Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BỆNH lý CAO HUYẾT áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.45 KB, 13 trang )

BỆNH LÝ CAO HUYẾT ÁP, PHÂN ĐỘ VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ
1. Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp): Là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác
động lên thành động mạch tăng cao.
Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn
nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não,
suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
2. Phân độ cao huyết áp?

3. Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp?
3.1. Tuổi cao:
Tăng huyết áp thường hay gặp ở những người cao tuổi. Khi tuổi cao, cấu trúc mạch
máu thay đổi, giảm độ đàn hồi, ngồi ra cịn dễ mắc phải các bệnh khác là nguy cơ
của tăng huyết áp.
3.2.Giới tính:


Trước tuổi 50 thì tỉ lên Nam mắc bệnh lý cao huyết áp nhiều hơn Nữ giới do các
tác nhân do béo phì, tăng cân đột ngột, cơng việc căng thẳng, lối sống không lành
mạnh và hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều.
Nhưng càng về độ tuổi sau 50 thì tỉ lệ Nữ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn Nam
lý do chính bởi đây là thời kỳ tiền mãn kinh và sau tiền mãn kinh. Thay đổi nội tiết
tố và sự chênh lệch ở buồng trứng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
3.3. Cân nặng:
Tăng huyết áp có liên quan mật thiết với thừa cân và béo phì. Khơng những thế, sự
kết hợp của béo phì và tăng huyết áp lại làm trầm trọng các bệnh về tim và mạch
máu lên nhiều lần.
3.4. Hút thuốc nhiều:
Thuốc lá là một chất kích thích, nó sẽ làm cho các mạch máu bị co nhỏ lại, khiến
cho tim phải làm việc cật lực hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, làm tăng huyết áp.
Thuốc lá cũng tự kích thích làm tăng nhịp tim.


3.5. Uống nhiều bia rượu:
Rượu bia làm cho nhịp tim tăng lên rất nhanh. Nó hồn tồn không tốt cho người
bị các bệnh về tim. Nhịp tim tăng làm huyết áp cũng tăng nhanh khó kiểm sốt.
3.6. Chế độ ăn uống giàu chất béo:
Chế độ ăn giàu chất béo làm bạn thừa cân, tăng cholesterol xấu trong máu. Nó là
nguyên nhân trực tiếp làm tăng huyết áp, cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh
tim mạch, mỡ máu.
3.7. Chế độ ăn nhiều muối:
Khi bạn ăn nhiều muối, thận khơng thải trừ kịp, muối tồn tại trong lịng mạch sẽ
khiến áp lực thẩm thấu trong lòng mạch tăng lên, làm tăng hấp thu nước và máu và
là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
3.8. Do các bệnh lý khác:
+ Các bệnh lý ở thận khiến chức năng lọc của thận giảm, nước bị giữ lại làm tăng
huyết áp.


+ Bệnh mỡ máu làm tăng độ nhớt của máu, cần một áp lực lớn hơn để đẩy máu đi
trong lòng mạch, đây là nguyên nhân tăng huyết áp rất hay gặp.
+ Xơ vữa động mạch khiến mạch máu nhỏ lại, mất đi độ đàn hồi, làm cho huyết áp
tăng…
4. Tác hại của huyết áp cao?
+ Huyết áp cao gây ra rất nhiều các tác hại cho cơ thể. Nguy hiểm và hay gặp nhất
là các bệnh và biến chứng bệnh tim mạch.
+ Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động vất vả hơn (tăng gánh tâm thất), là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến suy tim.
+ Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong các bệnh: tai biến mạch
máu não, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.
Cao huyết áp được gọi là kẻ thù nguy hiểm thầm lặng với tim mạch nói riêng và
sức khỏe con người nói chung.
5. Thuốc điều trị tăng huyết áp?

