.5. Tiến trình thực nghiệm ...................................................................................... 79

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ....................................................................... 79
3.3.1. Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm .............................................................. 79
3.3.2. Kết quả sau khi thực nghiệm ............................................................................. 82
3.3.3. Kiểm định kết quả thực nghiệm ......................................................................... 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM............................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 95



vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

-

TCĐK

: Trị chơi đóng kịch

-

GDMN

: Giáo dục Mầm non

-

TPVH

: Tác phẩm văn học

-

GV

: Giáo viên


-

MG

: Mẫu giáo

-

MGL

: Mẫu giáo lớn

-

MN

: Mầm non

-

TN

: Thực nghiệm

-

ĐC

: Đối chứng


-

TC

: Tiêu chí

-

TB

: Trung bình


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vài nét về đối tượng khảo sát................................................................ 50
Bảng 2.2: Tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ ........ 51
Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về các hoạt động bộc lộ khả năng sáng tạo
của trẻ ....................................................................................................................... 52
Bảng 2.4: Hiệu quả mà trị chơi đóng kịch mang lại đối với ............................... 52
việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................ 52
Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về trò chơi đem lại .......................................... 53
hiệu quả cao nhất trong việc phát triển khả năng sáng tạo ................................ 53
Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ biểu hiện ............................................................... 54
khả năng sáng tạo của trẻ trong trò chơi đóng kịch ............................................ 54
Bảng 2.7: Điều tra mức độ sử dụng biện pháp tổ chức ....................................... 55
trị chơi đóng kịch nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ .......................... 55
Bảng 2.8: Kết quả mức độ biểu hiện ..................................................................... 58
khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK (n = 37) ................................. 58

Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ nhóm
TN và ĐC trước TN trong TCĐK ở trường mầm non ........................................ 80
Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ .......... 82
nhóm TN và ĐC sau TN trong TCĐK ở trường mầm non ................................. 82
Bảng 3.3: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm ĐC
................................................................................................................................... 85
Bảng 3.4: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm TN
................................................................................................................................... 87
Bảng 3.5: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN ............. 88
Bảng 3.6: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ...... 89


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.8: Kết quả mức độ biểu hiện ................................................................. 58
khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK (n = 37) ................................. 58
Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ
nhóm TN và ĐC trước TN trong TCĐK ở trường mầm non ............................. 81
Biểu đồ 3.2 : Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ
nhóm TN và ĐC sau TN trong TCĐK ở trường mầm non ................................. 83
Biểu đồ 3.3: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm
ĐC ............................................................................................................................. 86
Biểu đồ 3.4: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm
TN ............................................................................................................................. 87


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, con người thường xuyên
phải suy nghĩ và hành động để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống
hàng ngày. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, khơng
phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những
người ở những ngành nghề khác nhau cũng đều liên quan đến sáng tạo trong cuộc
sống hằng ngày. Chúng ta có thể điều khiển suy nghĩ của bộ não bằng cách nắm bắt
và luyện tập, đó là một cách giúp mình có những ý tưởng thật thú vị giúp ích cho
cuộc sống cho cơng việc.
Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng, cần thiết của người lao
động mới. Bất cứ một nước nào muốn phát triển một cách bền vững đều phải chú ý
tạo điều kiện bồi dưỡng, phát huy khả năng sáng tạo của dân tộc mình. Yếu tố quyết
định sự phát triển của đất nước là con người. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục là phải
tạo ra những con người năng động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Khả năng sáng tạo còn mang đến cho nhân loại những kho tàng kiến thức tiên tiến,cải
cách lời nói, việc làm, suy nghĩ cổ hủ lạc hậu, là ngọn cờ tiên phong cho sự phát triển
nâng cao đời sống mới,làm cho xã hội không bị thụt hậu . Từ đây, việc rèn luyện khả
năng sáng tạo là vô cùng cần thiết trong hoạt động giáo dục và nhất là trong giáo dục
trẻ em. Ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ mẫu giáo cũng
không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề là
người làm cha làm mẹ, cô giáo có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để
ni dưỡng và kích hoạt kịp thời hay khơng. Nắm được đặc điểm sự sáng tạo theo
lứa tuổi là một chìa khóa tốt nhất để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Trong trường
Mầm non, phát triển khả năng sáng tạo chủ yếu được thơng qua trị chơi đóng kịch.
Trị chơi đóng kịch là loại trị chơi trong đó trẻ hố thân vào nhân vật, tái tạo lại
nội dung, diễn biến các sự kiện xảy ra trong các tác phẩm văn học. Trong trị chơi
đóng kịch thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội dung của tác


