Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.79 KB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------


LÊ THỊ KIM PHƯỢNG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020.




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------

LÊ THỊ KIM PHƯỢNG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020.


Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, mọi số liệu sử dụng
trong luận văn đều là số liệu thật, có nguồn gốc rõ ràng.

Lê Thị Kim Phượng.







MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4
1.1 Một số khái niệm ...................................................................................................4
1.1.1 Du lịch ..................................................................................................................4
1.1.2 Các loại hình du lịch.............................................................................................5
1.1.3 Sản phẩm du lịch ..................................................................................................5
1.1.4 Du khách...............................................................................................................7

1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước..............7
1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế ......................................................................7
1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội .......................................................................8
1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá.....................................................................9
1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ...............................................................9
1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị....................................................10

1.3 Môi trường kinh doanh của ngành du lịch .......................................................10
1.3.1 Môi trường vĩ mô ...............................................................................................10
1.3.2 Môi trường vi mô ...............................................................................................11
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước.............................................13
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG...................................................................17

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam.............................................................17
2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam................................................................................17
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam..............................................................19
2.1.3 Thách thức..........................................................................................................21


2.1.4 Tóm tắt các cơ hội và nguy cơ ...........................................................................22
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch Lâm Đồng...........................................................24
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................24
2.2.2 Tài nguyên nhân văn ..........................................................................................28
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch............................................................................32
2.3 Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng..........................................................35
2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng..............................................................................35
2.3.2 Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân v
ăn .............39
2.3.3 Về cơ sở hạ tầng.................................................................................................41
2.3.4 Về cơ sở vật chất ngành du lịch .........................................................................42
2.3.5 Về đầu tư du lịch ................................................................................................50
2.3.6 Nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng....................................................................51
2.3.7 Hoạt động Marketing của du lịch Lâm Đồng.....................................................53
2.3.8 Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch................................................................55
2.4 Nhận định điểm mạnh,
điểm yếu của du lịch Lâm Đồng ................................55
2.4.1 Những điểm mạnh của du lịch Lâm Đồng .........................................................55
2.4.2 Những điểm yếu của du lịch Lâm Đồng ............................................................56
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)......................................................56
2.5 Những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng .......57
2.5.1 Các yếu tố về kinh tế ..........................................................................................58
2.5.2 Các yếu tố
về chính trị - pháp luật .....................................................................58

2.5.3 Các yếu tố về tự nhiên........................................................................................58
2.5.4 Áp lực từ các đối tác...........................................................................................58
2.5.5 Các đối thủ cạnh tranh........................................................................................58
2.6 Nhận định những cơ hội và nguy cơ .....................................................................58
2.6.1 Những cơ hội (O) ...............................................................................................58
2.6.2 Những nguy cơ (T).............................................................................................59
2.6.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)....................................................60
2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ
, điểm mạnh, điểm yếu................................................61


2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng ....63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM
ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020............................................................................................71
3.1 Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng.........................................................71
3.2 Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 ........................................................72
3.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................72
3.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................73
3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT ...............................75
3.4 Một số giải pháp góp phầ
n phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.......76
3.4.1 Mở rộng thị trường ..........................................................................................76
3.5 Kiến nghị ..............................................................................................................84
3.5.1 Đối với địa phương.............................................................................................84
3.5.2 Đối với nhà kinh doanh du lịch..........................................................................87
3.5.3 Đối với cơ quan Trung Ương .............................................................................88
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng: Sở VH – TT & DL Lâm Đồng.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng : UBND Tỉnh Lâm Đồng.
3. Hội đồng nhân dân : HĐND
4. Chính phủ : CP
5. Quyết định : QĐ
6. Trung Ương : TƯ
7. Thành phố Hồ Chí Minh : TP.HCM
8. Kinh tế - xã hội : KT – XH.





















DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục Trang
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch ........................................................................6
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh..................................................................35
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009....36
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009........................37
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.........................................38
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006 – 2009................39
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lị
ch năm 2006 – 2009.....................................43
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú..... ........................................................................44
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở phục vụ ăn uống tại Đà Lạt ............................48
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2009 ....................................50
Bảng 2.10 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2009 .............51
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/ tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm
Đồng năm 2008............................... ........................................................................52
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong....................................................57
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...................................................60
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng..............................................64
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng .....................................65
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch........................................65
Bảng 2.17 Kết quả điều tra v
ề thời gian lưu trú.......................................................66
Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng...............................66
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách .......................................67
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra.......................................................................68



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao. Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất
lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa,
thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn
đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người.
Vớ
i tiềm năng phong phú, đất nước ta đã định hướng phát triển mạnh về du
lịch nhằm phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của
Đảng và Nhà nước, “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn” trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có.
Lâm Đồng từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch củ
a
cả nước. Với những đặc trưng đặc sắc của mình, tiềm năng Lâm Đồng được đánh
giá rất cao, là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua phát triển
chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế
của mình để tạo bước phát triển rõ nét. Thực lự
c kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn
chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụ còn
yếu kém; các điểm, tuyến du lịch hầu hết chỉ mới được đầu tư ở mức quản lý và
khai thác các địa danh du lịch sẵn có. Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch
chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù c
ủa địa phương, phát triển du lịch
chưa gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống của địa
phương. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du
lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Lâm Đồng rộng khắp để thu hút du

khách, đặc biệt việc thu hút khách quốc tế thiếu chủ động.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn
đề tài “Một số giải pháp góp phần phát
triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020” với mong muốn góp phần cùng chính quyền
địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách, đáp ứng nhu

2

cầu ngày càng tốt hơn của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa
phương nhằm phát triển du lịch một cách chủ động, toàn diện và bền vững, tạo
dựng thương hiệu Lâm Đồng ngày càng có uy tín trên thị trường du lịch trong nước
và nước ngoài.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và kinh doanh
du lịch. Trên cơ sở phân tích thực tr
ạng, tiềm năng phát triển, phân tích những tác
động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng, để nhận định những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ đối với sự phát triển của ngành du
lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần
phát triển du lịch ở
Lâm Đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch Lâm Đồng từ
2006 – 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
bao gồm:
Nghiên cứu tại hiện trường (thông tin sơ cấp): tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng để thu thập thông tin, xử lý thông tin đ

ó để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu tại bàn (thông tin thứ cấp): thu thập số liệu từ các báo cáo của Sở
Văn hóa - Thể thao Du lịch Tỉnh Lâm Đồng, những thông tin này đã có sẵn như
lượng khách du lịch đến Lâm Đồng qua các năm, doanh thu xã hội từ du lịch, thời
gian lưu trú bình quân, số cơ sở lưu trú, đầu tư về du lịch...
Nghiên cứu cơ bản: nhằm mở
rộng kiến thức về vấn đề cần nghiên cứu, bằng
cách tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến ngành du lịch.
Nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường, thông qua việc thu thập thông
tin du khách như độ tuổi, giới tính, thu thập tháng... Nghiên cứu này cũng được thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.

3

Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung).
Phương pháp nghiên cứu điền dã (quan sát, gặp gỡ và trò chuyện không
chính thức với du khách, lãnh đạo các công ty lữ hành và lãnh đạo các khoa ban của
các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp)...
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng phát triể
n du lịch Lâm
Đồng.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.







4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Du lịch
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ngày 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Theo định nghĩa của hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IOOTO
(International Of Official Travel Organizations): “Du lịch là một hoạt động có tính
thường xuyên hay bất thường của m
ột cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở
đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác
nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi… và sẽ hồi cư sau một thời
gian dự định”.
Có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem
là đầy đủ nhất là khái niệm của tổ
chức du lịch thế giới (WTO) như sau: “Du lịch là
tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc
hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với
khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không
phải là nơi đến làm việc.”
Như vậy, du lịch còn được hiể
u là một hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế
phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không xuất khẩu. Du lịch là một hoạt
động văn hóa cao cấp, có mối quan hệ với nền kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính
phong phú trong quá trình quốc tế hóa du lịch và phân công hợp tác quốc tế trong

giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay vì du lịch không chỉ giải trí thưởng ngoạn mà còn
tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, trao đổi, hợp tác khi thực hiện tham quan th
ắng cảnh,
di tích lịch sử, nền văn hóa địa phương.

