Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài soạn ĐỔI MỚI RA ĐỀ THI MÔN VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.88 KB, 7 trang )

®æi míi ra ®Ò thi vh (thpt)
ĐỔI MỚI RA ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN THPT
MỘT VIỆC LÀM PHỨC TẠP, KHÓ KHĂN, CÔNG PHU…
NHƯNG VÔ CÙNG CẤP THIẾT.
(Tham luận Hội thảo về Đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi môn Ngữ Văn THPT).
I . Vị trí của đổi mới ra đề thi (thi Tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học) trong
tiến trình đổi mới dạy - học môn Ngữ Văn THPT.
1.1 Đổi mói giáo dục bao gồm nhiều nội dung, nhiều công đoạn. Đổi mới mục
tiêu, đổi mới quản lí, đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp dạy-học …Trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới thi bao gồm: nội dung,
cách thức tổ chức các kì kiểm tra, các kì thi; đề kiểm tra thường xuyên, định kì, đề ra
các kì thi…Trong phạm vi hội thảo, chúng tôi chỉ xin đóng khung trao đổi về Đề thi
Tốt nghiệp (TN) và Đề thi tuyển sinh Đại học (TSĐH) môn Ngữ Văn THPT.
1.2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi là khâu thực hiện cuối cùng, nhưng – xét cho
đến cùng - nó lại có tính chất quyết định đối với cả quá trình đổi mới. Đề thi TN,
TSĐH, ra như thế nào cũng có nghĩa bộ Giáo dục – Đào tạo đã khẳng định tiêu chí,
mục tiêu của môn học đó phải như thế. Đề thi TN, TSĐH hàng năm, nói theo từ ngữ
kinh tế, là tiêu chuẩn Việt Nam của sản phẩm dạy và học bậc THPT. Đó là những tiêu
chuẩn chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh
THPT. Cách ra đề thi, nội dung các đề thi, chính là sự chỉ đạo – dù không bằng văn
bản, chỉ thị, nhưng lại có hiệu lực mạnh mẽ nhất, chỉ đạo giáo viên phải dạy gì ? dạy
như thế nào ? Học sinh phải học gì ? học như thế nào ? Đó là “đơn đặt hàng” mà Bộ
“đặt hàng” cho các trường , các nhà giáo trong quá trình dạy-học.
2. Thực trạng các đề thi TN, TSĐH những năm đổi mới gần đây ?
2.1 Công bằng nhìn nhận, những năm gần đây, các đề thi (TN, TSĐH) đã có
những chuyển đổi theo hướng tích cực. Mỗi đề thi từ một câu (10 điểm) đã chuyển
thành 2, 3 câu. Đề thi TSĐH từ năm 2001 đến nay đều có 3 câu, mỗi câu ở mỗi miền
kiến thức khác nhau, tương ứng với những yêu cầu kĩ năng khác nhau. Đề thi TSĐH
ban C một số năm gần đây( 2005, 2008): yêu cầu hàm lượng sáng tạo của thí sinh đã
được chú ý và khuyến khích; đề đã có câu gây được cảm hứng sáng tạo cho thí sinh…
2.2 Tuy nhiên, đi sâu vào nội dung các đề thi, cách ra đề thi, thì gần như chưa


