Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề kiểm tra chất lượng giữa HK1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Lý Bôn - Mã đề 769

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.41 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018-2019 - MÔN: LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài:50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên:………………………………………………………
Mã đề thi 769
Số báo danh:……………………………………………………
TRƯỜNG THPT LÝ BÔN

Câu 1: Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc giữ vai trị trọng yếu trong việc giữ gìn hịa bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng Quản thác. C. Ban thư ký
D. Hội đồng Bảo an
Câu 2: Sự kiện nào được xem là mở đầu cho chính sách chống Liên Xơ và gây nên cuộc chiến tranh lạnh của Mĩ?
A. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan viện trợ cho các nước Tây Âu.
B. Mĩ viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống
Liên Xô.
C. Mĩ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NaTo)
D. Thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ (3/1947)
Câu 3: Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ thời điểm nào?
A. Cuối những năm 70 của thế kỷ XX
B. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX
C. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX
D. Nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX
Câu 4: Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta?
A. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
C. Hình thành khối đồng minh chống phát xít.
D. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 5: Từ năm 1946 – 1950 Liên Xơ đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.


B. Hồn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
C. Thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
D. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Câu 6: Đường lối cải cách mở cửa của Đảng cộng sản Trung Quốc lấy nội dung nào làm trọng tâm?
A. Phát triển kinh tế
B. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường.
D. Xây dựng hệ thống chính trị
Câu 7: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm Châu Phi” vì?
A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
B. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”
C. 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.
D. Tất cả các nước ở Châu Phi đều giành được độc lập.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật để đạt
được hiệu quả cao nhất?
A. Hợp tác chuyển giao khoa học kỹ thuật với Mĩ.
B. Mua bằng phát minh sáng chế
C. Có chính sách đặc biệt để thu hút các nhà khoa học.
D. Đầu tư vốn đề nghiên cứu khoa học
Câu 9: Các nước tham gia sáng lập Liên minh Châu Âu (EU) là
A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Thụy Sĩ
B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxembua
C. Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Lúcxembua
D. Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha
Câu 10: Kế hoạch Macsan còn được gọi là
A. Kế hoạch phục hưng Châu Âu.
B. Kế hoạch khôi phục Châu Âu
C. Kế hoạch phục hưng Tây Âu
D. Kế hoạch khôi phục kinh tế các nước Châu Âu
Câu 11: Từ năm 1946 – 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?

A. Liên Xơ và Trung Quốc ký nhiều hiệp ước hợp tác.
B. Sự hợp tác giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản.
C. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đản và Đảng cộng sản.
D. Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vơ sản.”
Câu 12: Năm 1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, những nước nào ở Đông Nam Á nổi dậy giành được
độc lập?
Trang 1/1 - Mã đề thi 769


A. Inđônêxia, Mailaixia, Xingapo
B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào
C. Miến Điện, Việt Nam, Philippin
D. Việt Nam, Lào, Campchia
Câu 13: Xu thế hịa hỗn Đơng – Tây xuất hiện vào thời gian nào?
A. Giữa những năm 70 của thế kỷ XX
B. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX
C. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX
D. Giữa những năm 80 của thế kỷ XX
Câu 14: Sự kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được ký kết
B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản
C. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản
D. Mĩ xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật.
Câu 15: Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc vào năm?
A. 1995
B. 1977
C. 1979
D. 1998
Câu 16: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là Đảng?
A. Đảng quốc đại

B. Đảng Nhân Dân
C. Đảng cộng sản
D. Đảng Dân tộc
Câu 17: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong q trình thực hiện “chiến lược tồn cầu” bởi
A. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.
B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975
C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
D. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Câu 18: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á sau
chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống CN phát xít.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
D. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 19: Trật tự hai cực Ianta sụp đổ khi nào?
A. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
B. Cực Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa khơng cịn tồn tại.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.
D. Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết sụp đổ.
Câu 20: Mục đích bao quát nhất của cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là gì?
A. Thực hiện “ chiến lược toàn cầu” với ý đồ làm bá chủ thế giới.
B. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Khống chế các nước tư bản đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế tồn cầu hóa?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ ( NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
D. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Câu 22: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời; 2. Trên
bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước; 3. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản; 4. Trung Quốc

thu hồi Hồng Công và Ma Cao.
A. 3,2,1,4
B. 4,2,3,1
C. 3,2,4,1
D. 3,1,2,4
Câu 23: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Trở thành các nước công nghiệp mới (NICs)
B. Tham gia vào tổ chức Liên Hợp Quốc.
C. Lần lượt gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Hầu hết các nước đều giành được độc lập.
Câu 24: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xơ thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Tích cực, sẵn sàng đặt quan hệ với tất cả các nước
B. Bảo vệ hịa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
C. Hịa bình, trung lập.
D. Mở rộng quan hệ với các nước Châu Á.
Câu 25: Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX đến nay
là?
A. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống.
B. Những thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
C. Xu thế tồn cầu hóa xuất hiện.
D. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực cơng nghệ.
Câu 26: Tính đến năm 2007, Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước thành viên?
A. 27 nước
B. 28 nước
C. 25 nước
D. 26 nước
Câu 27: Nguyên nhân nào quyết định đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Trang 2/2 - Mã đề thi 769



B. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
C. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
D. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ việc buôn bán vũ khí.
Câu 28: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay là?
A. Các phát minh kỹ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
B. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 29: Sự kiện nào đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Năm 1957, Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo. B. I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Chó Laika – sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.
Câu 30: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950
đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là?
A. Phóng tàu vũ trụ phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
C. Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất năm 1957
D. Chế tạo thành công Bom nguyên tử, phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 31: Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc và phát triển của tổ chức ASEAN?
A. Vấn đề Campuchia được giải quyết năm 1989 B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995
C. Hiệp ước Bali được ký kết năm 1976
D. Các nước thành viên ký bản Hiến chương ASEAN
Câu 32: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trước xu thế tồn cầu hóa là?
A. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
B. Sự chênh lệch về trình độ phát triển khi tham gia hội nhập.
C. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Câu 33: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản là?
A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh những thường xuyên xảy ra các cuộc suy thoái.

B. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và ln giữ vị trí hàng đầu.
C. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.
D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự.
Câu 34: Cộng đồng Châu Âu (EC) chính thức mang tên Liên minh Châu Âu (EU) từ thời điểm?
A. 1/1/1993
B. 7/12/1993
C. 7/12/1991
D. 1/1/1991
Câu 35: Theo “phương án Maobáttơn” Ấn Độ bị chia cắt thành những quốc gia nào?
A. Bănglađét và Pakixtan
B. Ấn Độ và Bănglađét
C. Pakixtan và Nêpan
D. Ấn Độ và Pakixtan
Câu 36: Trong khoảng ba thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực?
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
C. Công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng
D. Cơng nghiệp nặng
Câu 37: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX là?
A. Mở rông quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
B. Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
C. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho các mạng Trung Quốc.
D. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
Câu 38: Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Mơdămbích và Ăngơla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ
Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó
A. tan rã hồn toàn
B. bước đầu tan rã
C. cơ bản tan rã
D. hoàn tồn sụp đổ.
Câu 39: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Níchxơn)là

A. Tiến hành ‘chiến tranh tổng lực
B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
C. Theo đuổi chủ nghĩa “lấp chỗ trống”
D. Triển khai “chiến lược toàn cầu”
Câu 40: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của ?
A. các nước đế quốc Âu- Mĩ
B. phát xít Nhật.
C. Thực dân Pháp
D. đế quốc Mĩ
----------- HẾT ---------(Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Trang 3/3 - Mã đề thi 769



×