Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.67 KB, 12 trang )

VĂN MẪU LỚP 11
4 BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG CỦA HÀN MẶC TỬ
QUA BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ
BÀI MẪU SỐ 1:
Hàn Mặc Tử là một trong số những tài năng độc đáo và thống soái một trường thơ:
thơ điên. Chế Lan Viên từng quả quyết rằng : "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai
sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và cịn lại của cái thời kì này
chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử cịn có những vần
thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng. Trong số đó có bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”.
Mở đầu bài thơ về Vĩ Dạ thơn là một câu thơ rất gợi tình, gợi thương:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu hỏi tu từ mở ra một trời liên tưởng. nó dường như là lời của một người con
gái:”sao lâu quá anh không về Vĩ Dạ?. Câu hỏi mang bao giận hờn trách móc mà cũng ẩn
chứa biết bao niềm thương nhớ: sao anh không về thăm em. Nhưng ngẫm kĩ thêm chút
nữa, cũng có thể nhà thơ đã đã tự đặt câu hỏi cho chính mình:” Sao mình khơng về thơn
Vĩ?” , hỏi cũng để tác giả tự bài tỏ lịng mình, tự giãi bài nỗi niềm thương nhớ. Thôn Vĩ
Dạ đã từng in dấu chân của tác giả và những kỉ niệm về người thương. Về với Vĩ Dạ là
về với những hình ảnh quen thuộc, với chân trời cảm xúc. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng
trong vần thơ đẹp mang hoài niệm, bao kỷ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền
với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ:
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?”
Tất cả là của quá khứ hay của hiện tại trong tưởng tượng của nhà thơ? Chỉ biết là
thiên nhiên và con người thôn vĩ hiện lên thật đẹp. “Nắng hàng cau” là thứ nắng mai tinh
khiết khi những hàng cau thẳng tắp vươn lên chào đón bình minh. Viết về cau trước Hàn
Mặc Tử có nhiều:
“Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau”
(Hồng Ngun)
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ trầu khơng thơn nào”


(Nguyễn Bính).


Nhưng hàng cau trong hừng đơng thì chỉ Hàn Mặc Tử mới có. Đó là một cái nhìn
mê mải, câu thơ tiếp theo là một lời reo mừng thích thú: “Vườn ai mướt quá xanh như
ngọc”. Nhìn vào vườn cây xanh mướt ấy con người thấy lịng mình nhẹ nhàng hơn. Đó là
lời ca ngợi say sưa của người yêu thiên nhiên và có ân tình đậm đà với thơn Vĩ. Không
những thiên nhiên mà con người hiện lên với một hình ảnh cụ thể: “lá trúc che ngang mặt
chữ điền” . Mặt chữ điền có thể là khn mặt của một người con gái ngay thẳng, phúc
hậu và cũng là khuôn mặt của thôn Vĩ, của con người xứ Huế. Hàn Mặc Tử đã tinh tế
dùng lá trúc che ngang để khuôn mặt chữ điền hiện lên trong một vẻ đẹp kín đáo. Có thể
nói đây là khổ thơ dầu mang nặng những kí ức của tác giả. Tuy câu hỏi đầu mang vẻ
ngậm ngùi tiếc nuối nhưng nhanh chóng chìm đi khi tâm hồn nhà thơ bị cuốn vào cảnh
sắc. Qua đó ta có thể đồng cảm cho một con người mang mặc cảm bệnh tật nhưng vẫn
hướng về cảnh và người thơn Vĩ với tình u dạt dào.
Khổ thơ sau vẫn nối tiếp mạch thơ, nhưng không cịn êm ái mà tan tác chia lìa:
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Thường thì gió và mây ln gắn kết với nhau nhưng từ nay xa cách nhau. Gió mây
ở đây khơng phải là hiện thực mà nó mang tâm trạng của người trong cảnh chia lìa. Nhớ
Vĩ Dạ nhưng khơng thể trở về nơi ấy được nữa nên buồn và nỗi buồn đã tràn ra cảnh vật
:”Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng nước thấm cái buồn của ngoại cảnh hay chính
là cái buồn thiu của tâm cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng cũng thật lạnh lẽo, nó mang đầy
tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự xa cách, thờ ơ của cuộc đời đối với mình.
Dù vậy tâm hồn thơ của tác giả vẫn chan chứa tình u : "Thuyền ai đậu bến sơng trăng
đó-Có chở trăng về kịp tối nay?” Trăng từng xuất hiện rất nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử
với đủ hình dạng, trạng thái khác nhau :
”Trăng nằm sóng xỗi trên cành liễu