2


phẩm. Nội dung có sẵn đó sẽ xác định: thành phần trẻ tham gia trị chơi, lời nói của
các nhân vật và trình tự xảy ra các sự kiện. Điều này một mặt giúp trẻ dễ dàng hơn
khi chơi, nội dung có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được xác định
trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều đặc
biệt quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt
như chúng vốn có trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong
hành vi, trong lời nói. Nhà tâm lý học người Nga N.A.Le-ơn-chep đã nói: “Trị chơi
đóng kịch là một hình thức q độ sang hoạt động thẩm mĩ, hoạt động nghệ thuật”.
Trị chơi đóng kịch trẻ khơng chỉ biến hình theo người lớn, mà cịn phải “hóa thân”
thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với
những hành động vừa thực tế, vừa kì ảo... Để đóng được vai này trẻ phải trải qua một
q trình lao động nghệ thuật gần giống như nghệ sĩ. Từ đó ta thấy được rằng vai trị
của trị chơi đóng kịch với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên, thực tiễn ở nước ta hiện nay vấn đề giáo dục tính sáng tạo cho trẻ
chưa được quan tâm đầy đủ. Các giáo viên cũng đã tổ chức cho trẻ chơi trị chơi đóng
kịch, nhưng cách tổ chức trị chơi cịn rất nghèo nàn, thụ động, cơ chưa có những biện
pháp tạo hứng thú cho trẻ trong khi chơi nên chưa phát huy được khả năng sáng tạo
trong khi chơi, trẻ chưa thể hiện được vai chơi theo tính cách nhân vật...Cộng với
việc bày trí sân khấu, đạo cụ, hóa trang rất đơn điệu nên chưa kích thích được sự hứng
thú và sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, thời gian dành cho hoạt động đóng kịch rất ít nên
giáo viên khơng có nhiều thời gian đầu tư đúng mức mà chủ yếu là cho trẻ học thuộc
lời thoại và nói đúng lời thoại của từng nhân vật. Chính vì lí do trên mà chúng tơi
chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
thơng qua trị chơi đóng kịch”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực trạng để đề xuất các biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a) Khách thể nghiên cứu:



3

Quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non.
b) Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi
đóng kịch.
4. Giả thiết khoa học
Hiện nay, tại các trường mẫu giáo việc tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ mẫu
giáo lớn vẫn chưa được chú trọng, nhiều giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức
trị chơi cho trẻ, vì vậy trẻ chưa thực sự hứng thú trong trò chơi. Trị chơi đóng kịch
chưa được tổ chức thường xun, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa được sự
quan tâm đúng mức và đặc biệt à chưa có biện pháp phù hợp. Nếu sử dụng các biện
pháp: Cho trẻ tham gia xây dựng kịch bản cùng cô; cho trẻ tự do thể hiện lời thoại,
vai diễn phù hợp; xây dựng góc đóng kịch;.... một cách phù hợp sẽ góp phần nâng
cao khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch.
5. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non 20 – 10,
Thành phố Đà Nẵng.
b) Phạm vi thời gian:
Từ tháng 9 năm 2018 đến đầu tháng 1 năm 2019.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5
– 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch.
- Khảo sát thực trạng về biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua trị chơi đóng kịch ở trường Mầm non 20 – 10, quận Hải Châu – Đà Nẵng.
- Đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua trị
chơi đóng kịch ở trường Mầm non.

7. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có


4

liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên để tìm hiểu nhận thức, biện pháp, kinh
nghiệm, khó khăn của giáo viên trong việc tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ MG 5
– 6 tuổi.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát những biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong trò chơi đóng kịch ở
một số lớp 5 – 6 tuổi của trường Mầm non 20 – 10.
Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức trị chơi đóng kịch thơng qua trị
chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm tìm hiểu những biện pháp phát triển khả năng
sáng tạo mà giáo viên sử dụng cho trẻ.
- Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, đàm thoại với giáo viên về cách tổ chức, thái độ, nhận định về kĩ năng
trẻ thể hiện qua các vai chơi.
Đàm thoại với trẻ về cảm nhân của trẻ về các vai chơi.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Tổng hợp những kinh nghiệm của giáo viên trong nhà trường trong quá trình tổ
chức trị đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thử nghiệm các biện pháp tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi để thấy được kết quả mà đề tài cần xây dựng.
c) Phương pháp bổ trợ

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia tâm lý giáo dục và chuyên gia giáo dục
mầm non về tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các số liệu thu được.