5

1.1.2 Các loại hình du lịch
Du lịch chữa bệnh: dành cho khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức
khỏe. Ngày nay, một số nước phát triển đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác
sử dụng nước khoáng, khí hậu miền núi, miền biển…với mục đích kinh doanh và
phục vụ khách du lịch.
Du lịch nghỉ ngơi: dành cho khách có nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏ
e,
gần gũi thiên nhiên và thay đổi không khí, môi trường sống hàng ngày, loại du lịch
này cũng mang ít nhiều đặc biệt của du lịch chữa bệnh.
Du lịch khoa học, văn hóa: dành cho khách du lịch có nhu cầu mở rộng sự
hiểu biết của mình. Khách du lịch loại này thường tham quan các di tích lịch sử,
kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nước mà họ đến du lịch.
Du lịch thể thao: khách du lịch là các vận động viên đến
để thi đấu, các cổ
động viên đi xem và ủng hộ.
Du lịch công vụ: khách du lịch là những người đi dự hội nghị, hội thảo,
chuyên đề, lễ kỷ niệm.
Như vậy, các loại hình du lịch tựu trung thể hiện kết hợp dưới hai dạng tổng
quát chủ yếu là:
- Du lịch vật chất (hình thể): ăn uống, ngủ nghỉ, hướng dẫn, giải trí, tham quan, vận
chuyển, dịch vụ giải trí.
- Du lịch phi vật chất (phi hình thể): sự niềm nở của đơn vị địa phương, kỹ năng
quản lý và thực hiện của nhân sự, truyền thống văn hóa địa phương, sự nổi tiếng của

các sản phẩm địa phương…
1.1.3 Sản phẩm du lịch
Quan điểm hiện đại cho rằng sản phẩm của du lị
ch bao gồm sản phẩm phi
hình thể và sản phẩm hình thể.
Sản phẩm của du lịch là dịch vụ du lịch nhằm phục vụ nhu cầu của con
người không phải tại nơi mình sống mà ở nơi khác, đất nước khác trong một thời
gian nhất định nên có đặc tính vô cùng phong phú, đa dạng, biến đổi theo nhịp độ
phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, mỗi quố
c gia và chịu sự ảnh hưởng

6












Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch.


của kinh tế. Sản phẩm du lịch là một hàng hóa đặc biệt, có thuộc tính chung của
hàng hóa mang giá trị và giá trị sử dụng. Sản phẩm du lịch không có tính dự trữ,
không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất không biểu hiện

bằng hiện vật cụ thể mà chuyển dịch từng bước trong quá trình qua mỗi lần tiêu thụ
sản phẩm. Sản phẩm du lịch có tính
đồng thời trong sản xuất và tiêu thụ, đích của
du lịch là du khách và khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì quá trình sản xuất
của nhà cung cấp bắt đầu và du khách là đối tượng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ được
cung cấp trong cùng một quá trình, cùng một lúc. Sản phẩm du lịch thường bị mất
cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã
hội và thiên nhiên. Sản phẩm du lịch cần phải được bán ngay khi có cơ hội vì nhu
cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi. Sản phẩm du lịch dễ bị
dao động do quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, thiếu một điều kiện làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩ
m du
lịch.
Từ những đặc tính trên của sản phẩm du lịch quyết định đến đặc tính ngành
du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Phát
triển du lịch là cần được định danh các sản phẩm du lịch, phân loại và tìm ra giải
pháp, phân công quản lý một cách hợp lý và hiệu quả.
Ngoài ra sản phẩm du lịch là tổng thể của các tài nguyên du lịch tạo ra:









Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nhân văn
Cơ sở vật chất kỹ thuật

Lao động
Môi trường KT - XH
Sản
phẩm du
lịch
Thị
trường
du lịch

7

1.1.4 Du khách
Du khách bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước.
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ
dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh…
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình không
quá 12 tháng tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, b
ạn bè, kinh
doanh… trên lãnh thổ Việt Nam.
(1)

Nhu cầu đáp ứng sản phẩm du lịch của du khách là du khách được đáp ứng
các nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu hiểu biết ở nơi chốn du khách đến.
1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước
1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế
Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tố
c độ
tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh
tế. Hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà

nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu
ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du
lịch là mộ
t ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng…
được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải
chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch còn là ngành “xuất
khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di
tích lịch sử, văn hoá…
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế
giới hiện nay là giá trị ngành dịch vụ
ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản
phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du
lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch
đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành

(1)

(Theo Tổng cục du lịch – quy chế quản lý lữ hành 29/04/1995).


8

công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật
không phức tạp. Do đó phát triển du lịch là việc cần thiết.
1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội
Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có ý
nghĩa về mặt xã hội. Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường
sức số
ng cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Mặt khác, qua những

chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn nhờ đó
mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng.
Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách m
ạng khoa học kỹ thuật, hàng loạt
máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất, dẫn
đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền kinh tế của đất nước. Nhờ
có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có
công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du l
ịch
đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao
động, giải quyết các vấn đề xã hội. Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng
cho nền kinh tế của đất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn
định và nhanh chóng.
Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản
phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ
đến nhiều lĩnh vực khác trong nền
kinh tế. Khi một khu vực trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm
cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên, xuất phát từ nhu cầu này, ngành kinh
tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên
ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế
quố
c dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao,
phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Muốn vậy,
các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng
công nhân có tay nghề cao đáp ứng
được nhu cầu của du khách.

9


Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu
chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch,
làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong
phạm vi một quốc gia, ho
ạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền
tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá
Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng
đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập vào các hoạt động v
ăn
hoá của địa phương qua đó du khách có thêm những hiểu biết mới. Du lịch còn góp
phần cho việc phục hồi và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận
thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm
trợ cho việc khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch
góp phần đưa hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế đồng th
ời giúp con người có
cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó làm cho đời sống tinh thần trở nên phong
phú và đầy đủ hơn.
1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường
Mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch là được tiếp xúc với thiên
nhiên, được cảm nhận sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan
thiên nhiên, tạo điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấ
y được giá trị của
thiên nhiên đối với đời sống. Nghĩa là, du lịch đã góp phần rất tích cực vào sự
nghiệp giáo dục môi trường.
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên
đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành
những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao

quanh thành phố, thi hành các biệ
n pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,
không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách. Để gia

10

tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự
nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn.
1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị
Du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du
lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất
nước bạn.
Ngoài những mặt tích c
ực mà du lịch đem lại thì còn có những tác động tiêu
cực từ du lịch. Do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ để có hướng phát triển đúng
đắn. Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường… thì
việc phát triển du lịch là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển của một đất nước.
1.3 Môi trường kinh doanh củ
a ngành du lịch
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Những tác động của môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố bên ngoài
phạm vi doanh nghiệp nhưng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của
doanh nghiệp, và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được mà chỉ có thể tận dụng
nó nếu là cơ hội và né tránh nếu là những nguy cơ. Môi trường vĩ mô bao gồm các
yếu tố sau:
Kinh tế
Phản ánh sự phát triển, thu nhập nền kinh tế của một nước và điều kiện kinh
tế được xem là một trong những nhân tố tác động mạnh đến thị trường. Các yếu tố
kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm: Tổng thu nhập quốc dân (GDP), lạm

phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, thất nghiệp…
Văn hóa
Môi trường văn hóa thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và giá trị
của các cá nhân trong xã hội, điều này tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân.
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có th
ể vun đắp cho xã hội

