Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Huong dan nhiem vu nam hoc 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.21 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN TÂN YÊN <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>PHÒNG GD&ĐT</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Số 279/CV-PGD&ĐT <i>Tân Yên, ngày 25 tháng 8 năm 2010</i>
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm


học 2010-2011


Kính gửi:<i> </i>Các trường Tiểu học trong huyện<i>.</i>


Căn cứ văn bản số 1049/SGD&ĐT-GDTH ngày 24 tháng 8 năm 2010 của
Sở GD&ĐT Bắc Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011
đối với Giáo dục tiểu học, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường thực hiện nhiệm
vụ năm học 2010 - 2011 đối với cấp Tiểu học như sau:


<b>A - NHIỆM VỤ CHUNG</b>


Năm học 2010 - 2011 thực hiện chủ đề "Năm học tiếp tục đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục", giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ
trọng tâm sau:


Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".


Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học,
thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng
sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh
khó khăn; chuẩn bị tích cực các điều kiện triển khai dạy ngoại ngữ theo chương


trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
-chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường
chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.


Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và quản lí;
chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ nhà giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>


<b>I</b>. <b>Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng</b>
<b>trường học thân thiện, học sinh tích cực"</b>


1. Triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục thơng qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động
"Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".


- Thực hiện nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" trong các mơn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.


- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện
phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích
giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các
biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.


- Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai
lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu; đánh giá đúng chất lượng giáo dục.



2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động :


- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường.
Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức
và kĩ năng sống cho học sinh;


- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh
cho học sinh và giáo viên;


- Đưa các nội dung giáo dục văn hố truyền thống vào nhà trường thơng qua
trị chơi dân gian, dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các
hoạt động văn hố, thể thao, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, ngoại khố phù
hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương;


- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) trang
trọng, gọn nhẹ, vui tươi, tạo khơng khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học
mới;


- Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hồn thành chương trình tiểu học, tạo
dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường;


- Đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu "Trường học thân thiện, học
sinh tích cực", tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.



<b>II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học</b>
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1.1. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày:


Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.


Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) được thực hiện
tích hợp vào các mơn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, theo hướng dạy học
phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề
nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường).


1.2. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày:


- Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ sở
đảm bảo các yêu cầu:


+ Về nội dung: Dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và
sách quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1.1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của
công văn này; thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt
động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu
vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học
các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,
hoạt động ngoại khóa; tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp.


Đối với những vùng khó khăn việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm tăng
thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức,
kĩ năng các môn học, chủ yếu để củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Tốn.



Đối với những trường thuận lợi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, ngồi
việc củng cố, ơn luyện kiến thức, kĩ năng cần tăng thời lượng cho việc bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu; tổ chức hoạt động ngoại khố, hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp, câu lạc bộ…nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Có thể tổ
chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học
sinh: nhóm củng cố kiến thức; nhóm phát triển kĩ năng cơ bản; các câu lạc bộ năng
khiếu, sở thích (nghệ thuật, thể chất, giao tiếp...).


+ Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh. Nhà trường
cần tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.


+ Về thời lượng: Đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ ngày.


- Hiệu trưởng các trường chỉ đạo giáo viên khơng tổ chức dạy thêm ngồi
giờ ở trường, ở nhà, không yêu cầu làm bài tập ở nhà đối với học sinh đã được học
2 buổi/ngày. Những trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày tổ chức cho học sinh
để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp.


2. Kế hoạch thời gian năm học
Thời lượng ít nhất 35 tuần;
Ngày khai giảng: 05/9/2010;
- Thời gian dạy học:


+ Học kỳ I: từ 23/8/2010 đến 30/12/2010, 18 tuần thực học, còn lại dành cho
các hoạt động giáo dục khác;


+ Học kỳ II: từ 03/01/2011 đến 15/5/2011, 17 tuần thực học, 07 ngày nghỉ
Tết Nguyên đán, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trong hè các trường chỉ đạo hướng dẫn ôn tập cho học sinh yếu lớp 1, lớp 2,
lớp 3, lớp 4 và hướng dẫn ôn tập, kiểm tra lần 2, xét hồn thành chương trình tiểu
học cho học sinh lớp 5 chưa được xét hoàn thành chương trình tiểu học lần 1, chậm
chất là ngày 31/7/2011.


<b>III. Chương trình, sách, thiết bị dạy học</b>.
1. Chương trình


- Hiệu trưởng các trường hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình các
mơn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh
và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học của Bộ.


Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an
tồn giao thơng; phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống HIV/AIDS ...


Tiếp tục thực hiện tổ chức giảng dạy môn Tin học ở những trường có đủ
điều kiện. Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên để tăng dần số học sinh được học tin học. Năm học 2010-2011 có ít nhất
15% học sinh tiểu học được học tin học.


Tiếp tục thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/ tuần
theo chương trinh cảu Bộ; Năm học 2010-2011 toàn huyện có ít nhất 80% học sinh
lớp 3 được học ngoại ngữ (tiếng Anh). Khuyến khích những trường có điều kiện và
học sinh có nhu cầu tổ chức triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường và
làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1.


