Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 42 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Vũng Tàu là một “thiên đường du lịch” của miền Đơng Nam Bộ. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, có
nhiều bãi tắm đẹp cùng những thắng cảnh nổi tiếng như:
tượng chúa giang tay, niết bàn tịnh xá, ngọn hải đăng “già”
nhất nước... nên mỗi cuối tuần, Vũng Tàu thu hút hàng vạn
lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, giải trí, vui
chơi...
Thế nhưng, khi đến Vũng Tàu nhiều du khách đã tỏ ra phiền
lịng vì đi đến đâu cũng bị chủ khách sạn, nhà nghỉ “chặt,
chém”, người bán hàng chèo kéo. <i><b>Hình: Các khách sạn, </b></i>
<i><b>nhà nghỉ đua nhau chặt chém</b></i>
Đường Thùy Vân, La Văn Cầu, Phan Văn Trị, Hoàng Hoa
Thám... (P2) tập trung hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ là sự
lựa chọn đầu tiên của du khách vì nằm sát với bãi tắm. Ngày thường, giá phòng chỉ dao động
trong khoảng 80.000đ - 120.000đ (phòng đơn), 250.000đ (phòng đôi), thế nhưng, cứ tới sáng thứ
7 là các ông bà chủ lại bắt tay nhau nâng giá lên gấp đơi, thậm chí gấp ba vì số lượng du khách
đổ về quá đông, cá biệt vào những ngày lễ, Tết, có khi giá phịng được “đội la phơng” lên gấp 5
lần.
Chính vì cách bắt tay tăng giá đến chóng mặt để thu lợi của giới kinh doanh phịng ốc nên du
khách khơng cịn cách nào khác là phải “cắn răng” móc tiền ra trả nếu muốn có nơi nghỉ qua
đêm. Phòng trọ của nhiều khách sạn ở Bãi Sau quá tồi tệ, nhưng giá thì cao hơn cả ở khách sạn
cơng đồn vốn rất sang trọng nằm trên đường Trần Hưng Đạo (P1).
Khi đến khách sạn A. chúng tôi được ông chủ tay xăm vằn vện dẫn lên một phịng tận lầu 2
khơng hề có bàn chải đánh răng, một cái khăn tắm thì dành cho hai người, còn mền đang... giặt
nhưng giá phịng đơn cũng hét tới 350.000đ. Tơi rút lui nhưng ông chủ này quả quyết: “Đi chỗ
nào cũng thế thôi”. Tới khách sạn H. nằm trên đường Phan Văn Trị, bà chủ liến thoắng: “Em cứ
Có thể nói chưa ở đâu có nhiều hàng rong như ở Bãi Sau TP. Vũng Tàu. Dưới bờ biển, các bà,
các chị thoải mái buôn thúng bán bưng các loại hải sản. Khách ăn xong thì vô tư ném vỏ tôm, ốc
ngay dưới chân. Dù thành phố có những cơng nhân vệ sinh làm việc bất kể ngày đêm bên bờ
biển để mang lại sự thoải mái cho du khách, thế nhưng sự thiếu ý thức của nhiều người đã làm
bãi cát dơ bẩn.
Cịn trên bờ, dù đã có biển báo cấm nhưng các chủ hàng rong vẫn đẩy xe hay gánh đồ bán vô tư
ngay trên vỉa hè, phong tỏa lối xuống biển. Thấy công an, trật tự đô thị, từ xa những người bán
hàng rong đã “ba chân, bốn cẳng” chạy trốn. Ngay từ đầu đường Hạ Long - một trong những con
đường đẹp nhất nước, chúng tôi không thể đếm xuể các gánh hàng rong dọc hai bên vỉa hè.
<i><b>Hình: Hàng rong ngập tràn vỉa hè đường Thùy Vân và lao ra đường để giành khách</b></i>
Tối đến, khu vực Bãi Sau trở thành một phố nhậu nằm san sát với các quầy chuyên bán đồ lưu
niệm. Các đệ tử của lưu linh cứ thoải mái gọi bà chủ lấy bia, rượu để “chiến đấu” tới lúc say
mèm. Tấp vào một quán ngay ngã 3 Thùy Vân - La Văn Cầu, chúng tôi gọi một ký ghẹ nhỏ. Bà
chủ quán mập ú ra giá chắc nịch: 250.000đ/kí. Tơi chê đắt và đi tới qn bên cạnh. Giá ghẹ ở
đây rẻ bất ngờ, loại nhỏ có giá 110.000đ/ký, lớn nhất cũng chỉ 130.000đ khách được thoải mái
chọn lựa và chủ quán sẽ luộc ngay. Chúng tơi vừa ăn vừa tự hỏi khơng biết có cịn nơi nào bán
rẻ hơn nữa không?
Nhiều du khách không ăn hải sản thì chọn món bánh khọt đặc sản để thưởng thức. Tại các quán
trên đường Hoàng Hoa Thám (P. Tam Thắng) luôn xuất hiện một người bán chả nói giọng Huế.
Nếu du khách khơng đồng ý mua, ông vẫn “tặng” một cây chả nhỏ trên bàn và khách phải móc
tiền ra trả vì sợ người bán hàng rong này tiếp tục quấy rầy. Giá một cây chả nhỏ là 15.000đ, loại
lớn thì gấp đơi, nhưng khi lấy ra ăn, ai cũng tá hỏa vì thịt rất ít, giá lại q cao!
Để trả lại mơi trường du lịch lành mạnh cho Vũng Tàu, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng
chấn chỉnh ngay tình trạng chủ khách sạn “chặt, chém”, hàng rong tấn công du khách. Có như
thế, thành phố này mới đủ mãnh lực thu hút du khách trở lại lần sau.
Ông Trần Bá Việt, phó chủ tịch UBND phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),
cho biết vừa gửi hồ sơ đề nghị UBND TP Vũng Tàu xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng đối
với một quán ăn trên địa bàn vì có hiện tượng “chặt chém” du khách.
Coi chừng bị “cài bẫy”
Trước đó, vào một chiều tháng 7, anh Hồng Quỳnh (ngụ tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cùng hai
người bạn đến Vũng Tàu cơng tác và đón taxi đi ăn tối. Tài xế taxi nhanh nhảu giới thiệu các anh
đến quán Tùng Ngọc Thủy (đường Hoàng Hoa Thám, P.Thắng Tam).
Tại đây, sau bữa cơm với một lẩu canh chua, một đĩa tơm rim có sáu con tôm sú, một đĩa rau
trộn, cơm trắng và ba ly trà đá, các anh bị “chặt” đến 1.191.000 đồng. Riêng sáu con tơm sú to
bằng ngón tay cái có giá đến 585.000 đồng.
Quá bức xúc, anh Quỳnh đã nhờ người quen báo cho chính quyền địa phương. Nhận được tin
báo, ông Trần Bá Việt cùng lực lượng cơng an, tư pháp... có mặt tại qn. Sau khi kiểm tra, tổ
công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính của chủ qn vì đã có hành vi: kinh doanh không
đăng ký giá, kinh doanh khơng niêm yết giá. Ơng Việt cho biết đây khơng phải là lần đầu tiên
quán Tùng Ngọc Thủy bị lập biên bản.