Đợi gió thu về để lả lơi.”
Nhưng Cịn ánh trăng ở đây lại là một ánh trăng huyền ảo, một không gian tràn
đầy trăng và thơ. Thuyền ở đây là thuyền của người thơn Vĩ hay con thuyền của chính tác
giả? Chỉ biết con thuyền chở đầy trăng. Dịng sơng Hương dát ánh trăng trở thành dãy
ngân hà của vũ trụ. liệu con thuyền ấy có chở trăng về kịp tối nay hay là một tối khác?
Câu hỏi này cũng là câu hỏi của tác giả liệu mình có đến được bến bờ thời gian khi mà
cuộc sống ngày một khép lại. Có lẽ chỉ có trăng là hiểu dược nỗi lịng của nhà thơ, có thể
là một người bạn đồng hành cùng ông vơi đi cảm giác cô đơn và mặc cảm bệnh tật.
Qua một loạt các câu hỏi tu từ vườn ai thuyền ai dến cuối cùng là “tình ai”:


“Mơkhách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn khơng ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
Hàn Mặc Tử đắm chìm trong cảnh vật nhưng vẫn không thôi trăn trở. Thôn Vĩ và
con người thôn Vĩ hiền lành phúc hậu, xinh đẹp, tất cả cũng chỉ là phiếm định, là “ai” mà
thôi. Cuộc trở về trong hoài niệm càng mơ hồ đến cuối cùng nhà thơ trở nên xa lạ trong
kí ức của mình.” Khách dường xa là ai?” Ai mơ khách đường xa? Có phải là hình dáng
của “thuyền ai” “vườn ai”? Hay tác giả lại là một khách đường xa đang trở về trong mơ
nên :”Áo em trắng q nhìn khơng ra”, tất cả tạo thành một lời trăn trở “Ai biết tình ai có
đậm đà“. Đó là câu hỏi tu từ đặt ở cuối bài thơ khiến cho nỗi niềm riêng của nhà thơ càng
trở nên xót xa, làm tăng lên nỗi cô đơn trong tâm một con người thiết tha yêu đời yêu
người. Hỏi mà không biết ai hỏi, hỏi ai. Hỏi mà khơng có câu trả lời. Câu hỏi rơi vào hư
vô, day dứt ám ảnh không nguôi để lại dư âm trong lịng người đọc.
Đây thơn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất
nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa
tình đa cảm. Bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với những câu hỏi tu từ xuyên
suốt bài thơ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ,
đầy sức sống và ẩn trong đấy là nỗi lịng của chính nhà thơ: nỗi đau đớn trước sự cô đơn,

buồn chán trần thế, đau cho số phận ngắn ngủi của mình. Đây thơn Vĩ Dạ sẽ mãi là tiếng
lịng của một tâm hồn yêu thương con người, tạo vật nhưng đầy bất hạnh.