5

8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 –
6 tuổi thông qua trị chơi đóng kịch ở trường Mầm non.
Chương 2: Thực trạng về biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6
tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch tại trường Mầm non 20 – 10, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua
trị chơi đóng kịch ở trường Mầm non.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Những cơng trình nghiên cứu về sáng tạo
Quan điểm của L.X Vygotsky: “Cái trẻ con cần người lớn giúp đỡ hôm nay sẽ
là hoạt động của nó trong ngày mai. Giáo dục kích thích từ vùng phát triển gần đến
vùng phát triển xa”. Điều kiện để trẻ có được sáng tạo là sự tự do. Hãy tạo ra những

khoảng trống cho trẻ phát huy sáng tạo. Mọi sắp đặt hay ràng buộc đều khơng kích
thích sáng tạo mà gây ra ức chế, trói buộc trẻ em vào lối mịn. Một sáng tạo có thể là
một sự ngẫu nhiên, một hứng thú tình cờ bởi sự tự do của nó [10].
Ken Robinson, nhà tư tưởng về sự đổi mới và phát triển nguồn nhân lực của thế
kỷ XX, tuyên bố: “Theo thời gian những đứa trẻ trở thành người lớn, hầu hết trong
số đó đã đánh mất năng lực sáng tạo của chúng, chúng trở nên lo sợ rằng chúng đã
sai – chúng đã không được giáo dục về sự sáng tạo”. Rõ ràng, sáng tạo khơng có
chuyện đúng hoặc sai mà chỉ có hứng thú hoặc nhàm chán. Một nền giáo dục chỉ biết
phán xét đúng/sai chỉ có thể làm gia tăng nguy cơ tự kỷ - người ta không đủ tự tin để
nghĩ và làm ra cái mới. [10].
Chúng ta thấy quan điểm của John Dewey từ thế kỷ trước được Unesco phát
triển thành vấn đề toàn cầu hiện nay, rằng giáo dục phải rèn luyện tính tự do, tự chủ
của mỗi cá nhân và kỹ năng tương tác với xã hội, tính tự do, tự chủ và kỹ năng tương
tác ấy là điều kiện thiết yếu của sáng tạo.
Theo Sara GaBà lãoe – Chuyên gia khuyến nông nhà nước, phát triển con người
tại Columbia: “Sáng tạo nhiều hơn một sản phẩm – đó là một quá trình. Một bức
tranh thú vị, một văn bản kích thích tư duy, hoặc một phản ứng duy nhất, có thể là ví
dụ về cơng trình sáng tạo, nhưng người quyết định làm như họ vẽ, chạm trỗ, viết và
suy nghĩ là cốt lõi của quá trình sáng tạo”. Mục tiêu của bài viết này là mở rộng sự
hiêu biết về quá trình sáng tạo cho cha mẹ và những người đang nuôi nấng trẻ em và


7

thanh thiếu niên. Trẻ em gây ngạc nhiên cho giáo viên của chúng với những đáp án
độc đáo cho những câu hỏi, trẻ phơ bày khả năng phán đốn sắc bén của con người,
trẻ có lẽ khơng tn thủ và khơng thể đốn trước được suy nghĩ sáng tạo. Bởi vì suy
nghĩ sáng tạo thường đi ngược lại các quy tắc thiết lập trong một lớp học nghiệm ngặt
hoặc gia đình, người lớn có thể bị kích thích bởi hành vi sáng tạo của một đứa trẻ.
Khả năng sáng tạo và đó là một phẩm chất khơng thể thiếu được trong học tập và lao