Theo tìm hiểu của chúng tơi, những qn làm ăn chụp giật này thường tập trung ở khu vực gần
bãi Sau nơi có nhiều du khách lưu trú. Họ chi hoa hồng cho một số tài xế taxi, xích lơ nếu đưa
được khách đến qn. Một số qn khác có cả đội ngũ “cị” chạy xe gắn máy mời mọc khách
hoặc phát tờ rơi của quán với lời mời hết sức ngọt ngào.
Anh Trần Văn Trọng, một “thổ địa” ở TP Vũng Tàu, cũng bị “chém” nhầm ở một quán trên đường
Hoàng Hoa Thám khi ăn một bữa cơm lên đến 1 triệu đồng, riêng cái lẩu cá chẽm tính đến
600.000 đồng. Khi biết “chém” nhầm “thổ địa”, quán này đã... trả lại tiền cho anh.
Cần triệt những “con sâu làm rầu nồi canh”
Ông Trần Bá Việt than thở: “Địa phương làm rất mạnh tay, nghe có tin báo thì dù đêm tối hay
mưa gió chúng tơi cũng xuống tận nơi kiểm tra. Phường nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng rút
giấy phép các quán này nhưng chỉ một thời gian sau họ đổi tên quán, cho người khác đứng tên
rồi xin giấy phép buôn bán tiếp. Theo luật thì khơng thể cấm họ”.
Ơng Việt cũng nói việc xử lý gặp khơng ít khó khăn vì nạn “chặt chém” thuộc về hành vi gian lận
thương mại, nhưng thức ăn khách đã ăn vào bụng rồi nên khơng thể xác định được như thế nào.
Ơng Việt ví dụ: “Khách nói chỉ ăn tơm sú bằng ngón tay cái nhưng khi chúng tơi xuống thì chủ
qn cãi là tơm to bằng cườm tay. Vì vậy để có bằng chứng xử lý thật khó khăn”.
Trung tá Điều Trí Dũng, trưởng cơng an phường, cho biết đã nhiều lần nhận được phản ảnh của
du khách: “Một số lần chúng tôi mời chủ quán lên làm việc họ cũng chịu tính lại tiền, nhưng giá
tính lại bị nâng khá cao so với bình thường”.
Trước mắt để giải quyết nạn “chặt chém” du khách, theo trung tá Dũng, phải làm tốt công tác
tuyên truyền và tăng cường kiểm tra trong những ngày lễ, tết. “Về phía du khách, khi đến Vũng
Tàu du lịch không nên phó thác cho cánh taxi, xe ơm hoặc tin theo lời tiếp thị của những người
phát tờ rơi” - ông Dũng nói.
Một cò “cơm” đang đợi thời cơ mồi chài du khách.
9h sáng chủ nhật, khi chiếc xe du lịch 15 chỗ của chúng tôi vừa dừng lại trước một bãi tắm trên
đường Thùy Vân, và khi cánh cửa vừa mở ra thì ngay lập tức, xuất hiện 2 thanh niên đi trên
chiếc Dream II. Họ giúi tận tay từng người những tờ bướm quảng cáo cho tiệm ăn X nằm trên
đường Hoàng Hoa Thám, kèm theo lời tiếp thị... có cánh.
Khi chúng tơi tìm đến qn X, một quán ăn nhếch nhác, thì với cái giá “cơm phần 20 nghìn, cơm
đĩa 12 nghìn” ghi trên tờ bướm, theo lời cô nhân viên phục vụ: “Chỉ áp dụng cho khách đi đoàn
từ 30 người trở lên”.
Nhìn vào bảng thực đơn, tất cả các loại hải sản như tơm tích, hải sâm, bào ngư, cá mặt quỷ, cua
huỳnh đế..., đều không ghi giá tiền cụ thể, mà chỉ có hàng chữ “theo thời giá”.
Hỏi cá mặt quỷ, câu trả lời khiến cả đoàn lạnh người: “600 nghìn đồng 1 ký 3 con”. Riêng cua
huỳnh đế thì thay vì 300 nghìn/ký như trong tờ bướm, nó là 550 nghìn. Hỏi sao có sự khác biệt,
cơ nhân viên trả lời: “Vì mùa này khơng phải mùa cua, nên hiếm”.
Để chấn chỉnh - và cũng là để tạo ấn tượng tốt với du khách, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã
chỉ thị các ngành chức năng, áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn khơng tránh khỏi vì hầu hết
những nhà hàng, quán ăn “chặt chém”, đều biết rằng khách vào quán họ là khách vãng lai, và có
thể chỉ vào một lần trong đời nên việc giữ khách đối với họ, là việc chẳng cần thiết. Nếu khách
phản ứng và nếu thấy khơng êm xi, thì hoặc họ cho rằng nhân viên tính nhầm, hoặc đồ ăn
quán của họ là loại... đặc sản cao cấp. Rất hiếm khi có chuyện chủ quán trả lại tiền.
Một cán bộ lãnh đạo tỉnh, nói: “Chẳng lẽ mình cử người ngồi ở quán này, nhà hàng kia từ lúc mở
cửa đến lúc đóng cửa để giám sát”.
Khơng chỉ “chặt, chém”, một số qn cịn “lừa” cả những món ăn đặc sản. Bạn đồng nghiệp ở
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu kể cho tơi nghe câu chuyện rằng, có qn ở khu vực Bãi Sau, chuyên
làm giả cua gạch bằng cách... bơm lịng đỏ trứng vịt muối vào, rồi tính giá 350 nghìn đồng/kg.
Một chun gia dầu khí người Nga lâu nay vẫn thường xuyên đưa gia đình đi ăn ở quán này, và
khi quán bị giải tỏa trong chương trình chỉnh trang đơ thị, ơng đưa vợ con đến một quán khác.
Lúc gọi món cua gạch hấp - dĩ nhiên là gạch thật, ông đã... than phiền vì gạch cua khơng béo,
khơng đậm đà!
Nghe nói có quán còn làm giả cua lột bằng cách lấy những con “rạm” - là một loại cua đồng nhỏ,
đem ngâm giấm trong vài giờ đồng hồ. Dưới tác dụng của acid lactic trong giấm, lớp vỏ cua mềm
ra. Thế rồi họ rửa sạch giấm, lăn bột, chiên giòn, 300 nghìn đồng/kg, nhai vào đố ai biết. Bên
cạnh, cịn có những chiêu độc đáo như gân bị giả bào ngư, ốc giác giả hải sâm, cá hồng thay cá
chẽm.
Có quán quảng cáo “cá mập ăn sống với mù tạt” nhưng thật ra, đó là cá thu ngừ. Lúc dừng xe tại
chợ để anh em trong đoàn mua vài ký mực khơ làm q, chị bán mực hỏi: “Anh có biết súp cua
trong mấy quán mà anh nói là gì khơng?”.