11

đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ
hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần.
Chính trị pháp luật
Các yếu tố về pháp luật như: hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản
pháp luật, các chính sách nhà nước liên quan đến doanh nghiệp… quy định hành
lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình và tạo sân
chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Các yếu tố về chính trị như
sự ổn định về chính trị, thể chế, quan hệ chính trị với các nước và tổ chức quốc tế

có thể kìm hãm, thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia.
Kỹ thuật công nghệ
Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ bao gồm: tiến bộ sinh học, đồ dùng điện tử,
công nghệ thông tin… Ngày nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, du khách
có thể tìm hiểu các hoạt động du lịch, văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế
giới.
Yếu tố hội nhập
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực.

Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi
thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế
giới.
Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được
gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa
lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi
doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.
1.3.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố tác động tương đối trự
c tiếp đến hoạt
động của doanh nghiệp như: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung
cấp, công chúng, trung gian.
Đối thủ cạnh tranh

12

Trong môi trường hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều có những đối
thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của mình. M. Porter đã đưa ra 5 thế lực cơ bản trong
môi trường cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp:
Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp mới thâm
nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt
động. Sự cạnh tranh diễn ra h
ầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường, tới các
nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mãi.
Thế lực (sức ép) của các nhà cung cấp: các nhà cung cấp có thể tác động đến
tương lai và lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất
lượng để đạt được lợi nhuận cao hơn.
Thế lực của người mua: người mua có thể dùng các biện pháp nh
ư ép giá,
giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn.

Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ: mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ
ngày càng tăng, thể hiện ở những cuộc cạnh tranh về giá, các chiến dịch khuyến
mãi, các sản phẩm mới liên tục được tung ra.
Khả năng của các sản phẩm thay thế: các sản phẩm có khả năng thay th
ế sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm
hiện có của doanh nghiệp.
Khách hàng
Là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, mỗi khách hàng có thái độ, động cơ,
hành vi khác nhau làm ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của
khách hàng sẽ khác nhau.
Các nhà cung ứng
Các doanh nghiệp bao giờ cũng liên kết với những nhà cung cấp, để được
cung cấp những tài nguyên khác như: nguyên vật liệu, nhân công, vốn. Các nhà
cung ứng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp, cho nên việc nghiên cứu để hiểu
biết về những người cung ứng các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua
trong quá trình nghiên cứu môi trường.
Các trung gian

13

Đó là các đơn vị cá nhân giúp công ty trong việc xúc tiến bán hàng và phân
phối hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Họ là những người trung gian, những
đơn vị phân phối, những công ty dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính.
Nhóm công chúng
Theo Philip Kotler, các công chúng có thể chia làm 7 loại: giới tài chính, các
tổ chức truyền thông đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng
trực tiếp, quần chúng địa phương, quần chúng nói chung, cán bộ viên chức doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần tranh thủ tình cảm của công chúng dành cho sản phẩm
doanh nghiệp, điều đó giúp doanh nghiệp tăng lợi thế trên thị trường.

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước

n 40 năm phát triển và đổi mới ngành du lịch đã cho những kinh nghiệm
quý báu:
Một là: Từ định hướng đúng đắn của Đảng, việc quán triệt đầy đủ vai trò và
tác dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực
có thể phát sinh và đi liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọi ngành hiện nay là
rất cấp thi
ết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong tình hình thế giới hiện nay với xu
thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và xã hội hoá du lịch, quan hệ về mọi mặt giữa các
nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh thì phát triển du lịch là hướng chiến
lược, yếu tố góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, thực hiện công nghi
ệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Hai là: Du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hành động quốc gia.
Cần có một sự chỉ đạo tập trung thống nhất, đúng hướng và nhanh chóng từ cấp cao
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến các cấp thừa hành ở các bộ,
ngành trung ương và đị
a phương, tạo môi trường cho du lịch phát triển đúng hướng
và hiệu quả.
Ba là: Quản lý Nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực:
cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện đất nước và hợp với
thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đầu tư ban đầu bằng ngân