động [11].
Ngoài ra trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo từ những
năm 50 của thế kỷ XX tập trung vào các vấn đề như: Những tiêu chẩn cơ bản hoạt
động của sáng tạo; sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo; bản chất hoạt động
của sáng tạo; thuộc tính của nhân cách sáng tạo; phát triển năng lực sáng tạo, kích
thích hoạt động sáng tạo,... của nhiều tác giả như: J.P.Guilford (1950, 1956, 1967,
1970), Barron (1955, 1952, 1981, 1995), Getzels J.W (1962, 1975), Jackson (Getzels
J.W & Jackson P.W, 1962), Torrance (1962, 1963, 1965, 1975,...), Wallace D.B &
Gruber H.E (1989),... Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Ba Lan, Đức,...
cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề sáng tạo cả về mặt lý luận và thực nghiệm [12].
Về sự sáng tạo, vào cuối thế kỷ thứ III, các nhà tốn học, triết học lớn thời đó
đã cố gắng xây dựng lý thuyết về sáng tạo nhưng khơng thành nên họ chỉ tập trung
mơ tả, giải thích mà chưa đi sâu vào bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo. Nguồn
tư liệu duy nhất để nghiên cứu về vấn đề sáng tạo của họ là tiểu sử, hồi kí, các tác
phẩm văn học nghệ thuật của các doanh nhân, nghệ sĩ, nhà văn, nhà phát minh như:
Leonadovanhxi, Vangogh, Moza, Niuton, Anhxtanh,...
Vào thế kỷ XIX, các nhà xã hội học đã có những đóng góp đáng kể đầu tiên trong
việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất của tính tích cực sáng tạo là ở hoạt
động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề sáng tạo được chú ý nghiên cứu mạnh
do yêu cầu về tài năng cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước.
Nước Mỹ là một nước mạnh về khoa học kỹ thuật và kinh tế, do đó có điều kiện
thuận lợi về mặt cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu về sáng tạo. Năm 1934 cuốn


8

sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo được xuất bản là của A. Osborn. Ông là nhà kinh
doanh nhưng rất ít quan tâm tới lĩnh vựuc sáng tạo. Năm 1944 William Gardon, nhà
nghiên cứu sáng tạo người Mỹ, nghiên cứu về tư suy sáng tạo, về tâm lý và thực tiễn

sáng chế đã đưa ra luận điểm chung về việc kích thích tư duy sáng tạo. Vào giữa thế
kỷ XX, các nhà tâm lý học Mỹ bắt đầu nghiên cứu sáng tạo một cách có hệ thống.
Năm 1959 J.Giulford, giáo sư trường đại học tổng hợp ở miền Nam California, là
người đầu tiên khẳng định sự tồn tại của trí sáng tạo. Ơng đưa ra mơ hình 120 thành
tố, trong đó có 61 thành tố thơng minh và 59 thành tố sáng tạo. Ơng cho rằng, sáng
tạo có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động tạo ra những giá trị mới chưa từng có
trong kinh nghiệm cá nhân, hoặc chưa từng có trong kinh nghiệm xã hội. Từ đó ở Mỹ
xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo. Nơi dung của các cơng trình nghiên
cứu đề cập đến vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như: bản chất, quy luật của hoạt
động sáng tạo, thuộc tính của nhân cách sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng
tạo,...
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các nhà tâm lý học của các nước này rất quan
tâm đến vấn đề sáng tạo. Những nghiên cứu của họ về sáng tạo dựa trên nguyên lý
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ở Liên Xô cũ, nhà
tâm lý học A.N Luk có cơng trình “Tâm lý học sáng tạo” nghiên cứu về vấn đề lý
luận chung của hoạt động sáng tạo. V.N Puskin nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực
tiễn của tư duy sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo và vô thức. các nhà tâm lý
học X.L Rubistein và L.X Vưgôtxki nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và
tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, trong hoạt động tư duy. Ngoài ra cịn có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu khác của N.G Alêcxâyep, I.Ia. Derner và E.M. Miarski,...
Như vậy, các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã đạt được nhiều kết quả trong việc
nghiên cứu vấn đề sáng tạo, năng lực sáng tạo và sự phát triển của năng lực sáng tạo,...
Bên cạnh các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ), các nhà tâm lý học Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungga-ri cũng rất quan tâm nghiên cứu vấn đề sáng tạo cả về lý luận và thực nghiệm.
Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 trở đi không chỉ ở Mỹ mà ở cả Liên
Xô (cũ) và các nước Tây Âu, đặc biệt là ở Đức đã rất quan tâm đến vấn đề sáng tạo.