Chưa đợi tơi trả lời, chị đưa tay chỉ ra một góc gần đó. Trên nền gạch nhớp nháp, bảy tám người
Chị giải thích: “Ghẹ trong lúc vận chuyển, cân đong thường bị rụng càng. Một số quán ăn mua lại
với giá rẻ rề rồi luộc lên, thuê người tách lấy thịt. Sau đó, họ nấu chung với bột, thêm mấy quả
trứng khuấy đều là thành súp cua, 20 nghìn đồng một chén”.
Những ngày nghỉ cuối tuần, cò “cơm” trên những chiếc xe gắn máy, đảo qua đảo lại và hễ nhìn
thấy những chiếc ơtơ mang bảng kiểm sốt của các tỉnh, thành khác, họ áp sát, phát tờ bướm
kèm theo lời quảng cáo nghe rất hấp dẫn. Một cò cơm tiết lộ: “Nếu là xe gắn máy của mình thì
mỗi ngày, chủ quán sẽ chi 20 nghìn tiền xăng. Kéo được khách vào ăn uống, cị hưởng 20% trên
tổng hóa đơn. Nếu xe chủ quán cho mượn, thì cũng hưởng 20% trên tổng hóa đơn nhưng khơng
có thêm cái khoản xăng nhớt vì chủ xe đã đổ sẵn rồi”.
Để có thể chi 20% hoa hồng, thì “chặt, chém”, “lừa” là chuyện hiển nhiên. Nhiều du khách bực
bội: “Gọi là quán cơm bình dân nhưng lại đắt gấp 3, 4 lần khách sạn cao cấp”. Để chứng minh,
họ cho tơi xem hai tờ phiếu tính tiền: Cũng từng ấy người, từng ấy món ăn, nhưng ở quán X. là
960 nghìn đồng, trong lúc tại nhà hàng Con Sị Vàng thuộc Cơng ty Du lịch Vũng Tàu, thì chỉ 285
nghìn đồng.
Để hiểu thêm về chuyện cơm "lừa", buổi chiều, chúng tôi ghé quán Y. trên đường Lê Hồng
Phong. Bữa cơm chiều hôm ấy, vẫn với 8 người nhưng chúng tôi phải trả gần 2 triệu đồng: Một
đĩa ốc hương 12 con, giá 150 nghìn đồng. Hai tơ canh chua cá dứa 300 nghìn đồng. Hai con cá
chim, mỗi con chỉ khoảng 300 gram 200 nghìn đồng và đặc biệt hơn - một đĩa rau muống xào tỏi,
mỗi người chỉ gắp một đũa là hết, giá 30 nghìn đồng. Riêng cái món trái cây mang danh “đặc
sản”, thì thực chất chỉ là mấy quả quýt... Trung Quốc!
Chủ quán giải thích: “Tùy theo mùa, mùa nào có loại hải sản đó nên quán mua bao nhiêu, tính
giá bấy nhiêu”. Nghe qua thì có vẻ hợp lý nhưng mấy ai trước khi vào ăn, lại ra chợ để hỏi xem
cua, mực, cá, tơm..., hơm nay bao nhiêu một ký. Vì thế, “theo thời giá” cịn có nghĩa “giá nào tính
cũng được!”. Nghe nói quán này đang bành trướng bằng cách tìm thuê lại những quán ăn lân
Tồn tại những điều này là vì các biện pháp của cơ quan chức năng thiếu đồng bộ, chưa kiên
quyết. Nghe nói sắp tới, UBND tỉnh sẽ thành lập “Ban chỉ đạo bình ổn giá dịch vụ du lịch” để du
khách sẽ khơng cịn gặp phải những cảnh “móc túi” cơng khai. Nhưng, khi mà tết cổ truyền đã
gần kề và năm nào cũng vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu lại đón hàng trăm nghìn du khách, thì nếu
khơng dứt khốt và quyết liệt, ắt sẽ lại có nhiều người cay đắng vì.. cơm "lừa"!
<b>Những ngày Tết Canh Dần, lượng khách du lịch tới Vũng Tàu nghỉ ngơi, tắm biển tăng mạnh, các khách </b>
<b>sạn, nhà trọ, quán ăn được dịp “chặt chém” khách khơng thương tiếc.</b>
<b>Phịng nghỉ hỏng “tồn tập” giá bạc triệu/đêm</b>
Vân (Vũng Tàu), của Viện kiểm sát tối cao. Giá cho 1 phịng đơi và 1 phịng đơn thoả thuận xong là 1,2 triệu
đồng/ngày đêm. Những tưởng với giá đó sẽ được phục vụ chu đáo, chất lượng cao, nhưng xuống đến nơi thì gia
đình chị H. mới vỡ mộng.
Phòng 122 nhà khách Hoa Mai, đầu giường là 1 ống nhựa đâm thẳng xuống.
Khách sạn Hoa Mai không ở mặt đường như quảng cáo; nhà chị H. phải vào ngõ sâu khoảng 30m, qua 2 lần rẽ.
Biển hiệu của khách sạn bị “giáng” xuống 1 cấp: nhà khách Hoa Mai. Phòng nghỉ đơn (phòng 125) khơng có bình
nước nóng. Phịng nghỉ đơi (phịng 121) toilet bốc mùi hơi thối nồng nặc khó chịu (ngửi thấy ngay khi bước vào
cửa), ti vi LG nhưng điều khiển là của hãng TCL nên không thể sử dụng được.
Nhà chị H. xin đổi sang phòng 122 nhưng cũng khơng khá hơn. Ở phịng này, điều hồ chạy chỉ ra gió khơng lạnh,
Chị H. đã gọi nhân viên lên sửa điều hoà và tủ lạnh. Sau 3 lần, nhân viên này cũng đành bó tay và cho biết cả 2
đều hết ga nên khơng thể làm gì hơn. Thế nên nhiệt độ trong phịng nóng hơn cả ngồi trời.
Chịu khơng nổi, 11 giờ đêm, gia đình chị H. đề nghị đổi sang phịng khác thì cịn thảm hại hơn. Phịng 128, cửa
phía ngồi là khuy móc và được khố bằng khố Việt Tiệp, phía bên trong khơng chốt được, nhân viên phục vụ
phải mang búa và đục lên đục lại lỗ thì mới chốt được cửa. Nội thất trong phòng gồm 1 chiếc bàn gỗ dán dài kiểu
bàn học sinh dùng trong trường học nhưng chân cao hơn để đồ đạc linh tinh và 1 chiếc tủ gỗ sơn màu ghi giống
như tủ đựng tài liệu thường thấy ở phòng làm việc của các viện kiểm sát từ những năm 1960. Mắc treo quần áo
bằng inox trong toilet có 4 móc thì cụt mất 2; tường, trần loang lổ; ổ cắm điện mất đế trơ hốc xi măng thịi dây ra
ngồi…
Khơng thể ra đi giữa đêm và tiền phòng đã bị thu ngay khi bước chân vào nhà khách Hoa Mai, gia đình chị H.