BÀI MẪU SỐ 2:
Chẳng phải tự nhiên mà văn học lại đã có một thời được mệnh danh là bách khoa
tồn thư. Nó được mệnh danh như thế bởi mỗi một tác phẩm văn chương ra đời đều chứa
đựng những tâm tư tình cảm của cá nhân tác giả nói riêng và những tình cảm của tất cả
mọi người trong cuộc sống nói chung. Có một nhà khoa học đã nói rằng: “Bi kịch của
con người chúng ta là thừa tri thức mà lại thiếu tâm hồn” vậy nên văn học ra đời giống
như một vị cứu tinh cứu vớt con người ra khỏi bi kịch ấy. Trong nền văn học nước nhà,
Hoàng Cầm gửi niềm yêu quê hương đất nước với tâm trạng đau xót khi quê hương bị
giặc xéo giày trong bài thơ Bên kia sống Đuống còn Hàn Mạc Tử cũng gủi gắm tâm trạng
của mình trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ.
Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ quả thật đã truyền tải hết tâm trạng của Hàn Mạc Tử. Hoàn
cảnh sáng tác bài thơ một phần đã nói lên tâm trạng của nhà thơ ấy. Khi ấy Hàn Mạc Tử
đã mắc phải căn bệnh phong không có thuốc chữa, ơng đang sống ở trại phong Tuy Hịa.
Đó là một nơi chỉ có những người bệnh, chỉ có bốn bức tường vơi trắng ngăn cản cách li
ơng với thế giới bên ngoài. Đối với một con người nhiệt huyết yêu cuộc sống mà giờ đây
lại bị giam lỏng trong bốn bức tường kia, điều đó chẳng khác nào cướp đi sự sống của
ông. Khoảng thời gian này Hàn Mạc Tử phải sống cô đơn, sống cầm cự, sống chờ ngày
trở về với cát bụi, với ông bà tổ tiên, sống với bệnh tật. Thế rồi Hoàng Thị Kim Cúc một
người con gái mà Hàn Mạc Tử đã từng yêu gửi cho ông một bức thư với nhan đề “Sao
anh không về chơi thôn Vĩ”. Câu hỏi ấy khiến cho Hàn Mạc Tử thấy xót xa trong lịng,
hồn cảnh hiện giờ và những nỗi niềm xưa cũ đã khiến cho nhà thơ bật lên những tiếng
thơ đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng nhớ thương về người và cảnh xứ Huế, nhớ tình cảm
của hai người. Ở đó ta còn thấy được sự hối hận của nhà thơ khi cứ nhút nhát khơng bày
tỏ tình cảm của mình với người con gái mang tên Kim Cúc ấy. Và như thế bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ đã ra đời.
Nhan đề bài thơ cũng phần nào gửi gắm những nỗi nhớ của nhà thơ về con người

và cảnh vật xứ Huế. Địa danh Vĩ Dạ là nơi mà Hàn Mạc Tử đã từng cơng tác ở đó và
cũng chính địa danh ấy là dệt lên mối tơ duyên trong lòng nhà thơ với người con gái
Hoàng thị Kim Cúc. Hai người sớm có tình cảm với nhau thế nhưng bản thân của nhà thơ
lại là một chàng trai nhút nhát cho nên khơng một lần nào bày tỏ tình cảm của mình với
người con gái xứ Huế ấy. Từ “đây” cứ như là mời gọi như là giới thiệu cho tất cả bạn đọc
về nơi mà tình cảm của ơng được lưu giữ. Tóm lại qua nhan đề tác phẩm tác giả như
muốn giới thiệu về mảnh đất và con người xứ Huế. Những hình ảnh về mảnh đất cũng
như con người nơi đây sẽ mãi luôn in sâu vào tâm trí của nhà thơ Hàn Mạc Tử.
Khổ thơ đầu Hàn Mạc Tử như vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cùng hình ảnh của
con người xứ Huế và từ những hình ảnh thân quen ấy, tác giả thể hiện tâm trạng của
mình:


“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Câu thơ đầu hay cũng chính là câu hỏi mà Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mạc Tử.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại lấy câu hỏi ấy làm câu thơ mở đầu cho bài thơ cuả
mình mà bởi vi câu hỏi ấy đã ám ảnh nhà thơ rất nhiều. Câu thơ ấy là một câu hỏi nhưng
cũng chính là câu trách hờn tại sao người anh ấy lại không về thăm người con gái Hồng
Cúc. Dù là hỏi hay trách cớ thì Hàn Mạc Tử vẫn cảm thấy nhớ cảnh nhớ người Vĩ Dạ cho
nên ông đặt câu hỏi thành câu thơ mở đầu. Ơng như tự vấn chính bản thân mình tại sao
khơng về chơi thôn Vĩ. Một sự độc thoại diễn ra trong tâm trí ơng.
Thế rồi những câu thơ sau đã vẽ lên bức tranh về cảnh vât và con người xứ Huế.
Cảnh vật Thơn Vĩ hiện lên với hình ảnh nắng hàng cau. Những dãy cau xứ Huế cao thẳng
vươn dài ra đón ánh nắng mặt trời. Cái nắng ở đây không phải cái nắng trưa hè gay gắt
mà cái nắng ấy là nắng mới, nắng bình minh nắng tinh khôi. Qua câu thơ chúng ta như
cảm nhận được sự tinh khôi trong trẻo nhẹ nhàng của cảnh vật nơi đây, từng ánh nắng
như chiếu xuyên qua từng đọt cau kẽ lá. Vườn ai xanh mướt như ngọc cũng là một hình

ảnh thiên nhiên trong trẻo nhẹ nhàng. Vườn ai là vườn của Hoàng Cúc hay chỉ là đại từ
chỉ bâng quơ, dù hiểu thế nào thì đó cũng là mảnh vườn xứ Huế. Thật hay cho sự miêu tả
màu xanh của cây cối nơi đây, Hàn Mạc Tử không miêu tả cây xanh như màu xanh vốn
có của nó mà là “mướt như ngọc”. Cái tính từ “mướt” kia như lột tả được hết tất cả sự
sống sinh sôi nảy nở của cây cối nơi đây. Màu xanh cây cối mà lại trong sáng như ngọc
vậy. Tóm lại thì cảnh vật hiện lên mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh khơi thanh khiết giống
như một chốn tiên cảnh vậy. Cịn con người thì sao? Hàn Mạc Tử khơng đi miêu tả hình
dáng người con gái Huế với chiếc áo dài và chiếc nón mà chỉ nhấn vào khn mặt họ.
Con người xứ Huế hiện lên với nét đẹp phúc hậu qua hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ
điền”.
Nói đến cảnh vật cũng như hình ảnh của con người trong khổ thơ đầu nhà thơ
cũng thể hiện được tâm trạng của mình trong bức tranh thơn Vĩ ấy. câu hỏi của Hồng
Cúc khiến cho nhà thơ cảm thấy xót xa bất lực trước hồn cảnh của mình. Thêm nữa nói
về cảnh vật con người xứ Huế Hàn Mạc tử như thể hiện nõi nhớ niềm thương với cảnh
xưa và tình cảm với người con gái ấy. Chỉ vì nhút nhát mà nhà thơ đã đẩy người mình
yêu thương đi lấy chồng. giờ đây chỉ biết ngậm nùi xót xa.
Nếu như khổ thơ đầu nhà thơ nói về cảnh và người xứ Huế thanh khiết, trong trẻo
và gửi gắm tâm trạng thương nhớ xót xa của mình thì sang khổ thơ thứ hai Hàn Mạc Tử
tiếp tục nói về cảnh những lại mà một tâm trạng bi kịch đau thương:


“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sơng Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Thường thì người ta hay nói gió thối mây bay thế mà ở đây nhà thơ lại nói gió theo
lối gió mây đường mây. Điều đó thể hiện sự chia ly cách trở. Phải chăng nhà thơ muốn
nói đến hồn cảnh của mình và người con gái Hồng cúc. Huế ban sáng thì trong sáng
tinh khơi như thế cịn về đêm thì lại mang đầy tâm trạng, cảnh vật vẫn nhẹ nhàng như thế
nhưng lại gợi lên nét buồn thâm chí là bi kịch. Dịng nước lặng lẽ như buồn thiu, hoa bắp

bên sông chỉ khẽ lay động, con thuyền đậu bến sơng trăng đó.
Tất cả những hình ảnh ấy nói lên được tâm trạng của nhà thơ đó là một tâm trạng
sầu buồn bi thảm đến bi kịch. Cảnh vật nhẹ nhàng chuyển động khiến người ta như cảm
nhận được cái hồn thơ buồn phảng phất của Hàn Mạc Tử. Đặc biệt câu hỏi tu từ như thể
hiện được sự bi kịch của nhà thơ, hỏi thuyền có trở trăng về kịp tối nay như thể hiện sự
gấp gáp nhanh vội nếu như trăng không về kịp thì sẽ ra sao?
Và kết thúc bài thơ với khổ thơ cuối Hàn Mạc Tử dành những lời thơ thương yêu
của mình cho người con gái mà mình thương yêu. Tâm trạng mà nhà thơ gửi gắm đó là
sự tiếc nuối muộn màng cho những yêu thương bấy lâu nay khơng dám nói ra:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Hàn Mạc Tử mơ về người con gái mà mình thương u, điều đó thể hiện tình cảm
mà nhà thơ dành cho Hồng Cúc rất lớn, bởi chỉ có thể u thương lắm thì mới mơ cũng
nhớ đến. Thế nhưng tác giả khơng nói là người u hay người thương mà nói là “khách
đường xa”. Hai từ khách đường xa được điệp lại giống như tiếng gọi tha thiết của nhà thơ
dành cho người con gái ấy. Dẫu biết yêu thương nhau nhưng giờ đây khi Hoàng Cúc gửi
tấm bưu thiếp cho ơng thì cũng chính là một người khách, người bạn mà thôi. Trong cõi
mộng mị mọi thứ đều trở nên mơng lung nhạt nhịa hay là do sự nhạt nhòa của hiện thực.
Hàn Mạc Tử thể hiện bi kịch của mình trong hai câu thơ đó. Hồn cảnh sống đã khiến
cho ơng trở nên khó khăn và cuộc sống là những chuỗi ngày nhạt nhịa. Câu hỏi biết tình
ai có đậm đà phải chăng nhà thơ muốn hỏi Hồng Cúc có tình cảm với mình khơng hay
chính là nhà thơ đang tự thể hiện tình cảm của mình đậm đà như thế nào.
Tóm lại qua bài thơ Đây Thơn Vĩ Dạ nhà thơ không đơn thuần đi tả cảnh của
những vườn xanh, hàng cau, sông trăng hay khuôn mặt của người Vĩ Dạ mà chất chứa


sau những hình ảnh ấy là tâm trạng của nhà thơ. Tâm trạng thương nhớ, xót xa, đau buồn
bi kịch và tiếc nuối. Có lẽ sau khi đọc được bài thơ này Hồng Cúc sẽ phần nào hiểu

được tình cảm của Hàn Mạc Tử dành cho mình nhưng cũng quá muộn và chỉ biết trân
trọng nhớ thương người đã cũ mà thôi.