5.1. Nhóm lợi tiểu:
- Cơ chế hạ huyết áp:
+ Ức chế hấp thu natri ở ống thận góp phần vào tác dụng hạ HA
+ Thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng thải nước và muối, giảm thể tích tuần hồn nên
giảm huyết áp.
+ Thuốc làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó làm giảm sức cản của mạch ngoại
vi và có thể làm huyết áp giảm xuống.
+ Thuốc làm giảm khối lượng tuần hoàn trong lịng mạch do đó làm hạ huyết áp
+ Thuốc cịn làm giảm nhẹ cung lượng tim và tăng sự cản trở kháng ngoại vi với
những tác dụng này không trội và hết nếu khơng dùng thuốc duy trì.
+ Một số loại thuốc trong nhóm này có tác dụng gây giãn mạch nhẹ do ức chế dòng
Natri vào tế bào cơ trơn thành mạch.


Các thuốc lợi tiểu thường không dùng đơn độc mà dùng kết hợp với các thuốc hạ
huyết áp khác, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEIs)
hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs).
- Các hoạt chất trong nhóm lợi tiểu điều trị cao huyết áp:
+ Hydroclorothiazid
+ Indapamid
+ Furosemid
+ Sprironolacton
+ Amilorid
+ Triamteren...
- Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu bao gồm:
+ Đi tiểu thường xuyên do thuốc lợi tiểu làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận.
+ Một số thuốc lợi tiểu làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nước trong cơ thể dẫn đến
tình trạng giảm lượng kali trong máu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: yếu,
mệt mỏi hoặc chuột rút ở chân, làm yếu các chi và ảnh hưởng đến khả năng vận
động.

+ Hạ canxi, magie, kali máu do thay đổi nồng độ lipid máu gây hạ huyết áp tư thế
đứng, một số nam giới có thể gặp vấn đề rối loạn cương dương hoặc liệt dương.
+ Nguy cơ bị bệnh gout tấn công gây đau chân đột ngột và dữ dội khi sử dụng
thuốc lợi tiểu kéo dài. Tuy nhiên, vấn đề này hiếm khi xảy ra và bác sĩ sẽ giúp bạn
kiểm soát.
+ Làm tăng lượng đường trong máu nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, do đó khơng
nên dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân tiểu đường.
5.2. Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương (Thuốc chủ vận thụ thể α2adrenergic):


- Cơ chế hạ huyết áp:
+ Các thuốc nhóm này là chất chủ vận α2-adrenergic ở trung ương, chủ vận α2 có
tác dụng giảm hoạt tính giao cảm ngoại vi nên hạ huyết áp.
+ Thuốc chủ vận thụ thể α2-adrenergic trung ương là một phân nhóm thuốc khá
hẹp, và trong số này chỉ có một số ít là được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp
trên lâm sàng.
+ Methyldopa là thuốc chỉ định đầu tay cho tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
- Các hoạt chất trong nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương điều trị cao huyết
áp:
+ Reserpin
+ Methyldopa
+ Clonidin...
- Tác dụng phụ:
+ Gây trầm cảm.
+ Hạ huyết áp tư thế và khi ngưng sử dụng có thể làm huyết áp tăng vọt, gây nguy
hiểm cho người dùng nên hiện nay ít được sử dụng.
+ Gây tăng transaminase tạm thời và triệu chứng mệt mỏi giống viêm gan: sốt,
chóng mặt, váng đầu… tránh dùng cho bệnh nhân viêm gan.
+ Thiếu máu tán huyết với test Coombs (+) do có kháng thể kháng hồng cầu.
5.3. Nhóm thuốc chẹn Beta

