Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Gián án du thi cong doan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.57 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC ĐAKLAK
CĐ TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐAKLAK

Họ và tên : ĐẶNG THỊ THU TRANG
Ngày tháng năm sinh : 20-10-1981 Giới tính : Nữ
Nghề nghiệp : Giáo viên Dân tộc : Kinh Tôn giáo : Không
Chức vụ : GIÁO VIÊN
Nơi thường trú : 360 – Hoàng Diệu , Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak
Điện thoại :

Câu 1 : Hãy nêu mục tiêu tổng quát và cụ thể, những ý chính, nội dung, chương trình hành
động và giải pháp thực hiện được xác định tại chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001
– 2010 của Thủ tướng Chính phủ ? Chương trình tổng thể CCHC được chia bao nhiêu giai
đoạn, khâu nào được lựa chọn là khâu đột phá trong CCHC ?
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001
- 2010 là :
- Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu cụ thể của Chương trình CCHC là:
1
Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ
thống hành chính.


Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính
cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong
quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất
lượng văn bản quy phạm pháp luật.
Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh
nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và
thuận tiện cho dân.
Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan
nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh
vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách,
hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.
Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức
hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công.
Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản
lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương;
định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ,
thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ
chức, chế độ làm việc của chính quyền cấp xã.
Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại.
Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của
nền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình.
Đến năm 2005, cơ chế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính
và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công.
Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang

thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống
thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động.
Nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010
1. Cải cách thể chế
2
Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công
chức
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước
trong tình hình mới
Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng
lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh
nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước
trực tiếp thực hiện.
Đến năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương
- địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách
nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền
trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán
bộ. Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương
quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của
trung ương.
Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ

Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp
Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
4. Cải cách tài chính công
3
Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống
tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ
động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành
tài chính và ngân sách.
Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều
kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định
của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động
của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính
sách.
Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công,
thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh
phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất
lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan
hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ
quan sử dụng ngân sách.
Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công Xây dựng quan niệm đúng về
dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân,
nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp
đảm nhận.
+ Xoá bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin - cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực

hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh
viện, viện nghiên cứu v.v... trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ
ngân sách nhà nước và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.
Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, như :
+ Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện; chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập
sang dân lập;
+ Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đào
tạo dạy nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các thành phố, khu
công nghiệp;
Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao
trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu
mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều
được công bố công khai.
Các giải pháp chủ yếu
1.Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành
Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010
cần có quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo cao của Đảng và Nhà nước, của những người
đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp.
4
2.Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 phải được tổ chức
thực hiện đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Nhà
nước, trong đó bộ máy hành pháp là công cụ quan trọng thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng.
3.Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ trung ương tới địa phương
Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các ngành, các cấp; trước hết tập trung làm mạnh ở
các Bộ, ngành trung ương, từ đó tạo tiền đề động viên, thúc đẩy cải cách hành chính của chính
quyền địa phương.

Cần khắc phục sự thụ động, không khẩn trương của các Bộ, ngành trung ương trong việc sửa
đổi những thể chế không còn phù hợp; trong việc phân cấp cho chính quyền địa phương.
4.Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực
Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010,
cần phải huy động và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho việc chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ
đã đề ra.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ và
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
Bố trí nguồn lực tài chính cần thiết từ ngân sách nhà nước để xây dựng và thực hiện các
chương trình hành động cụ thể đã xác định.
5.Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
Cải cách hành chính không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu
chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi
cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách
hành chính.
Cần có những biện pháp thiết thực để thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy hành chính.
Các giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2010
Giai đoạn 1 (2001 - 2005) : nhiệm vụ trọng tâm là:
Xác định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành
chính từ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tới Ủy ban nhân dân
các cấp;
Thực hiện xong về cơ bản việc phân cấp chức năng và thẩm quyền về quản lý nhà nước giữa
trung ương và địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương;
Đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp;
5
Thực hiện xong về cơ bản việc cải cách chế độ tiền lương cán bộ, công chức theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.