đành chấp nhận nghỉ đêm trong căn phòng tệ như nhà trọ bình dân này.
<b>Khách sạn nhà nước thì phải… tệ?</b>
Điều làm du khách thất vọng nhất là họ phải trả cái giá cắt cổ nhưng chất lượng phục vụ thì rất tệ và thiếu chuyên
nghiệp. Chuyện tủ lạnh khơng chạy, điều hồ chỉ có gió mà không lạnh do hết ga khá phổ biến ở nhiều phòng nghỉ
tại nhà khách này.
Tại phòng 128 nhà khách Hoa Mai, 11 giờ đêm, nhân viên còn phải mang búa đục lỗ cho khách chốt cửa bên
trong.
Khi vợ chồng chị H. phàn nàn về chất lượng phục vụ thì nhân viên lễ tân này nói: “Đây là khách sạn Nhà nước
anh, chị ạ!”.
Chị H nói: “Thật kỳ lạ trong khi giá bị đẩy lên cao ngất ngưởng, chất lượng tồi lại được biện minh là khách sạn của
Nhà nước! Phải chăng ý của cô nhân viên này muốn nói là khách sạn Nhà nước nên có quyền phục vụ tồi? Chất
lượng như vậy, tại sao giá cả lại cao đến mức chóng mặt?”.
Câu hỏi này đã làm khó cho những nhân viên ở đây. Họ khơng giải thích nổi mà chống chế là “chúng em không
phải là người quyết định về giá”.
Chính cách giải thích này đã khiến khơng ít du khách phẫn nộ. Một số du khách khi thấy trang thiết bị tồi tàn như
vậy đã cảnh báo nhau rằng chớ có sử dụng bình nước nóng vì thiết bị này rất có thể hở điện.
Đây có lẽ cũng là hậu quả của việc phân lô các khu du lịch ở Việt Nam. Mỗi cơ quan Nhà nước xin một mảnh đất
với lý do là xây khu nghỉ dưỡng cho cán bộ trong ngành rồi tự xây nhà, tự đầu tư trang thiết bị, tự tuyển nhân viên
và bung ra kinh doanh kiểu mạnh ai nấy làm thiếu chuyên nghiệp, nhân viên không được đào tạo, vốn khơng có,
trang thiết bị lâu ngày chẳng thèm đầu tư, xuống cấp, những ngày thường bỏ không, chỉ trông chờ vào dịp lễ tết
khi khách đổ về đông, nhu cầu tăng cao là ra sức tận thu để bù cho những ngày ngồi chơi xơi nước.
Đồ nội thất trong phịng 128. Những phịng đơi kiểu này trong dịp Tết Canh Dần “kiếm” tới 700.000 đồng/ngày
đêm.
<b>Nâng giá vô tội vạ</b>
Vũng Tàu là một “thiên đường du lịch” của miền Đơng Nam Bộ. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, có nhiều bãi tắm đẹp
cùng những thắng cảnh nổi tiếng như: tượng Chúa dang tay, niết bàn tịnh xá, ngọn hải đăng “già” nhất nước…
nên thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, giải trí, vui chơi… Thế nhưng, khi đến Vũng
Tàu, nhiều du khách đã tỏ ra phiền lịng vì đi đến đâu cũng bị chủ khách sạn, nhà nghỉ “chặt, chém”.
Đường Thùy Vân, La Văn Cầu, Phan Văn Trị, Hoàng Hoa Thám…, tập trung hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ là sự
lựa chọn đầu tiên của du khách vì nằm sát với bãi tắm. Ngày thường, giá phòng chỉ dao động trong khoảng
80.000đ – 120.000đ (phòng đơn), 250.000đ (phịng đơi), thế nhưng, cứ tới lễ Tết là các ông bà chủ lại bắt tay
nhau nâng giá lên gấp 5-10 lần. Chính vì cách bắt tay tăng giá đến chóng mặt để thu lợi của giới kinh doanh
Mắc treo quần áo trong toilet phịng 128 có 4 móc thì cụt mất 2.
Khơng chỉ bị chủ khách sạn chặt chém, giá hàng ăn cũng đội lên kinh khủng với mức tăng giá khoảng 40%.
Các quán cơm bình dân cũng thoải mái chém khách, nâng giá vô tội vạ cao hơn hẳn so với giá niêm yết. Vào 1
quán cơm bình dân số 21 Thuỳ Vân gọi 1 âu cơm với 1 đĩa rau muống luộc, 1 bát canh rau cải nấu thịt và 1 đĩa
thịt lơn kho cho 4 người ăn gồm 2 người lớn và 2 trẻ em trong thực đơn ghi giá 1 suất có 25.000 đồng nhưng khi
tính tiền là 195. 000 đồng, khi u cầu nhân viên tính lại thì cuối cùng họ giảm cho 30.000 đồng.
Cửa kính bị thay bằng tấm gỗ dán.
Du lịch “1 đi không trở lại”
Trộm cắp cũng được dịp ra tay, hàng trăm du khách đã mất điện thoại, ví và giỏ đồ khi đi tắm biển tại bãi Thùy
Vân. Trong khi biển thì bẩn kinh khủng, rác thải, túi nilon lềnh bềnh trong nước biển, khiến du khách tắm mà luôn
thấy cảm giác ghê rợn.
Người TP. Hồ Chí Minh bây giờ thường nói chỉ dân tỉnh lẻ mới đi nghỉ Vũng Tàu cịn người thành phố thì đi Long
Hải.
Quả thật đến Vũng Tàu những ngày Tết Canh Dần vừa qua, phần lớn là người dân các tỉnh như: Tiền Giang, Tây
Ninh, Long An… với những xe khách chở 45 người, họ vào những nhà khách như Hoa Mai, 1 phịng đơi thường
chứa 8-10 người, chỉ cần chỗ ngả lưng qua đêm, còn đồ ăn cùng mọi thứ mang từ nhà đi và tắm biển vài ngày rồi
về.
Hiện tượng “chặt chém” ở Vũng Tàu vào dịp cuối tuần, lễ tết đã tồn tại từ lâu, dư luận cũng lên tiếng nhiều, nhưng
bao năm nay không hề được cải thiện. Các cơ quan quản lý ở đây được cho là bất lực trong việc để cho các
ngành dịch vụ mặc sức “chặt chém” du khách mà khơng thèm quan tâm đến chất lượng phục vụ.
Ít nhất ở Vũng Tàu cũng có 1 điểm sáng, hệ thống khách sạn tư nhân Sơn Thịnh đã quyết tâm giữ giá phịng ổn
định cả năm (280.000 đồng/phịng đơi, thêm 1 người có phụ thu 70.000 đồng).
Nhưng gia đình chị H. khơng may mắn đặt được phịng trong khách sạn Sơn Thịnh. Ở lại Vũng Tàu 1 đêm mà cả
nhà thấy ngột ngạt, chỉ mong cho trời nhanh sáng để ra về càng sớm càng tốt.