9

Do phân định được bản chất của thông minh và sáng tạo trong cấu trúc trí tuệ người,

do nhận ra ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội cũng như ý nghĩa phát triển cá nhân của
tư duy sáng tạo và hành động mà vấn đề tính sáng tạo dưới cách nhìn mới của tâm lý
học, giáo dục học, xã hội học và các khoa học về con người khác được quan tâm
nghiên cứu thỏa đáng, đặc biệt trong tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách và
sau đó là trong q trình giáo dục học, lý luận học, phương pháp dạy học,....
Tác giả M.K. Bogoliupxkaia, V.V. Septsenkô đã bàn về nghệ thuật diễn xuất,
sáng tạo, diễn cảm trong các TPVH trên sân khấu góp phần giáo dục chính trị và văn
hóa cho quần chúng. Nghệ thuật này rất gần với nghệ thuật đóng kịch nhờ có những
phương tiện hịa nhạc, phát thanh, truyền hình,... mà lời nói đi sâu vào tâm hồn khán
giả và vang xa đi khắp mọi miền đất nước. Cũng trong cuốn “Kể chuyện văn học ở
vườn trẻ” tác giả đã khẳng định ý nghĩa của TCĐK như là một phương tiện giáo dục
nhiều mặt. Từ đó tác giả đưa ra các bước tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi đóng kịch nhằm
giúp trẻ đến với TCĐK một cách hứng thú, tự nhiên, thức đẩy niềm đam mê, yêu
thích văn học, phát huy tính sáng tạo đi chơi TCĐK cùng bạn và mọi người xung
quanh.
Nhà giáo dục người Nga N.A Lêônchiep đã coi “TCĐK là một hình thức quá
độ sang hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật”. Như vậy, ở trường mầm non,
nhiệm vụ làm cho trẻ yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch là quan trọng.
Tác giả A.I Xơrơkina trong tác phẩm “Giáo dục học Mẫu giáo” cũng đưa ra một
số biện pháp hướng trẻ chơi TCĐK như: Giáo viên lựa chọn các TPVH có ý nghĩa
giáo dục, giúp trẻ nhứo nội dung câu chuyện, cô cho nhiều trẻ tham gia và tổ chức
cho trẻ chơi theo nhóm, và nhiều nhóm cùng một lúc, cho trẻ tự do sáng tạo theo các
yếu tố phù hợp với cốt truyện, đảm bảo cốt truyện, sử dụng các trang phục phù hợp,
hoặc cũng có thể cho trẻ tự tạo ra cho một một bộ trang phục phù hợp với vai diễn.


10

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về Tâm lý học trẻ em, vấn đề về sáng tạo ở trẻ Mầm

non đang được quan tâm. Các nghiên cứu về hoạt động sáng tạo có phần phổ biến hơn,
song các cơng trình nghiên cứu về sáng tạo cịn rất ít. Một số tác giả có bài tập giảng về
tâm lý học sáng tạo cho đào tạo sau đại học như tác giả Nguyễn Huy Tú, Vũ Kim Thanh,..
về vấn đề sáng tạo của trẻ mẫu giáo, có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Cơng Hồn. Các tác giả này đã đề cập đến các vấn đề
sáng tạo trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ
đạo của trẻ mẫu giáo, thơng qua trị chơi các chức năng tâm lý của trẻ được phát triển.
Các tác giả khẳng định hoạt động vui chơi đã làm nảy sinh trí tưởng tượng, mà trí tưởng
tượng là yếu tố cơ bản của hoạt động sáng tạo. Một số đề tài luận văn cao học cũng đã
đề cập đến vấn đề sáng tạo như tác giả Phạm Hồng Q, Lê Thanh Tùng,...
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Luận văn của Thạc sỹ Trần Thị Nga, Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu “Khả năng
sáng tạo của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học thông qua hoạt động vui chơi và qua
môn kể chuyện” [8, tr.10].
Luận văn thác sỹ của tác giả Phạm Thu Hương nghiên cứu “Tiềm năng sáng tạo
và biểu hiện của nó trong vận động âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi”. Tác giả chỉ ra rằng,
nếu tổ chức tốt đời sống và môi trường sống của trẻ sẽ tạo ở chúng nhu cầu và khả
năng sáng tạo [8, tr.10].
Đinh Thị Minh Châu, 1998, Vai trò của người mẹ đối với sự hình thành tính
sáng tạo trong nhân cách của trẻ lứa tuổi tiền học đường. Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Xã hội học, Viện Xã hội học.
Một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về “Phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh qua mơn Tốn học bậc tiểu học” của Đỗ Ngọc Miên, viện nghiên cứu khoa
học giáo dục Việt Nam. Hồ Thị Nhật về “Dạy học phát triển khả năng sáng tạo” đã
xem xét các phương pháp dạy học phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. Trên
Tạp chí Giáo dục từ năm 2005 đến năm 2011 có một số bài viết liên quan như “Đề
làm văn nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh trung học phổ thông” (Th.S Lê Thị