- Cơ chế:
+ Ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi từ đó làm chậm nhịp tim,
chậm huyết áp.
+ Trong hệ giao cảm, thụ thể β-adrenergic xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trong
cơ thể với tác dụng khác nhau, gồm 3 loại là β1, β2 và β3, trong đó trên tế bào cơ


tim, loại thụ thể ta gặp là β1 (thụ thể β2 cũng có nhưng với số lượng ít hơn nhiều).
Kích thích thụ thể này làm tăng sức co bóp cơ tim và tăng huyết áp.
+ Các thuốc có tác dụng chẹn thụ thể này sẽ có tác dùng giảm sức co bóp cơ tim và
giảm huyết áp.
+ Của nhóm là ức chế thụ thể Beta – giao cảm ở tim, ở mạch ngoại vi, từ đó làm
chậm nhịp tim và hạ huyết áp.
+ Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp kèm đau thắt ngực, đau
nửa đầu.
- Các hoạt chất trong nhóm thuốc chẹn Beta điều trị cao huyết áp:
+ Propanolol
+ Nadolol
+ Pindolol
+ Timolol
+ Atenolol
+ Metoprolol
+ Bisoprolol...
- Chống chỉ định: với người bị hen suyễn, nhịp tim chậm, suy tim.
- Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm:
+ Tay chân cảm thấy lạnh.
+ Trầm cảm, mệt mỏi.
+ Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ.
+ Các triệu chứng của hen suyễn như ho, thở khò khè, đau, nặng ngực hoặc khó
thở.



+ Thuốc gây co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, làm nặng thêm tình trạng
suy tim nên những bệnh nhân bị hen suyễn, nhịp tim chậm không được sử dụng
nhóm thuốc này.
+ Tác động xấu lên bệnh nhân đang mang thai.
+ Có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới.
5.4. Nhóm chẹn kênh Canxi (CCB):
Thuốc chẹn kênh canxi (hay thuốc đối kháng canxi, tên tiếng Anh là Calcium
Channel Blocker, viết tắt là CCB).
- Cơ chế:
+ Thuốc chẹn kênh canxi có cơ chế của nhóm thuốc này là chặn dịng Ca2+, khơng
cho chúng đi vào tế bào. Từ tác động trên cả động mạch và cơ tim, song tác dụng
trên động mạch được cho là mạnh hơn trên tim. Thuốc gây giãn mạch nhanh và
mạnh, dễ dẫn đến huyết áp giảm nhanh, phản xạ làm tăng nhịp tim, khơng có lợi
cho những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim
- Các hoạt chất trong nhóm thuốc chẹn kênh Canxi điều trị cao huyết áp: Thuốc
thường dùng cho bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có hiện tượng đau thắt ngực.
+ Amlodipine
+ Felodipine
+ Isradipine
+ Diltiazem
+ Nicardipine
+ Nifedipine
+ Nimodipine
+ Verapamil
- Nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh calci bao gồm:


+ Đau đầu, chóng mặt.

+ Rối loạn nhịp tim, người bệnh ln trong tình trạng hồi hộp, lo âu.
+ Phù mắt cá chân và bàn chân.
+ Táo bón.
5.5. Nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE:
- Cơ chế:
+ Các thuốc trong nhóm ức chế men chuyển có cơ chế là ức chế enzyme ACE
(Angiotensin Converting Enzyme) đây là enzyme đóng vai trị xúc tác sinh học,
chuyển hóa Angiotensin I thành AngiotensinII (chất gây co thắt mạch làm tăng
huyết áp).
+ Khi enzym ACE bị ức chế thì q trình chuyển hóa Angiotensin I thành
Engiotensin II khơng thể diễn ra, từ đó kéo theo hiện tượng giãn mạch máu và
giảm huyết áp.
+ Ngoài ra khi enzym ACE bị ức chế sẽ làm giảm giáng hóa bradgkinin từ đó làm
giãn mạch, hạ huyết áp.
- Chỉ định của nhóm ức chế men chuyển rât phong phú:
+ Trên bệnh nhân cao tuổi: thuốc làm hạ huyết áp khơng ảnh hưởng tới tuần hồn
não, khơng ảnh hưởng tới phản xạ lực.
+ Trên bệnh nhân đái tháo đường: khơng ảnh hưởng tới chuyển hóa glucid, lipid.
Mặt khác, insulin làm kích thích vào tế bào gây hạ K+ máu, thuốc ức chế ACE làm
giảm Aldosteron nên giữ lại kali.
+ Trên bệnh nhân có bệnh lý về thận: Do AG2 giảm, làm lưu lượng máu qua thận
tăng từ đó làm giảm tiết renin.
+ Thuốc thường sử dụng với bệnh nhân cao huyết áp kèm hen suyễn, tiểu đường,
tuy nhiên có tác dụng phụ là gây ho khan và tăng lượng Kali trong máu.
- Nhóm thuốc này gồm có:
+ Captopril