Hiệu trưởng các trường chỉ đạo giáo viên dạy tiếng Anh coi trọng hình thức
dạy học thông qua các hoạt động, rèn cho học sinh kỹ năng phát âm chuẩn.



2. Sách


- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: như đã quy định ở những
năm học trước.


Riêng các môn Tin học, Tiếng Anh cần lưu ý:


+ Đối với môn Tin học, sử dụng các cuốn "Cùng học Tin học" quyển 1,
quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


+ Đối với môn Tiếng Anh, sử dụng bộ sách <i>Let’s Learn English </i>quyển 1,
quyển 2 và quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


- Các trường xây dựng tủ sách dùng chung để học sinh có thể thuê hoặc
mượn; giáo dục học sinh sử dụng và bảo quản sách để có thể sử dụng trong nhiều
năm học, học sinh nghèo được mượn sách tại thư viện, bảo đảm vào năm học mới
tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về
việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường, huy động các nguồn lực tăng cường
tủ sách thiếu niên, nhi đồng, rèn cho học sinh thói quen đọc sách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3. Thiết bị dạy học


- Các trường tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học (TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị
dạy học tối thiểu của Bộ (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009).


- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt
động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản
phẩm tốt để lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.



- Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH một cách hiệu
quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH. Mỗi giáo viên phải xây
dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học chi tiết đến từng tiết dạy. Có kế hoạch bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức phụ trách thiết bị
dạy học.


- Hiệu trưởng tham mưu với các cơ quan quản lí, khai thác các nguồn lực
nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố cơng nghệ thơng
tin, đồng bộ với việc tập huấn sử dụng, khai thác.


<b>IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học</b>


1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới
phương pháp dạy học.


Các trường tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc
chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
Chú trọng “dạy chữ” gắn với “dạy người” nâng cao vững chắc giáo dục toàn diện.
Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Nâng
cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm mỗi giáo viên phải chủ động xây dựng kế
hoạch về đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch bài dạy, các hoạt động giáo dục
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách để đạt mục tiêu học
sinh tiểu học đến trường là vui, thích đi học, biết cách học và được học các môn.


Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tạo điều kiện để giáo
viên nâng cao hiệu quả trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh
giỏi đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm tốt, tránh bệnh
hình thức.



2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ
GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Công văn số
717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên.
Để đảm bảo chất lượng dạy học và nâng cao trách nhiệm của giáo viên, Các
trường thực hiện bàn giao chất lượng học sinh hồn thành chương trình tiểu học
giữa trường tiểu học với trường trung học cơ sở; hiệu trưởng các trường tiểu học tổ
chức cho giáo viên bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên.


Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để
phân nhóm học sinh, từ đó xác định phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm
đối tượng học sinh trong lớp.


4. Các trường khơng tổ chức dạy học trước và không tổ chức thi tuyển vào
lớp 1.


5. Dạy học cho học sinh có hồn cảnh khó khăn
5.1. Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ


Thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT <i>Quy định giáo dục hịa nhập</i>
<i>cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn</i>. Tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ lang
thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khoá biểu được điều chỉnh phù hợp
với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương; chương trình tập trung vào các
mơn Tiếng Việt, Tốn rèn kĩ năng đọc, viết và tính tốn cho học sinh. Căn cứ vào
số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép khơng
q hai trình độ. Đánh giá và xếp loại học sinh có hồn cảnh khó khăn cần căn cứ


vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định
tại Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT.


5.2. Giáo dục học sinh khuyết tật


Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, triển khai hiệu quả
chính sách về người khuyết tật được thể hiện qua Quyết định số
23/2006/QĐ-BGDĐT <i>Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật</i>; Thông tư số
39/2009/TT-BGDĐT <i>Quy định giáo dục hịa nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó</i>
<i>khăn </i>và đặc biệt là <i>Luật Người khuyết tật</i> (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) với
những nguyên tắc cơ bản:


- Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, cần có sự điều chỉnh linh hoạt
về tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại.


- Mọi trẻ em có hồn cảnh khó khăn đều được học tập bình đẳng trong các cơ
sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được giáo dục các kĩ năng sống, học
văn hóa, hướng nghiệp, học nghề để hòa nhập cộng đồng.


<b>V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường</b>
<b>chuẩn quốc gia.</b>


1. Các trường triển khai thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày
04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

yếu kém, đảm bảo giữ vững, nâng cao kết quả phổ cập; Xây dựng kế hoạch, lộ
trình phấn đấu PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2.


- Từng tháng, từng học kỳ các trường tổ chức rà soát nắm vững số học sinh


bỏ học và số học sinh có nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp
phù hợp khắc phục tình trạng bỏ học. Nhà trường phối hợp với chính quyền địa
phương xác định rõ trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh
đối với việc học tập của các em, tổ chức vận động học sinh bỏ học trở lại trường.


2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia


- Các trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cần lập kế hoạch cụ thể tham
mưu với chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, củng cố vững chắc
các tiêu chuẩn đã đạt được và từng bước phấn đấu để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Tiếp tục rà soát kiểm tra lại các trường đã đạt chuẩn quốc gia, những trường không
đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của trường chuẩn sẽ đề nghị cấp trên thu hồi
Quyết định.