11


Phượng, Tạp chí Giáo dục số 55/2003) trong đó cho rằng làm văn cần có tình huống
trí tuệ và gợi cảm hứng sáng tạo cho học sinh; hay các bài viết lời văn trào phúng đặc
sắc trong “Hạnh phúc của một tang gia” (Văn học lớp 12) của Nguyễn Thanh Tú (Tạp
chí Giáo dục số 100, 11/2014); bài so sánh đặc sắc trong đoạn trích “Người lái đồ
sơng Đà” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Giáo dục số 95, 05/2014)
giúp học sinh khám phá những thủ pháp sáng tạo trong viết văn. Đối với mơn Vật lý
có các bài sử dụng “Bài tập vật lý có đặc trưng sáng tạo nhằm hình thành năng lực
sáng tạo cho học sinh Tạ Tri Phương (Tạp chí Giáo dục số 79, 02/2014), “Phát triển
tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thơng” (Trình Thị
Thúy, Tạp chí Giáo dục số 82, 04/2014) các tác giả đã từ khái niệm tư duy sáng tạo
để vận dụng vào dạy học và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong môn Vật
lý; bài “Dạy học đối thoại – Kiểu dạy học tạo thói quen tư duy năng động, sáng tạo
cho người học” (Đỗ Huy Quang, Tạp chí Giáo dục số 79, 02/2014); “Thiết kế gi
án dạy học tích cực phù hợp thực tế dạy cho phổ thơng góp phần phát triển năng lực
sáng tạo cho sinh viên Hóa ở trường Sư phạm” (Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Hồng
Gấm, Tạp chí Khoa học số 78, năm 2012, trang 22).
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Sáng tạo là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu
trong những năm gần đây trong các lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học,... Đặc biệt,
Tâm lý học, các nhhà nghiên cứu cho thấy đã thấy được bản chất, cấu trúc cũng như
vai trò của sáng tạo trong phát triển cá nhân và xã hội, có trong tay những bộ trắc
nghiệm có khả năng đo được một cách chính xác về tiểm năng sáng tạo của con người
ở các độ tuổi khác nhau.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là ở độ 5 – 6 tuổi, việc nâng cao khả năng sáng
tạo của trẻ thơng qua hoạt động đóng kịch là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn cao. Trẻ phải
được sống trong môi trường, được hướng dẫn, tổ chức các hoạt động và được thể hiện
những ước mơ, suy nghĩ của mình một cách sáng tạo. Đó cũng là một đóng góp nhỏ
trong cơng cuộc góp phần xây dựng thế hệ tương lai đất nước. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu về sáng tạo và các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trong hoạt động đóng kịch là khá ít, vì vậy chúng tơi chọn đề tài của mình đề



12

đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, góp phần tìm ra một số biện pháp
tác động có hiệu quả đối với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
1.2. Khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo, trí sáng tạo, tính sáng tạo trong Tiếng Anh để dùng “Creativity”
Những thuật ngữ đó mang nghĩa chung là sự sản xuất ra, sự tạo ra, sự khai sinh ra
một cái gì đó mới, trước đó chưa có chưa tồn tại.
Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là “tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có” [3; tr.9].
Theo từ điển Triết học: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định
bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kỹ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng
tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần” [3; tr.9].
Quan niệm của S.Freud – cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một
quan niệm cần lưu tâm. Theo ơng thì “sáng tạo cũng giống như những giấc mơ hiện
hình, là sự tiếp tục và thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với khái niệm này, SigmuNgười
đi đường 3 Freud cũng nhìn sáng tạo dưới góc nhìn của vơ thức con người trong trạng
thái thăng hoa [3; tr.9].
Theo quan điểm của nhà vật lý A.Eintein thì sáng tạo là đặt vấn đề, ơng cho
rằng việc giải quyết vấn đề chỉ là kĩ năng toán học hay kinh nghiệm, còn nêu lên được
vấn đề mới, những khả năng mới nhìn nhận những vấn đề cũ ở một góc độ mới địi
hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của khoa học.
Ngồi ra, sáng tạo cịn được một số tác giả quan niệm khác nhau như:
- E.N.Igonachiev – Nhà Tâm lý học (Liên Xô cũ) định nghĩa: “Sáng tạo là một
loại hoạt động đưa ra những sản phẩm mới, được tạo ra lần đầu tiên, độc đáo và có
ý nghĩa xã hội, như việc phát minh ra một cái máy mới (hoặc thay đổi về căn bản cái

máy cũ), phát minh ra một phương pháp mới giúp tạo được những giống cây mới
hoặc một loài động vật mới, phát hiện ra những quy luật mới trong khoa học, sáng
tạo được những tác phẩm văn học, nghệ thuật” [3; tr.9].