14

sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; có bộ máy tổ chức tương ứng
nhiệm vụ chính trị, đảm bảo ổn định, quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực du
lịch và giáo dục du lịch toàn dân; phối hợp đồng bộ, thường xuyên liên ngành, địa

phương ở tất cả hoạt động liên quan đến du lịch trong và ngoài nước.
Bốn là: Ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triể
n khai
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thể chế
hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể. Thường xuyên nghiên cứu
thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới, tổng kết thực tiễn kịp thời để phát
huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của các ngành, các địa phương.
Ngành du lịch của các quốc gia trong khu vực luôn có xu hướng mới và biế
n
đổi. Các nước có nhiều kinh nghiệm phát triển du lịch như: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia… có thể làm bài học cho Việt Nam nói chung và Lâm Đồng
nói riêng. Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc bảo vệ môi
trường được nhiều nước quan tâm như Singapore, Nhật Bản… Nhờ đó, du lịch ở
những nước này đ
ã phát triển mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế nói
chung.
Kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trong việc
bảo vệ môi trường để phát triển du lịch. Từ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7
năm liền tổ chức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báo cáo về môi
trường. Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể để c
ải tạo và bảo
vệ môi trường. Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường được thiết lập, tăng vốn
đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người dân bảo vệ môi trường. Với sự
cố gắng của chính phủ, của toàn dân Trung Quốc nạn ô nhiễm môi trường đã được
kiểm soát tạo thuận lợi cho du lịch phát triển một cách bền vững. Chính ph
ủ Trung
Quốc không ngừng tăng vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường, nhờ đó Trung Quốc đã
xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với

nhiều chủng loại động thực vật phong phú rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh

15

thái - một loại hình du lịch có xu thế tăng trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sự
phong phú của sinh vật, Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất
sớm “công ước tính đa dạng sinh vật”. Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung
sửa đổi và đưa ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tính
đến nay, đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luậ
t về bảo vệ môi trường đã được ban hành,
do đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể.
Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan
Kế hoạch phát triển từ năm 2001 – 2005 với chủ đề “ Vùng đất cho một cuộc
sống trọn vẹn” với mục đích “Thủ phủ của du lịch Châu Á”, vào năm 2005 du lịch
Thái Lan đứng đầu về chất lượng bảo vệ môi trường, an toàn và bền vững bằng
cách:
Cải tạo các khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế thông qua mộ
t chương
trình phát triển toàn diện và cụ thể. Bảo vệ có hệ thống các di sản và di tích lịch sử
thành “Bảo tàng sống” tức là tái hiện nếp sống cổ xưa bằng người thật. Bảo vệ các
khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm đảm bảo yêu cầu bảo tồn và phát triển
bền vững. Triển khai một số dịch vụ cụ thể như: chăm sóc sức khỏe, th
ể thao, mua
sắm, nghệ thuật nấu ăn và quản lý hội nghị. Có kế hoạch xây dựng các công viên
chủ đề và các hoạt động vui chơi giải trí như công viên voi. Thái Lan hợp tác với
các nước trong chiến dịch quản bá như: “Hai quốc gia một điểm đến” kết hợp với
Việt Nam, “Hai vương quốc một điểm đến” kết hợp với Campuchia.
Kinh nghiệm phát triển du lịch của Indonesia
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tăng cường khuyến mãi ở nước ngoài các sản
phẩm du lịch Indonesia. Thường xuyên làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch

về mọi mặt, đồng thời làm mới hoặc sửa chữa giao thông đến các điểm du lịch. Phát
triển mạnh du lịch nội địa. Kiện toàn mối quan hệ liên ngành giữa du lịch với Bộ
giao thông vận tải, an ninh qu
ốc phòng và giáo dục đào tạo. Nâng cao nghiệp vụ tay
nghề cho nhân viên trong ngành du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư
nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch. Bảo tồn văn hóa cổ truyền và bản sắc
riêng. Giáo dục cho người dân hiểu tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế.