+ Benazepril
+ Enalapril

+ Lisinopril
+ Perindopril …
- Những tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển:
Phần đông những người sử dụng thuốc ức chế men chuyển đều dung nạp tốt nhóm
thuốc này. Tuy nhiên, tương tự như những loại dược phẩm khác, ở một số trường
hợp, thuốc ức chế men chuyển cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Chúng thường là
những tình trạng sức khỏe như:
+ Uể oải, kiệt sức
+ Phát ban
+ Giảm chức năng vị giác
+ Ho khan
+ Huyết áp thấp
+ Ngất xỉu
+ Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc ức chế men chuyển có khả năng khiến
môi, lưỡi và cổ họng sưng tấy lên, gây cản trở q trình hơ hấp. Những người
thường xun hút thuốc lá có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này. Do đó,
những người sở hữu thói quen này cần trò chuyện với bác sĩ về nguy cơ của họ
trước khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
+ Mặt khác, những người bị suy thận cũng cần thận trọng khi sử dụng các loại
thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển ACE. Một đặc điểm nổi bật của các loại
thuốc này là làm tăng hàm lượng kali trong cơ thể. Điều này hồn tồn khơng hề có


lợi đối với những người đang bị suy thận, vì nó dễ khiến bệnh trầm trọng hơn, dẫn
đến thận hư.
+ Do tính chất nghiêm trọng của tác dụng phụ, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ
đang mang thai không được sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
5.6. Nhóm thuốc đối kháng cụ thể Angiotensin II:
- Cơ chế:
+ Angiotensin II chỉ khi gắn với angiotensin I mới có tác dụng gây tăng huyết áp.

Chính vì vậy nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II có cơ chế khơng có
Angiotensin II gắn vào Angiotensin I từ đó làm hạ huyết áp.
- Nhóm đối kháng này gồm:
+ Losatan
+ Irbesartan
+ Telmisartan
+ Candesartan
+ Valsartan…
Có tác dụng hạ huyết áp, đưa về chỉ số ổn định bình thường và đặc biệt phát huy
tác dụng khi sử dùng kèm thuốc lợi tiểu Thiazid.
- Thuốc chống chỉ định: Với phụ nữ có thai hoặc người dị ứng với thành phần của
thuốc. Phần lớn các tác dụng không mong muốn đều nhẹ và mất dần với thời gian.
+ Thường gặp, ADR > 1/100
+ Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, blốc A - V độ II, trống ngực, nhịp
chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt.
+ Thần kinh trung ương: Lo âu, mất điều hoà, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau
đầu, rối


+ Loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt.
+ Nội tiết - chuyển hóa: Tăng kali huyết.
+ Tiêu hóa: Ỉa chảy, khó tiêu.
+ Huyết học: Hạ nhẹ hemoglobin và hematocrit.
+ Thần kinh cơ - xương: Ðau lưng, đau chân, đau cơ.
+ Thận: Hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao).
+ Hô hấp: Ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.
+ Mắt: Nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt.
+ Tai: Ù tai.
5.7. Nhóm thuốc giãn mạch trức tiếp:
Thuốc giãn mạch trực tiếp là nhóm thuốc cuối cùng trong phân loại các nhóm