Giai đoạn 2 (2006 - 2010) : Trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 1, tiếp tục điều
chỉnh, hoàn chỉnh, làm cho bộ máy của Chính phủ và toàn bộ hệ thống quản lý hành chính nhà
nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu chung của
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
Khâu được lựa chọn là khâu đột phá trong cải cách hành chính là:
Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá quan trọng nhưng cũng chỉ như cải cách phần
ngọn. Để chuyển từ nền hành chính quản lý sang hành chính phục vụ chuyên nghiệp, cần thay
đổi thói quen làm việc của nhân sự biên chế trong cơ quan hành chính; phân công, phân cấp
nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, rành mạch, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Và một giải pháp nằm trong tầm tay của các cơ quan dân cử là kiểm soát, giám sát chặt chẽ
việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, để không tạo thêm
các thủ tục hành chính bất hợp lý.
Vậy Con người là khâu quan trọng nhất, khâu đột phá trong cải cách hành chính. Muốn có một
nền hành chính tiên tiến phải có con người công bộc chuyên nghiệp và trong sạch.
Câu 2: Những kết quả đạt được của tỉnh ta về cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30
của Thủ tướng Chính phủ ?
1. Cải cách thể chế: Kết quả chủ yếu đã đạt được:
a. Thể chế
- Tỉnh tăng cường công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
theo thẩm quyền để thực hiện Nghị định, Thông tư của Chính Phủ và Bộ, ngành Trung ương
hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật
lao động, Luật Đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản,
Luật Xây dựng, Luật Đất đai, các Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật Điện lực...
Trên cơ sở đó, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu thể chế điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong
nhiều lĩnh vực, tạo sự an tâm và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Nhiều văn bản quy
phạm pháp luật trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và
doanh nghiệp như: thu hút đầu tư, thuế, đất đai, nhà ở, hải quan, giải phóng đền bù... Từ năm
2001 đến nay, tỉnh đã ban hành 800 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 58 văn bản quy
phạm pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng, gồm lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở

công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ
tầng kỹ thuật đô thị (hè đường đô thị, cấp nước thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, rác
thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị); 27 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài
nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo
đạc và bản đồ; 10 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng chống tham nhũng...
Thể chế hành chính trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện, đổi mới theo Quyết định số
207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Thanh tra, Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số
6
171,172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận,
huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, Nghị định số 13,14/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ,
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thể chế
hành chính đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong
hệ thống hành chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao sau khi chia tách, sáp
nhập, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý, loại bỏ phần lớn chồng chéo và trùng lắp
về chức năng, nhiệm vụ và bước đầu phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; các văn bản pháp luật về công vụ, cán bộ, công chức đã
quy định khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho hoạt
động đánh giá cán bộ công chức.
- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh cùng với các
văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ ngành liên quan đã tạo được một hàng lang pháp lý tương
đối đầy đủ và có nhiều nét mới có lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây từ 32% xuống còn 28% và năm 2009 đã giảm xuống chỉ
còn 25%; về thuế thu nhập cao, nhiều người nộp thuế trước đây khi chuyển sang Luật thuế thu
nhập cá nhân thì số thuế phải nộp ít hơn hoặc không phải nộp nếu có nhiều người phụ
thuộc; thời gian làm thủ tục cho 1 bộ tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu thuộc lĩnh vực Hải quan đã