BÀI MẪU SỐ 3:
1. Đặt Vấn Đề
-Trong thi nhân Việt Nam Hoài Thanh và Hoài Chân xếp Hàn Mặc Tử vào nhóm
thơ Kỳ Di cùng với CHế Lan Viên. Đọc thơ Hàn Mặc tử qua nhiều bài quả là kỳ dị . Ơng
đã tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật ma quái , xa lạ với đời thực
-Tuy vậy bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tao nên những
hình ảnh tuyệt mỹ và hồn nhiên trong trẻo lạ thường . Bài thơ Đây Thôn VĨ dạ là một bài
thơ như gthees . Đọc bài thơ ta thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ
2. Giải quyết vấn đề
-Bài thơ được gợi hứng từ ức ảnh phong cảnh huế cùng mấy lời thăm hỏi của
Hoàng Cúc , người con gái thôn vĩ dạ xứ Huế cũng là người mà Hàn Măc Tử đã thầm yêu
trộm nhớ từ những ngàyở Quy Nhơn. NAy hai người hai nới Hàn Mặc TỬ lai mắc bệnh
hiểm nghèo . VÌ thế bài thơ vừa làm sống dậy những kỷ niệm về huế mộng à thơ ừa thể
hiện được tậm trạng buồn bã vô vọng chập chờn lăng đăng như sương như khói
-Sao anh khơng về chơi thôn Vĩ .
Câu thơ mở đầu này như một câu hỏi vừa như mơt ời mời gọi trongđó hàm chứa
cả sự ngạc nhiên lẫn nối tiếc. Cảnh vĩ giạ đẹp tế hấp dẫn là vậy sao anh không về ?
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thon vĩ dạ hiện lên qua một vài nét vẽ thoáng nhẹ
nhưng ạiầy ấn tượng . Cái ấn tượng vốn đã ăn sâu đậm trong tâm hồn nhà tơ ề sứ Huế
Cảnh vật ở đây dường như đã được sàng lọc qua tâm trí nà thơ, chỉ giữ lịa những
đường nét tiêu bểu nhất . Môt buổi sáng ở Thôn vĩ ánh năgns chiếu áng lập lống những
hàng câu cịng ướt đẫm sướng đêm. Hàng câu hện lên trong một khoảnh khắc dạc biệt .
Gắn liền với cánh ánh nắng mới lên trong trẻo tinh khôi cụ thể và gợi cảm
Tả cảnh vườn cây tươi tốt sum suê Hàn Mặc TỬ chỉ tập trung làm nổi bật cái
mướt xanh của lá : " vường ai mướt quá xanh như ngọc " . Cảnh vật ấy như sinh động hẳn
lên khi thấp thoáng xuất hiẹn bịn người một khn mặt kín đáo , phúc hâu , ịu dàng Lá

trúc che ngàn măt chữ điền " Thiên nhiên và con người rất hài hòa gởi lên cái tần thái cái
hồn của Vĩ Giạ môt Vĩ Giạ vốn thơ mộng vì có nàng ở đó , trong nững vườn tược nên lại
càng thở mông hơn đâu hết
Ở khổ thơ thứ 2 tâm trạng của nhà thơ như chuyển sang một gam khác . ếu như ở
khổ thơ đầu một VĨ Da với cảnh vật tươi sáng trong trẻo lạ thường thì ến kổ thơ này mơt
nỗi buồn đã bao phủ lên tất cả. Sự chuyển biến đột ngôt từ vui sang buồn như thế khá pổ
biến trong thơ mới và văn chương lãng ạn nói chung
Gió theo lơi gió mây đường mây
Dịn nước buồn thiu hoa bắp lay


Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Phải chăng Hế ở khổ thơ đầu là Huế trong ký ức đpej ngày xưa , còn HUế ở khổ
thơ thứ 2 là HUế trong tâm trạng của nhà thơ khi trở về hiện tại . Thôn Vĩ Gia hiẹn lên
vẫn thơ ộng ới gió trăng , mây , nước thuyền bến và hoa bắp lay . Những tất cả đều
nhuốm một nỗi bồn . Tâm trạng của người tình nhân tuyệt vọng nhìn nơi đâu cũng tháy
chia lìa và buồn bã .
Gió theo lối gió mây đường mây
Gió mây đã chia lìa làm đơi ngả dường như chã có quảng hệ gì , dịng nước vốn
chẳng biết vui buồn cũng trở nên buồn thiêu . hình ảnh hoa bắp lay gợi một nỗi buồn hiu
hắt . Một nỗi buồn được bao phủ từ bầu trời đến mặt đất , từ gió mây đến dịng nước và
hoa bắp pên sông . Đằng sau những cảnh vậtấy lại có một tâm trạng của ột con người
mang năt nỗi buồn xa cách , 1 mối tình vơ vong . Giờ đây tất cả chỉ còn trong cõi mộng
cả cảnh vật cũng như tình người . Một khơng gian tràn ngập ánh trăng , một bến đò trăng
một con thuyền đầy trăng. .. Cảnh tật thơ mộng những buồn mênh mang
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trang về kịp tối nay
Nhà thơ như khơng cịn sống với cảnh vật bên ngồi nữa mà chím đắm trong cõi
lịng riêgn của mình