16

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Singapore đã cố gắng tạo ra hình ảnh du lịch hấp dẫn du khách trong điều
kiện thiếu những cái hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như: “Singapore đất
nước sạch và xanh”, “Sân bay Changi là một trong những sân bay tốt nhất thế giới”,
“Sở thú Night Safari hàng đầu thế giới”, “Đài phun nước thịnh vượng lớn nhất thế
giới”, “Mecca – Thiên đường mua sắm của du khách”… Mộ
t đất nước không rộng,
không dồi dào tài nguyên du lịch nhưng họ đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường,
trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, rèn luyện ý thức nghiêm túc chấp hành pháp
luật cho người dân, bên cạnh đó cũng xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm, kể
cả người nước ngoài. Ví dụ: vứt tàn thuốc lá nơi công cộng phạt 50 SGD, có cầu
vượt cho người đi bộ nhưng nếu đi băng qua đườ
ng vi phạm phạt 500 SGD.
Trên đây là một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia và Singapore, nhìn chung họ thành công là nhờ họ có những chiến lược
phát triển du lịch lâu dài, rõ ràng và đặc biệt là có được sự đồng thuận của toàn xã
hội, nhờ đó ngành du lịch của họ ngày càng phát triển.
Việt Nam với truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều tài nguyên thiên nhiên
đa dạng và phong phú, nhiều di sản thế giới và đặc bi
ệt có nhiều tài nguyên thiên

nhiên phong phú... Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển du
lịch , trên cơ sở đó chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các
nước trong khu vực, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, từ đó xây dựng, tiếp thị
hình ảnh Việt Nam ra thế giới được ấn tượng hơn, thu hút hơn, để đưa ngành du lịch
trở thành ngành kinh t
ế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước.







17

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam
Du lịch Lâm Đồng nằm trong khối thống nhất với du lịch Việt Nam, sự phát
triển của du lịch Lâm Đồng gắn bó mật thiết với tình hình phát triển du lịch của cả
nước. Nói cách khác, tình hình môi trường du lịch Việt Nam tác động rất lớn đến
ngành du lịch Lâm Đồng, tạo ra cơ hội cũng như đe dọa đến ho
ạt động của ngành.
Chính vì vậy, phân tích và đánh giá tình hình du lịch Việt Nam sẽ giúp chúng ta
nhận diện những tác động tích cực từ môi trường đối với ngành du lịch Lâm Đồng.
Hoạt động du lịch của nước ta phát triển với chiều hướng tích cực trong thời
gian vừa qua. Việc tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế như Seagames 22,

Paragames 2, ASEM 5... tại Việt Nam một cách thành công cùng với sự hợp tác
toàn diệ
n hơn với khối ASEAN và các nước khác trên thế giới đã tạo điều kiện rất
thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.
Về môi trường pháp lý, Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc
phát triển ngành du lịch vì đây là một ngành có khả năng đóng góp vô cùng to lớn
vào công cuộc xây dựng đất nước. Hiệp hội du lịch được thành lập, Luật du lịch
được ban hành, tạo cơ sở pháp lý
ổn định cho các hoạt động trong ngành.
Sau hiểm họa dịch SARS, ngành du lịch Việt Nam đã thực sự phục hồi, đang
lấy lại đà tăng trưởng nhanh và vươn lên mạnh mẽ. Tình hình an ninh thế giới và
khu vực những năm gần đây bất ổn. Trong khi đó, tình hình chính trị Việt Nam ổn
định, an ninh được đánh giá thuộc loại tốt nhất thế giới. Điều kiện này có tác động
làm giảm nhu cầu du lịch của du khách các nước, tuy nhiên lại nâng cao sức thu hút
của du lịch Việt Nam. Sự an toàn của điểm đến được nhấn mạnh hơn trong các nội
dung quảng bá đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh ở khía cạnh này.

×