Chị H. tiếc cho một bãi biển đẹp nổi tiếng cả nước nhưng bị kiểu làm ăn manh mún và tận thu băm nát, làm hoen
ố hình ảnh du lịch Việt Nam.
Tỷ lệ thuận với số lượng du khách là các dịch vụ ăn theo mọc lên như nấm sau mưa. Nhiều du
khách phàn nàn giá các dịch vụ nơi đây bị “đội” lên gấp 2-3, thậm chí gấp 5-6 lần bình thường.
Giá cao nhưng ở một chốn tâm linh mà dịch vụ nào cũng lộn xộn, nhếch nhác, chụp giật khiến
du khách rất bất bình.
Giá dịch vụ xe ơm tăng nhanh chóng mặt.
Ngổn ngang, lộn xộn và nhếch nhác.
Hai cha con làm dịch vụ đổi tiền lẻ cho khách ngay trong hiên chùa.
Nhiều dãy trọ rơi vào tình trạng "cháy
phịng"
Nhiều chủ quán nước kiêm thêm dịch vụ “cị” nhà trọ
Nhiều nhà nghỉ cũng đang được dịp "làm ăn"
Phao rải rác trên đường.
Những ruột mèo này dễ nhận thấy giữa đám cỏ. <i>Ảnh</i>: Trung Kiên - Lê Hiếu.
Chưa tới chính hội Vía bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc, An Giang) - cuối
tháng 4 âm lịch - nhưng hiện các quán ăn, phòng trọ ở Châu Đốc đã
đồng loạt tăng giá. Hàng nghìn người hành hương về vùng đất linh thiêng
đang bị "chặt chém" không thương tiếc.
Tại thị xã Châu Đốc, nhiều người nói quán cơm Việt Thanh là điểm “bán
thức ăn có khuyến mãi lưỡi lam”. Quán nằm đối diện cơng viên Bồ Đề,
ngay góc ngã tư đường Thủ Khoa Nghĩa và Nguyễn Hữu Cảnh. Thấy
khách đến, ông chủ vồn vã mời chào và hướng dẫn tận bàn. Khách gọi 1 đĩa cơm sườn, 1 cái
khăn lạnh và 1 tô canh khổ qua hầm, qn phục vụ nhanh chóng. Nhưng khi nhìn vào thức ăn họ
đem ra bàn, thực khách lắc đầu ngao ngán. Đĩa cơm lơ thơ vài lát dưa cải chua và 3 miếng thịt
dài bằng ngón tay, chiều ngang bằng 2 ngón tay và mỏng đến mức… khơng thể nào mỏng hơn
được nữa. Còn canh khổ qua hầm chỉ vỏn vẹn một khúc khổ qua ngắn ngủn dồn nấm mèo loe
hoe, nước hơi âm ấm. Khi tính tiền, chủ quán liếc nhìn bảng số xe và ra giá: đĩa cơm 15.000
đồng, canh 8.000 đồng và khăn lạnh 2.000 đồng.
Tại Hồng Phúc, một đĩa cơm nhão nhoét dính bết vào nhau từng cục, trên rải một nhúm chừng
mươi con tép nhỏ xíu khơ cứng và mấy lát cà chua, 1 lá rau sà lách được tính giá 9.000 đồng.
Một vị khách còn cho biết: "Hồi nãy tụi tôi ghé tiệm cơm gần chùa Tây An thấy rõ ràng đề giá
Không riêng dịch vụ ăn uống, các loại phịng trọ bình dân cũng lợi dụng danh nghĩa “mùa Vía Bà”
để tăng giá. Ở thị xã Châu Đốc, các dịch vụ cho thuê phòng trọ giá 150.000 đồng/đêm/phòng
máy lạnh 2 người và 80.000 đồng/đêm/phòng quạt máy 2 người. Cô tiếp tân ở nhà nghỉ Thanh
Bình (phường Châu Phú A) cho biết: “Ngày bình thường giá phòng lạnh chỉ 120.000 đồng, phòng
quạt 60.000 đồng”.
Giá phịng trọ bình dân ở khu vực Núi Sam leo thang vùn vụt. Giá thuê một đêm là: 170.000
đồng phòng máy lạnh và 100.000 đồng phòng quạt. Một người dân địa phương tiết lộ: “Mùa này
là vậy đó, ai có cơ hội là ra tay “chém” du khách ngay”. Nhiều khách hành hương than phiền họ
phải mua 1 mâm ngũ quả ở khu vực Chùa Bà với giá 80.000-100.000 đồng, nhưng chất lượng
không cao. Các loại quần áo giấy, nhang đèn đều có giá cao gấp 3-4 lần ngồi chợ. Thậm chí, có
người khi mang heo quay vào cúng tạ lễ Bà còn bị lực lượng bảo vệ vịi tiền cơng “giữ trật tự khi
cúng”.
Về hiện tượng "chặt chém" du khách kể trên, Chủ tịch UBND phường Núi Sam Huỳnh Em nói:
“Chuyện này năm nào cũng xảy ra, năm nào tụi tôi cũng phối hợp các ngành chức năng vận
động các hộ kinh doanh không chặt chém du khách, thậm chí xử phạt hành chính nhưng… làm
khơng xuể bởi lẽ tồn khu vực Chùa Bà có đến gần 800 hộ kinh doanh buôn bán, không thể
quản lý hết".
Cũng theo ông Huỳnh Em, đầu mùa lễ hội là UBND phường cùng các ngành có liên quan đã
buộc các hộ kinh doanh mua bán phải niêm yết giá cả, quán ăn, nhà trọ nào không niêm yết giá
sẽ bị phạt, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị rút phép kinh doanh. Nhưng dù có niêm yết bảng giá thì
tình trạng người bán tự nâng giá cao hơn giá niêm yết là điều không thể tránh khỏi và UBND
phường cũng khơng có giải pháp nào khả thi để kiểm tra, quản lý vì… khơng đủ lực lượng.
Vài cơn mưa dông rải rác trong mấy buổi chiều gần đây vẫn chưa thể xua nổi đợt nắng nóng dữ
dội đang đổ xuống Đà Nẵng. Nhiệt độ trung bình cứ dao động quanh mức 35 - 370<sub>C, thậm chí có </sub>
ngày lên tới 38 - 390<sub>C. Sau giờ tan sở, nhiều người chẳng muốn ra đường hay đi ăn trưa vì sợ </sub>
phơi mình dưới cái nắng rát da.
Để tìm chỗ nghỉ mát giữa ban trưa ở Đà Nẵng thật khó. Các đường phố q thiếu bóng cây
xanh. Cơng viên 29/3 đơng nghẹt người, nhưng do nhiều cây xanh đã bị đổ sau bão nên cái nóng
hầm hập vẫn hắt xuống đầu. Đã vậy mà cả Đà Nẵng nào có được mấy cái cơng viên có… bóng
mát đâu!