thực sự dám đổi mới, phải chăng đang ở dạng “dấu hiệu” của sự đổi mới. Khảo sát đề
thi TN năm học 2008 lần 1 và TN lần 2 của cả chương trình chưa phân và phân ban thí
điểm, đề thi TSĐH ban D, chúng ta thấy rõ sự sáo mòn trong nội dung và cả trong cách
ra đề thi. Phải chăng do sự “trói buộc” nội dung; bị khống chế trong kiểu cấu trúc đề
thi mà quay đi quay lại vẫn mười mấy văn bản tác phẩm, trở đi trở về nếu không “phân
tích” thì “cảm nhận” một nhân vật hoặc một đoạn thơ. Những nội dung đó đã được cả
rừng tài liệu cày đi xới lại tưởng như không còn chỗ để cày xới. Là vậy, hỏi người viết
phát huy tính sáng tạo vào đâu - dẫu viết sáng tạo là yêu cầu số một, sống còn của đổi
mới.
Một trong những yêu cầu của đổi mới là gắn văn chương với cuộc đời - cuộc đời
nóng bỏng có cả hương thơm và mặn chát mồ hôi, có vinh quang và đau thương của
Quµ tÆng nghÒ nghiÖp (vh) phan anh c ¬ng 1
®æi míi ra ®Ò thi vh (thpt)
cộng đồng, của chính mỗi con người. Rất tiếc, đề ra mấy năm gần đây như chỉ bàn
chuyện văn chương hàn lâm, sách vở. Trái tim, nhịp đập của mỗi đề văn gần như xa lạ,
lạnh lùng trước nhịp đập của cuộc đời - kể cả phương diện nhân sinh. Đổi mới phương
pháp dạy - học Ngữ Văn là đưa văn chương gắn với cuộc đời. Từ kiến thức trong nhà
trường, giúp học sinh tiếp cận, gắn bó với cuộc đời; để các em có giải pháp, tâm thế
bước và đời một cách tự tin, chủ động. Cũng bởi tự “trói buộc” trong mười mấy văn
bản tác phẩm, lại thêm quy định không được ra trùng đề với đề đã ra ba năm gần kề
(kể cả các kỳ thi: TN lần 1, lần 2, TSĐH khối C, D) khiến cho nguồn văn bản tác phẩm
văn học để được ra đề thi càng hạn hẹp. Vì vậy, người dạy, người học chỉ làm một
phép loại trừ đơn giản là “tủ” được nội dung của đề thi ở văn bản tác phẩm nào; cộng
thêm thể văn “phân tích”, “cảm nghĩ” là gần như biết được đề thi năm đó. Nếu chúng
tự “trói buộc” trong quan niệm như thế, thì dẫu ai ra đề cũng không thể thoát ra khỏi
“vòng kim cô” của đường mòn lối cũ.
Tất nhiên người tổ chức ra đề (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng) cũng như
người làm đề trực tiếp, đều có “cái lí” của sự “chưa thể” đổi mới. Thứ nhất, chưa có
một quy định mang tính pháp lí nào về yêu cầu các đề thi phải ra theo yêu cầu đổi mới.
Thứ hai: Ra đề thi theo đường mòn lối cũ dễ được – ít nhất là hầu hết thi sinh – “vui

vẻ”, đồng thuận, đặc biệt là “hệ số an toàn” rất cao. Ra đề đổi mới, tất nhiên là phải lao
tâm khổ tứ, phải có bản lĩnh, thậm chí phải dám đương đầu với dư luận…. Trong lúc
“cơ chế” làm đề hiện nay, giữa làm đề theo đường mòn lối cũ, vừa đỡ nhọc tâm, vừa
“an toàn”, với lao tâm khổ tứ làm cho được một đề đổi mới, chế độ đãi ngộ không hề
khác nhau. Tại sao một sáng kiến của các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế được
thưởng đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhưng Bộ Giáo dục – Đào tạo lại không
có “cơ chế” thưởng cho tổ ra đề thi ( TN, thi TSĐH) tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới? Vì
vậy, nếu không có “ cơ chế ” mạnh đi kèm, thì quả thật cơ quan chỉ đạo và những
người trực tiếp làm đề không đủ “ phép màu ”, không đủ cơ năng, nội lực để phá bỏ
“vòng kim cô” trói buộc; để ra đề theo yêu cầu đổi mới.
3. Đề xuất một số giải pháp về việc ra đề thi TN THPT và đề thi TSĐH .
3.1 Trước hết, cần sự đổi quyết liệt, thực sự từ Bộ Giáo dục – Đào tạo. Bộ cần
có văn bản pháp quy quy định về yêu cầu, nội dung, cách thức ra đề thi TN, thi TSĐH
theo yêu cầu đổi mới. Trong đó, cần có chế độ thưởng thích đáng cho những nhà giáo,
tổ nhóm làm đề tốt. Sau mỗi kì thi cần có cơ quan thẩm định, đánh giá các đề - đáp
án thi. Những đề thi có chất lượng tốt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới… cần có chế
độ thưởng. (Nên chăng: năm mươi đến một trăm triệu đồng trên mỗi đề).
3.2 Sự liên thông giữa vụ THPT và Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng.
Để tạo được chất lượng cao và sự đồng thuận của công tác làm đề thi, thì sự liên thông,
thống nhất giữa vụ THPT – cơ quan chỉ đạo quá trình đổi mới chương trình, đổi mới
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới kiểm tra, đánh giá - với cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng – cơ quan trực tiếp chỉ đạo, tổ chức ra đề thi – là
một yêu cầu quan trọng.
3.3 Tổ chức các kì ra đề thi TN, thi TSĐH một cách công phu, bài bản, quy mô
hơn (so với lâu nay đã làm).
Quµ tÆng nghÒ nghiÖp (vh) phan anh c ¬ng 2
®æi míi ra ®Ò thi vh (thpt)
Thứ nhất, số lượng người trực tiếp làm đề cần điều động đông hơn ( lâu nay,
mỗi nhóm làm đề thi và đáp án chỉ có 2 thành viên: 1 người soạn thảo, 1 người phản
biện là quá mỏng ). Nên chăng, mỗi nhóm làm đề thi ít nhất là 4 thành viên, trong đó