Sống với cảnh mộng và với người trong mộn Hàm Măc Tử ở khổ thơ cuối như ối
thoái với ột ối tượng hư ảo
Mơ khách đường xa , khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
Ở ây sướng khói mở nhân ảnh
Ai biết tình ai có đâm đà
Hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi ộng tạo nên nơi ông
một cảm giác bâng khuâng ngơ ngẩn . Màu áo trắng ủa cô gái Huế trắng qua như lẫn vào
sương khói . Sướng khói của đất trời xư Huế hay là suơng khói của thời gian và không
gian xa cách phủ lên một mối tình thật xa vời
Bài thơ mở đầu bằng những câu hỏi và kết thúc bằng một lời đáp lại . Phải " ai biết
tình ai cođậm đà " để có thể trở về thôn Vĩ
Kết Thúc Vấn Đề
Hàn mặc tử đã mất rồi nhưng bài thơ thơn Vĩ vần cịn đó . Bài thơ ấy đã vượt qua
lớp suơng khói của thơi gian đễ bất từ hóa một mối tình tuyêt vọng nhưng rất đỗi thiết
tha, trong sáng


BÀI MẪU SỐ 3:
Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng
của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt
Nam, giai đoạn 1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình
cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng
Xuân Diệu" (Hoài Thanh- Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm
nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm
nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên"
trong thơ ơng chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách
đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài
hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc
Tử. Chất điên cuồng ấy thể hiên cụ thể và rõ nét trong khổ thơ:

"Gió theo lối gió mây đường mây
Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với
thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:
“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ
Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ - một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với
những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một
hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa
là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như
ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm
cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại nhu
huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên
khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực
vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hịa giữa cảnh vật và con người.
“Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng
của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi
mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.


Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ
“nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn.
Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia
li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo khơng
gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ
nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng

là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau.
Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói
“gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi
lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ
trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. Trong mộng
tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thơn Vĩ nhưng lịng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình
đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên
tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn
thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vơ tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt
đất cũng chẳng vui gì hơn khi “Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay”.
Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà
bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, khơng nói nên lời. Mặt nước buồn hay
chính là con sóng lịng "buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lịng
sơng buồn, bãi bờ của nó cịn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khơ héo,
úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng
đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi:
“Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ
mộng. Cắm xào đậu bên trên con sơng đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ
tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sơng trăng” đẹp, hài hịa biết bao. Khách đến thơn
Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng
về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc
khoải, chờ đợi, ngóng trơng được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thơn Vĩ
trong lịng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cơ em gái xứ Huế
tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của “Cái thưở ban đầu lưu
luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” (Thế Lữ).
Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều.
Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất



“điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trơng ngống, chờ đợi vẫn được
thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này:
“Mơ khách đường xa khách dường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa”- người thơn Vĩ đến
với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hồi nghi “Ai
biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thơn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng
biết người thơn Vĩ có cịn nặng tình với mình khơng? Và chẳng biết chính mình cịn mặn
mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình u chính là sự hồi nghi,
khơng tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lịng
mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 19321945 cũng ở đó.
Đọc xong bài thơ “Đây thơn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, nhất là khổ thơ “Gió theo
lối gió -…. kịp tối nay” để lại trong lịng người đọc những tình cảm đẹp. Đoạn thơ giúp ta
hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu
lắng, đầy suy tư. Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ
những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tơi”, cái bản
ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực do
đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy
nắng và gió sẽ khơng bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam.



×