Bởi thế, sự lựa chọn của số đông người Đà Nẵng là đổ xô ra biển. Tại các bãi biển Mỹ Khê, T20,
Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều... từ sáng sớm đã đông người. Anh Nguyễn Mai từ Hoà Sơn
(huyện Hoà Vang) phải vượt gần 20km mới tới được bãi biển Xuân Thiều, vậy mà hầu như ngày
nào anh cũng đưa vợ con đến đây. “Ở nhà nóng và ngột ngạt q, khơng chịu nổi. Ra tới biển rồi
chẳng muốn về nhà nữa!” – Anh nói. Khơng chỉ anh Mai, nhiều <b>gia đình</b> ra biển lúc mặt trời chưa
tắt nắng nhưng đến chập tối vẫn chưa muốn về, thậm chí có gia đình ăn tối ngay tại bãi biển.
Cách đây vài hôm, tại cuộc họp báo về chương trình Liên hoan du lịch “Đà Nẵng - Biển gọi 2007”
(diễn ra từ 15 – 19/6), Phó Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng (BQL) Phạm
Xuân Tiệp mạnh dạn cho biết: “Để chuẩn bị cho LH, 5 nhà vệ sinh công cộng sẽ được xây dựng
từ bãi biển Phạm Văn Đồng đến T18. 68 hộ <b>kinh doanh</b> ăn uống trên các bãi tắm được lập lại
trật tự theo đúng 12 điều cam kết về kinh doanh văn minh, lịch sự và thân thiện trên biển. Những
chiếc dù lá xinh xắn và võng xếp dọc bãi biển làm cho cảnh quan biển Đà Nẵng trở nên đẹp, quy
củ và ngăn nắp hơn trong mắt du khách”.
Mỗi ngày có 10 đội viên
rong. “Thỉnh thoảng cũng xuất hiện vài trường hợp bán rong, nhưng đó là người từ các vùng
khác đến, chúng tôi đều vận động họ không tiếp tục buôn bán ở khu vực bãi biển.
Gần 50 nhân viên Xí nghiệp mơi trường sơng biển (Cơng ty Mơi trường đô thị) túc trực từ sáng
sớm đến chiều tối để thu gom rác thải từ khách đi biển. Nhân viên cứu hộ được trang bị thêm
các kỹ năng và phương tiện phục vụ cứu hộ, cứu nạn như canô, phao cứu sinh, loa phóng
thanh…”. – ơng Tiệp nói.
Quả thật, hiện trên các bãi biển dọc theo tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, người ta khơng cịn bắt gặp
mấy tấm vải bạt, dù rách bay phất phơ trước gió. Thay vào đó là những chiếc dù lá xinh xắn và
võng xếp ngay ngắn, tạo cảm giác mọi hoạt động tại đây, nhất là kinh doanh ăn uống và dịch vụ
tắm biển đã được quản lý một cách quy củ. Nhưng khi hoà vào hàng vạn người đang tràn xuống
biển mới thấy, những sự thay đổi kể trên chủ yếu chỉ mới là… hình thức.
Ra biển, vừa rời khỏi bãi giữ xe đã bị nhân viên các hộ kinh doanh trên bãi biển vây quanh, chèo
kéo về ngồi ở quán của họ. Chưa kịp nóng chỗ đã thấy nào ốc hút, bánh bèo, bánh tráng, nem,
chả… ùa tới mời chào dai dẳng, dù đã có lệnh cấm bn bán hàng rong trên bãi biển từ lâu.
Thoáng thấy bóng nhân
viên bảo vệ bờ biển là họ
“biến” đi, rồi lại xuất hiện
ngay sau đó. Kẻ kéo tay,
níu áo, giúi cả xách nem,
Đi kèm nỗi bực mình vì mấy
người bán rong, nhiều du khách càng “méo” mặt với kiểu tính giá trên trời tại đây. Tận dụng cơ
hội nắng nóng, các dịch vụ ăn theo trên bãi biển đang tha hồ tăng giá. Giá gửi xe máy bình
thường 2.000 đồng, nay tăng lên 5.000 đồng/chiếc... Dịch vụ tắm nước ngọt, cho thuê phao
bơi… cũng tăng gấp 2 – 3 lần. Một du khách từ TP.HCM ra phải kêu trời khi chỉ ngồi một cái ghế
khoảng gần 1 giờ, uống hai lon Coca mà bị chủ quán hét tới 60.000 đồng.
Giá bia Heineken ở bãi biển mà được tính gần bằng ở… <b>nhà hàng</b> máy lạnh. Hứng chí gọi thêm
các món <b>đặc sản</b> biển như tơm, cua, cá, mực… sẽ càng “chống” gấp bội. Mà đó mới chỉ là giá
ở quán “bình dân”, nếu vào các nhà hàng mọc san sát dọc bãi biển này thì càng… khó kể xiết.
Khổ nỗi nhiều khách khơng biết, cứ nghĩ giá cả bình thường như mọi nơi, tới khi tính tiền mới
ngã ngửa. Vậy mà, chẳng thấy cơ quan chức năng nào đứng ra chấn chỉnh chuyện tăng giá quá
đáng này giúp cho du khách!
Phải ghi nhận cơng nhân của Xí nghiệp mơi trường sơng biển làm việc hết sức trách nhiệm, tích
cực nên nhiều bãi biển du lịch ở Đà Nẵng đang ngày càng trở nên sạch sẽ, tinh tươm, thực sự là
“biển xanh, cát trắng”. Nhưng điều rất phiền lòng là du khách đến tắm biển lại chẳng mấy người
có được ý thức giữ gìn điều đó. Người ta ngồi trên bãi biển, ăn ốc, trứng, đậu, nem, chả… rồi
tiện tay vứt thoải mái trên nền cát trắng mịn, thản nhiên như không hề thấy các công nhân môi
trường đang tất tả khắp nơi để thu gom mọi thứ mà khách vứt bừa ra đó.
Bãi biển quá rộng, lực lượng cơng nhân vệ sinh có hạn, trong khi sự thoải mái và vô ý thức của
khách lại hầu như vô hạn. Nên cứ khoảng nửa giờ chưa thấy những người thu gom rác thải xuất
hiện là có nhiều bãi biển mới vừa trắng mịn đã trở nên lốm đốm lá chuối, vỏ ốc, chai nhựa, vỏ
bao nilon… Cứ như giữ gìn vệ sinh bãi biển là trách nhiệm của cơng nhân mơi trường, cịn xả rác
là… quyền của khách tắm biển vậy!
Không thể phủ nhận là Đà Nẵng đã và đang có rất nhiều nỗ lực đem lại một môi trường xanh,
sạch, đẹp cho các bãi biển d u lịch. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên các bãi biển của
TP cũng dần trở nên văn minh, lịch sự và thân thiện hơn. Tuy nhiên, đây đó vẫn cịn những lỗ
hổng trong cơng tác quản lý. Thêm vào đó, ý thức của người dân, từ các hộ kinh doanh đến
khách tắm biển, vẫn chưa được nâng cao, chưa bắt kịp chủ trương chung của TP. Đó cũng là do
thiếu sót trong cơng tác tun truyền, giáo dục ý thức người dân của các cơ quan hữu quan.