cần có một người là vụ THPT – đúng chuyên môn sâu – tham gia.
Thời gian thực sự làm đề cần dài hơn.
3.4 Cơ cấu đề thi TN THPT: Mỗi đề 3 câu, mỗi câu hướng về một phạm vi kiến
thức, nhằm thử thách một loại kỹ năng.
* Câu 1: 2 điểm. Nhằm kiểm tra kiến thức, trí nhớ cụ thể về một tác gia văn học, một
văn bản văn học…, hoặc thực hành một thao tác cụ thể về viết câu, diễn đạt, lập luận…
Đề xuất đề:
- Đề 1: Anh, chị hãy trình bày những tri thức ngoài văn bản cần biết để giúp
người đọc hiểu đúng, sâu hơn văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
- Đề 2: Nêu ngắn gọn các nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Đề 3: Nội dung: về tác hại của ma tuý, anh chị hãy viết 4 câu:
Câu 1 có cặp từ: Không những… mà còn…
Câu 2: Vì vậy… cho nên…
Câu 3: Càng… càng…
Câu 4: Vừa… vừa…
* Câu 2: 3 điểm: Dạng đề nghị luận tổng hợp (văn học - cuộc đời, nghị luận xã hội).
Nghị luận văn học - cuộc đời là loại đề nghị luận yêu cầu học sinh vừa có tri thức,
rung động văn chương, vừa biết gắn - vận dụng văn chương vào thực tiễn cuộc
sống nóng hổi, sinh động, muôn màu muôn vẻ đang đặt hàng ngày, cái tốt và cái
xấu, cái tích cực, tiêu cực đan xen…
Đề xuất đề:
- Đề 1: Từ khơi gợi về tấm lòng yêu thương cao cả của nhân vật bà cụ Tứ trong
truyện Vợ nhặt (Kim Lân), anh chị hãy viết một bài văn ngăn có tiêu đề: “ Sức
mạnh của tình yêu thương ”.
- Đề 2: Từ vẻ đẹp của Bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh
trong bài thơ Chiều tối, anh chị hãy viết một bài văn ngắn với tiêu đề: Chúng
cháu học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Về dạng đề nghị luận xã hội, chúng tôi đồng tình và hoan nghênh những đề mà tạp
chí Văn học và Tuổi trẻ đã giới thiệu trong các số 10. 11. 12 / 2008 và các số năm
2009. Đây là một hướng ra đề thi đáp ứng yêu cầu đổi mới.

* Câu 3: 5 điểm. Nghị luận văn học. Phạm vi kiến thức kiểm tra cần đựoc mở rộng
đến cả văn học nước ngoài, cần có sự kết hợp giữa đề “khép” và đề “mở”. Trong đó đề
TSĐH hàm lượng tri thức sáng tạo, hàm lượng yêu cầu “ mở” càng cao hơn. Cần thực
sự “ cởi trói” cho cách ra đề - cả ở dạng đề nghị luận văn học ( không chỉ đống khung
ở thao tác phân tích, cảm nhận). Dạng đề cần được thông thoáng, gợi mở miễn là đề
vừa có khả năng kiểm tra được hàm lượng kiến thức cơ bản, trọng tâm đã dược học
trong chương trình ( kể cả đọc thêm), vừa khơi gợi được rung động thẩm mỹ, khả
năng sáng tạo phong phú, đa dạng của học sinh.
Đề đề xuất:
Quµ tÆng nghÒ nghiÖp (vh) phan anh c ¬ng 3
®æi míi ra ®Ò thi vh (thpt)
Đề 1: Chất Tây Nguyên - một nét đẹp đặc sắc – trong Rừng xà nu (Nguyễn
Trung Thành).
Đề 2: Vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam trong bài thơ Sóng (Xuân
Quỳnh).
Đề 3: Anh, chị hãy viết một bài văn ngắn với tiêu đề:
“ Vợ nhặt (Kim Lân) - sức sống kì diệu, bất diệt của con người trên mảnh đất “chết”
Ra đề kiểm tra , nhất là đề thi TN, thi TSĐH là công việc vô cùng phức tạp, gian
nan, không chỉ cần đầu tư công sức, trí tuệ lớn, mà cần cả những nhà giáo tâm huyết,
kiên trì, dũng cảm. Hơn thế, cần sự đôi mới trước hết ở “ cơ chế” từ Bộ Giáo dục –
Đào tạo. Đởi mới đề thi cũng không phải câu chuyện của ngày một, ngày hai, muốn là
hoàn thiện được ngay. Những trao đổi, đề xuất của chúng tôi chỉ mong góp một viên
gạch nhỏ trên con đường đổi mới dạy - học, đổi mới ra đề thi.
Trường THPT Thanh Chương I - Nghệ An, ngày 24 – 2 – 2009
Ngô Trí Đương
Quµ tÆng nghÒ nghiÖp (vh) phan anh c ¬ng 4
®æi míi ra ®Ò thi vh (thpt)
ĐỔI MỚI RA ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MỘT VIỆC LÀM PHỨC TẠP, KHÓ KHĂN, CÔNG PHU…
NHƯNG VÔ CÙNG CẤP THIẾT.