giảm đáng kể so với trước đây, thời gian trung bình cho 1 bộ tờ khai xuất khẩu luồng xanh là 5-
10 phút, luồng vàng là 10-30 phút và luồng đỏ là 60-120 phút kể từ khi doanh nghiệp xuất trình
hàng hóa để kiểm tra.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được
Quốc hội thông qua năm 2004 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương, góp phần khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong việc soạn thảo
và ban hành văn bản, đưa công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
chính quyền nhà nước vào nề nếp nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế, tăng cường
tính pháp quyền của nhà nước
Hàng năm, tỉnh ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác ban hành văn bản
quy phạm pháp luật tại các Sở, ngành, địa phương. Qua kiểm tra đã phát hiện và khắc
phục những tồn tại, hạn chế, nhằm đảm bảo cho công tác xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà
soát văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng văn bản QPPL được
ban hành, loại bỏ kịp thời những văn bản hết hiệu lực, chồng chéo, gắn với việc bổ sung, sửa
đổi các văn bản QPPL phù hợp với quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng
pháp luật của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt công tác tham mưu cấp thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật theo danh mục của Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng
năm. Tỉnh chỉ đạo tập trung soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phối hợp
hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước để giải quyết yêu cầu của người dân và doanh nghiệp
như:
Sở Nội vụ xây dựng Quy định liên thông về trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành
chính trong lĩnh vực đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn;
Ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh;
Sở Ngoại vụ xây dựng Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh;
7
Sở Xây dựng soạn thảo Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng và đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ;
Sở Công Thương xây dựng Quy chế trách nhiệm trong quản lý, cơ chế phối hợp trong công tác

quản lý vật liệu nổ công nghiệp...
UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nội dung
tập trung vào việc chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa
phương. Các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch, phương án, đề án đã được các ngành
chức năng xây dựng đúng trình tự thủ tục, thẩm quyền, thời gian ban hành; nội dung được dựa
trên các văn bản quy định hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời xem xét, đánh
giá đưa ra các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Tỉnh tiến hành 16 đợt rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Kết
quả đã rà soát 39.356 văn bản, trong đó có 2.246 văn bản quy phạm pháp luật đã được nghiên
cứu, đánh giá...Qua đó, HĐND,UBND tỉnh đã công bố hết hiệu lực và bãi bỏ 630 văn bản, gồm :
56 Nghị quyết của HĐND và 574 văn bản của UBND, trong đó có hàng trăm văn bản có liên
quan đến thủ tục hành chính, đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đối với hàng chục văn
bản khác; in hơn 3.000 tập “Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của UBND tỉnh” và gần
2.000 đĩa CD Rom “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh” để cấp phát
cho các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiệm nhiệm vụ được giao.
b. Đơn giản hóa thủ tục hành chính:
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách Thủ
tướng Chính phủ, tỉnh nghiêm túc và tích cực triển khai giai đoạn thống kê thủ tục hành chính.
Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các
xã, phường, thị trấn đã tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm như: tổ
chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt nội dung Đề án 30, các văn bản có liên quan của Trung
ương và tỉnh đến toàn thể cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý, nhất là đối với các cơ quan,
đơn vị có trách nhiệm thống kê, rà soát thủ tục hành chính; trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện Đề án 30, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, am hiểu về thủ tục hành
chính chịu trách nhiệm chính làm đầu mối thực hiện Đề án 30 tại cơ quan, đơn vị, địa phương
theo hướng dẫn của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh, đăng ký danh sách với tổ công
tác của tỉnh và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Đề án 30 ở cơ quan, đơn vị, địa phương
mình; chỉ đạo cán bộ, công chức được cử làm đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu và tổ chức
thực hiện tốt việc phối hợp, tổ chức thống kê, rà soát các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ
khai hành chính, các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính theo hướng dẫn

của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 tỉnh đảm bảo chất lượng và đúng thời gian theo kế hoạch
của tỉnh đề ra.
Kết quả giai đoạn 1, tỉnh đã công bố Bộ thủ tục hành chính 3 cấp: tỉnh, huyện, xã vào ngày
20/8/2009; theo đó, Bộ danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết các Sở, ban,
ngành có 960 TTHC; Bộ danh mục thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện có 226
TTHC và Bộ danh mục thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã có 141 TTHC. Qua quá
trình rà soát thống kê đã loại bỏ những TTHC trùng lắp và tự đặt ra thuộc lĩnh vực giải quyết
công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; trong đó: cấp Sở, ban, ngành có 44/960 TTHC
chiếm 4,5%, cấp huyện 10/236 chiếm 4,2%, cấp xã 75/216 chiếm 34,7%.
Bước vào giai đoạn 2, tỉnh chỉ đạo quyết liệt tập trung triển khai công tác rà soát thủ tục hành
chính; tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các Sở, ban, ngành, UBND huyện, xã chọn điểm về
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×