HUYẾT ÁP LÀ GÌ?
TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ HUYẾT ÁP
1. Định nghĩa huyết áp?
Huyết áp động mạch là áp lực của máu lên thành động mạch nhằm để đưa máu từ
tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của
cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm
trương).
Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ
giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi
máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi
máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở
lại tim.
+ Đơn vị: Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác
định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số
+ Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa): Đây là mức huyết áp cao nhất
trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim
co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết
quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi, thường từ 90
đến 140 mmHg.
+ Huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối thiểu): Đây là mức huyết áp
thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm
trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng).
Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp
tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.
2. Những thay đổi về huyết áp trong chu kỳ tim:
Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương.
+ Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại
thời điểm này gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu thay
đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
+ Huyết áp trong thì tâm thất dãn là huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm
trương. Huyết áp tâm trương thay đổi từ 50-90mmHg.
Huyết áp ở người được đo ở cánh tay, gọi là huyết áp động mạch.
3. Các yếu tố ảnh hưởng huyết áp
+ Nhịp tim và lực co tim: Tim đập nhanh, mạnh làm tăng huyết áp. Tim đập chậm,
lực co tim giảm thì huyết áp giảm.
+ Sức cản của mạch máu: Lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa, làm tăng
huyết áp. Tuổi già, thành mạch kém đàn hồi gây bệnh cao huyết áp.
+ Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm.
Thường xuyên ăn mặn làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh cao
huyết áp.
+ Độ quánh máu
Loại
mạch
Động
Động
mạch chủ mạch lớn
Tiểu động Mao
mạch
Tiểu
mạch tĩnh mạch
Tĩnh mạch
chủ
máu
Huyết áp
(mmHg)
120-140
110-125
40-60
20-40 10-15
Gần bằng 0
Bảng 1: Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trường thành
Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.
Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử
máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.
Bất kỳ tác nhân nào làm thay đổi những yếu tố: nhịp tim, thể tích máu, tiết diện
mạch,... đều làm thay đổi huyết áp.
Huyết áp có thể biến động tạm thời khi hoạt động lao động nặng, tập thể thao, xúc
động mạnh, nồng độ O2 trong khơng khí thấp,...
4. Phân độ tăng huyết áp:
Bảng 2: Bảng phân độ tăng huyết áp
5. Huyết áp cao và huyết áp thấp khác nhau như thế nào?
+ Cao huyết áp (hay tăng huyết áp): Là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu
tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho
tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch
nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu
cơ tim,...
+ Huyết áp thấp (hay hạ huyết áp): Là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60
mmHg, làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch. Ngược lại, huyết áp cao làm tăng
áp lực của máu tác động lên thành tĩnh mạch gây nhiều áp lực cho tim và các bộ
phận khác trên cơ thể.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất.
Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ khơng kịp thích
nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng
váng. Ngất xỉu có thể gây tai nạn nguy hiểm khi người bệnh đang đứng trên cao,
điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang...
6. Một số chất tác động dẫn đến thay đổi huyết áp:
Co các mạch máu nhỏ và các tiểu động mạch gây tăng sức cản nên tăng huyết áp
và giảm lưu lượng máu đến mô.
Co các mạch máu lớn đặc biệt là tĩnh mạch do đó nó dồn máu về tim. Đây là khâu
quan trọng trong điều hòa lưu lượng máu, nhằm đưa máu đến cơ quan cần thiết,
đang hoạt động từ những nơi ít cần cung cấp máu hơn.
Các sợi thần kinh giao cảm tới tim làm tăng tần số tim, tăng lực co tim gây tăng
huyết áp.
Thần kinh phó giao cảm: đối với điều hịa huyết áp động mạch thì ít quan trọng.
Dây X có tác động chủ yếu tại tim, làm giảm tần số tim và làm nhẹ lực co cơ tim
nên gây hạ huyết áp.
Yếu tố thể dịch: các chất gây co mạch như adrenalin, noradrenalin.
+ Adrenalin: làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận, giãn
mạch cơ vân nên chủ yếu làm tăng huyết áp tối đa.
+ Noradrenalin: co mạch toàn thân nên tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương
+ Hệ thống renin-angiotensin: khi huyết áp giảm, máu đến thận cũng giảm làm các
tế bào cạnh cầu thận tiết renin vào máu. Dưới tác dụng của renin AG chuyển thành
AG1. Sau đó dưới tác dụng của conversin AG1 chuyển thành AG2 (bị phân hủy rất
nhanh bởi angiotensinase).
AG2 làm tăng huyết áp rất mạnh do:
+ Co tiểu động mạch sát mao mạch, tác dụng co mạch của AG2 mạnh gấp 30 lần
noradrenalin.
+ Kích thích vỏ thượng thận tiết aldosterol để làm tăng hấp thu Na+.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu Na+.
+ Kích thích trên nền não thất 4 gây tăng trương lực mạch máu.
+ Kích thích tận cùng thần kinh giao cảm gây tăng bài tiết Nordrenalin.
+ Giảm tái nhập Nor trở về các khúc tận cùng.
+ Tăng tính nhạy cảm của Nor với mạch máu.
+ AG2 làm THA mạnh do tăng lưu lượng máu và tăng sức cản ngoại vi.
Vasopresin (ADH): khi HA giảm thì vasopressin được tiết nhiều vào máu gây
THA. Gây co mạch trực tiếp khi HA giảm quá thấp thì tác dụng THA của
vasopressin rất quan trọng (khi HA giảm dưới 50mmHg). Ngồi tác dụng co mạch
thì cịn tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
Các chất gây giãn mạch:
+ Bradykinin: lưu hành trong máu dưới dạng bất hoạt, được chuyển thành dạng
hoạt động dưới tác dụng của kalikrein. Bradykinin gây giãn mạch và làm tăng tính
thấm mao mạch gây hạ HA
+ Histamin: Do các mô trong cơ thể sản xuất ra. Histamin làm tăng tính thấm của
mao mạch, gây dãn mạch và làm giảm huyết áp.
+ PG: Một số gây co mạch nhưng đa số làm giãn mạch và tăng tính thấm mao
mạch gây hạ huyết áp.
Các yếu tố khác:
+ Ion Ca2+: Nồng độ ion Canxi trong máu cao làm tim đập nhanh và gây co mạch.
+ NO: Được tiết ra từ các tế bào nội mạc. NO là chất cảm ứng chính gây dãn mạch,
làm giảm huyết áp. (Tác dụng của NO được tìm ra bởi ba nhà khoa học Mỹ là:
Robert Furchgott, Louis Ignarro và Ferid Murad. Nghiên cứu của họ đã được giải
Nobel năm 1998).
+ Ion K+: tăng gây giãn mạch do K+ ức chế sự co cơ trơn thành mạch.
+ Ion Mg2+: tăng gây giãn mạch.
+ O2 giảm CO2 tăng: giãn mạch.
+ Endothelin: Là một chất cảm ứng mạnh làm co mạch, có bản chất là một peptide.
(Đây là kết quả của các nghiên cứu độc lập của Masashi Yanagisawa - nghiên cứu
sinh tại đại học Tsukuba ở Nhật Bản)