13

- E.P.Torrance (Mỹ) cho rằng “Sáng tạo là quá trình xác định của các giả
thuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”. Đây là quan niệm khá rộng về sáng tạo
vì mọi hoạt động giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo [3;
tr.10].
- Ta có thể đề cập thêm khía niệm sáng tạo theo quan niệm của nhà Tâm lý
học Mỹ Willson: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần
thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp
của 2 – 3 yếu tố được nêu ra” [3; tr.10].
- Theo tác giả Chu Quang Tiềm, đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý
học văn nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm
tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình tượng mới” [3; tr.10].
- Đối với L.X Vưgốtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của
con người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là
một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó cịn phối hợp một
cách sáng tạo và xây dựng nên những tinh tế mới và những hành vi mới bằng những
yếu tố của kinh nghiệm cũ đó”. Hoạt động sáng tạo được ơng nhìn nhận như sau: “Sự
sáng tạo thật ra khơng chỉ có ở nơi nó tạo ra những sản phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi
nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái mới, cho dù cái mới ấy
nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài. Ơng cịn cho rằng
“Khái niệm sáng tạo cái lưới khơng phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa thực hiện
cụ thể hay có ý nghĩa về mặt tư duy – tình cảm”.
- Ở Việt Nam, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm sáng tạo. Điển hình
như nhóm tác giả Trần Hiệp – Đỗ Long trong quyển “Sổ tay Tâm lý học” có viết:

“Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng
tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng với
điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc” [3; tr.11].
Trong từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới, giải quyết cái mới,
khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có” [3; tr.11].
- Tác giả Nguyễn Duy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước


14

tình huống có vấn đề. Q trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó
con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng
mới,, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ
những cái cũ và tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề tạo ra.
- PGS.TS Nguyễn Huy Tú đã định nghĩa sáng tạo như sau: “Sáng tạo là một
tổ hợp các năng lực cho phép con người trên cơ sở những kinh nghiệm của mình có
được sản phẩm tư duy mới mẻ, độc lập trên bình diện cá nhân hay bình diện tồn xã
hội, ở đó con người gạt bỏ được cách giải quyết (hoặc cách đặt vấn đề, phương thức
giải quyết) truyền thống để đưa ra những đối tác mới” [3; tr.11].
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Y cho rằng: “Sáng tạo là sự đột khỏi thành hành động
của một sản phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân và những
tư liệu, biến cố, nhân sự, hay những hoàn cảnh của đời người ấy” [8; tr.16].
Sáng tạo là một phần khơng thể thiếu trong cấu trúc tâm lý, nó được coi là
dạng hoạt động đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của cuộc sống tâm hồn con người. Vì
vậy, sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển và sáng tạo là cuộc sống – cuộc
sống là sáng tạo. Thế nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn có rất nhiều quan niệm khác
nhau về sáng tạo. Khái niệm sáng tạo được nhìn nhận từ nhiều góc độ tâm lý, giáo
dục, kinh doanh, kinh tế và nó được phát biểu theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc
độ tâm lý – giáo dục sáng tạo cũng được các nhà khoa học đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau. [8; tr.12].

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng
tạo nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới.
Trên cơ sở phân tích một số quan niệm trên chúng ta có thể đồng ý với kết luận:
“Sáng tạo là quá trình tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng
nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn
của mình”.