thuốc điều trị tăng huyết áp
Thuốc làm giảm nồng độ ion Ca2+ trong máu và trong các tế bào cơ trơn của thành
mạch, gây ra sự giãn nở các mạch máu.
Thuốc thường gây cơ chế phản xạ bù trừ của cơ thể để phục hồi lại huyết áp, do đó
thường được phối hợp với thuốc nhóm chẹn β-adrenergic hoặc chủ vận α2adrenergic trung ương để giảm tác dụng này. Nhóm thuốc này thường được sử
dụng trong tăng huyết áp cấp hoặc mạn tính từ trung bình đến nặng, cơn tăng huyết
áp cấp cứu.
Hydralazin, minoxidil và diazoxid: Các thuốc này đều có cơ chế tác dụng chung đó
là hoạt hóa kênh K+ mạch máu, tăng dòng ion K+ đi ra tế bào, dẫn đến làm tế bào
bị gia tăng sự phân cực, gọi là ưu phân cực nên làm tế bào khó khử cực hơn, dẫn
đến giãn cơ trơn mạch máu và hạ huyết áp. Một cơ chế khác cũng góp phần vào tác
dụng hạ huyết áp của thuốc đó là chẹn kênh Ca2+ mạch máu, làm ion Ca2+ không
đi vào tế bào nên không gây cơ cơ, làm giãn cơ trơn mạch máu và hạ huyết áp. Một
cơ chế khác được đề xuất là kích thích sự hình thành oxid nitric (NO) gây giãn
mạch qua trung gian cGMP (GMP vòng).


- Nhóm thuốc giãn mạch này gồm:
+ Hydralazin
+ Minoxidil
+ Dizoxid
+ Nitroprussiat
+ Nitroglycerin và các nitrat hữu cơ khác…
- Chỉ định
+ Hydralazin: Tăng huyết áp vừa và nặng không đáp ứng với lợi tiểu hoặc thuốc
chẹn β-adrenergic. Tăng huyết áp mạn tính: phối hợp với thuốc chẹn β-adrenergic,
methyldopa… để hạn chế phản xạ bù trừ. Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai.
+ Minoxidil: Tăng huyết áp kháng thuốc, suy thận: phối hợp với thuốc chẹn βadrenergic, lợi tiểu để hạn chế phản xạ bù trừ. Điều trị rụng tóc, hói đầu.
+ Diazoxid: Tăng huyết áp nặng: phối hợp với thuốc chẹn β-adrenergic để hạn chế
phản xạ bù trừ tăng cung lượng tim, giảm nhịp tim. Tiết insulin quá mức gây hạ

đường huyết.
+ Nitrat hữu cơ: Cắt và dự phòng cơn đau thắt ngực. Nhồi máu cơ tim. Tăng huyết
áp cấp cứu. Phù phổi cấp, suy tim sung huyết (nhất là suy tim trái).
- Tác dụng phụ:
+ Hydralazin: Phản xạ bù trừ gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau thắt ngực, giữ muối
và nước. Đỏ bừng, nhức đầu. Rối loạn tiêu hóa. Tăng nguy cơ gây đau thắt ngực,
nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
+ Minoxidil: Phản xạ bù trừ gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, giữ
muối và nước. Tăng cân. Rậm lông. Điện tâm đồ (ECG) bất thường.
+ Diazoxid: Phản xạ bù trừ gây nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nhức
đầu, giữ muối và nước. Ức chế tiết insulin làm tăng đường huyết.
+ Nitrat hữu cơ: Nhức đầu, tăng áp lực nội sọ (do giãn mạch não). Đỏ da ở ngực,
mặt, tăng nhãn áp (do giãn mạch ngoại vi). Hạ huyết áp tư thế đứng. Hạ huyết áp


quá mức (vã mồ hôi, bồn chồn, nhức đầu, hồi hộp). Nhịp tim nhanh phản xạ. Tăng
tiết dịch vị. Dùng liều cao và kéo dài gây dung nạp thuốc. Nồng độ cao có thể gây
met-hemoglobin huyết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×