- Đối với các trường chưa đủ điều kiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia, thực hiện đánh giá theo quy định về Mức chất lượng tối thiểu của trường
tiểu học ban hành theo Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2005.


- Các trường đã đạt chuẩn giai đoạn 1, sau 5 năm tiến hành kiểm tra, rà sốt,
đề nghị cơng nhận lại.


<b>VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục</b>


Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp
ứng yêu cầu về chất lượng.


1. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí:


- Tập trung bồi dưỡng về nội dung, quan điểm đổi mới cơng tác quản lí, chỉ
đạo cấp học nói chung, cơng tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến


thức, kĩ năng nói riêng.


- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục về năng lực
đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban
hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo).


- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục về ứng dụng công
nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Tăng cường giám sát của các cấp quản lý, cha mẹ học sinh, xã hội… về các
khoản thu chi ngoài ngân sách của nhà trường.


3. Tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động
chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa
chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học
sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Chú trọng bồi
dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tăng cường bồi
dưỡng sinh hoạt chuyên môn của cụm trường theo hướng chuyên đề.


- Thực hiện tốt công tác đánh giá giáo viên theo Quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học; là cơ sở để bình xét các danh hiệu, đồng thời là căn cứ
để giáo viên tự đánh giá và xác định nội dung, kế hoạch phấn đấu về chuyên môn
nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo.


- Tiếp tục kiểm tra kiến thức để đánh giá kiến thức chuyên môn, khả năng
ứng dụng CNTT của CBQL, giáo viên, xây dựng tiêu chí sàng lọc giáo viên yếu
kém về kiến thức chuyên môn nhằm tạo động lực cho giáo viên nâng cao ý thức tự
học, tự bồi dưỡng.



<b>VII. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lí và trong</b>
<b>dạy học</b>


Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho
CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Năm học 2010-2011, 100%
CBQL và 60% giáo viên tiểu học sử dụng thành thạo máy tính và CNTT.


Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, kết nối và khai thác mạng. Hiệu
trưởng các trường kiểm tra, đánh giá và cho phép giáo viên soạn giáo án trên máy
tính khi giáo viên đó đủ năng lực, trình độ về tin học. Các giáo án điện tử cần được
xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và được
sử dụng chung cho nhiều lớp. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển chọn tư
liệu dạy học điện tử.


Sử dụng có hiệu quả các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý CBGV, quản
lý thư viện, quản lý tài chính, hỗ trợ dạy học… đáp ứng yêu cầu quản lí chung của
ngành


<b>VIII</b>. <b>Một số hoạt động khác</b>


1. Các trường tiến hành đánh giá, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai
các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở như thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn
học ở tiểu học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh …


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

3. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực về các lĩnh vực
giáo dục: giao lưu học sinh giỏi, giao lưu tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu An
tồn giao thơng, Văn hay, chữ đẹp, Olympic môn học, Olympic cấp học,…phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học.



4. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ cơng tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh với cơng tác giáo dục của nhà trường, các hoạt động
ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh như: tổ chức cho học sinh đi tham quan các nhà máy, xí nghiệp, di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước… để có kiến thức, hiểu biết, thâm nhập
vào cuộc sống (Một năm học tổ chức cho học sinh ít nhất 01 lần).


5. Tham mưu với chính quyền địa phương tìm nguồn kinh phí từ ngân sách,
đẩy mạnh vận động, tuyên truyền và xây dựng cơ chế hợp lí nhằm huy động các
nguồn kinh phí ngồi ngân sách để hỗ trợ các hoạt động giáo dục: bồi dưỡng học
sinh yếu trong năm học và trong hè; tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày; tổ chức bán trú;
tổ chức các hoạt động giao lưu học sinh giỏi, Olympic cho học sinh tiểu học và các
hoạt động giáo dục khác.


6.Kinh phí đóng góp từ cha mẹ học sinh cho việc tăng cường cơ sở vật chất,
các hoạt động phát triển năng khiếu, sở thích, câu lạc bộ, cơng tác quản lí bán
trú…cần được cơng khai, minh bạch trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và
sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.


<b>C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Căn cứ vào hướng dẫn này, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường,
Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu của đơn vị sát thực
và chủ động, tích cực thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010-2010. Thực
hiện báo cáo định kì đúng thời gian, đúng quy định; các thơng tin, số liệu u cầu
chính xác.


Q trình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nếu có những vấn đề khó khăn,
vướng mắc cần phản ánh về Phòng GD&ĐT (Tổ tiểu học) để chỉ đạo và xử lý kịp
thời./.



<i><b> Nơi nhận:</b></i> <b>KT. TRƯỞNG PHÒNG</b>


- Như kính gửi (t/h); <b><sub>PHĨ TRƯỞNG PHỊNG</sub></b>


- Lãnh đạo Phịng (b/c);


- Lưu HCTH, GDTH. <i><sub>(đã ký)</sub></i>


</div>

<!--links-->

×