Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.06 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI : SINH HỌC - LỚP 11
Thời gian làm bài:45 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 357

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Ngoài hệ đệm, 2 cơ quan tham gia điều hòa pH máu là:
A. Tim, mật.
B. Phổi, thận.
C. Gan, thận.
D. Mật, ruột.
Câu 2: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dịng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì:
A. Nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông.
B. Nước vào nhiều tạo áp suất lớn giúp thẩm thấu sang các ống bên.
C. Di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
D. Dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh đảm bảo dòng vận chuyển đựợc liên tục.
Câu 3: Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 4: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục khơng có
bao miêlin là:
A. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
B. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối nhảy cóc, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.


Câu 5: Khi thở ra, khơng khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
A. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu.
B. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi.
C. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi.
D. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
Câu 6: Vì sao nờng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng CO2 được dờn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
B. Vì một lượng CO2 được thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
C. Vì một lượng CO2 cịn lưu trữ trong phế nang.
D. Vì một lượng CO2 đã khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi ra khỏi phổi.
Câu 7: Hướng động là:
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
Câu 8: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào → Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào →Tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 9: Quang hợp ở thực vật:
A. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat từ
cacbonic và nước đờng thời giải phóng oxy
C. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ
các chất vô cơ đơn giản (CO2).
D. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy
từ CO2 và nước.
Câu 10: Đường phân là quá trình phân giải:
A. Glucozơ thành axit pyruvic.

B. Glucozơ thành rượu êtylic.
C. Axit pyruvic thành rượu êtylic.
D. Axit pyruvic thành axit lactic.
Câu 11: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ —> Dạ lá lách —> Dạ tổ ong —> Dạ múi khế.
Trang 1/4 - Mã đề thi 357


B. Dạ cỏ —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách —> Dạ múi khế.
C. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ tổ ong —> Dạ lá sách.
D. Dạ cỏ —> Dạ múi khế —> Dạ lá sách —> Dạ tổ ong.
Câu 12: Phản xạ phức tạp thường là:
A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ
não.
B. Phản xạ khơng điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ
não.
C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế
bào tuỷ sống.
D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế
bào vỏ não.
Câu 13: Xinap là:
A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.
B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến).
Câu 14: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Dứa, xương rờng, thuốc bỏng.
C. Ngơ, mía, cỏ lờng vực, cỏ gấu.
D. Rau dền, kê, các loại rau.

Câu 15: Khi đặt cây nằm ngang thì sinh trưởng của thân và rễ sẽ như thế nào?
A. Thân uốn cong hướng lên trên còn rễ hướng cong xuống đất.
B. Thân uốn cong hướng lên trên còn rễ vẫn nằm ngang.
C. Thân vẫn nằm ngang còn rễ hướng cong xuống đất.
D. Cả thân và rễ đều nằm ngang.
Câu 16: Bộ phận nào của não ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng trong điều khiển các hoạt động
của cơ thể?
A. Bán cầu đại não.
B. Não giữa.
C. Tiểu não và hành não. D. Não trung gian.
Câu 17: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát.
B. Phổi và da của ếch nhái.
C. Phổi của chim.
D. Da của giun đất.
Câu 18: Phương trình tổng qt của hơ hấp ở thực vật:
A. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)
B. 6CO2 + 6H2O + năng lượng → C6H12O6 + 6O2
C. C6H12O6 + 6O2 → CO2 + 6H2O
D. 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
Câu 19: Bạn đang trồng một cây ớt cảnh nhỏ rất đẹp. Trong kì nghỉ lễ (khoảng 1 tuần) bạn và gia đình đi du
lịch mà đã sơ suất bỏ qn nó hồn tồn trong bóng tối, khi về bạn rất ngạc nhiên thấy cây này vẫn cịn sống.
Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Trong thời gian tối, dù khơng có ánh sáng nhìn thấy, cây này vẫn quang hợp nhờ năng lượng của ánh
sáng tử ngoại, tia X, tia gama.
B. Trong thời gian tối, năng lượng được tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột được giải phóng qua q
trình hơ hấp.
C. Trong thời gian tối, ở cây này vẫn quang hợp nên tạo năng lượng tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột
nên cây này vẫn còn sống.
D. Trong thời gian tối, dù không tiến hành pha sáng, cây này vẫn có thể tạo được đường từ chu trình