1 . Vị trí của đổi mới ra đề thi (thi Tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học) trong
tiến trình đổi mới dạy- học môn Ngữ Văn THPT.
1.1 Đổi mói giáo dục bao gồm nhiều nội dung, nhiều công đoạn. Đổi mới mục
tiêu, đổi mới quản lí, đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp dạy-học …Trong đó đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới thi bao gồm: nội dung,
cách thức tổ chức các kì kiểm tra, các kì thi; đề kiểm tra thường xuyên, định kì, đề ra
các kì thi…Trong phạm vi bài báo ngắn, chúng tôi chỉ xin đóng khung trao đổi về Đề
thi Tốt nghiệp (TN) và Đề thi tuyển sinh Đại học (TSĐH) môn Ngữ Văn THPT.
1.2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi là khâu thực hiện cuối cùng, nhưng – xét cho
đến cùng - nó lại có tính chất quyết định đối với cả quá trình đổi mới. Đề thi TN,
TSĐH, ra như thế nào cũng có nghĩa bộ Giáo dục – Đào tạo đã khẳng định tiêu chí,
mục tiêu của môn học đó phải như thế. Đề thi TN, TSĐH hàng năm, nói theo từ ngữ
kinh tế, là tiêu chuẩn Việt Nam của sản phẩm dạy và học bậc THPT. Đó là những tiêu
chuẩn chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh
THPT. Cách ra đề thi, nội dung các đề thi, chính là sự chỉ đạo – dù không bằng văn
bản, chỉ thị, nhưng lại có hiệu lực mạnh mẽ nhất, chỉ đạo giáo viên phải dạy gì ? dạy
như thế nào ? Học sinh phải học gì ? học như thế nào ? Đó là “đơn đặt hàng” mà Bộ
“đặt hàng” cho các trường , các nhà giáo trong quá trình dạy-học.
2. Thực trạng các đề thi TN, TSĐH những năm đổi mới gần đây ?
2.1 Công bằng nhìn nhận, những năm gần đây, các đề thi (TN, TSĐH) đã có
những chuyển đổi theo hướng tích cực. Mỗi đề thi từ một câu (10 điểm) đã chuyển
thành 2, 3 câu. Đề thi TSĐH từ năm 2001 đến nay đều có 3 câu, mỗi câu ở mỗi miền
kiến thức khác nhau, tương ứng với những yêu cầu kĩ năng khác nhau. Đề thi TSĐH
ban C một số năm gần đây( 2005, 2008): yêu cầu hàm lượng sáng tạo của thí sinh đã
được chú ý và khuyến khích; đề đã có câu gây được cảm hứng sáng tạo cho thí sinh…
2.2 Tuy nhiên, đi sâu vào nội dung các đề thi, cách ra đề thi, thì gần như đang ở
“dấu hiệu” của sự đổi mới. Khảo sát đề thi TN năm học 2008 lần 1 và TN lần 2 của cả
chương trình chưa phân và phân ban thí điểm, đề thi TSĐH ban D, chúng ta thấy rõ sự
sáo mòn trong nội dung và cả trong cách ra đề thi. Phải chăng do sự “trói buộc” nội
dung; bị khống chế trong kiểu cấu trúc đề thi mà quay đi quay lại vẫn mười mấy văn

bản tác phẩm, trở đi trở về nếu không “phân tích” thì “cảm nhận” một nhân vật hoặc
một đoạn thơ. Những nội dung đó đã được cả rừng tài liệu cày đi xới lại tưởng như
không còn chỗ để cày xới; hỏi người viết phát huy tính sáng tạo vào đâu - dẫu viết
sáng tạo là yêu cầu số một, sống còn của đổi mới.
Một trong những yêu cầu của đổi mới là gắn văn chương với cuộc đời - cuộc đời
nóng bỏng có cả hương thơm và mặn chát mồ hôi, có vinh quang và đau thương. Rất
tiếc, đề ra mấy năm gần đây như chỉ bàn chuyện văn chương hàn lâm.
Quµ tÆng nghÒ nghiÖp (vh) phan anh c ¬ng 5

×