Cứ như thế, không khéo sẽ khiến những nỗ lực nhằm kéo du khách từ các nơi đến với biển Đà
Nẵng trở nên… vô nghĩa!
<i>Du khách đông nghịt biển Đồ Sơn</i>
<b>Đồ Sơn: 1,3 triệu/ phịng nghỉ “khơng sao”</b>
Từ ngày 29-4 đến 2-5, TP. Hải Phòng sẽ tổ chức Liên hoan Du lịch, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao (bắn pháo hoa tầm thấp, biểu diễn dù bay, đua thuyền rồng, bóng chuyền bãi biển...).
Chiêu “hút nóng khách” này, cùng với có tiếng từ trước và nhất là đoạn đường từ Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ
về Đồ Sơn không xa xôi cho lắm, nên rất nhiều du khách đã chọn Đồ Sơn là điểm đến trong dịp 30-4, 1-5.
Khách tăng đột biến nên một số khách sạn, nhà nghỉ tạm được gọi là sạch sẽ đã được đặt trước và hết chỗ
từ cách đây cả tháng. Thời điểm này, du khách muốn đặt phòng tại Đồ Sơn phải chấp nhận mức giá gấp
2-3 ngày thường. Chiều hôm qua (27-4), chúng tôi đã liên hệ với nhiều nhà nghỉ - khách sạn ở Đồ Sơn nhưng
đều nhận được câu trả lời “hết phòng” và “Giới thiệu nơi khác nhưng phải chấp nhận giá cao hơn”. Theo lời
giới thiệu, chúng tôi liên hệ được với nhà nghỉ mang tên “Biệt thự Trúc Vàng”, nhưng ở đây đưa ra mức giá
của dãy nhà nghỉ “không sao” là 1.300.000 đồng/đêm (gấp 5 lần mức giá ngày thường).
<b>Hạ Long: Chật kín 14.000 phịng nghỉ </b>
Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, số khách đặt phòng nghỉ trước cho ngày
29-4 tại Hạ Long đã lên tới 35.000 người. TP Hạ Long có khoảng 14.000 phịng nghỉ nhưng giờ đây hầu hết
đã được đặt kín chỗ. Do nhu cầu tăng đột biến, nên giá phòng tại Hạ Long tăng khoảng 30% so với bình
<b>Sa Pa: Giá phòng tăng gấp 3-5 lần</b>
Dịp này, huyện Sa Pa (Lào Cai) tổ chức chương trình “Những ngày văn hoá - du lịch Sa Pa năm 2010” và
“Lễ hội trên mây Sa Pa 2010” ở khu vực thị trấn Sa Pa và 7 điểm ở các xã có đơng du khách tới thăm quan.
Điều này cũng là 1 trong những nguyên nhân thu hút du khách trong và ngoài nước. Với hệ thống các cơ
sở lưu trú ở thị trấn Sa Pa dày đặc, có khả năng đón tiếp từ 4.500 -5.000 du khách/đêm (chưa kể các
phòng nghỉ giá rẻ tại nhà dân, chuyên phục vụ khách nước ngoài ở các khu du lịch sinh thái Tả Van, Bản
Hồ, Lao Chải, Nậm Cang...) nên UBND huyện Sa Pa nhận định: “Khó có thể sốt phòng nghỉ”. Để phòng
ngừa, UBND huyện đã tổ chức họp với các cơ sở lưu trú, yêu cầu thực hiện niêm yết cơng khai giá phịng
nghỉ, khơng được tuỳ tiện nâng giá phịng và các dịch vụ khác, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc...
Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn tại Sa Pa đã hết chỗ và nhiều khách sạn đã
tăng giá cao đối với khách đặt chậm. Giá khách sạn mini tại Sa Pa đã tăng gấp 3-5 lần ngày thường. Thậm
chí có nơi, 1 phịng đơi bình thường có giá 200.000 đồng, nay đã bị đẩy lên 600.000 đồng, đặc biệt có nơi
còn tới 1.000.000 đồng. Liên hệ với nhân viên 1 Cty Lữ hành chuyên đưa khách từ Hà Nội lên Sa Pa, chúng
tơi nhận được cái lắc đầu: “Có quen biết cũng khó tìm được phịng. Nếu có phịng, phải chịu giá gấp 2-3 lần
ngày thường” và nhân viên tour không quên giao kèo: “Đi và về từ Hà Nội, phải tự lo vì vé tàu hoả đã hết từ
tuần trước”...
<b>Dễ bị chặt chém</b>
“Đến hẹn lại lên, du khách tăng dẫn đến sự quá tải tại các điểm du lịch và kéo theo đó là nạn “chặt, chém”.
Theo đánh giá của các Cty lũ hành và khách du lịch có kinh nghiệm, chỉ có các khách sạn uy tín, cao cấp
mới duy trì chính sách giá ổn định. Cịn các khách sạn trung bình, nhà nghỉ thường “găm” phòng để bán
trực tiếp cho du khách. Trong những dịp nghỉ lễ, họ sẽ tự ý tăng giá. Như vậy, chỉ có các khách lẻ dễ bị...
chặt, chém. Tình trạng này làm cho bộ mặt du lịch càng thêm xấu đi trong du khách mà ngành vẫn chưa có
biện pháp nào hữu hiệu để hạn chế. Chỉ có thể chú ý rằng, để tránh bị “chặt chém”, du khách nên liên hệ
đặt chỗ trước từ vài tuần (nếu tự tổ chức tour); đăng ký tour sớm để tránh bị tăng giá, ép khách những ngày
cao điểm hoặc các Cty khơng nhận khách vì vé máy bay thiếu, khách sạn tốt hết chỗ; việc chọn tour cần hỏi
<b>Lễ vật cúng tăng 10 lần, phí giữ xe cũng tăng gấp 3 lần, móc túi hoành hoành... là hình ảnh </b>
<b>tại nhiều chùa chiền ở Quảng Nam, Quảng Ngãi dịp rằm tháng Giêng.</b>
<b>> Cầu vượt Ngã Tư Sở tắc nghẽn vì lễ cầu an</b>
<b>* Xếp hàng chờ lễ chùa</b>
Những ngày rằm, giá cả các loại hương đèn lễ chùa tăng cao. Ảnh: <i>Trí Tín</i>
<i>Du khách ùn ùn kéo lên động Đầu Gỗ ở vịnh Hạ Long. Ảnh: Đoàn Loan.</i>
<b>Hàng loạt du khách, người dân khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí tại Thủ đơ</b>
<b>đã phải “kêu trời” khi những phương tiện ô tô, xe máy của họ đã bị “chặt chém” lên gấp</b>
<b>nhiều lần với giá “cắt cổ” trong dịp nghỉ lễ năm nay.</b>
Trong dịp nghỉ lễ quốc khánh năm nay, giá gửi xe tại các điểm vui chơi, giải trí đột nhiên “đội giá
bất ngờ” khiến nhiều chủ phương tiện chỉ còn biết kêu trời?! Các nhân viên tại bãi giữ xe luôn
miệng thúc giục và quát mắng không quên kèm theo những lời dọa nạt cả khách nếu như ai đó
phản ứng việc thu tiền vé không đúng theo quy định, nhiều khách hàng chỉ biết “ngậm bồ hịn
làm ngọt” khơng muốn đơi co thêm.
