Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyên đề ôn thi đại học và cao đẳng môn: Ngữ văn - Trường THPT Lê Xoay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.12 KB, 6 trang )

Chuyên đề ôn thi đại học và cao đẳng
Người viết : Trần Thị Thu Nga
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT Lê Xoay
Đối tượng bồi dưỡng : Học sinh lớp 12
A.Mục đích yêu cầu:
- Bồi dưỡng cho học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và nâng cao thường được
dùng các kì thi đại học và cao đẳng.
- Bồi dưỡng cụ thể và chuyên sâu về chuyên đề các vấn đề lí luận văn học trong đề
thi.
B. Cấu trúc chun đề:
- Chương trình ơn luyện thi đại học lớp 12 bao gồm 120 tiết chia làm 4 chuyên đề:
1. Chuyên đề về đọc- hiểu văn bản (15 tiết)
2. Chuyên đề về làm văn- Luyện kĩ năng giải đề (90 tiết)
3. Chuyên đề về lí luận văn học- Các vấn đề lí luận văn học trong đề thi ĐH&CĐ
( 9tiết ).
4. Chuyên đề về nghị luận xã hội ( 6tiết).
- Trong khuôn khổ giới hạn tôi xin trình bày khái quát về một chuyên đề cụ thể mà tôi
đã từng thực hiện với các em học sinh lớp 12. Chuyên đề này đã đem lại kết quả nhất
định cho học sinh thi ĐH&CĐ ở những năm trước ,đó là các vấn đề lí luận văn học
trong đề thi ĐH&CĐ.
C. Nội dung cụ thể.
I. Tên chuyên đề: Các vấn đề lí luận văn học trong đề thi đại học và cao đẳng.
II. Dự kiến số tiết: 9tiết
III. Kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
- Các kiến thức cơ bản trong SGK lớp 11&12
- Mở rộng thêm các kiến thức nâng cao. Đặc biệt chú trọng những kiến thức đã
thi ĐH&CĐ trong các năm gần đây.
IV. Các bước tiến hành.
1. Các vấn đề lí luận văn học:
a. Lí luận văn học là gì?


- Là các vấn đề thuộc các khái niệm , các thể loại, các thuật ngữ, các vấn đề
thuộc tính chất, đối tượng... của văn học.
- Ví dụ: Hình tượng văn học, đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, kết cấu ,cốt
truyện...của văn học. Hay các thể loại văn học như: Thơ ca, tiểu thuyết, kịch,
kí...Các khái niệm: Tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc trong
văn học. Hay các thuật ngữ: Chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa
nhân đạo, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa...Trào lưu văn học, thời kì văn
học...


b. Vì sao phải nắm vững kiến thức về lí luận văn học?
- Trong trường phổ thông, môn Ngữ văn giữ một vị trí quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức, giáo dục tri thức, giáo dục ngôn ngữ cho học sinh. Muốn phát huy được
hết khả năng giáo dục đó của văn học thì người thầy giáo cần phải có những hiểu biết
nhất định về lí luận văn học.
- Lí luận văn học có ý nghĩa phương pháp luận cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở tất
cả các cấp học, đặc biệt là cấp THPT.
- Người thầy giáo nắm được kiến thức về lí luận văn học sẽ tránh được việc dạy văn
theo điệu sáo, dập khuôn và từ từ bộc lộ phong cách giảng dạy của người thầy. Dạy văn
là dạy rung cảm , tìm tịi, suy nghĩ, là dạy học sinh phát hiện con người mình từ cơ sở
cảm và hiểu bài văn.
- Học sinh nắm được bản chất của vấn đề lí luận văn học thì sẽ hiểu đề và biết cách
khai thác bài làm đúng nhất. Không lan man, xa đề hoặc lệch đề.
2. Nội dung cụ thể
a. Ơn lại kiến thức lí thuyết cơ bản:
- Học sinh nhắc lại, giáo viên bổ sung, sửa chữa.
+ Lớp 11: Thể loại: tiểu thuyết? truyện ngắn? kịch bản văn học?
+ Lớp 12: Quá trình văn học là gì? Phong cách văn học? Giá trị văn học? Tiếp nhận
văn học?
+ Kiến thức nâng cao: Hình tượng văn học? Nhân vật điển hình? Nhân vật điển hình

trong văn xuôi?...các khái niệm, ý nghĩa của các thuật ngữ văn học.
b.Luyện tập giải đề
Đề 1
Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh( chị)
hãy phân tích bài thơ trên để làm sáng tỏ nhận xét.
Gợi ý
1. Giải thích đề:
- Vẻ đẹp cổ điển? là vẻ đẹp cổ xưa, cổ kính, trang nghiêm.
- Vẻ đẹp hiện đại? là vẻ đẹp đổi mới, mang tính thời đại.
- Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển,vừa hiện đại ở
đề tài, cảm hứng, ở chất liệu thi ca và thể loại bút pháp.
2. Phân tích, chứng minh
a. Vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở:
 Đề tài, cảm hứng: Tràng giang nghĩa là sông dài, từ Hán Việt cùng âm
“ang” gợi nỗi buồn lan toả. Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con
người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng.
 Chất liệu , thi ca: Ở Tràng giang ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong
thơ cổ( tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều...) nhiều hình
ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
 Thể loại, bút pháp: Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận
dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng


đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình gợi hơn tả. Những từ Hán Việt cổ kính ( Tràng
giang, cơ liêu...)
b. Vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở:
 Đề tài, cảm hứng: Bên cạnh nỗi sầu vạn cổ của con người thì Tràng giang
cũng đồng thời thể hiện “ nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” thơ mới thời
mất nước “ chưa tìm thấy lối ra”.
 Chất liệu, thi ca: Tràng giang có rất nhiều những hình ảnh, âm thanh chân

thực của đời thường. Không ước lệ, tượng trưng ( củi khô, tiếng vãn chợ
chiều, bèo dạt...)
 Thể loại và bút pháp: Bài thơ thể hiện xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tơi”
trữ tình( buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, khơng khói hồng hơn cũng nhớ
nhà...) qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả(
sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn...)
3. Đánh giá khái quát bài thơ.
Đề 2
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch lam.
Gợi ý
1. Giải thích
- Giá trị nhân đạo? là đạo đức, đạo lí, tình cảm sẻ chia, trân trọng u
thương...giữa con người với con người.
- Giá trị nhân đạo thể hiện trong Hai đứa trẻ ở tình cảm xót thương của Thạch
Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèo, ở sự phát hiện của Thạch
Lam về những phẩm chất tốt đẹp của người dân ngèo nơi phố huyện, ở sự cảm
thông, trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Phân tích, chứng minh
a. Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện
nghèo.
b.Sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo
phố huyện.
c. Sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân
nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Đánh giá về giá trị tư tưởng của tác phẩm
Đề 3
Tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam
Cao.
Gợi ý

1. Giải thích:
- Tính điển hình? Nhân vật điển hình? là hình tượng nghệ thuật sáng tạo ra bằng
phương pháp điển hình hố, vừa có cá tính sắc nét, vừa phản ánh được một số
mặt bản chất của đời sống xã hội, thể hiện tính xã hội của con người.


- Nhân vật điển hình vừa có cội nguồn trong đời sống thực tế, lại vừa có sức
khái quát cao, tập trung nổi bật hơn, có ý nghĩa xã hội phong phú, sâu sắc
đồng thời hấp dẫn thú vị.
- Có nhân vật điển hình trong văn học hồ quyện giữa tính phổ biến và tính đặc
thù là do tính riêng độc đáo trong phong cách nhà văn và do chức năng phản
ánh đời sống xã hội của văn học. Tuy nhiên không phải bao giờ việc xây dựng
nhân vật cũng đạt đến trình độ điển hình. Nhân vật điển hình chỉ xuất hiệ ở
những tác phẩm đặc sắc, ở những nhà văn có tài năng thực sự.
2. Phân tích tính điển hình của nhân vật Chí Phèo
a. Những nét cá tính riêng: ( lai lịch, diện mạo, hình hài, hành động , tính cách, bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người...)
b. Nét chung khái quát
- Chí Phèo tiêu biểu cho hiện tượng một bộ phận người nông dân- nạn nhân của
chế độ cường hào thực dân bị rơi vào con đường tha hố , biến chất (D.c)
- Chí Phèo phản ánh một qui luật của xã hội. Khi xã hội cịn những thế lực
thống trị tàn bạo thì con đường bần cùng hoá rồi dẫn đến lưu manh hoá của
những người dân nghèo khổ sẽ cịn tồn tại. Đây chính là tính khái qt rộng
lớn của hình tượng nhân vật.
3. Đánh giá chung về giá trị của tác phẩm.
Đề 4
Nhận xét về phong cách thơ văn Hồ Chí Minh – SGK Ngữ văn 12 - tập I có
viết:
“ Văn chính luận của Người giàu tính luận chiến ”
Dựa vào tác phẩm Tun ngơn độc lập của Hồ Chí Minh hãy giải thích và làm

sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý:
1 . Giải thích đề :
- Luận chiến ? Là dùng lý lẽ , lập luận của bản thân để tranh luận với đối
phương về một vấn đề nào đó nhằm :
- Vạch ra chỗ sai , những điều phi lý , mâu thuẫn , có tính nguỵ biện do cố tình
hoặc do trình độ nhận thức của đối phương trong lập luận , từ đó mà bác bỏ những lý
lẽ lập luận của họ.
- Bằng lý lẽ và dẫn chứng chính xác phải khẳng định được những điều mà mình
đưa ra là có cơ sở khoa học đúng đắn. Yêu cầu quan trọng nhất của văn luận chiến là
: phải có lý lẽ sắc bén , dẫn chứng xác thực , lập luận chặt chẽ , không sơ hở ... dựa
trên những cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính khoa học . Có như thế thì mới thuyết
phục được người đọc , người nghe.
2. Chứng minh : “Tuyên ngôn độc lập” là một bài văn chính luận giàu tính luận
chiến.
a – Hồn cảnh ra đời của bài Tun ngơn ( phần tiểu dẫn SGK )
- Nhấn mạnh ý : sau năm 1945 , tướng Đờ-gôn từng tuyên bố rằng Đông Dương
vốn là thuộc địa cũ của Pháp. Pháp từng có cơng “bảo hộ” và “khai hố văn minh”


cho xứ sở này. Nhật cướp của Pháp , nay Nhật thua , Pháp đương nhiên có quyền
quay lại tiếp tục cai trị Đơng Dương.
Rõ ràng đó là một luận điệu hết sức xảo trá , đầy tính ngụy biện. Nó bao biện
cho hành động chuẩn bị quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp.Vì
thế mà một trong những mục đích quan trọng của bản tun ngơn là phải bác bỏ
được hồn tồn những luận điệu xảo trá , giả dối của thực dân Pháp , từ đó ngăn
chặn âm mưu quay lại xâm lược nước ta của chúng.
b - Hệ thống lập luận, lí lẽ của Hồ Chí Minh để bác bỏ luận điệu của thực dân
Pháp
- b1: Các dân tộc trên thế giới trong đó có VN, có quyền hưởng tự do độc lập,

quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Đó là một chân lí, một lẽ phải khơng ai có
thể chối cãi được...
- b2: Thực dân Pháp là kẻ khơng có cơng trạng, quyền lợi gì ở VN, trái lại chỉ
là kẻ xâm lược, ăn cướp vô nhân đạo, phi nghĩa. Để chứng minh cho luận điểm này
tác giả đã lập bản cáo trạng kết án những tội ác của thực dân Pháp ở VN trên ba
phương diện chính: Kinh tế, chính trị, ngoại giao...
- b3: Bản tun ngơn cịn chứng minh và khẳng định chỉ có nhân dân VN mới
xứng đáng là chủ nhân chân chính của đất nước, xứng đáng được hưởng tự do và
độc lập...
3. Nhận xét khái quát tác phẩm
Đề 5
Anh(chị) hiểu như thế nào về tính dân tộc của văn học? Hãy làm sáng tỏ tính dân tộc
trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu. ( SGK Ngữ văn 12-tập1-NXBGD 2008).
Yêu cầu:
- Phân tích đề để nắm được bản chất của đề :
- Giải thích được thế nào là tính dân tộc? Tính dân tộc thể hiện như thế nào
trong bài thơ Việt Bắc? dùng dẫn chứng cụ thể trong đoạn trích để chứng minh.
Đề 6
Chứng minh rằng: Bài thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử đã thể hiện rất rõ quan
niệm nghệ thuật của chính thi sĩ: “Thơ đi từ cái thực đến cái ảo, từ huyền diệu đến
chiêm bao. Cả bài thơ là một thế giới mơ”.
Yêu cầu
- Phân tích đề để hiểu đúng yêu cầu của đề.
- Giải thích đề. Nêu quan niệm nghệ thuật của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Thơ là gì?
Thơ đi từ cái thực đến cái ảo nghĩa là thế nào? từ huyền diệu đến chiêm bao? Tại sao
thơ của HMT lại có quan niệm như thế?...
D. Kết quả triển khai chuyên đề
- Lớp chuyên đề khối D- năm 2011-2012 đạt 100% học sinh biết làm các dạng đề có
kiến thức lí luận văn học.
- Kết quả cụ thể: 100% đạt từ điểm 5 trở lên. Nắm được kiến thức lí luận văn học khá

vững vàng.


E. Lời kết
Trên đây là một số phương pháp và kiến thức về chuyên đề lí luận văn học mà tôi đã
áp dụng trong giảng dạy ôn thi đại học khối C,D. Có thể cịn nhiều hạn chế rất mong
nhận được sự ủng hộ và đóng góp của đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Tường ngày 05 tháng 01 năm 2012
Người viết

Trần Thị Thu Nga



×