Canvin.
Câu 20: Ở người, thời gian mỗi chu kì hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,8 giây(s), trong đó pha tâm nhĩ co (0,1s), tâm thất co (0,4s), thời gian dãn chung(0,3 s)
B. 0,8 giây(s), trong đó tâm thất co (0,1s), tâm nhĩ co (0,3s), thời gian dãn chung (0,4 s).
C. 0,8 giây(s), trong đó pha tâm nhĩ co (0,1s), tâm thất co (0,3s), thời gian dãn chung(0,4 s)
D. 0,8 giây(s), trong đó tâm thất co(0,4s), tâm nhĩ co (0,1s), thời gian dãn chung (0,3 s).
Câu 21: Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn vì:
A. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ơxi cho
q trình chuyển hóa.
B. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi trường.
C. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh hơn.
Trang 2/4 - Mã đề thi 357


D. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều,
chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ơxi cho q trình chuyển hóa.
Câu 22: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá.
Tổ hợp đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3
D. 2, 3, 4
Câu 23: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học
tập:
A. Học ngầm.
B. Điều kiện hố đáp ứng.

C. Học khơn.
D. Điều kiện hố hành động.
Câu 24: Một số thực vật ở cạn, hệ rễ khơng có lơng hút (ví dụ thơng, sời,...). Chúng hấp thu nước và ion
khoáng nhờ:
A. Nấm rễ.
B. Thân.
C. Tất cả các cơ quan của cơ thể.
D. Lá.
Câu 25: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?
A. Xung thần kinh lan truyền đến Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap.
B. Xung thần kinh lan truyền đến Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap.
C. Xung thần kinh lan truyền đến Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
D. Xung thần kinh lan truyền đến Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
Câu 26: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Pha sáng
B. Chu trình Canvin
C. Pha tối
D. Quang phân li nước
Câu 27: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng định hướng.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vơ hướng.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng ổn định.
Câu 28: Cho các nhận định sau:
(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua q trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Số nhận định đúng trong các nhận định trên là:
A. 4

B. 3
C. 2
D. 1
Câu 29: Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại
lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi
B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng
C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm
D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt
Câu 30: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ có tính di truyền.
B. Là phản xạ khơng điều kiện.
C. Là phản xạ có điều kiện
D. Là phản xạ bẩm sinh.
Câu 31: Khi tế bào khí khổng trương nước thì:
A. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
C. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 32: Điện thế nghỉ là:
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm
và ngồi màng mang điện dương.
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang
điện âm và ngồi màng mang điện dương.
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào khơng bị kích thích, phía trong màng mang
điện dương và ngồi màng mang điện âm.
D. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào khơng bị kích thích, phía trong màng
mang điện âm và ngồi màng mang điện dương.
Trang 3/4 - Mã đề thi 357



Câu 33: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu x ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chời cây bàng.
Câu 34: Vai trị của kali đối với thực vật là:
A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Thành phần của prơtêin và axít nuclêic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hố enzim, mở khí khổng.
D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
Câu 35: Lượng đường trong máu được giữ ổn định là nhờ?
A. Thận.
B. Gan.
C. Tim.
D. Phổi.
Câu 36: Vì sao hệ tuần hồn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì cịn tạo hỗn hợp dịch mơ - máu.
B. Vì tốc độ máu chảy chậm.
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
D. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và (tĩnh mạch) khơng có mạch nối.
Câu 37: Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày lớn và ruột rất dài ?
A. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít, nên dạ dày phải lớn và ruột phải đủ dài
để tiêu hóa và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
B. Vì chúng tiết ra ít enzim tiêu hóa.
C. Vì enzim của chúng hoạt động yếu.
D. Vì thức ăn của chúng thuộc loại khó tiêu.
Câu 38: Cảm ứng của động vật là:
A. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của mơi trường sống đảm bảo cho cơ thể
tồn tại và phát triển.

B. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân mơi trường sống đảm
bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích định hướng của mơi trường sống đảm bảo
cho cơ thể tồn tại và phát triển.
D. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo
cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Câu 39: Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.
(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.
(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khống chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Kết luận khơng đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây
là:
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 40: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng tiếp xúc.
B. Hướng đất
C. Hướng sáng.
D. Hướng nước.
--------------------------------------------------------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 357



×