Theo tìm hiểu của PV, dịp lễ năm nay tại Khu vực lăng Bác và Quảng trường Ba Đình là điểm thu
hút khách tham quan đông nhất. Ngay đầu lối vào khu vực gửi xe, một tấm biển “mời gọi” gửi xe
vào thăm quan Quảng trường. Tấm biển gửi xe bằng tơn lớn có hai mặt, một mặt ghi rõ gửi xe
máy 2.000đ, xe đạp 1.000đ; mặt kia lại ghi: gửi xe máy 3.000đ, xe đạp 2.000đ.
Bãi gửi xe đến Quảng trường niêm yết trên vé là 2.000đ nhưng thu khách đến 5.000đ. (Chụp sáng 3/9, ảnh: Anh
Thế)
Tuy nhiên, khi dắt xe vào ghi vé gửi thì tấm biển hồn tồn trở nên vơ giá trị, nhân viên khu vực
gửi xe lại yêu cầu khách trả ngay 5.000đ. Hơn nữa, sau khi ghi vé, các nhân viên đều mặc cả với
khách gửi xe chỉ trông đến 12 giờ cùng ngày. Nếu quá giờ sang đầu chiều sẽ tính giá 20.000đ
một xe máy.
Anh Nguyễn Văn Tiến, ở Linh Đàm, Hà Nội bức xúc: “Họ ghi giá gửi xe ngoài biển để đánh lừa
khách. Tôi thắc mắc, họ quát tháo và đẩy tôi ra ngoài kiên quyết không cho gửi nữa”.
thêm tiền sẽ cố gắng sắp xếp.
Chị Trần Hà My đã phải móc ví 15.000 đưa cho người trơng xe mặc áo có điểm khai thác đỗ xe
hẳn hoi để có một chỗ gửi xe để vào Đền Ngọc Sơn. Có người thắc mắc hỏi thì nhận được câu
trả lời: “quy định là quy định, khơng gửi thì đi chỗ khác…”. Nhiều người khác đã phải móc hầu
bao đến 15.000đ mới được gửi xe ở phố Đinh Tiên Hoàng.
Nằm đối diện Đội an ninh trật tự khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, điểm gửi xe đạp, xe máy tại phố Bảo
Khánh ngang nhiên “chặt chém” khách. Một nhân viên tại khu trông xe chạy dài từ đầu đến cuối
phố Bảo Khánh cho biết đây là điểm gửi xe mới mở được khoảng 2 tháng dành cho khách tham
quan hồ Hoàn Kiếm được UBND phường quản lý.
Tuy nhiên, tấm vé xe lại là của quán Café bonbon 50 và giá vé cũng “đội” lên với 5.000đ một
chiếc xe máy được trông đến 12 giờ trưa, quá thời gian giá vé tăng lên 15.000đ.
Treo biển để công bố thu theo quy định nhưng thực thế thì ngược lại hồn tồn. (Ảnh chụp tại số 18 đường Phủ
Dỗn, Hồn Kiếm, Hà Nội)
Mặc dù tấm biển chỉ dẫn gửi xe vào phố Bảo Khánh chỉ ghi trông xe đạp, xe máy thế nhưng hai
bên đường phố Bảo Khánh lại la liệt xe ô tô đỗ. Hỏi ra mới biết các nhân viên thản nhiên nhận
trông luôn xe ô tô “chớp nhoáng” với giá 20.000 đ một lần vào ra.
Không chỉ có ở các điểm tham quan trong nội thành, tại điểm trông xe vào bệnh viện Việt Đức
trên đường Phủ Dỗn -Hà Nội cũng khiến nhiều người khơng khỏi sửng sốt. Trong những ngày
trạng này. Gửi xe chẳng đáng bao nhiêu tiền nhưng thấy tức vì có cảm giác bị lừa. Tôi cũng
không hiểu tại sao ban quản lý trật tự bệnh viện lại để tình trạng này kéo dài như vậy”.
Sở không cho phép và phường rất rõ?
Không chỉ có giá gửi xe máy trong ngày lễ mới “đội” lên như vậy mà lái xe ô tô khốn khổ hơn gấp
nhiều lần. Hầu hết các điểm gửi xe đều chật cứng và giá tăng thoải mái. Anh Ngô Văn Vinh - lái
xe taxi Thành Hưng cho biết: “Bình thường giá gửi cho một lượt vào ra là 10.000 đến 15.000đ
nhưng ngày lễ này ít nhất cũng từ 25.000 đến 30.000 mới gửi được xe”.
Vé xe thì mỗi nơi phát hành 1 kiểu, ai sẽ quản lý và chịu trách nhiệm về vấn đề này?
Điểm trông giữ xe ô tô, xe máy ngay sát bờ hồ luôn chật cứng, người trông xe cho biết, giá vé tại
đây luôn luôn cao hơn nhiều tuyến phố nhất là các ngày lễ, bởi lẽ giá tiền bỏ ra đấu thầu khu đất
này cao hơn các khu đất khác. Cụ thể là một lượt trông xe ô tô 4 tiếng khoảng 40.000 đồng, sẽ
Trao đổi với PV vào chiều 3/9, một Lãnh đạo sở Giao thông TP Hà Nội cho biết: “Việc một số khu
vực trông xe tự ý tăng giá một cách tùy tiện, sai quy định nhân cơ hội ngày lễ vẫn thường xảy ra.
Tuy nhiên, phía Thanh tra giao thơng chỉ có thể phối hợp phát hiện thơi chứ xử phạt thì thuộc về
sự quản lý của phường và quận. Việc tự ý thu tiền cao hơn quy định thì các phường, quận trên
địa bàn đều biết rất rõ. Sở giao thông không hề cho phép tự ý thu tiền phương tiện ô tô, xe máy
một cách tùy tiện như thế”.
Khơng biết, đến lúc nào thì hiện tượng lộn xộn, tự ý nâng giá, “chặt chém” người dân gửi xe
bằng giá “cắt cổ” để tư lợi của những điểm trông giữ xe nằm trong sự quản lý của phường, quận
trên địa bàn TP Hà Nội sẽ kết thúc?
Tháng 4 vừa qua, Sở Tài chính Hà Nội đã thống kê có hơn 90% các bãi trơng
giữ xe đã vi phạm quy định của TP Hà Nội về thu phí và niêm yết giá. Theo đó,
Thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 47 điểm trông giữ xe tại Hà Nội, đã
phát hiện 36 điểm vi phạm về niêm yết giá và có tới 39 điểm thu cao hơn mức
phí quy định. Cụ thể, các điểm trông giữ xe tại hè phố cao hơn quy định từ
1.000 đến 3.000đ/ lượt… trong đó, có rất nhiều điểm trơng giữ xe ơ tô vướt
quá quy định cho phép từ 10.000 đến trên 20.000 đồng/xe.