15

1.2.2. Khái niệm khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
Khái niệm hoạt động sáng tạo bắt nguồn từ khái niệm sáng tạo nhưng chủ yếu
nó nhấn mạnh đến quá trình tạo ra kết quả sáng tạo. Hoạt động sáng tạo được tiếp cận
dưới cấu trúc vĩ mô của hoạt động thì đó là một hoạt động đặc biệt của con người
gồm nhiều thành tố khác nhau để hướng đến kết quả cuối cùng tạo ra “cái mới”.
Hoạt động sáng tạo khơng phải lúc nào cũng có thể diễn ra trong đời sống con
người vì đây là một hoạt động đặc biết địi hỏi phải có sự nổ lực của con người cũng
như sự kích thích của một động lực, động cơ và phải dựa trên năng lực sáng tạo. Hoạt
động sáng tạo là sự tổng thể của sáng tạo và tái tạo bởi vì thành tích sáng tạo phải dựa
trên vốn kinh nghiệm của con người. Chính vì hoạt động sáng tạo khơng thể diễn tả
liên tục nên hoạt động sáng tạo thường được chia thành hai phần: phần sáng tạo và
phần tái tạo.
Trong đó, phần tái tạo là điều kiện và trở thành hoạt động sáng tạo – phần sáng
tạo. Sau khi sáng tạo thì kết quả của hoạt động sáng tạo lại trở thành kinh nghiệm và
tham gia vào hoạt động sáng tạo kế tiếp, cần phân biệt thêm hoạt động sáng tạo và
hoạt động tái tạo.
Nếu hoạt động sáng tạo hướng đến những sản phẩm mang giá trị mới mẻ thì
hoạt động tái tạo như là bước đệm cho hoạt động sáng tạo. Bước đệm này diễn ra
khơng rập khn, cứng nhắc mà có thể có sự thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra phụ
thuộc vào cơ chế tâm lý của việc giải quyết các bài toán sáng tạo bằng sự tập trung

cao độ của ý thức. Không nhất thiết là sau khi hoạt động sáng tạo diễn ra thì phải có
ngay một hoạt động tái tạo nhưng hoạt động tái tạo có thể tồn tại như một pha “dưỡng
sức” được sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau như linh cảm, trực giác để hoạt
động sáng tạo tiếp tục tỏa sáng một cách đặc biệt.
Từ quan niệm Triết học về sự phát triển, quan điểm xem xét khả năng là năng
lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó cả về thể chất, tinh thần, vật chất và cả quan điểm
xem sáng tạo là sự tạo nên cái mới.
Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi là năng lực thực hiện một nhiệm vụ nào
đó về thể chất, tình thần, vật chất để tạo ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo


16

lối mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của bản thân
trẻ.
Như vậy phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong quá trính giáo dục là việc
giáo viên sử dụng các biện pháp, cách thức phù hợp tác động vào năng lực hoạt động
của trẻ để tạo ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo lối mới, không theo tiền
lệ đã có, tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa trước hết là đối với bản thân trẻ và đối với
xã hội.
1.3. Lý luận về khả năng sáng tạo
1.3.1. Lý luận về khả năng sáng tạo
a) Cơ sở thần kinh của sáng tạo
Năng lực nói chung, khả năng sáng tạo nói riêng khơng phải do bẩm sinh hay
di truyền mà có. Tuy nhiên, yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện, là cơ sở vật chất,
là tiền đề tự nhiên của sự hình thành và phát triển năng lực. Vai trò của điều kiện bẩm
sinh, di truyền cụ thể là cấu trúc não bộ, đặc điểm hoạt động của hai hệ thống tín hiệu
và kiểu loại hoạt động thần kinh cấp cao có ảnh hưởng tới mức nào đó đến sự khác
biệt về năng lực nói chung, khả năng sáng tạo nói riêng giữa người này với người
khác, đến tốc độ phát triển năng lực, đến xu hướng phát triển năng lực trong một số

lĩnh vực chuyên biệt.
Sự khác biệt về chức năng của hai bán cầu não được đánh giá bởi các hoạt
động của mỗi bán cầu não: bán cầu não trái là trung tâm điều khiển các chức năng trí
tuệ như trí nhớ, ngơn ngữ, logic, viết, sắp xếp, phân tích, phân loại tư duy hội tụ.
Bán cầu não phải là trung tâm điều khiển các chức năng như trực giác, ngoại
cảm, thái độ, cảm xúc, các liên hệ thị giác không gian, cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu,
vũ điệu, các hoạt động và có sự phối hợp cơ thể, các quá trình tư duy phân kỳ. Tư
duy của não phải là tố chất của sáng tạo.
Các chức năng của não trái có đặc điểm là tuần tự và hệ thơng, trong khi não
phải có đặc điểm là ngẫu hứng và tản mạn. Não trái có thể ghép các mảnh rời rạc
thành một tổng thể có tổ chức, trong khi não phải theo bản năng nhìn thấy cái tổng
thể trước, sao đó mới đến từng phần nhỏ. Hai bán cầu não phải hoạt động cân bằng


×